[PLO] Công hàm nói thế là ý gì?

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi queenofgamefox, 4/5/20.

  1. queenofgamefox

    queenofgamefox Tớ là con bò vàng, quê tớ ở cà li ♪♪♪ GameOver

    Tham gia ngày:
    27/10/19
    Bài viết:
    159
    Biển Đông: Hiểu đúng ý nghĩa công hàm Phạm Văn Đồng
    Thứ Hai, ngày 4/5/2020 - 01:45
    [​IMG]
    (PL)- Công hàm Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 không có ý nghĩa công nhận chủ quyền mà Trung Quốc tuyên bố không có cơ sở ở Trường Sa, Hoàng Sa.

    TIN LIÊN QUAN
    LTS: Ngày 17-4-2020, Trung Quốc (TQ) gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc để khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng SaTrường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Trong đó, TQ khẳng định chính phủ Việt Nam cũng đã công nhận điều này thông qua công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Để độc giả hiểu rõ về sự kiện công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng và mưu đồ của TQ ở Liên hợp quốc, Pháp Luật TP.HCM thực hiện loạt bài: “Bẻ gãy luận điệu của Trung Quốc ở Liên Hợp Quốc”.

    Bài viết dựa vào cuộc phỏng vấn PGS-TS Vũ Thanh Ca, chuyên gia về Luật Biển quốc tế ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ, Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam.

    Ngày 4-9-1958, Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (gọi chung là Trung Quốc, viết tắt là TQ) ban hành bản tuyên bố về hải phận. 10 ngày sau, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi một công hàm, thể hiện sự ủng hộ của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) đối với tuyên bố hải phận 12 hải lý của TQ.

    Đây là một dữ kiện lịch sử, pháp lý mà TQ đã và đang sử dụng để khẳng định không có quốc gia nào phản đối yêu sách của TQ ở Biển Đông. Tuy nhiên, sự thật của lịch sử chưa bao giờ giống như những gì Bắc Kinh tuyên truyền.

    Bản tuyên bố đơn phương của TQ

    . Phóng viên: Xin ông tóm tắt những điểm chính liên quan đến tuyên bố của phía TQ vào năm 1958 liên quan đến chủ quyền Biển Đông?

    + PGS-TS Vũ Thanh Ca: Bản tuyên bố của TQ bao gồm bốn điều. Thứ nhất, bề rộng hải phận của TQ là 12 hải lý. Điều này áp dụng cho những nơi mà nước này gọi là: “Lãnh thổ TQ trên đất liền và các hải đảo duyên hải, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) cùng các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc TQ”.

    Thứ hai, TQ xác định các đường cơ sở của hải phận dọc theo đất liền TQ và các đảo ngoài khơi được xác định bởi “các đường thẳng nối liền mỗi điểm cơ sở của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường cơ sở là hải phận của TQ...”.

    Thứ ba, TQ yêu cầu các nước không được tự ý xâm nhập hải phận và vùng trời phía trên hải phận nước này. Cuối cùng, TQ tuyên bố điều (2) và (3) kể trên cũng áp dụng cho các điểm mà TQ gọi là: Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa…

    [​IMG]
    Chiến sĩ đảo Núi Le (thuộc quần đảo Trường Sa) nâng cao cảnh giác, vững vàng tay súng bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. Ảnh: TTXVN

    [​IMG]
    TQ cố ý suy diễn sai lệch nội dung công hàm Phạm Văn Đồng với ý đồ khẳng định yêu sách trái phép tại vùng biển này. Ảnh: FACEBOOK

    Vì sao TQ ra tuyên bố về chủ quyền?

    . Động lực nào khiến TQ ra tuyên bố chủ quyền vào năm 1958 như nêu trên, thưa ông?

    + Cho tới đầu thế kỷ XX, lãnh hải (hải phận) của quốc gia ven biển được quy định là ba hải lý tính từ đường cơ sở. Đến đầu thế kỷ XX, một số quốc gia muốn mở rộng giới hạn chủ quyền quốc gia ven biển cũng như giới hạn về quyền sở hữu và khai thác tài nguyên trong vùng biển ven bờ của quốc gia. Từ cuối những năm 1940 của thế kỷ XX, một số nước đã mở rộng lãnh hải tới 12 hải lý.

    Hội nghị về Luật Biển Liên Hợp Quốc (LHQ) lần thứ nhất (UNCLOS I) tổ chức ở Geneva, Thụy Sĩ từ ngày 24-2 đến 27-4-1958. Hội nghị này xuất hiện mâu thuẫn trong quá trình đàm phán: Một số nước như Mỹ, Anh có quan điểm giữ nguyên quy định chiều rộng lãnh hải ba hải lý. Trái lại, nhiều nước khác, đặc biệt là các nước xã hội chủ nghĩa và các nước đang phát triển khác, đề nghị mở rộng chiều rộng lãnh hải tới 12 hải lý. Kết quả, công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải 1958 chưa quy định được chiều rộng lãnh hải.

    . Được biết, TQ không được mời dự hội nghị về Luật Biển LHQ lần thứ nhất năm 1958. Có phải vì vậy mà họ đơn phương ra tuyên bố về chủ quyền biển, trong đó có yêu cầu về chiều rộng hải phận của TQ là 12 hải lý?

    + Vào thời kỳ đó, có những vấn đề rất cấp bách ở TQ liên quan tới quy định về chiều rộng lãnh hải của họ. Trong giai đoạn chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), vùng lãnh thổ Đài Loan có nguy cơ bị TQ tấn công. Để bảo vệ Đài Loan, Mỹ đã điều Hạm đội 7 vào eo biển Đài Loan và TQ đã mạnh mẽ phản đối việc này.


    Sau khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất (tháng 9-1954), khủng hoảng lần hai tiếp tục xảy ra vào tháng 8-1958. TQ tái diễn nã pháo vào đảo Kim Môn. Theo hiệp định phòng thủ chung với chính quyền Đài Loan, Mỹ điều hai tàu chiến đến eo biển Đài Loan. Hai tàu này đã hộ tống các tàu Đài Loan tới khoảng cách ba hải lý tính từ bờ của đảo Kim Môn. TQ cho rằng Mỹ vi phạm chủ quyền của mình, trong khi Mỹ cho rằng Mỹ chỉ hoạt động trong khu vực ngoài lãnh hải của TQ và tuân thủ luật pháp quốc tế. Một phần vì hội nghị về Luật Biển LHQ lần thứ nhất không mời TQ, phần nữa vì muốn ngăn chặn các nước tiếp cận gần bờ biển của mình (trong phạm vi 12 hải lý), TQ ra tuyên bố về lãnh hải.

    Công hàm Phạm Văn Đồng chỉ là ngoại giao

    . Sau tuyên bố của TQ vào tháng 9-1958, Chính phủ VNDCCH phản ứng ra sao?

    + Ngày 14-9-1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã gửi một công hàm đến Thủ tướng Chu Ân Lai của Hội đồng Nhà nước TQ để khẳng định sự ủng hộ của Chính phủ Việt Nam đối với tuyên bố hải phận 12 hải lý của TQ.

    Theo đó, Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: “Chính phủ nước VNDCCH ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4-9-1958, của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của TQ. Chính phủ nước VNDCCH tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của TQ trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên mặt bể”.

    . Trong bối cảnh lịch sử như ông đã trình bày, có thể hiểu nội dung công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như thế nào?

    + Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi công hàm với mục đích ngoại giao, thể hiện sự đoàn kết về mặt chính trị và ủng hộ lập trường hải phận 12 hải lý của TQ. Các quốc gia trong phe xã hội chủ nghĩa như Liên Xô cũng làm như vậy. Đây là động thái hoàn toàn bình thường của các nước xã hội chủ nghĩa trong hoàn cảnh chiến tranh lạnh, đối đầu với phe tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu.

    Như vậy, bản chất công hàm Phạm Văn Đồng là một văn kiện ngoại giao đơn phương với mục đích rất đơn giản: Thể hiện sự đoàn kết với TQ chống lại Mỹ và các nước thuộc phe tư bản chủ nghĩa.

    Tóm lại, hiểu được bối cảnh quốc tế khi ra đời của tuyên bố từ phía TQ về hải phận và công hàm Phạm Văn Đồng thì mới có đủ cơ sở để đánh giá ý định của Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Chính phủ VNDCCH khi ban hành công hàm này. Từ đó mới có thể đánh giá giá trị pháp lý của công hàm và ảnh hưởng của nó tới chủ quyền Việt Nam (mà tôi sẽ nói rõ hơn ở bài sau).

    . Xin cám ơn ông.

    Công hàm TQ gửi lên LHQ không phù hợp luật pháp quốc tế

    Chiều 23-4, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Ngô Toàn Thắng nói với báo chí: Việt Nam phản đối các nội dung trong công hàm ngày 17-4 của TQ gửi LHQ cũng như các công hàm trước đó nêu các yêu sách chủ quyền ở Biển Đông. Ông Thắng khẳng định các công hàm chứa đựng những yêu sách chủ quyền phi lý của TQ đối với Hoàng Sa và Trường Sa không phù hợp luật pháp quốc tế, trái với quy định của UNCLOS.

    Ngày 30-3-2020, Việt Nam đã lưu hành công hàm tại LHQ để bác bỏ các yêu sách của TQ, như đã được nêu trong nhiều văn bản gửi LHQ và các cơ quan quốc tế liên quan. Việt Nam cũng đã giao thiệp với TQ để khẳng định mạnh mẽ lập trường nhất quán của Việt Nam, bác bỏ quan điểm sai trái của TQ. Ngày 10-4-2020, Việt Nam lưu hành công hàm để khẳng định lập trường trong vấn đề Biển Đông với các nước liên quan khác. Ông Ngô Toàn Thắng khẳng định: Là quốc gia ven biển, Việt Nam được hưởng đầy đủ các vùng biển tại Biển Đông được xác lập trên cơ sở UNCLOS; mọi yêu sách biển trái với quy định UNCLOS, xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam là không có giá trị.

    ___________________________

    Kỳ 2: Công hàm Phạm Văn Đồng dưới ánh sáng luật quốc tế

    ĐỖ THIỆN thực hiện
     
  2. TheBlackTuxedo

    TheBlackTuxedo Samus Aran the Bounty Hunter ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/10/05
    Bài viết:
    6,292
    Và giao hoan đất trời mẹ các bạn sọc, thay vì thể hiên ủng hộ chủ quyền bờ cõi của tổ quốc bằng cách hiểu đúng Công hàm này thì các bạn cố ý hiểu theo suy diễn của TQ để phục vụ mục đích chống phá nhà nước CHXNCH Việt Nam của các bạn,
     
  3. dadaohochanh

    dadaohochanh Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    8/12/08
    Bài viết:
    2,973
    Đọc thì bác chỉ bảo tôn trọng hải phận 12 hải lý phù hợp luật qte. Câc bạn tàu với 3 sọc toàn trêu ngươi
     
  4. cikehai1234

    cikehai1234 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    31/1/14
    Bài viết:
    4
    Bác đồng cũng hớ vụ này mà, cãi kiểu "chỉ là công văn ngoại giao" thì cũng chỉ là cãi cùn thôi.
    Hồi xưa có một giai đoạn mà Bộ ngoại giao và TW Đảng không đoàn kết về thái độ với Tàu, dẫn đến việc nhiều lần văn phòng Đảng qua mặt BNG liên lạc thẳng với đại sứ tàu. Tình thế lúc đấy đúng là phải nghiêng về phía thằng tàu một tí vì nó vẫn còn có lợi cho mình nhiều quá.
     
  5. Hunter_Zero2006

    Hunter_Zero2006 C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    26/4/07
    Bài viết:
    1,920
    Nơi ở:
    Outer Heaven
    Mày coi chỗ nào kêu Hoàng Sa Trường sa của tàu trong cái công văn đó mà kêu hớ? Hớ cái hồ bách thảo j? Còn lúc đó đánh mỹ nó hỗ trợ thì ko nghiêng về nó thì nghiêng về lào àh?
     
  6. resetlove21

    resetlove21 Crash Bandicoot Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    11/10/06
    Bài viết:
    12,824
    12 hải lý tính từ mũi nam đảo Hải Nam nó có qua đến trường sa ko nhỉ.
     
  7. mashimuro

    mashimuro SEKIRO「隻腕の狼」 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/11/04
    Bài viết:
    22,160
    12 hải lý chừng 24 km hà
     
  8. Rosa Cossette D'Elise

    Rosa Cossette D'Elise Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    6/12/18
    Bài viết:
    1,473
    bản tuyên bố của TQ nó ghi là 12 hải lý xung quanh toàn bộ lãnh thổ của TQ tính cả các quần đảo tất tật từ hoàng sa trường sa lẫn các quần đảo xung quanh như đài loan ..etc
    đó là cái cớ để nó suy ra công hàm của ta công nhận chủ quyền của nó còn mình không công nhận chủ quyền TQ trên mấy quần đảo hoàng sa trường sa nên chỉ hiểu là 12 hải lý tính từ lãnh thổ đất liền của TQ
    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/5/20
    o0puppyo0 thích bài này.
  9. angel4321

    angel4321 The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/3/08
    Bài viết:
    2,130
    cũng chỉ là nó suy diễn ra thôi, chứ công hàm chả đá động gì tới HSTS,ví dụ đơn giản như 2 ông hàng xóm A với B có 2 miếng đất kế nhau, A công nhận vỉa hè phía trước miếng đất của B thì B có quyền làm ăn buôn bán, chứ đếch có công nhận miếng đất của ông A là của ông B, còn B tự nhận là suy diễn và đếch có pháp lí.
     
  10. Rosa Cossette D'Elise

    Rosa Cossette D'Elise Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    6/12/18
    Bài viết:
    1,473
    bút sa gà chết ở đoạn bác Đồng ghi rõ trong công hàm là chính phủ VNDCH ghi nhận và tán thành bản tuyên bố tháng 9 năm 1958 của CHNDTH mà bản tuyên bố của TQ thì như trên nó ghi rõ ràng ngay điều 1 là 12 hải lý xung quanh toàn bộ lãnh thổ mà TQ tuyên bố chủ quyền + thêm việc liệt kê tên tất cả quần đảo trong đó có nam sa và tây sa
    đoạn này khi kiện nhau ra tòa thì khó cãi lắm
     
    o0puppyo0 thích bài này.
  11. disaster

    disaster Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/10/06
    Bài viết:
    2,986
    Nơi ở:
    TheNotic.ca
    Cái Nam Sa này chính là đảo mình gọi là Hoàng Sa đúng ko nhỉ.

    Sau đó VN gửi công văn "tán thành" tuyên bố của TQ.

    - TQ thì diễn giải là mày tán thành tuyên bố của tao tức là mày cômg nhận hết những gì tao nói trong đó là đúng.

    - Còn VN thì diễn giải là tao tán thành việc mày tuyên bố chủ quyền 12 hải lý chứ ko tán thành việc mày mặc định cái Nam Sa đó là đảo của mày.

    - Ngoài ra thì VN còn bảo là công văn của PVĐ đó ko có giá trị pháp lý nữa.

    Tôi hiểu vấn đề thế có đúng ko anh em :-?
     
  12. mashimuro

    mashimuro SEKIRO「隻腕の狼」 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/11/04
    Bài viết:
    22,160
    Lúc đấy TS, HS thuộc quản lý của VNCH, nên tuyên bố của VNDCCH trong thời điểm đó không có giá trị về mặt pháp lý.
     
  13. daltons

    daltons Sam Fisher, Third Echelon Agent GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/1/09
    Bài viết:
    15,436
    Là ý đó đó , sao sao gì muốn sao
     
  14. Rosa Cossette D'Elise

    Rosa Cossette D'Elise Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    6/12/18
    Bài viết:
    1,473
    Tam Sa (tiếng Trung: 三沙市; bính âm: Sānshā Shì, âm Hán Việt: Tam Sa thị) là một thành phố được Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập vào ngày 24 tháng 7 năm 2012 để quản lý một khu vực mà nhiều nước đang tranh chấp chủ quyền, bao gồm: quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa), quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Nam Sa), bãi Macclesfieldbãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là quần đảo Trung Sa) cùng vùng biển xung quanh
     
  15. JediDarkLord

    JediDarkLord Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/4/06
    Bài viết:
    14,159
    Nơi ở:
    Chaos of The Force
    Nói chung xoắn làm gì, là con dân Đại Việt, đếch cần biết công hàm bác Đồng có ý nghĩa gì, công hàm đó vô giá trị, đảo là của VN. Chấm hết :))
     
  16. disaster

    disaster Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/10/06
    Bài viết:
    2,986
    Nơi ở:
    TheNotic.ca
    Ko phải. Việc nội dung của công hàm như thế nào tạm thời chưa bàn đến. Ko cần quan tâm trong công hàm có nhắc đến biển đảo nào hay không.

    Cái đang thắc mắc là cái văn bản đó, của thủ tướng chính phủ, có dấu và chữ ký,.. có giá trị pháp lý hay ko.

    Nói nôm na là coi đây như 1 bức thư các lãnh đạo gửi nhau thân ái xã giao, hay là 1 văn bản pháp lý giữa 2 quốc gia? Theo như bài viết ở #1 thì đương nhiên VN hiểu theo cách thứ nhất. Còn theo luật thì thế nào. Hay là lại rơi vào vùng xám.
     
  17. daltons

    daltons Sam Fisher, Third Echelon Agent GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/1/09
    Bài viết:
    15,436
    Về điều này cần học môn Công pháp quốc tế
     
  18. Sis

    Sis Đê tiện nhất xóm

    Tham gia ngày:
    18/5/04
    Bài viết:
    6,248
    Nơi ở:
    hell & heaven
    muốn hiểu cái công hàm đó phải đặt mình vào vị trí của VN - TQ năm 1958. Chuyện nay bạn mai thù đâu hiếm... còn quay lại năm nó thì thứ nhất VN còn đang phụ thuộc nhiều vào viện trợ của Tàu. 2 nước lại cùng tiến lên CNXH, gọi là anh em cùng chống tư bản cũng ko sai... Việc TQ gửi sang như thế mình ko khẳng định cũng như ko phủ nhận là 1 bước đi an toàn và hợp lý vào thời điểm đó.
    Kiểu thằng A: Nhà tao tính từ mép tường ra vỉa hè là 1m nhé.. kể cả mấy cái cây ngoài đường tao trồng.
    thằng B: Uh tao công nhận từ mép tường ra vỉa hè 1m là nhà mày. (lờ đi chuyện mấy cái cây)
    Giờ sau bao biến cố, quan hệ 2 nước cũng có nhiều đổi thay. Lấy cái góc nhìn thời nay nhìn lại năm 58 thì hơi...đần!!
     
  19. snoopyy

    snoopyy Liu Kang, Champion of Earthrealm ➹ Marksman ➹ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/1/05
    Bài viết:
    5,331
    Nơi ở:
    TP Hồ Chí Minh
    :-" thế mới nói thâm nho như Tàu mà, công hàm ngoại giao ghi rõ thế mà cũng ráng suy diễn ra để có lợi cho mình. Vậy mà đám 3 sọc cũng nghe theo, tao nhớ nó chống Tàu mà sao giờ thằng Tàu nói gì nó cũng nghe vậy, chó kiểu gì ngu thế nhỉ.
     
  20. vhbdragon

    vhbdragon Mario & Luigi Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/7/05
    Bài viết:
    786
    Nơi ở:
    Ulitsa Ilyinka, 23 103132, Moscow Russia
    Không nói thế được, vì nếu thế không khác nào công nhận VNCH là 1 quốc gia riêng và cuộc giải phóng năm 75 là 1 cuộc xâm lược.
     
    o0puppyo0 thích bài này.

Chia sẻ trang này