Nói chung chuyện 2 con người đi vào hôn nhân lích kích là bình thường . Không có mới lạ. Quan trọng là cùng nhau thẳng thắn giải quyết trên tinh thần xây dựng vì mục tiêu chung là ok, để lâu trong bụng ấm ức rồi nghĩ xấu cho nhau dễ xa nhau lắm. Cứ công khai, minh bạch và có rule là tốt nhất. Như việc nhà: list lên các đầu mục công việc và phân công lẫn nhau, hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng . Đặt target làm phần thưởng, phạt cho cả 2 hàng tuần, hàng tháng trên kết quả. Vừa là thi đua, vừa là game mà vừa là phân công rõ ràng, đỡ cãi nhau. Tài chính cũng thế , nên lập sổ thu chi ghi chép lại thi chi chung gia đình , 1 tháng tổng thu nhập bao nhiêu : chi tiêu bao nhiêu chung gia đình, chi tiêu cá nhân mỗi người bao nhiêu, tiết kiệm bao nhiêu, mua sắm, chi yoeyes lớn dùng quỹ gia đình thì như thế nào. Ví dụ mua sắm, chi tiêu trên 20tr phải thống nhất cả 2 nhất trí. Càng có nguyên tắc, càng minh bạch thì càng không cãi nhau. Lúc đầu có thể kg quen cảm thấy kg thoải mái, sau quen rồi lại thích vì rõ ràng và giúp 2 vc quản lý tài chính tốt. (Tôi tư vấn nhiều đứa rồi, chứ tôi éo làm được )
Mình có ông anh lấy vợ cũng được chục năm rồi, bt thì tháng vẫn đưa vợ tầm 15 củ đổ lên - học hành và sinh hoạt phí vẫn đưa thêm nhé. Kiếm được thì đưa nhiều hơn. Độ gần đây thì ông ý làm ăn ngoài thua lỗ - vụ này cũng không bàn trước với cô vợ. Xong phải trích tiền ra giả nợ thế là vợ quay ngoắt luôn, khó chịu ra mặt khi tiền đưa ít đi (còn 10 củ)=v. Còn nợ thì kêu anh tự làm tự chịu, em không biết. Thêm bố mẹ vợ ở cùng (trông cháu giúp) biết chuyện thì kêu "cho nó sáng mắt ra" . Thua luôn. P/s cô vợ vẫn đi làm và có lương chứ không phải ngồi nhà nội trợ, nhà 2 đứa con đang tầm lớp 1-2 =v.
Yêu là yêu, cuói là cưới, tài chính là phải minh bạch. Nếu một bên thu nhập hơn hẳn bên kia hoặc một bên phải dành phần nhiều tiền lo cho gia đình, thì thống nhất từ đầu bên thu nhập cao hơn sẽ đóng góp vào cho tiêu nhiều hơn (7/3,8/2...).
ông này đi làm chục năm mà ko hiểu cái nguyên tắc khó khăn ở đâu thì gào lên hay sao? đi làm gặp vướng ở đâu thì phải nói cho sếp biết mà giải quyết, nói gì người thân thiết như vợ mình mà kiểu của bà này giống bà hàng xóm nhà mình thế, nói thẳng mặt đứa con mới ra trường là mỗi tháng con phải đưa mẹ 6tr, còn con kiếm được bao nhiêu thì xài, bất kể là dịch bệnh hay thất nghiệp tháng nào cũng phải đưa đủ lulz
Khó lắm thày ạ, làm ăn nhiều khi kệ vk toàn bàn lùi thôi. Đang máu kiếm tiền mà bị bàn lùi bực dọc khó chịu nên toàn im im làm thôi nhà tớ oz đang làm khử trùng miền bắc cho evn lotte vnairline các kiểu này mà vẫn muốn đánh thêm của pvn nữa, hội chung mấy ông bạn chơi cùng thầu chung mà giờ nói toàn mẹ t bàn lùi thôi, t ở giữa tất nhiên cũng bảo thôi đừng ham vì giờ già r ham hố sức đâu mà đi. Nhưng cái chí người già tầm tuổi đấy nhiều khi cũng muốn làm gì cho đời bằng ae bạn bè để mng tự hào lắm nên vẫn muốn đâm theo, giờ bàn lùi k đc t đành vẽ ý làm cho chung cư nhà hàng gần gần quanh hn thôi, đợt này đang kiến 3 khoang này thì nghiên cứu diệt kiến công trình cc với mấy căn nhà mới xây cần làm chống mối kiến muỗi này đủ cả cho khuyâ khoả bỏ thầu cái to kia, nhiều khi ở giữa cứ phải lựa thế mình mà nói thôi
Có con rùi mới biết việc tiền bạc nó quan trọng ntn ... Bt ta đưa vợ 3/4 lương của ta :) Lậu thì ta giữ Việc nhà thì ta nấu cơm, rửa bát. Vợ ta dọn nhà cửa và trông con ... Nói thật là ta sẵn sàng làm hết việc nhà chỉ cần k phải trông con
1. Bên nhà tui thì việc nào dễ gây cảm giác khó chịu / ảnh hưởng tới sức khỏe - vd như tiếp xúc hóa chất, tui làm hết, còn lại là vợ nó làm. Vd: - tui: rửa chén, đổ rác, bỏ đồ vô giặt, lau nhà, tất cả các cv sửa chữa lớn - nhỏ (nhà cũ mà nên đổ nợ nhiều)... - nó: nấu ăn, xếp chén, thay bịch rác, phơi & xếp đồ, quét nhà... - những việc lâu lâu mới có như giỗ quẩy: 2 đứa làm chung. Như giỗ bà nội vừa rồi, tối hôm trc tui dọn bàn thờ xong thì bàn với nó mâm cỗ làm món nào, sáng đèo nó ra chợ hoa lựa bông về, về tui cắt bông vặt lá cùng với nó - cắt đc 1 ít thì nó quay ra cắm tui cắt nốt, trong lúc đó tui cắt xong nó còn đang cắm thì tui chuẩn bị chén đũa để sẵn ra 1 cái bàn, nó cắm 3 bình bông xong tui đem lên chưng, rồi xuống 2 đứa nấu tí đồ ăn cùng nhau + đặt thêm đồ, tới h thì cúng xong nó dọn xuống 2 đứa ăn rồi tui rửa chén nó đem đi úp. Ở nhà từ bé đã phải làm việc nhà thì có 1 vấn đề tui thấy: có RẤT nhiều việc nhìn thì tưởng nhỏ - tiện tay thì làm, nhưng thực ra nhiều việc nhỏ nó sẽ chồng thành việc lớn, làm gì cũng nên chia nhỏ xuống. Tui vd như combo lau-quét nhà, quét nhà xong thì phải lau nhà lại, mới nhìn thì nghĩ "lau nhà sẵn đó thì quét nhà", thực ra ko hề, mấy ông nhìn kỹ lại quy trình, chia nhỏ từng động tác đi sẽ thấy 2 cái này thực ra riêng biệt - đặc biệt nhiều nhà ko để chổi quét chung với đồ lau (do ẩm ướt), đó là chưa nói thời gian làm cũng same same nhau. Hơn nữa khi chia nhỏ vậy thì khó bị "ngán" hơn, kiểu, việc "làm sạch sàn nhà" nó chỉ ngốn của ông 15p thay vì 30p. À với có 1 việc, mỗi ng` có 1 cách nhìn khác nhau về việc nhà: vd tui cởi áo ra luôn lộn lại vì hồi đó tui là ng` xếp, nên tui ko thích đang xếp đồ cầm phải cái áo bị lộn trái, vợ tui lại có suy nghĩ khác là lộn trái áo thì lúc giặt & phơi nó đỡ bị bay màu hơn. Ai cũng có cái đúng cả NHƯNG: đứa nào xếp? Vợ tui xếp -> theo ý nó ko nói nhiều. Này có lẽ do 2vc ngày xưa đều đi làm vận hành nên việc lên plan & điều phối cả 2 đều nắm, tụi tui "thảo luận" chuyện gì cũng khá nhanh & cứ thế mà triển. 2. Tiền 1 tháng 2 đứa góp cùng 1 cục x vào "quỹ để dành", 2 đứa góp cùng 1 cục y vào "quỹ chi tiêu hằng tháng", còn lại dư bao nhiu mạnh ai nấy giữ. - Tùy theo thu nhập mà cắt cục x & y cho phù hợp, lúc nào cũng sẽ có trồi sụt x & y, lúc đó phải thống nhất "e bị sụt x nhưng a vẫn sẽ góp đủ" hoặc "e bị sụt x nên thôi a sụt theo cho dễ tính toán", có dashboard & tui thì lười nên vợ tui nó vào edit là chính. Còn "quỹ để dành" phình lên thì đưa ai giữ? Ai chả đc vì có dashboard mà, hiện tại đang chia vợ giữ 2 tui giữ 1 do lần rồi làm visa cần làm sổ tk, lười chuyển ngược lại chung vô 1tk quá . "Quỹ chi tiêu hằng tháng" dư ra thì sao? Tiêu cho hết, này gọi là "giải ngân" phải ko ta , vì nó là quỹ mà trong đầu tui "cuối tháng nó về 0" nên trắng ra tui chả quan tâm chi tiêu cái gì trong đó luôn, đưa hết cho vợ tui nó làm. - Tiền "quỹ để dành" bọn tui luôn cập nhật vào dashboard & góp vô lấy ra tất cả đều qua ck - cho dễ truy xuất lại, thậm chí còn tạo 1 tk nh riêng để cái đấy, ko trùng với tk nhận lương của đứa nào. Vd tháng tui chuyển vào 5tr -> log, vợ tui chuyển vào 5tr -> log, dashboard đc update đều đặn & cả 2 đều đc nhận noti nên chả phải "giở ra coi lại" gì hết. Gọi là con khóc thì má mới bít đường cho bú đúng hem Ổng quá dở cmnl, năm trc tui có bàn trc với vợ tui về việc cắt 1 miếng trong "quỹ để dành" ra để tui làm gì đó sinh lời, 2 đứa nhất trí cắt nhiu rồi là nó ko hỏi tới nữa luôn , mà tui có làm gì cũng cân nhắc gói gọn trong cục đó, phát sinh thêm thì tui tự xoay sở & lời đc thêm thì tui tự giữ, thế là xong Đụ má lại khoe của , sao trong topic nào ở gvn cũng có đại gia vào khoe là tđn
Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh Ko thể lấy nếp sống của nhà này áp dụng vào nhà khác đc đâu. Hôn nhân là 2 người có tình cảm sống chung với nhau, cam kết trọn đời chứ không phải bạn cùng phòng nên nhiều thứ thuộc về logic nó không đúng ở đây. Vd như việc nhà. Cả 2 vc tớ đều thuộc dạng lười, đi làm về toàn thích nằm chơi chứ chả muốn làm, thu nhập thì thấp tỉn chả dư để thuê người giúp việc. Thời gian đầu 2 đứa còn tị nạnh chuyện này chuyện kia. Sau từ từ quen mình sống vì nó, thương nó làm nhiều chuyện vì nó nên nó cũng thương mình, làm nhiều chuyện vì mình. Việc nhà từ đó cũng trở nên ko quan trọng, thường là vợ mình làm chính, nếu nhiều việc thì mình nhảy vô phụ. Mình cáng đáng những việc nặng nhọc hơn, mang tính bị sai vặt nhiều hơn. Đợt nào làm biếng quá vợ nó cằn nhằn thì cũng cười hề hề ôm hun mấy cái thế là qua chuyện. Tiền bạc thì ban đầu cũng mạnh ai nấy xài, thẻ ai ng ấy giữ. Sau 1 thời gian mình nhận thấy đem thẻ đưa vợ mình lợi nhiều hơn hại nên mình đưa thẻ cho nó giữ luôn. Thứ 1 là có những khoản không muốn chi sẽ luôn có lí do là vợ giữ tiền, kèo mượn tiền mà thấy ko thơm là đổ cho con vợ rồi xi nhan nó từ chối đỡ mất lòng. Thứ 2 là đưa nó giữ tiền nó ít nghi kị mình hơn, tự do thoải mái hơn ko bị vợ xét nét. Thứ 3 là khỏi lo lắng nhiều về tiền, cứ cần thì nói nó đưa là xong. Xưa nhiều khi cần tiền lại quên rút tiền hay chả nhớ xài gì hết, nay con vợ nó làm thay. Thứ 4 là mình chắc dạng khổ dâm, ko hiểu sao thích cảm giác...xin tiền vợ. Muốn mua 1 món gì thuộc dạng hơi vô lý 1 tí là phải làm nguyên bài ca con cá đủ 3 phần như văn mẫu, năn nỉ ỉ ôi anh mua về để làm việc với phát triển chuyên môn chứ đâu phải để chơi đâu. Chỗ a thằng a thằng b thằng c nó có hết rồi nên a mới cần.... Dm nó chịu cho tiền mua cái vui như tết mấy ông ạ, cảm giác sướng hơn bỏ cục tiền của mình ra mua nhiều. Vô lại khoe với anh em vợ t mới cho tiền mua lại càng khoái chí. Nhiều khi đàn ông như mình lại giống 1 đứa trẻ ko chịu lớn. Vợ mình nó cũng chăm mình như con. Đi công tác 2 3 ngày chỉ việc nói nó nó ngồi soạn vali từ bàn chải quần áo máy tính đến dao cạo râu, tai nghe đủ cả. Có lần mình tự soạn lại thiếu tùm lum mặc dù ngày xưa mình kĩ hơn nó rất nhiều khi đi xa. Lúc mới cưới kiểu gia đình hiện đại rạch ròi thấy cuộc sống nó hơi áp lực. Từ khi chuyển sang kiểu gia đình truyền thống thấy cuộc sống nó nhẹ nhành hơn, tình cảm vợ chồng thấy cũng nồng hậu hơn.
Thời đại công nghệ rồi nên cái gì dùng máy móc đc thì dùng cho tiện Lười giặt đồ, mua máy giặt Lười rửa chén, mua máy rửa chén Lười quét dọn, mua robot Còn tài chính thì vợ cho bn xài bấy nhiêu
cảm ơn anh em nhiều, chắc cố gắng gỡ dần dần thôi vậy còn tùy tính cách để mà sắp xếp sao cho vừa lòng cả 2 nữa, nợ nhau cái duyên thì cố gắng sx mỗi ng nhường 1 tí vậy, ở với nhau cả đời mà
Mình suy nghĩ thế này, việc nhà và thu nhập nó chẳng liên quan gì đến nhau cả. Tại sao lại cứ nghĩ việc nhà chia đôi công bằng thì tiền gom chung do vợ hoặc chồng cầm. Việc nhà chia đôi vì cùng nhau sống trong một cái nhà, là lẽ hiển nhiên. Tiền ai làm ra người đấy giữ. Làm một cái plan chi tiêu chung rồi dựa trên thu nhập của cả hai rồi bàn bạc mỗi bên đóng góp nhiêu, còn chi tiêu riêng như hút chích hay túi giày thì tự bỏ tiền mình. Mỗi tháng chi 10-20% cho mục cho tiêu riêng, còn 2 khoản chi tiêu chung và tiết kiệm thì 2 bạn bàn bạc với nhau. Việc nhà sắp xếp chia nhau sao cho phù hợp với thời gian biểu cả 2.
Tôi yêu vợ nên có bao nhiêu tôi đưa hết cho vợ. Giờ vợ tôi mà bỏ tôi là tôi trên răng dưới khoái lạc song châu.
Chắc ko ai như mình, từ lúc cưới đến giờ gần chục năm lương ai nấy giữ, tiêu gì thì tiêu cuối tháng 2 vợ chồng còn bao nhiêu dồn chung lại gởi tiết kiệm. Vợ phụ trách con còn mình phụ trách tất.