Có anh em nào bị trầm cảm chưa ?

Thảo luận trong 'Thư giãn' bắt đầu bởi LAX Girl, 30/8/20.

  1. wahaha

    wahaha Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    4/1/20
    Bài viết:
    2,548
    Đi tập thể dục thể thao đi bác ơi, mình thuộc tuyp người vận động mà ù lì mất mấy năm, giờ đi tập lại thấy nhiều năng lượng hơn hẳn
     
  2. ryan2714

    ryan2714 Idol dzú bơm Silicon ớ ớ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    22/6/08
    Bài viết:
    21,990
    Cái này có gọi là ám ảnh cưỡng chế không ?
    1) Sáng đi khóa cửa nhà, chạy được một chút thấy bức rức phải vòng xe lại một vòng chạy ngang nhà xem đã khóa cửa chưa.
    2) bóp tiền điện thoại bỏ trong cặp táp, trước khi vào quán ăn check 1 lần, đang ăn check lần 2, trước khi ra về check lần 3, lên xe check lần 4, đang chạy giữa đường ko an tâm dừng xe lại check lần 5, trên đường về nhà thỉnh thoảng ko an tâm lại mở ra check lần nữa.
    3) save bài vô usb, tháo usb ra xong ko an tâm lại cắm usb vô mở ra coi lại, lại tháo ra lại thấy ko an tâm lại cắm vô coi lại, thậm chí save 2 3 file cùng lúc.
    4) đi mua đồ tiền bỏ trong túi, xuống lầu xờ túi 1 lần, ra khỏi cửa leo lên xe sờ túi lần 2, trên đường đi mua đồ sờ túi 2-3 lần nữa, trước khi tới chỗ bán đồ dừng xe lại sờ túi móc tiền ra xem còn tiền ko, tới chỗ mua đồ lại sờ túi móc ra xem còn tiền không, thậm chí cầm luôn trong tay vì sợ bỏ túi sẽ rơi rớt mất.
    5) Tình trạng cũng tương tự với tập vở bút viết này nọ cứ kiểm tra liên tục, nhiều khi trên đường đi ko an tâm lại dừng xe kiểm tra ... lúc nào cũng có cảm giác mình quên mất một cái gì đó rất khó chịu cứ phải kiểm tra liên tục.
    6) cất đồ ăn vô tủ lạnh lúc 7h, 9h xuống xúc miệng lại mở tủ lạnh ra kiểm tra, 2h sáng giật mình dậy ko an tâm lại xuống kiểm tra, sáng dậy xúc miệng cũng mở tủ lạnh ra xem có chắc đồ ăn trong đó ko.
    _ Với có cảm giác mình làm gì cũng ko đủ tốt, ko đạt được kỳ vọng của mọi người, ví dụ như được giao quản lý 1 nhóm nào đó, nhóm này liên tục được hạng nhất nhì ba liên tục so với các nhóm các, tệ lắm cũng được hạng 5/18 trong tất cả đánh giá tháng trong năm nhưng vẫn cảm thấy ko đủ vẩn có cảm giác như mình thật tồi tệ, thật vô dụng ... nếu người xyz nào đó mà được giao như mình thì người ta đã đạt hạng cao hơn rồi ... rồi cứ cố cố nên nhiều khi cảm thấy kiệt sức, cảm thấy vô tình đặt quá nhiều áp lực lên bản thân và thậm chí cả người khác.
    _ có thể khóc bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu
    _ nhiều khi tụt mood, ví dụ đang đi ăn lẩu một mình tụ nhiên tự nhủ sao mình lại ở đây, mình đang làm gì đây, sao mình không đang abc xyz gì đó .... nhiều khi hưng phấn đi nạp visa mua đồ game này nọ, chạy ra gần tới nơi lại tự nhiên lại tại sao mình đang làm thế nào, làm thế này có ích gì đâu ... rồi tụt mood quay về
    tất cả triệu chứng đề tệ nhất khi ở một mình, khi đi ăn chơi bạn bè này nọ thì rất vui vẻ hào hừng, ai cũng nhận xét mình là người kỹ tính, cẩn thận, chu đáo, vui vẻ, yêu đời .... chỉ vài đứa bạn thân là nhiều khi còn nhận ra hỏi sao thấy mày suy tư quá vậy ... nhưng khi chỉ còn một mình thì như trên ... nhiều khi thấy mình cứ như đang cố gồng, cố chịu đựng, nhưng ko biết còn cố được đến bao giờ nũa đây.
     
    phanthieugia and hgvuttcl like this.
  3. lastsamurai

    lastsamurai Chuyên viên tâm lý Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    22/8/05
    Bài viết:
    4,531
    Trong ngành nghề trải qua vài chuyện thì ai cũng biết ít nhiều...
    Chào bạn, đi khám thì TP HCM có bệnh viện Đại Học Y và Nguyễn Tri Phương là đầu ngành về tâm thần kinh. Theo bạn nói thì trước tiên nên đi khám tâm thần kinh trước để có thể xác định là rối loạn lưỡng cực hay không. Rồi mới tính tiếp là có vấn đề gì. Muốn khám bác sĩ riêng thì liên hệ mình qua pm.
    Sâu trong đó không hẳn là rối loạn lưỡng cực Bipoplar Disorder mà có thể là nhân cách Hysteria - vui buồn kịch tính lên những gì bạn ấy nhận. Cứ cho em ấy đi khám trước, có chẩn đoán rồi sẽ xem là nên dùng thuốc hay vừa dùng thuốc vừa trị liệu tâm lý hay chỉ là 1 nhận thức lệch lạc thông thường thì là tham vấn tâm lý.
     
    makoto kimura!!! thích bài này.
  4. lastsamurai

    lastsamurai Chuyên viên tâm lý Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    22/8/05
    Bài viết:
    4,531
    Không nên chẩn bệnh qua mạng, nên trực tiếp lâm sàn nha bác. Bác có thấy các vấn đề của mình ảnh hưởng quá mức đến cuộc sống và sinh hoạt bình thường không ? Nếu có thì nên đi khám cái đã nhé, từ chẩn đoán bác sĩ sẽ đưa ra tiên liệu và những cách điều trị thích hợp.
     
  5. lastsamurai

    lastsamurai Chuyên viên tâm lý Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    22/8/05
    Bài viết:
    4,531
    Cho những ai cần tìm hiểu về chữa trầm cảm thì nên chọn thuốc hay chọn trị liệu tâm lý :

    Trong khi những phát hiện này cho thấy rằng những người bị trầm cảm có ít nhất hai lựa chọn điều trị khả thi, thì nó cũng đưa ra một vấn đề nan giải: Khi nào thì tâm lý trị liệu, hay thuốc men – hay sự kết hợp giữa cả hai – là lựa chọn tốt nhất?

    1. Mức độ trầm cảm của bạn như thế nào?

    Có một nhận định phổ biến cho rằng “phương pháp điều trị trầm cảm tốt nhất là sự kết hợp giữa thuốc và liệu pháp tâm lý“. Nhưng điều đó có luôn đúng không? Có những nhược điểm rõ ràng khi thực hiện hai phương pháp điều trị cùng một lúc, bao gồm việc gia tăng thời gian và tiền bạc, cũng như các tác dụng phụ tiềm ẩn. Bất kỳ lợi ích nào cũng sẽ cần phải vượt xa những cái giá phải trả không nhỏ này.



    Khi một người bị trầm cảm nhẹ hoặc chưa bị trầm cảm lâu, CBT mang lại hiệu quả tương đương nhau dù có kết hợp với thuốc hay không. Tuy nhiên, đối với những người bị trầm cảm từ trung bình đến nặng, việc sử dụng cả CBT và thuốc sẽ đem đến kết quả tốt hơn so với một mình CBT, đặc biệt là trong số những người bị trầm cảm mãn tính. Kết quả này dường như sẽ xác nhận ý tưởng rằng trầm cảm “nghiêm trọng” thì cần dùng thuốc.

    Nhưng tuyên bố chính xác hơn sẽ là: “Trầm cảm nặng hơn đòi hỏi cả thuốc men lẫn trị liệu tâm lý.” Một nghiên cứu phân tích tổng hợp so sánh CBT + thuốc với thuốc độc lập đã tìm thấy một lợi thế khá lớn cho nhóm kết hợp, điều đó gợi ý rằng, nhìn chung, việc thêm CBT cùng điều trị thuốc mang đến lợi ích lớn hơn.

    Dựa trên những nghiên cứu này và các nghiên cứu khác, Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (APA) đã khuyến nghị dùng trị liệu tâm lý hoặc thuốc như phương pháp điều trị ưu tiên cho trầm cảm nhẹ đến trung bình; đối với những người bị trầm cảm nặng hơn, họ đề nghị kết hợp cả hai.

    2. Chi phí điều trị sẽ là bao nhiêu?

    Điều trị tốt không rẻ, và chi phí rất khác nhau tùy thuộc vào một số yếu tố:

    BẢO HIỂM. Nhiều chuyên gia sức khỏe tâm thần thực hành bên ngoài mạng lưới bảo hiểm vì các nhà cung cấp dịch vụ trong mạng lưới phải chấp nhận mức thù lao thấp và cũng vì gánh nặng hành chính, bên cạnh các yếu tố khác. Chi phí tự chi trả cho cả hai phương pháp điều trị (thuốc hoặc trị liệu tâm lý) đều có thể khá cao, thậm chí có thể gây trở ngại – thường là $120-200 cho một phiên CBT và $100-180 cho phiên kiểm tra tâm thần ngắn. Nhận thuốc từ bác sĩ chăm sóc ban đầu (primary care doctor) giúp bạn có khả năng được bảo hiểm chi trả cao hơn, nhưng anh ấy/cô ấy có thể có ít chuyên môn trong điều trị trầm cảm hơn so với bác sĩ tâm thần. (Lưu ý: đây là bối cảnh tại Hoa Kì)

    LOẠI THUỐC. Phần lớn các loại thuốc được sử dụng để điều trị trầm cảm đều có sẵn ở dạng thuốc generic (thuốc gốc), khiến chúng có giá cả phải chăng hơn nhiều so với thuốc brand-name (thuốc biệt dược). Bảo hiểm cũng có thể thay đổi tùy theo loại thuốc, điều này có thể ảnh hưởng lớn đến chi phí điều trị.



    THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ. Rõ ràng là một quá trình điều trị lâu hơn sẽ dẫn đến chi phí cao hơn.

    Bởi vì tác dụng lâu dài của tâm lý trị liệu, nó có xu hướng rẻ hơn so với thuốc, ít nhất là về lâu dài. Một phân tích cho rằng chi phí của CBT là khoảng gấp đôi so với thuốc trong 16 tuần đầu điều trị, nhưng nhu cầu dùng thuốc liên tục dẫn đến chi phí (dành cho thuốc) cao hơn trong những tháng tiếp theo. Một nghiên cứu khác ước tính rằng trong 2 năm, chi phí điều trị bằng SSRI fluoxetine (Prozac) sẽ cao hơn 33% so với CBT.

    3. Tôi sẽ điều trị trong bao lâu?

    Hầu hết chúng ta muốn đạt được những gì mình cần từ việc điều trị và chấm dứt quá trình điều trị càng nhanh càng tốt. Một tiến trình điều trị điển hình của CBT là khoảng 12-16 phiên, với tần suất 1 phiên/tuần và thời lượng khoảng 45 phút mỗi phiên. Trong thời gian này, cá nhân sẽ học cách lập kế hoạch và hoàn thành các hoạt động mang lại sự thích thú và phần thưởng, và thay đổi mô hình suy nghĩ góp phần gây ra trầm cảm.

    Tiến trình điều trị có thể tiếp diễn với các phiên bổ sung có tần suất thưa hơn, trong khi người bệnh tiếp tục tự mình thực hành các kỹ năng. Do đó, toàn bộ quá trình điều trị có thể kéo dài từ 3 đến 6 tháng, và lâu hơn trong một số trường hợp nếu cần. APA khuyến nghị rằng những người có tiền sử trầm cảm lâu dài nên tiếp tục điều trị liên tục, thường là giảm tần suất các phiên.

    Thời gian điều trị bằng thuốc có thể rất khác nhau. Các hướng dẫn của APA khuyến nghị rằng những người bị trầm cảm mãn tính hoặc tái phát nhiều hơn, hoặc có các yếu tố nguy cơ tái phát khác, nên dùng thuốc vô thời hạn. Mặt khác, hướng dẫn nói rằng những người có đáp ứng tốt với thuốc nên tiếp tục dùng thêm 4 đến 9 tháng để giảm nguy cơ tái phát. Do đó, một quá trình điều trị ngắn hạn điển hình bằng thuốc có thể kéo dài 6-12 tháng.

    Việc ngừng dùng thuốc nên được thực hiện từ từ và tham khảo ý kiến chặt chẽ với bác sĩ kê đơn để giảm thiểu nguy cơ gặp các hiệu ứng do cai thuốc (ví dụ: chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu, mất ngủ).

    4. Sẽ có tác dụng phụ?


    Các loại thuốc mới nhất cho trầm cảm có xu hướng có tác dụng phụ nhẹ hơn so với các loại thuốc trước đây. Một số tác dụng phụ phổ biến nhất đi kèm với thuốc SSRIs – Prozac, Zoloft, Paxil, v.v … là buồn nôn, tăng cân, bứt rứt, mất ngủ, mất ham muốn tình dục và khó đạt cực khoái.

    Một số người quyết định chống lại việc dùng thuốc vì các tác dụng phụ, trong khi những người khác chọn cách dùng chúng vì lợi ích của thuốc.

    Mặc dù người ta thường quảng bá rằng trị liệu tâm lý “không có tác dụng phụ”, nhưng điều này không hoàn toàn đúng. Trị liệu hiệu quả là một công việc gian nan, và có thể bao gồm những cảm xúc khó khăn như giận dữ, buồn bã và thất vọng trên tiến trình đạt đến việc cảm thấy ổn hơn. Nó có thể bao gồm việc đối đầu với các khía cạnh của bản thân mà chúng ta không muốn nhìn thấy, hoặc những phần đau đớn trong quá khứ của chúng ta.

    Như với việc dùng thuốc, một người có thể quyết định tránh những nhược điểm tiềm tàng của liệu pháp trò chuyện và chọn thay vào đó là một phương pháp điều trị như dùng thuốc.

    5. Lợi ích của việc điều trị sẽ kéo dài bao lâu?

    Điều trị trầm cảm là một khoản đầu tư lớn và chúng ta muốn các lợi ích được lâu dài.

    Nhìn chung, lợi ích của CBT tiếp tục được duy trì lâu dài sau khi quá trình điều trị kết thúc. Lợi ích tiếp diễn này không có gì đáng ngạc nhiên khi CBT nhấn mạnh vào việc đạt được các kỹ năng có thể tiếp tục được sử dụng ngoài phiên điều trị – tóm lại là, (các kỹ năng này) trở thành nhà trị liệu của chính cá nhân đó.

    Ví dụ, một nghiên cứu lớn đã theo dõi những bệnh nhân đã khỏi bệnh trầm cảm sau khi điều trị bằng CBT; một năm sau 69% vẫn không bị trầm cảm. Trong cùng nghiên cứu đó, chỉ có 24% những người được điều trị bằng SSRI duy trì sự phục hồi sau trầm cảm sau khi ngừng thuốc.

    Trên thực tế, 47% những người duy trì việc dùng thuốc đã bị tái phát trong cùng khoảng thời gian. Vì vậy, trong nghiên cứu này, việc đã từng trị liệu CBT trong quá khứ ít nhất cũng hiệu quả như việc dùng thuốc liên tục trong việc giữ cho người bệnh khỏe mạnh.



    Phát hiện này mang tính điển hình cho các nghiên cứu tương tự. Một nghiên cứu bình duyệt (review study) cho thấy những bệnh nhân đã dùng thuốc điều trị trầm cảm có khả năng tái phát cao hơn 56% trong 15 tháng tiếp theo sau khi điều trị kết thúc, so với những người điều trị bằng CBT. Do đó, dường như có nguy cơ cao hơn liên quan đến việc ngừng thuốc chống trầm cảm so với ngừng CBT, đó là lý do tại sao APA khuyến nghị tiếp tục dùng thuốc ngay cả sau khi trầm cảm đã hết.


    Rõ ràng là có nhiều vấn đề cần xem xét trong việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh trầm cảm. Rất may, chúng ta có các lựa chọn khác nhau, bao gồm cả những lựa chọn mà tôi chưa đề cập ở đây (ví dụ: TMS – các liệu pháp kích thích não). Điều quan trọng cần lưu ý là các liệu pháp tâm lý khác ngoài CBT cũng có thể khá hiệu quả trong điều trị trầm cảm (xem danh sách tại đây); Tôi tập trung vào hình thức điều trị này vì đây là lĩnh vực chuyên môn của tôi và nó có nhiều bằng chứng nhất để làm việc.

    Điều trị đúng cách có thể giúp bạn lấy lại cuộc sống của mình. Nếu bạn đang phải vật lộn với chứng trầm cảm và không thể tự mình thoát khỏi nó, tại sao bạn không khám phá các lựa chọn điều trị ngay hôm nay? Bắt đầu bằng cách nói chuyện với một người thân yêu, người có thể cùng bạn xem xét các lựa chọn và hỗ trợ bạn trong việc nhận được sự giúp đỡ mà bạn cần.

    https://thegiversproject.home.blog/...-GrZBdQ2DQRO9-cq1GUXsUEjXFL5BMwiGnfUuFfw1ynCQ
     
    Lee Soo Man thích bài này.
  6. BrianChi

    BrianChi Dragon Quest ✡ Shine Wizard ✡ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    9/4/08
    Bài viết:
    1,492
    Không biết các chỗ khác thế nào, Nhưng bệnh viện tâm thần trung ương 2 vẫn có các khu vực tự nguyện nhập viện, sẽ có bác sĩ + y tá theo dõi 24/24.
    Nên nếu ai mà bị nặng quá thì tui đề nghị đưa vào đó theo dõi, người nhà 1 tháng về thăm 1 lần. Cơ bản là đối với những người bị trầm cảm, họ sẽ có những suy nghĩ tiêu cực, giấu thuốc, nên nếu có theo dõi chuyên môn của bác sĩ thì tốt hơn,
     
  7. scuuby

    scuuby Sam Fisher, Third Echelon Agent ⛨ Empire Gladiator ⛨ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/8/06
    Bài viết:
    15,341
    nhìn giá điều trị tự nhiên thấy yêu đời trở lại :2cool_sad:
     
  8. wolverrin2010

    wolverrin2010 bữa giờ còn ko được mắc ị

    Tham gia ngày:
    10/3/10
    Bài viết:
    3,843
    Nơi ở:
    the force is shemale
    Nhìn giá xong thấy yêu đời quá :6cool_smile:.
     
    phanthieugia and herosf2006 like this.
  9. phanthieugia

    phanthieugia Moderator Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/4/08
    Bài viết:
    14,292
    Ám ảnh cưỡng chế chắc chắn luôn nhé
     
  10. Thợ Hồ

    Thợ Hồ C O N T R A

    Tham gia ngày:
    21/5/20
    Bài viết:
    1,831
    Mình thì xác định từ đầu là sẽ tự trị liệu cho bản thân, k muốn nhờ đến bác sĩ, đợt vừa r về nhà ôm chó mấy hôm yêu đời lên hẳn
     
    hgvuttcl thích bài này.
  11. Nazgul_blr

    Nazgul_blr Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/5/05
    Bài viết:
    28,093
    Nơi ở:
    TP Hồ Chí Min
    OCD rồi, nhưng cái này đối phó cũng ko quá khó.
    Xưa tui bị cũng nặng lắm, về sau đối phó bằng cách đếm ra thành tiếng. Thực ra h vẫn bị nhưng đỡ nhiều lắm rồi.

    Vd lấy thuốc rong biển uống là 5 viên, đổ ra đếm "1 2 3 4 5 viên", uống vào nói "rong biển, xong". Khoá cửa xong nói "cửa, khoá xong". Bấm đt đọc lên "0 9 8 7 6 5 4 3 2 1, 10 số rồi, bấm".

    Mới đầu ông cứ để tái phát như bt, nó tái phát thì nói ra thành tiếng, vd trc tui chạy xe lại sờ túi coi có rớt ko, "đt, ko rớt, bóp, ko rớt", lại chạy tiếp, riết thành quen thì ko bị nữa.
     
    herosf2006, phanthieugia and scuuby like this.
  12. hoibideptrai

    hoibideptrai The Chosen Undead Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    29/4/07
    Bài viết:
    45,629
    sao ko nhét bóp vào đít, đt vào đùi, khi cần thì nhúc nhích đít và đùi là biết chúng nó có ở tại chỗ ko liền
     
  13. makoto kimura!!!

    makoto kimura!!! Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    9/8/06
    Bài viết:
    3,401
    Nơi ở:
    hell
    bóp vào túi sau đít cực kì dễ mất, càng làm bất an hơn bác ơi
     
  14. hoibideptrai

    hoibideptrai The Chosen Undead Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    29/4/07
    Bài viết:
    45,629
    nhét 12 năm rồi có mất đâu
     
  15. makoto kimura!!!

    makoto kimura!!! Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    9/8/06
    Bài viết:
    3,401
    Nơi ở:
    hell
    bị OCD thì lo lắng hơn bình thường bác, mình cũng bị này, lúc chạy xe thì không phải chỉ có nhích cái đít, nhích cái đùi để cảm nhận đâu, mà phải sờ tận tay để cảm thấy an tâm, nên là phải để chỗ nào vừa an toàn vừa dễ đưa tay vào check nhất có thể.
    Với mình mất bóp 2 lần do để túi sau rồi, 1 lần bị móc trong lúc xếp hàng khám ở tai mũi họng quận 3, 1 lần rớt do ngồi taxi cái ví nó trồi ra, may mà mình luôn xài 2 ví 1 ví tiền 1 ví giấy tờ luôn để trong balo.
    Nhiều khi đang chạy phải tấp vào lề check lại hồ sơ laptop có đem đủ không nữa kìa :v
     
    phanthieugia thích bài này.
  16. hoibideptrai

    hoibideptrai The Chosen Undead Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    29/4/07
    Bài viết:
    45,629
  17. kylanbac91

    kylanbac91 Liu Kang, Champion of Earthrealm Lão Làng GVN Sorcerer

    Tham gia ngày:
    13/1/06
    Bài viết:
    5,009
    Nơi ở:
    Omega Dungeon
    Thế tối đi ngủ có kiểu, "vợ, xong" không :1cool_byebye:
     
    herosf2006 and phanthieugia like this.
  18. LAX Girl

    LAX Girl Liu Kang, Champion of Earthrealm Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/8/06
    Bài viết:
    5,446
    Nơi ở:
    Wonder Land
    Cho mình xin bảng giá với =((
     
  19. scuuby

    scuuby Sam Fisher, Third Echelon Agent ⛨ Empire Gladiator ⛨ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/8/06
    Bài viết:
    15,341
    từ bài của bác last samurai đó LAX
     
    LAX Girl thích bài này.
  20. Nazgul_blr

    Nazgul_blr Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/5/05
    Bài viết:
    28,093
    Nơi ở:
    TP Hồ Chí Min
    1 hồi sau cũng quen với cảm giác nó nhét vào đùi/đít thôi ông ơi, nhích nhích xíu cũng ko thấy gì.
    Nhất là mang quần kaki rộng chút hay quần short là thôi thua :)). Chứ tui túi trái để đt túi phải để bóp đây, nhiều khi chạy xe cũng cảm thấy nó ko tồn tại trong túi quần mình như thường.
    Chịch xong lại chả mệt bỏ mẹ ra sao mà quên đc.
     
    phanthieugia thích bài này.

Chia sẻ trang này