[FB] phong ba bão táp ko bằng ngữ pháp VN

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi thitavipho, 23/3/21.

  1. Kronpas1997

    Kronpas1997 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/9/02
    Bài viết:
    30,781
  2. Aquarius_Daddy

    Aquarius_Daddy Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/6/03
    Bài viết:
    3,491
    Nơi ở:
    Nhà
    Ở đâu cũng có thành phần cực đoan, có vẻ bạn này là một :v.

    Mình thì không đồng ý, nền tảng văn hoá là một quá trình tích luỹ đào thải bỏ cũ chọn mới là đúng rồi, nhưng không vì thế mà quá trọng vào lấy mới mà diệt cũ. Có vẻ các nền văn hoá lớn đều có định hướng rõ ràng trong việc bảo tồn và duy trì những giá trị cũ đó, kể cả nó không còn phù hợp trong cuộc sống hiện đại. Vấn đề này nó rất rộng nên mình cũng không lạm bàn nhiều, chỉ đưa ra ví dụ thay lời muốn nói: tiếng Việt hiện đại là quốc ngữ, như vậy phải chăng tiếng của đồng bào dân tộc thiểu số là không cần thiết, nên bị loại bỏ để thay bằng 100% tiếng Việt cho tiện lợi?
     
  3. daltons

    daltons Sam Fisher, Third Echelon Agent GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/1/09
    Bài viết:
    15,436
    Ngữ pháp tiếng Việt đơn giản mà, từ vựng mới là phong phú hack não
     
  4. LêThiênHồng

    LêThiênHồng Granado Espada Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/11/06
    Bài viết:
    3,714
    Nơi ở:
    GranadoEspada
    [​IMG]
    [​IMG]
    có lẽ trong này tôi có tư cách chửi ông nhất
    ông chỉ phát biểu cho sang mồm mà chả hiểu gì về bản chất của ngôn ngữ
    học chữ nôm để nghiên cứu lịch sử cho các nhà nghiên cứu thì ok
    chứ đưa vào phổ thông học chữ nôm để hiểu chữ hán thì đúng là phun ra toàn đặc sản
    chữ nôm vô dụng vc vì trên các văn bia chùa chiền, các di tích cổ, kinh thành huế, đa số các điểm di tích cũng toàn chữ hán
    chưa kể tiếng nôm nó ko phải khó x2 mà x nhiều lần tiếng hán
    tiếng hán hiện đại là tiếng giản thể, tiếng giản thể là lược bớt đơn giản hoá từ tiếng phồn thể. tiếng phồn thể 10 nét giản thể lược về 6 7 nét. còn tiếng nôm lại là ghép 2 chữ phồn thể lại thì tiếng phồn thể 10 nét qua tiếng nôm 15 17 nét
    mà nghĩa tiếng hán lại khác hoàn toàn tiếng nôm
    tiếng nôm chỉ mượn nét của chữ hán ghép vào nghĩa tiếng việt. ko liên quan gì nghĩa của chữ hán trong tiếng hán luôn
    nên cái việc học chữ nôm mà hiểu tiếng hán thì quên đi
    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/3/21
    glouds and victorhugo like this.
  5. LêThiênHồng

    LêThiênHồng Granado Espada Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/11/06
    Bài viết:
    3,714
    Nơi ở:
    GranadoEspada
    ngôn ngữ cũng như tất cả các sự vật khác trong vũ trụ đều theo quá trình hình thành sinh trưởng và lụi tàn
    đơn giản người mãn châu chiếm trung quốc lập nên nhà thanh, nhưng trung quốc hiện tại người mãn bị đồng hóa đến mức ngay cả người mãn bây giờ cũng ko thể nói dc ngôn ngữ của cha ông mình
    xem phim hoàn châu cách cách có những từ ngữ như aka, hoàng a mã đều là ngôn ngữ tiếng mãn
    người việt nói tiếng việt là đúng, và tìm cách phổ biến tiếng việt là ko sai
    còn tiếng của đồng bào dân tộc thiểu số ko ai nói là không cần thiết. nhưng muốn bảo tồn tiếng đồng bào thì phải do chính người của đồng bào đó thực hiện. ko thể dựa dẫm vào người việt
    nếu đồng bào dân tộc thiểu số ko thể tự gìn giữ văn hóa của chính mình thì họ bị đào thải và nhấn chìm vào dòng chảy văn hóa, trở thành người việt thì cũng chả là vấn đề
    ví dụ người chăm vn giờ ko thể đọc dc chữ tiếng chăm nữa, nhiều đứa trẻ ko thể nói tiếng chăm nữa vì chính bố mẹ nó cũng ko nói dc
     
    Ờ mày giỏi thích bài này.
  6. Aquarius_Daddy

    Aquarius_Daddy Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/6/03
    Bài viết:
    3,491
    Nơi ở:
    Nhà
    Mình có nói vấn đề này rất rộng, nên chỉ mượn ví dụ đó để nêu quan điểm của mình về vấn đề này đó là: không nên quá cực đoan trong vấn đề ngôn ngữ (cái mà bạn có nghiên cứu về nó), cái gì tồn tại đều có lý do. Trước khi đào thải hãy nghĩ đến việc bảo tồn trước đã, vì rất có thể mất đi rồi sau này không còn cơ hội tìm lại nữa. Con người sinh ra rồi chết đi để lại chỉ là đóng góp về vật chất (cái hữu hạn và dễ hao mòn) và tinh thần (cái có thể vô hạn và truyền đời), giữ được những cái đó là góp phần bảo tồn lịch sử, là cái vốn cho mọi sự phát triển. Nói như dân An Nam giữ được tiếng Việt trước mấy ngàn năm đồng hóa từ Trung Hoa cũng phải có nhiều yếu tố giúp ích cho chuyện đó chứ không phải chỉ nhờ nội lực. Quan điểm trung dung.
     
  7. LêThiênHồng

    LêThiênHồng Granado Espada Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/11/06
    Bài viết:
    3,714
    Nơi ở:
    GranadoEspada
    mình ko cực đoan về ngôn ngữ đâu
    cái gì tồn tại cũng có lí do, thì cái đó nếu ko tồn tại nữa cũng có lí do
    dân an nam giữ dc tiếng việt ko chỉ nhờ nội lực vậy thì ý bạn là có ngoại lực tác động đúng ko. cho mình xin các tác động ngoại lực để mở mang kiến thức với nào. nếu có tài liệu càng tốt
     
  8. Dynamo.us

    Dynamo.us C O N T R A

    Tham gia ngày:
    4/11/20
    Bài viết:
    1,555
    Topic tí lại trồi lên. Vào thấy post nào cũng dài hết làm lười đọc. Thôi nhức não quá đi ra :2cool_go:
     

Chia sẻ trang này