Đòi nợ thuê sẽ bị khai tử? 26/05/2020 19:26 GMT+7 Hàng chục giang hồ xăm trổ ngang nhiên đánh người, đòi nợ thuê tại Hải Dương - Ảnh cắt từ clip Nửa ủng hộ cấm, nửa muốn tồn tại Việc đưa kinh doanh dịch vụ đòi nợ vào danh mục cấm của Luật đầu tư (sửa đổi) tiếp tục "bẻ đôi" ý kiến của các đại biểu tại phiên thảo luận trực tuyến của Quốc hội chiều 26-5. Nếu được Quốc hội biểu quyết thông qua vào ngày 17-6 tới, dịch vụ đòi nợ thuê sẽ chính thức bị "khai tử". Đọc báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết nhiều ý kiến đề nghị không cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ, một số khác lại tán thành cấm nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình 2 phương án để Quốc hội xem xét. Phương án 1 là giữ quy định cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ vì đã có quy định về hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ nhưng nhiều doanh nghiệp, cá nhân lợi dụng, biến tướng thành các băng nhóm tội phạm nhằm cưỡng đoạt tài sản, cho vay nặng lãi, hoạt động tín dụng đen, gây mất trật tự, an toàn xã hội, dẫn tới nhiều hệ quả xấu đối với xã hội. Phương án 2 là quy định dịch vụ này tại danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như Luật đầu tư hiện hành. Lý do cho phương án này là việc thuê một đơn vị trung gian đứng ra thu hồi nợ xuất phát từ nhu cầu thực tế, đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi các công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ sử dụng các công cụ, biện pháp đạt kết quả, phù hợp với các quy định của pháp luật. Để hạn chế tiêu cực phát sinh, ông Thanh đề nghị bổ sung quy định điều kiện chặt chẽ đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ để bảo đảm quản lý nhà nước đối với loại hình kinh doanh này. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật đầu tư (sửa đổi) - Ảnh: Quochoi.vn Lý lẽ bên nào cũng thuyết phục Nhiều đại biểu thảo luận cho rằng không nên cấm dịch vụ đòi nợ thuê mà nên đổi tên thành dịch vụ thu hồi nợ và trước mắt nên tạm dừng cấp phép các đơn vị kinh doanh dịch vụ này để rà soát, chấn chỉnh những bất cập. Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Đồng Tháp Phạm Văn Hòa lập luận: "Thực hiện như phương án 1 là chưa thỏa đáng, không thể ngành nghề nào Nhà nước không quản được thì cấm". Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh, đại biểu tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng cũng cho rằng cấm chỉ nên là giải pháp cuối cùng khi không thể quản được, trong khi thời gian qua dịch vụ này gần như thả nổi. Ông Đồng nhận định cần phải chuyển cho ngành công an quản lý việc đăng ký dịch vụ đòi nợ thuê bởi các nước trên thế giới đều không cấm. Tương tự, đại biểu Mai Hồng Hải (TP Hải Phòng) cho rằng thực tế dịch vụ kinh doanh đòi nợ có biến tướng, ảnh hưởng đến an ninh, thậm chí mang màu sắc "xã hội đen" song không nên cấm mà cần phải có những chính sách cụ thể hơn, tăng cường quản lý các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Ngược lại, đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) đồng tình đưa đòi nợ vào danh mục cấm đầu tư vì gây bức xúc trong xã hội, song ông Tiến cho rằng cần có chính sách bù đắp, hỗ trợ nhóm doanh nghiệp này khi xóa bỏ. Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Thị Xuân (Đắk Lắk) tranh luận việc thay đổi tên gọi chưa hẳn thay đổi bản chất của dịch vụ đòi nợ thuê cũng như sự biến tướng của dịch vụ này. "Tôi thấy rằng hiện nay trong hệ thống pháp luật của Việt Nam chúng ta đã quy định rất đầy đủ, rõ ràng, cụ thể để các cá nhân, tổ chức thực hiện quyền đòi nợ của mình và đây cũng là các thiết chế xử lý các tranh chấp. Tại sao chúng ta lại không hướng đến các thiết chế lành mạnh, văn minh theo đúng pháp luật của loại hình hoạt động đòi nợ này", bà Xuân nói. Ủng hộ "khai tử" dịch vụ này, thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ (đại biểu An Giang) cho rằng hoạt động đòi nợ thuê nếu tồn tại sẽ dẫn tới sự an nguy cho xã hội, thể hiện sự bất lực của Nhà nước trong việc quản lý xã hội bằng pháp luật và gây ra hoang mang trong xã hội, mất niềm tin của nhân dân đối với lực lượng của chúng ta khi thực hiện việc quản lý xã hội. Làm rõ một số vấn đề đại biểu nêu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết Chính phủ đề xuất cấm là có đầy đủ cơ sở, do đó đề nghị các đại biểu Quốc hội ủng hộ phương án 1, tức là cấm dịch vụ này. https://tuoitre.vn/doi-no-thue-se-bi-khai-tu-20200526184531095.htm
Ko có mấy anh này thì có đặc sản mà đòi đc nợ xấu . Cho vay tiền xong nó nhây đéo chịu trả mới thấy cần đội này .
Đòi nợ thuê nó cũng là dịch vụ làm ăn đàng hoàng mà sao lại cấm. Ít ra nó đòi lại cũng được 50% nợ xấu ăn chia 50-50 hay gì đó thì tùy đỡ hơn mất trắng. Còn nên xoá sổ cho vay nặng lãi thôi,cái này mới làm tán gia bại sản nhà người ta
ban cái quy định đòi nợ thuê phải mặc đồng phục màu tươi sáng giống Grab, Goviet, đeo thẻ nhân viên để dễ nhận dạng thì tụi nó cũng sẽ bớt hung hãn đi 1 tí
Nợ nần ai không biết ta chỉ quân tâm tới vấn đề an ninh xã hội thôi. Nếu cái nghề nầy hợp pháp thì 80% là sẻ biến tướng, rồi cái đống nhân viên hợp pháp đó sẻ là những con người như thế nào ? Chắc hẳn ai củng biết Có những thứ ko quản đx, thì cấm là đều tốt nhất.
Ko khai tử nhưng sẽ quy định trong luật là ngành nghề cụ thể, quy chế là người lập ra tổ chức phải có thỏa 3 tiêu chí: - là Đảng viên xxx năm - có kinh nghiệm trong lĩnh vực an ninh quốc phòng xxx năm (hoặc có chứng nhận phục dịch quốc gia trong xxx năm) - có chứng chỉ luật xxx năm Thế là các em các cháu đua nhau đi làm hạt giống đỏ
Gần nhà có đội đòi nợ thuê, cứ chiều mà về sớm là lại nghe thấy cái đcmm m có trả tiền bố m k, m có biết bố m là ai k, rồi chơi điện tử cũng chửi loạn khu, nửa đêm thi thoảng lại ăn uống xập xình xem clip huấn làm hồng với bán hàng online. Được cái gặp hàng xóm thì lại cháu ở nhà rất ngoan. Nên là ủng hộ cấm cmnđ. Có những thứ k bao giờ nên legit.
Đúng rồi, nếu kinh doanh dịch vụ bị phốt thì thằng cho mượn bằng cũng đi luôn, mà nghề này thì dễ phốt mà đi xong chắc khó ngóc đầu nên chắc cũng ko dám cho mượn bằng lung tung đâu :v Hoặc ràng cơ chế kiểm tra ở khâu thành lập doanh nghiệp thì 1 người ko dc đứng tên thành lập quá 3 cơ sở chẳng hạn.
Cấm hay ko cấm gì nó vẫn tồn tại thôi vì căn bản nó vốn ngoài vòng pháp luật, mà mấy anh đòi nợ thuê này thì nằm trong chỗ đó. Cấm thì mấy anh có thêm vài chiêu để lách luật.
Thế tăng lương cho công an để họ kiêm thêm cái việc đi đòi nợ có được không nhể , không trả được thì tịch thu tài sản hoặc tống vào tù gì gì đó ?
Xã hội bây giờ họ nhìn người có hình xăm là bọn nhát chết rồi. Bọn người trơn lĩn ko dính mực đeo kính mới cho là nguy hiểm nên tránh xa ấy