(Zing) Quân đội bắt giữ bà Aung San Suu Kyi và tổng thống Myanmar

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Kinas, 1/2/21.

  1. Rosa Cossette D'Elise

    Rosa Cossette D'Elise Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    6/12/18
    Bài viết:
    1,473
    mấy thằng tây mỹ nhìn vào địa hình miến chả sợ vãi mẹ ra quần , ko dám đưa quân vào hổ báo đâu , bon nó chỉ dám hổ báo ở mấy nước địa hình bằng phẳng lợi thế rõ ràng cho tụi nó , tách biệt với các quốc gia đối thủ khó nhận viện trợ vũ khí như iraq , syria thôi .
     
  2. snoopyy

    snoopyy Liu Kang, Champion of Earthrealm ➹ Marksman ➹ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/1/05
    Bài viết:
    5,318
    Nơi ở:
    TP Hồ Chí Minh
    :3onion15:GVN đỏ chót luôn.
     
    Ờ mày giỏi thích bài này.
  3. namchum2006

    namchum2006 Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/1/07
    Bài viết:
    4,752
    Nơi ở:
    Somewhere i belong
    Thế ý cuối cùng cuả thanh niên có là xin viện trợ, trợ giúp hay không vậy ?
     
  4. provtc

    provtc Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    8/4/07
    Bài viết:
    466
    Quân đội miến cũng chả vừa đâu cũng thiện chiến ra phết đó, mà cái thằng miến độc lập bao nhiêu năm nay mà vẫn đì đẹt quá
     
  5. victorhugo

    victorhugo Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    7/7/05
    Bài viết:
    14,178
    Nơi ở:
    CLUB "Rung Đùi"
    Miến Điện xưa nổi tiếng là vùng đất độc địa đối với người phương Tây mà, địa hình của nó kinh dị không khéo còn hơn cả VN mình. Nhưng không hiểu sao người dân Miến Điện trông giống người VN nhất trong các dân tộc ĐNÁ nhỉ ?
    Thời thuộc địa Anh nhợn bị nó dùng kế chia rẽ dân tộc, thành ra bây giờ đéo thằng nào chơi với thằng nào mặc dù ở trong cùng 1 nước. Thời WW2 thì dân chia ra 1 nửa theo Anh, 1 nửa theo Nhật, éo biết tranh thủ giành độc lập như ở VN, khả năng cũng thuộc dạng buscu quen rồi, ko thuộc dạng cứng đầu như người Việt =))
    Đất nước thì cũng bé tẹo mà còn phải chia ra kiểu liên bang, không hòa hợp được dân tộc. Cũng may là chưa bị chia rẽ tôn giáo giống mấy anh Hồi chứ ko thì chắc hết cmn hi vọng
     
  6. Gin Melkior

    Gin Melkior Manchester is red

    Tham gia ngày:
    18/8/20
    Bài viết:
    8,145
    Từ thời WW2 thì nó cũng giành độc lập rồi mà, lão cha của bà Ang đi chạy vạy khắp các nơi để đàm phán giữ cho các bang biên giới ở lại với nước Miến vậy nên mới được gọi là cha dân tộc của Miến
     
    Nhật Bình thích bài này.
  7. Bộ-chan

    Bộ-chan Dzoãn chuyển thế Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/7/03
    Bài viết:
    8,529
    Nơi ở:
    Đ.M aCaL
    Thêm 1 con súc vật được đưa vào doglists ngồi chung với con súc vật n00b trên. Tất nhiên vấn đề của mày sẽ được tao sắp xếp lại từ ngữ, dữ liệu để trả lời sau đó.

    P/s1: À thôi, trang trước tên @Sét Đánh đã nói sơ qua về việc viện trợ và sử dụng trong cuộc kháng chiến, giải phóng dân tộc rồi. Rảnh khoái lạc song châu đâu nói lại.
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/3/21
    blood13 thích bài này.
  8. toila13

    toila13 The Lone Traveler from Vault 101 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    7/10/11
    Bài viết:
    17,959
    sao bộ bộ hôm nay hổ báo đỏ chót vậy? bộ thật đã chết đây là bộ máy được CS cài vào à?:7cool_waaaht:
     
  9. Zeitgeist 1.0

    Zeitgeist 1.0 You Must Construct Additional Pylons Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/1/09
    Bài viết:
    8,716
    Nơi ở:
    Onscreen
    Nếu ta nhớ không nhầm thì viện trợ sớm nhất là thằng Mỹ thì phải
     
  10. thitavipho

    thitavipho Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    19/2/11
    Bài viết:
    4,897
    Bây h nhiều ông đọc sử đọc triết kiểu lướt lướt, sơ sơ, chưa nắm đc bản chất vấn đề mà đã tưởng mình tỏ tường lắm nên thế :))
     
  11. Zainor Dean

    Zainor Dean Thợ cào phân

    Tham gia ngày:
    16/6/08
    Bài viết:
    10,892
    Nơi ở:
    Hội Dzườn Đào
    Xét thời 1945 nhưng ném vào bối cảnh 2020 thì lại chẳng thế :))
     
  12. eros2610

    eros2610 Leon S. Kennedy Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    20/1/09
    Bài viết:
    13,566
    Nơi ở:
    gamevn
    CÂU CHUYỆN VỀ ĐẠI TƯỚNG LÊ TRỌNG TẤN

    Khi các bạn đọc bài này, các bạn hãy biết rằng bản thân các bạn đang sống cũng là lịch sử. Lịch sử đang đi qua, và thế hệ bây giờ đang ít nhiều lãng quên con người mà tôi đang viết ra những dòng này. Nhưng hãy tin tôi, đại tướng Lê Trọng Tấn là một trong những vị tướng giỏi nhất Việt Nam mọi thời đại. Một ngày nào đó, lịch sử sẽ dành cho ông những điều trang trọng nhất.

    Có lẽ trong chúng ta khi nhắc về chiến thắng Điện Biên Phủ, là nói về đại tướng Võ Nguyên Giáp. Khi nhắc về mùa xuân 1975, là bài ca “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng.” Vậy có bao giờ bạn thắc mắc: ai là người đã bắt sống tướng De Castries và bộ tham mưu tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ? Và ai là vị tướng chỉ huy của đoàn quân đã đánh thẳng vào dinh Độc Lập vào buổi trưa ngày 30/04/1975? Câu trả lời chỉ có một: con người vĩ đại ở 2 khoảnh khắc vĩ đại, xin thưa đại tướng Lê Trọng Tấn. Đại Đoàn cắm cờ trên hầm De Castries, Điện Biên Phủ dưới sự chỉ huy của tướng Lê Trọng Tấn. Chiếc xe tăng 390 nằm trong Cánh Quân Phía Đông húc đổ cổng Dinh Độc Lập chính là dưới sự chỉ huy của tướng Lê Trọng Tấn.

    Áo bào đẫm thuốc súng bước vào thủ đô. Lịch sử Việt Nam chỉ có 2 người: Hoàng đế Quang Trung và đại tướng Lê Trọng Tấn.

    Ông là vị tướng lẫy lừng mà Chủ tịch Phidel Castro khi gặp ông đã hỏi: ‘Đây có phải là tướng đánh trận giỏi nhất ở Việt Nam không?’. Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, nguyên Viện trưởng Chiến lược quân sự (Bộ Quốc phòng) cũng đã nói: trong 2 cuộc kháng chiến của dân tộc, đại tướng Lê Trọng Tấn được xem là vị tướng đánh trận giỏi nhất. Tướng Giáp, người không chỉ là một đại tướng, một anh cả, mà còn là một giáo viên lịch sử đã mạnh dạn cho rằng Lê Trọng Tấn là “một trong các vị tướng giỏi nhất Việt Nam qua các thời đại”.

    Vậy cái đánh trận đó là như thế nào?

    Nếu đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị chỉ huy vạch chiến lược đường dài, người ngồi sau trướng định việc ngàn dặm, tướng Hoàng Văn Thái là tham mưu trưởng đắc lực và ưu tú ở cạnh tướng Giáp, thì người áo lính ra trận, đánh đông dẹp bắc, xông thẳng vào trận tiền, gầm thét giữa súng đạn chính là đại tướng Lê Trọng Tấn. Từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng đến biên giới. Cứ hễ chỗ nào mà khốc liệt, là tướng Lê Trọng Tấn lại được cử tới để chỉ huy. Phải giỏi như thế nào? Phải đánh trận thế nào? Mới được vậy. Việt Bắc, Sông Thao, Biên giới, Trung du, Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào, Điện Biên Phủ. Bình Giã, Đồng Xoài, Ba Gia, Bàu Bàng - Dầu Tiếng, Mậu Thân, Đường 9 Nam Lào (Lam Sơn 719), Chiến dịch Hồ Chí Minh, biên giới Tây Nam tất cả đều in dấu ấn sâu đậm của đại tướng. Có nghĩa từ Pháp đến Mỹ, từ quân đội chập chững đến khi quân đội trưởng thành, bước chân của đại tướng Lê Trọng Tấn đi cùng sự lớn mạnh của quân đội nhân dân Việt Nam trong vòng 30 năm.

    Có một câu nói tôi rất tâm đắc, mà cũng rất ám ảnh: “Một trận chiến được ghi vài dòng trong sử sách, vốn được viết nên bởi hàng vạn giọt máu tươi”. Trận Điện Biên Phủ, khó khăn nhất là đánh đồn Him Lam. Ai là người đánh đồn Him Lam? Đấy là tướng Lê Trọng Tấn. Làm sao ông có thể đánh được cứ điểm ấy? Trong hồi ký “Từ Đồng Quan đến Điện Biên” đã kể lại sự thông minh, tài ba của tướng Tấn. Tôi sẽ kể lại cho bạn không phải theo cách tuyên truyền, giáo điều, mà đơn giản và thực tế.

    Kế hoạch đánh trận của tướng Tấn là thế này: yêu cầu đêm xuống, cho một trung đội bí mật bò sát vào gần đồn, chỗ cửa chính, dàn thành đội hình cái phễu, bí mật tiến về phía địch. Chờ nó đi phục về bắt sống vài tên. Cố bắt cho được tên chỉ huy. Đi như thế không lo vấp mìn. Đánh như thế cũng không sợ hỏa lực địch bắn thẳng và pháo. Bởi vì đường đi của lính đi phục, đường về và thời gian về của chúng đều nằm trong kế hoạch hiệp đồng rồi. Ông nhấn mạnh: “Ta phải lợi dụng cách làm ăn bài bản của địch để đánh nó.”

    Sau đó ông cho bên dưới 3 hôm để làm việc này. Đúng ba ngày sau, trung đội trưởng đã dẫn lên sở chỉ huy tên thiếu úy tù binh Jacques. Từ lời khai của Jacques, tướng Tấn nắm được địa thế, địa hình, cách bố trí của căn cứ Him Lam. Từ địa điểm phòng ngự, cách bố trí hỏa lực, ông lên kế hoạch đánh trận.

    Lúc đó có một đoạn hội thoại được kể lại như sau, Jacques nói với tướng Tấn “Tôi khuyên các ngài đừng đánh vào đấy. Nó là một pháo đài thực sự, một pháo đài “bất khả xâm phạm”.

    Và tướng Tấn đã đáp lại:

    - Các anh hãy chờ đấy! Chúng tôi sẽ tiêu diệt Béatrice. Đây là Việt Nam. Anh hiểu không?

    Ông tung vào trận địa 40 khẩu từ 75, cối 120 đến lựu pháo 105 ly nã vào Him Lam. Kết quả Chỉ huy trưởng và phó cụm Him Lam cùng trung tá chỉ huy phân khu trung tâm và cả ban tham mưu đều bị chết trong đợt này.

    Sau khi báo tin thắng trận cho tướng Giáp, tướng Tấn gọi Jasques lên. Và nhận được câu trả lời:

    - Thưa ngài, ngài đánh được Him Lam thì ngài có thể đánh được bất cứ chỗ nào ở Điện Biên Phủ.

    Và như đã biết, tướng Lê Trọng Tấn đã bắt sống tướng De Castries ngay sau đó.

    Ông chính là đại đoàn trưởng đầu tiên của Đại đoàn 312. Năm ấy tướng Lê Trọng Tấn 36 tuổi. Ở đây xin dừng một chút để nói về xuất thân của đại tướng Lê Trọng Tấn. Ông sinh năm 1914 tại Hà Đông, Hà Nội. “Văn võ song toàn” là 4 chữ không hề sai chạy khi nói về tướng Tấn thời niên thiếu. Ông học trường danh giá nhất miền Bắc khi ấy là trường Bưởi, đã lại còn say mê võ nghệ, biết đá bóng, và còn đá bóng hay, khiến Pháp phải tuyển vào không quân. Ông nhập ngũ trong đội binh lính khố đỏ. Nhưng khi cách mạng bùng nổ thì ông theo Việt Minh, gia nhập Đảng Cộng Sản. Từ người lính khố đỏ trở thành đại tướng QĐND, đấy là một nỗ lực và sự phấn đấu kinh khủng của người. Tướng Tấn là vị Đại tướng Việt Nam lớn tuổi nhất vào thời điểm thụ phong. Những chiến công chói lòa che mờ nhật nguyệt, nhưng 70 tuổi 352 ngày, ông mới được thụ phong lên đại tướng. Đấy là một sự bất công âm thầm diễn ra trong lòng nhiều người đồng đội, người yêu quý và ngưỡng mộ ông của thế hệ sau.

    Chiến thắng ở Him Lam minh chứng cho nghệ thuật quân sự của tướng Lê Trọng Tấn. Ông là vị tướng quán triệt quan điểm “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.” Nguyên tắc hành quân của ông đầu tiên là phải biết rõ về kẻ địch. Sau khi biết rõ về kẻ địch, điều thứ 2 là ông làm là thu thập các thông tin tình báo về địa điểm tấn công. Khi thu thập được các thông tin, ông bắt đầu phân tích các tình huống để chốt nhận định. Từ nhận định, hướng đến mệnh lệnh chính xác, nhờ vậy tướng Tấn luôn có khả năng xoay chuyển tình thế trong khó khăn. Nếu Nguyễn Chí Thanh là vị tướng của chiến thuật “Nắm thắt lưng địch mà đánh” thì Lê Trọng Tấn là tác giả của khẩu quyết "vây, lấn, tấn, phá, triệt, diệt".

    Sau Điện Biên Phủ, Việt Nam bước vào 20 năm khói lửa binh đao tiếp theo. Và tướng Tấn vẫn là vị tướng trận mạc can trường xông ra tử địa.

    Nếu có ai hỏi tôi, đâu là chiến dịch đáng ngại nhất mà VNCH từng triển khai, thì tôi xin trả lời đó là chiến dịch hành quân Lam Sơn 719 (Đường 9 Nam Lào). Vì sao? Bề ngoài đây là chiến dịch phá hủy đường mòn Hồ Chí Minh, nhưng ở bên trong, nó hoàn toàn có thể phát triển lên theo cách đi đường vòng qua Lào và đập thẳng vào Nghệ An-Thanh Hóa, huyết mạch của miền Bắc. Chia cắt và đánh chiếm được 2 tỉnh này, sẽ là đòn chí mạng đánh ngược lên Hà Nội, phát động tấn công ra toàn miền Bắc, qua đó đổi lại bàn cờ chiến tranh. Thế nhưng chiến dịch quan trọng này đã thất bại vì 2 người. Người đầu tiên, chính là thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn. Ông Ẩn hoàn toàn dựa trên suy luận khi ông phát hiện ra sự biến mất của một số người trong quân đội và trở về với nước da đen sạm. Màu da này xuất hiện chỉ có thể là vì đang chuẩn bị cho ra một cuộc hành quân qua Lào nắng cháy. Nhờ đó, ông đưa thông tin này ra miền Bắc. Kết quả, dọn đường cho nhân vật thứ 2 xuất hiện để đại công cáo thành: tướng Lê Trọng Tấn. Xuất hiện trong rừng rậm Nam Lào, ông bố trí quân lực, pháo binh và trận địa phục kích trong rừng rậm tại đường 9 Nam Lào để đón lỏng quân của VNCH của trung tướng Hoàng Xuân Lãm. Cũng trong chiến dịch Lam Sơn 719 này, khi Việt Nam Thông tấn xã thông báo Sài Gòn hủy bỏ kế hoạch đưa phóng viên báo chí phương Tây đến Sê Pôn. Đại tướng Lê Trọng Tấn lập tức suy luận quân VNCH sắp rút. Sau đó 1 ngày, ông mở luôn đợt phản công lớn và thắng giòn giã. Vị tướng được mệnh danh là "Zhukov Việt Nam" là vị tướng bậc thầy về tư duy và hiện đại.

    Trong đời tướng Tấn không phải khi nào cũng là chiến thắng. Câu chuyện năm 1972 ở thành cổ Quảng Trị là một điển hình. Dù hạ được Quảng Trị nhưng lại bị trung tướng Ngô Quang Trưởng của quân lực Việt Nam Cộng Hòa ép ngược trở lại. Thời điểm ấy, đại tướng Lê Trọng Tấn bị áp lực đến mức đổ bệnh và phải về Hà Nội điều trị. Người thay thế là tướng Trần Quý Hai. Sau đó tướng Ngô Quang Trưởng của VNCH giành lại được thành cổ Quảng Trị. Tuy nhiên 3 năm sau, đại tướng Lê Trọng Tấn trả lại mối hận ở Quảng Trị bằng chiến thắng tướng Trưởng ở Huế và Đà Nẵng. Đó là câu chuyện về năm 1975, chiến dịch mùa xuân.

    Chính tướng Lê Trọng Tấn, khi ấy với vị trí phó tổng tham mưu trưởng là người đã trình bày bản dự thảo kế hoạch chiến lược này vào tháng 09/1974. Và sau khi chiến dịch Tây Nguyên kết thúc, tướng Tấn nhận lệnh từ tướng Giáp phải giải phóng Huế-Đà Nẵng trong vòng 3 ngày. Vâng, là 3 ngày. Tướng Tấn cãi lại “3 ngày là không thể. 5 ngày thì được”. Tướng Giáp không cho “3 ngày là 3 ngày”. Tướng Tấn đành chịu nghe lệnh cấp trên. Và đúng là ông giải phóng Huế-Đà Nẵng trong vòng 3 ngày thật. Miền Bắc có những vị tướng kinh khủng như thế này, cũng không quá khó hiểu khi họ là bên thắng cuộc.

    Trong những ngày ở Đà Nẵng, tướng Lê Trọng Tấn còn làm một chiến dịch âm thầm khác đã bị lãng quên trong dòng chảy hôm nay. Một chiến công mà chúng ta đã không khắc ghi nhiều. Vâng, ông cũng là người đã cho tổ chức tiến công giải phóng quần đảo Trường Sa.

    Bây giờ là đi đến thời khắc quan trọng nhất: chiến dịch Hồ Chí Minh.

    Tướng Lê Trọng Tấn là tổng tư lệnh của “Cánh quân Duyên Hải” nằm trong “5 cánh quân” đồng loạt đánh vào SG ngày 29/04. Vị trí của tướng Lê Trọng Tấn là Phó tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh kiêm Tư lệnh cánh quân phía Đông (gồm quân đoàn 2, quân đoàn 4, sư đoàn 3) tấn công vào Sài Gòn. Theo kế hoạch ban đầu, ngày 27/04/1975, các hướng sẽ bắt đầu tiến. Tuy nhiên, tối 24/04 bất ngờ tướng Lê Trọng Tấn đã gửi một bức điện đặc biệt. Về sau được đánh giá là quyết định chuẩn mực và có tầm nhìn để gián tiếp tạo nên chiến thắng sau này. Ông điện xin cho Quân đoàn 2 và Quân đoàn 4 của mình được tiến công vào lúc 17 giờ chiều 26 (tức là tiến công trước 12h). Lý do: cánh quân Duyên Hải này sẽ phải vượt qua hai con sông lớn là sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, nên nếu ngày 27 mới bắt đầu như kế hoạch với các cánh quân kia thì sẽ không kịp nổ súng.

    Điều này cực kỳ quan trọng nếu bạn biết về nguyên do thất bại của Mậu Thân 1968 cũng vì liên quan đến việc “nổ súng không cùng lúc”. Và cách làm đó nói lên rằng, tướng Tấn ra trận nắm địa lý, địa thế, địa hình rất chắc, đảm bảo cho chiến lược của ông. Tướng Giáp đồng ý ngay với tướng Tấn sau khi đọc bức điện. Trong đêm ông gặp Tổng Bí Thư Lê Duẩn để thông báo.

    Rạng sáng ngày 30-4-1975, Thiếu úy Lê Văn Phượng và chiếc tăng 390 thuộc cánh quân phía Đông của tướng Lê Trọng Tấn húc đổ cánh cổng dinh Độc Lập. Định mệnh lịch sử lại một lần nữa gọi tên tướng Tấn. 21 năm sau khi bắt sống tướng De Castries trên nóc hầm Điện Biên Phủ, vẫn là cánh quân của ông bắt giữ tổng thống Dương Văn Minh. “Áo bào đẫm thuốc súng bước vào thủ đô”, lịch sử vinh danh ông sẽ là một trong những vị tướng giỏi nhất mọi thời đại của Việt Nam. Với hai chiến thắng trong chiến dịch Điện Biên Phủ và tổng tấn công năm 1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh giá: "Lê Trọng Tấn xứng đáng hai lần anh hùng".

    Hòa bình lập lại chưa được bao lâu. Tiếng súng đã nổ ở biên giới Tây Nam khi Khmer đỏ của Pol Pot được Bắc Kinh “hà hơi thổi ngạt” đã đánh phá các tỉnh biên giới. Vị tướng trận mạc và đức độ ấy lại một lần nữa được điều vào trong địa điểm khói lửa nhất. Vị tướng của chúng ta dàn quân, tấn công trên toàn mặt trận, đẩy Khmer Đỏ lùi dần về phía Tây, chiến thắng nhanh gọn. Tháng 2/1979, Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc. “ZHUKOV VIỆT NAM” lại phải về lại Tổng hành dinh, cùng với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng Tham mưu chỉ đạo và đẩy lui quân Trung Quốc.

    Hòa bình trở lại trên mảnh đất Việt Nam, vị tướng đức độ trở thành thứ trưởng Bộ Quốc Phòng kiêm Tổng Tham Mưu Trưởng. Và vị tướng ấy không có nhà riêng, chỉ xin một căn nhà nhỏ dưới 30m2 vuông ở đường Cửu Long. Ông là tấm gương sáng đức độ, là người anh lớn thứ hai của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.

    Ngày 05/12/1986, khi đang ăn cơm ở nhà số 36C Lý Nam Đế thì bỗng nhiên tướng Tấn gục xuống bàn. Tướng Giáp từ 30 Hoàng Diệu chạy vội qua, răng cắn chặt đầy đau đớn.

    Tướng Tấn mất khi 72 tuổi. Thời điểm ấy Việt Nam và Hoa Kỳ vẫn chưa bình thường hóa quan hệ, vậy mà tạp chí New York Times dành hẳn một bài nói về cuộc đời ông. Về vị tướng đặc biệt đã đánh bại chính họ trong ngày tháng tư cuối cùng. Ngày ông mất, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khóc rất nhiều. Khóc vì mất đi cánh tay phải của mình, khóc vì người bạn chiến đấu qua bao năm lửa đạn đã ra đi, và khóc vì sự cô đơn trong vòng vây chính trị.

    NSND Tào Mạt khóc đại tướng Lê Trọng Tấn bằng một bài thơ, trong đó có hai câu sau:

    “Chơ vơ dưới cửa ba nghìn khách
    Lạnh lẽo trong lòng chục vạn binh”.

    Tôi viết bài này chỉ mong người hôm nay đừng quên vị anh hùng ấy.

    © Dũng Phan

    [​IMG]

    Nhìn chung dàn tướng thời chiến của VN toàn hàng khủng.. Dân tộc thì có passive đại đoàn kết khi có xâm lăng nên cỡ nào cũng không dẹo được..
     
  13. Q/人◕ ‿‿ ◕人\B

    Q/人◕ ‿‿ ◕人\B The Pride of Hiigara Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/3/11
    Bài viết:
    9,325
    Bây giờ dân mạng thích sử facebook, sử giật gân, sử "khác sách giáo khoa", sử thuyết âm mưu...:))
     
  14. namchum2006

    namchum2006 Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/1/07
    Bài viết:
    4,752
    Nơi ở:
    Somewhere i belong
    Người ta đang bàn có nên gọi trợ giúp từ nước ngoài không thì thanh niên lại xồn xồn lên tỏ vẻ uyên bác rồi. nãy giờ ko ai sủa có mỗi mình thanh niên sủa. thôi nào, lớn lên chút nào còn bé bỏng nữa đâu
     
  15. provtc

    provtc Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    8/4/07
    Bài viết:
    466
    sang voz, ô tô phân đọc mới ngứa đít
     
  16. provtc

    provtc Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    8/4/07
    Bài viết:
    466
    Mẽo khả năng ko bao giờ nó can thiệp trực tiếp, mà cái chính nó muốn là gây bất ổn ở miến, mọi người chửi thằng tàu chứ thực chất kịch bản này thằng tàu không bao giờ muốn
     
  17. tieunhilang.

    tieunhilang. SPARTAN John-117 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/10/11
    Bài viết:
    11,055
    Cái này thuộc về tuyên truyền. Ban Tuyên Giáo làm ăn ra sao mà ngày càng nhiều bộ phận dân tin những nguồn không chính thống nhỉ.
     
  18. Zeitgeist 1.0

    Zeitgeist 1.0 You Must Construct Additional Pylons Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/1/09
    Bài viết:
    8,716
    Nơi ở:
    Onscreen
    Ta nói là viện trợ cho Việt Nam cơ, còn thằng Miến thì ta nghĩ là khó.
     
  19. hunken45

    hunken45 Nghiện (xem) NTR Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/4/07
    Bài viết:
    2,119
    Nơi ở:
    Sóc xà bai
    Học mấy môn tự nhiên lo thi thủ khoa Đh mất cả ngủ thì cái môn lịch sử thi cho có thì học hành cái chi . Rồi toàn dạy từ SgK theo kiểu đọc trong sách ra đến thằng SV sư phạm năm 2 còn đây đc .

    Trước học cấp 3 có 1 nhóm SV năm 2 năm 3 đc đi thực tập dạy ở trường ta đây . Các lớp khác nào Văn , Toán , Hoá , Lý ... Riêng lớp ta đc 1 ông dạy sử nhìn trẻ măng hơn cả mấy đứa già trong lớp . Lão dạy sử nghe cuốn thôi rồi hơn cả mấy lão giáo viên trường , đến nỗi hiệu phó tính kéo về trường nữa mà rất tiếc anh là cocc nên ... :2cool_sad:

    À lạc đề quá , giờ học sơ sơ ai cũng nghĩ mình biết nhiều biết rõ lắm , có ai tự nhận mình ngu , mình đéo biết gì hay hiểu sai đâu . Bản thân ta giờ cũng đéo dám nói gì vì càng biết thêm lại càng thấy mình ngu hơn cả choá:3cool_shame:
     
  20. revolution_man

    revolution_man Legend of Zelda Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/1/11
    Bài viết:
    1,071
    không hẳn là lỗi chỉ mỗi ban tuyên giáo, vấn đề nữa là nguồn thông tin, tài liệu để hỗ trợ cho nguồn tin chính thống nó thiếu và khó tiếp cận.
     

Chia sẻ trang này