Mã ơi lao động đường phố ơi Gỗơi nhìn Donny với Cavani chọn vị trí với chạy sau lưng 2-3 nhịp cho tới quả đánh đầu kìa Tuấn ổn đó, nhưng mấy thằng fan cc chắc đéo thức xem trận này đâu :v
Quả cuối Mata di chuyển hay nhỉ, mỗi tội lùn quá may có anh CB nhà bạn đánh hộ ) Đm lao động đường phố mã ở bên ông anh này bao năm mà đéo thông được não thì thật ra no hope rồi, hi vọng vào gỗ với amadboi thôi :(
Gặp Roma rồi, cũng ghê răng đấy. Đen cái là nó lại đá trước và sau trận gặp Liv nên phải tính toán phân phối sức
Quả đấy xem quay chậm thì sượt qua đầu Mata nhưng chỉ thay đổi quĩ đạo bóng có xíu xiu thôi. Thành bàn chủ yếu là do ông kia )
29 gặp Roma, kiểu Ole đá chết bỏ thì chắc chắn trận gặp Liv với trận này đều full team rồi : )) mong các cháu đều lành lặn khoẻ mạnh. Mong agent smalling toả sáng hộ.
Có lẽ giấu mặt làm cái page trên FB thỉnh thoảng dịch bài hoặc có gì linh tinh ném hết lên đấy share cho dễ, chứ cứ thức đêm lại tiện tay mắc dịch thế này sợ đến Euro lại bloat lên một đống Source: https://kwestthoughts.substack.com/p/what-is-the-true-cost-of-the-jose Đâu là cái giá thật sự phải trả cho triều đại Jose Mourinhou? Jose Mourinho nhanh chóng mang lại thành công ngắn hạn, nhưng khi ra đi cũng thường để lại một mớ rắc rối còn lớn hơn trước khi ông tới. Và mớ rắc rối này cần tốn một khoảng thời gian RẤT DÀI để có thể dọn dẹp. Pauly Kwestel Mar 6 8 Chú thích của tác giả: để hoàn thành bài viết này, tác giả đã thực hiện nghiên cứu rất kĩ lưỡng, từ những cuốn sách như Soccernomics của Simon Kuper, Done Deal của Daniel Geey, The Price of £ootball của Kieran Maguire, cũng như phỏng vấn với những người làm công tác quản lí cầu thủ. Ole Gunnar Solskjaer tuần này (T/N: mùng 6 tháng 3 2021 là thời điểm bài viết đăng) đã châm ngòi cháy rực cả twitter của Manchester United, khi ông hạ mức tham vọng của United trên thị trường chuyển nhượng mùa hè này. Cũng không phải ông làm gì sai, việc cuối cùng bạn muốn là cho cả thế giới biết rằng bạn có rất nhiều tiền. Đó là cách mà "Thuế đặc biệt cho MU" được ra đời. Đó là cách mà Ousmane Dembele và Coutinho trở thành những cầu thủ trăm triệu Euro - bởi vì các câu lạc bộ chủ quản biết rằng Barcelona đang ngồi trên đống tiền bán Neymar khổng lồ. Dĩ nhiên, tư duy lí tính không phải thứ dành cho đám đông. Vào năm 2021 nếu bạn không đang phẫn nộ phát rồ về một thứ gì đó, thì bạn không được coi là đang sống trên đời. Solskjaer không bước ra mà nói rằng United đang theo đuổi trung vệ đắt giá nhất thế giới cùng với Erling Haaland, thế là đủ để làm các fan online lên cơn động rồ về cái cách nhà Glazer đang chuẩn bị dùng COVID như một cái cớ để không phải bỏ tiền ra, đúng kiểu của cái đám kiệt xỉ chết tiệt đấy vẫn luôn như thế. Giờ thì trông này. Nhà Glazer là dạng giới chủ TỆ HẠI in đậm viết hoa. Họ không phải là giới chủ tệ nhất vì họ tồn tại cùng vũ trụ với Stan Kroenke, nhưng chắc chắn họ có thể tốt hơn bản thân rất nhiều. Họ bắt câu lạc bộ gánh nợ (dù việc này vẫn chưa thật sự ảnh hưởng tới khả năng vận hành của United), họ rút hàng tấn tiền ra khỏi câu lạc bộ để trả cổ tức (dù cái này cũng chưa thực sự ảnh hưởng tới câu lạc bộ), và họ không chi đủ tiền cho việc bảo trì và nâng cấp sân Old Trafford. Nhưng keo kiệt? Riêng cái đấy thì họ tại không hề như vậy. Không mất nhiều công nghiên cứu để có thể nhìn ra được điểm đó. Vấn đề về nhà Glazer nhiều hơn cả là do kém cỏi - họ liên tục giao nhiệm vụ cho những người không thích hợp - rồi sau đó họ mới không sẵn sàng chi tiền. Trong khoảng 5 năm vừa rồi chi tiêu ròng của United cao thứ hai Châu Âu, chỉ theo sau có Manchester City - những kẻ không hoàn toàn tuân thủ luật (T/N: công bằng tài chính, oh well :v). Nghĩa là chi tiêu ròng ở đây còn cao hơn PSG, cùng thời gian đó đã chi 402 triệu Euro chỉ riêng cho Neymar và Mbappe! Gốc rễ của sự căm hận nhà Glazer này quay về từ hồi họ mới tiếp quản câu lạc bộ, và là cái có thể hiểu được. Sau khi Sir Alex Ferguson nghỉ hưu, họ bắt đầu chi tiêu khá phóng túng. Số tiền chi ra đó không dẫn tới thành công (bởi vì họ thuê nhầm nhân sự), nên mồm thiên hạ lại dẫn sang câu chuyện "chúng sẽ không bỏ tiền nếu United được đá ở Champions League." Câu chuyện đi tới đó cũng bởi vì United đã có những kì chuyển nhượng đáng thất vọng trong 2 lần gần nhất họ kết thúc mùa giải ở top 4, nhưng mọi người lờ tịt đi số tiền họ đã bỏ ra trong 2 lần khác United được đá ở giải đấu hàng đầu Châu Âu. Tôi cũng không phản bác được rằng gần đây, việc này trông có vẻ không có qui luật, nhưng cũng không mất nhiều công tìm hiểu để phát hiện tại sao mọi thứ lại diễn ra theo cách trên. Vấn đề không bắt đầu từ Jose Morinhou, nhưng những hành động của Mourinho không chỉ không sửa chữa mà còn làm vấn đề trầm trọng hơn trên quá nhiều phương diện, tới mức đến giờ United vẫn còn đang phải thu dọn lại đống đổ vỡ. Để hiểu hoàn toàn mức độ thiệt hại Mourinho gây ra ta cần phải lờ mờ hiểu một chút tài chính trong bóng đá đại khái hoạt động thế nào. Đây không phải trong game, khi mà bạn đều đặn được nhận một cục tiền quĩ mỗi mùa rồi lại được nhận một cục tiền quĩ mới vào mùa sau. Các quyết định bạn đưa ra mùa này sẽ còn ảnh hưởng tới nhiều năm sau đó. Những ngày xưa cũ (và "xưa cũ" ý tôi là cách đây chưa quá lâu) một khoảng chuyển nhượng 4 triệu bảng chỉ đơn giản là một giao dịch mà đội này đưa đội kia 4 triệu bảng. Còn bây giờ, gần như không còn vụ chuyển nhượng nào được xử lí bằng tiền tươi nữa. Phần lớn phí chuyển nhượng hiện được phân ra để trả trong toàn bộ thời gian hợp đồng của cầu thủ. Một số thì được chia đều (100 triệu bảng trong 5 năm = 20 triệu bảng mỗi năm), một số có khoản trả trước lớn (60 triệu bảng năm đầu tiên, rồi 10 triệu bảng 4 năm còn lại), và thỉnh thoảng (nhưng hiếm) sẽ có một câu lạc bộ yêu cầu toàn bộ ngay mùa đấy (Harry Maguire). Bất kể cách thức tiền chuyển tay người khác trong một năm, phí chuyển nhượng được tính là trả dần trong sổ sách của câu lạc bộ trong suốt thời gian của hợp đồng. Bởi vậy dưới góc độ kế toán phí chuyển nhượng của Harry Maguire xuống còn 13.3 triệu bảng mỗi năm (80 triệu chia cho 6 năm hợp đồng). Từ đây chuyện bắt đầu rối lên, vì đội bán sẽ ghi lại phí chuyển nhượng là nguyên cả cục tiền (Leicester báo cáo thu nhập là 80 triệu bảng). Điều này đã giúp Chelsea vào hè trước, khi họ nhận được 50 triệu bảng cho Alvaro Morata, vì thương vụ ban đầu của anh là một vụ mượn để mua. Trì hoãn tiền chuyển nhượng anh cho tới sau khi lệnh cấm chuyển nhượng của họ kết thúc là một miếng võ kế toán tuyệt đỉnh. Việc sổ sách hiện tại cũng quan trọng tương đương với tiền chuyển nhượng thật sự, nhờ bộ luật FFP của UEFA. Bạn chỉ có thể chi từ số tiền bạn thu, nghĩa là kể cả có tiền nhưng nếu bạn không xử lí sổ sách hợp lí bạn cũng chẳng tiêu được chỗ tiền đấy. Đây cũng là chỗ United đâm đầu phải tường trong mấy năm qua. Fan rất thích áp doanh thu của United lên số tiền họ bỏ ra để chuyển nhượng trong năm - như thể bỏ nhiều tiền chuyển nhượng ra là có thành công vậy (thật ra chả liên quan gì hết, chi thêm vào lương mới quan trọng - theo Soccernomics). So sánh 2 con số này với nhau là bỏ qua rất nhiều bối cảnh và thậm chí là xa tít ra khỏi câu chuyện thật sự diễn ra. Trước tiên, đấy mới chỉ tính tới mỗi phí chuyển nhượng, mà đặt vào tổng các chi phí bạn phải bỏ ra, thì chỉ là cái chóp của tảng băng trôi thôi. Bởi vì giao kèo bây giờ không còn là giữa các câu lạc bộ nữa mà được thực hiện bởi bên thứ ba đại diện, nên một khi phí chuyển nhượng đã chốt bạn cũng phải trả một khoản cho đại diện. Một khi mọi chuyện đâu vào đấy bạn còn phải trả cho cầu thủ một khoản thưởng kí hợp đồng, rồi phải trả lương cho anh ta. Rồi lại thêm các khoản thưởng. Khi chúng ta nghe một cầu thủ được nhận 75 nghìn bảng mỗi tuần, đấy mới chỉ là lương cơ bản, và còn chưa tính tới tiền thưởng thắng trận, thưởng ra sân, thưởng bàn thắng, thưởng sạch lưới... được cài vào gần như tất cả mọi hợp đồng. (Nhắc chút thôi, nhưng không một hợp đồng nào là công khai cả. Mọi thứ chúng ta được nghe về thu nhập của cầu thủ đều chỉ là phỏng đoán). Rồi tiếp đó bạn phải trả cho đội ngũ huấn luyện viên, người chuẩn bị đồng phục, nhân viên hậu trường. Tất cả mọi người mới làm cho cái câu lạc bộ là một cái câu lạc bộ. Không phải tất cả các chi phí trên đều tính vào FFP nhưng bạn vẫn cần tiền để trang trải chúng. Khi bạn thấy con số doanh thu là 590 triệu bảng và chi tiêu "chỉ có" 170 triệu bảng, con số thứ hai không phải là con số chi phí cuối cùng, còn con số đầu tiên là toàn bộ số tiền thu vào. Câu chuyện tới đây đưa chúng ta đến với Mourinho thân quen. Jose Mourinho là kiểu huấn luyện viên thắng ngay lập tức. Ông không tới đây để xây dựng và phát triển đội bóng cho tương lai. Ông tới đây để giành thành tựu ngay lập tức bất chấp cái giá phải trả. Và như ta đã biết, cái giá phải trả là khá lớn. Để đạt được thành công, Mourinho có cái nhìn rất ngắn hạn trên thị trường chuyển nhượng. Như thế vốn cũng không hoàn toàn dở, nhưng cũng rất dễ đi tới chỗ dở. Và chính xác đấy là những gì đã xảy ra. Vào mùa hè đầu tiên, Mourinho bỏ ra 146 triệu bảng để có Eric Bailly, Henrikh Mkhitaryan và Paul Pogba. Trên bề mặt thì chẳng có vấn đề gì với ba cầu thủ này cả. Pogba và Bailly là hai cầu thủ trẻ có thể xây dựng đội hình xung quanh, Mkhitaryan thì vừa vặn đang vào thời kì đỉnh phong. Ông còn có thêm cả Zlatan Ibrahimovic chuyển nhượng "tự do" tới. Đừng có nhầm, chẳng có gì là "miễn phí" ở vụ chuyển nhượng này cả. Zlatan có lương cứng là 367 nghìn bảng mỗi tuần (hơn 19 triệu mỗi năm). Con số này rốt cuộc nhảy lên tới hơn 22 triệu nhờ vào việc Zlatan đạt được điều khoản thưởng số bàn thắng. Nhưng thế vẫn còn chưa tính tới khoản thưởng khi anh kí hợp đồng, tiền thưởng thắng trận, tiền thường giành được 2 danh hiệu, hay là khoản sộp tiền hoa hồng mà Mino Raiola đút túi. Rồi tiếp nữa, United còn trả Raiola thêm một khoảng 16.5 triệu bảng hàng năm cho thương vụ Pogba. Tổng thiệt hại tính ra cao hơn 146 triệu bảng nhiều. Lại lần nữa, trên bề mặt thì mọi chuyện cũng không đến nỗi nào. Những gì xảy ra tiếp theo mới là cái làm mọi chuyện trở nên kinh khủng. Zlatan đã 34 khi anh tới United, nghĩa là bạn chắc chỉ còn được anh phục vụ thêm một năm trước khi phải kí hợp đồng với ai đó cùng vị trí. Đó không phải là một kế hoạch ổn cho một đội hình đang có rất nhiều nhu cầu. Sau khi chi hết số tiền cho vụ chuyển nhượng "tự do" một năm trước đó, Zlatan bị chấn thương và United phải bỏ ra 75 triệu bảng cho một tiền đạo khác chỉ sau có một năm! Vậy còn các hợp đồng còn lại năm đó? Lại thêm một trung vệ, và một tiền vệ 28 tuổi - người chúng ta cần, nhưng chỉ còn dùng được khoảng 3 tới 4 năm (như chúng ta đang trực tiếp nhìn thấy). Và để khiến chuyện còn tệ hơn, hợp đồng của Zlatan sẽ tự động kích hoạt điều khoản gia hạn 1 năm nếu anh ra quân đủ 50 lần cho câu lạc bộ. Do chấn thương mà anh chỉ đá tới 46 trận, nên hợp đồng của anh đơn thuần là hết hạn. Thế rồi họ quyết định kí lại với anh vào hè đó, thế là lại một hợp đồng mới toanh, nghĩa là lại thêm hoa hồng cho đại diện, và lại thêm một khoản thưởng kí hợp đồng mới! 145+ triệu bảng cho hai cầu thủ ở cùng một vị trí mà vừa năm ngoái mới bỏ ra cả đống tiền vào, rồi đầu tư càng nhiều hơn vào hai khu vực trong khi toàn bộ những vấn đề còn lại của đội bị lơ đi. Sau đó Mourinho quyết định là ông không muốn Mkhitaryan và đổi anh lấy Alexis Sanchez. Do đấy là một vụ "đổi ngang" nên là mình đâu có mất xu nào đâu đúng không? Nghĩ lại xem. Như Kieran Maguire phân tích trong The Price of Football, khi mọi chi phí được cộng lại, nếu cả hai cầu thủ đều chơi trọn vẹn hợp đồng Sanchez rốt cuộc sẽ tốn kém chỉ ít hơn Romelu Lukaku có 1 triệu bảng thôi (T/N: bên dưới là phân tích trong The Price of Football, tổng chi phí trong 4 năm của Ku là 127 triệu bảng, còn Chez là 126 triệu): Sau 2 năm Mourinho đã tiêu tổng cộng 292 triệu bảng cộng thêm 2 vụ chuyển nhượng "miễn phí", cộng thêm một vụ đổi ngang cực kì tốn kém, và vít ga vặn hoá đơn lương cầu thủ lên tới mức khủng bố. Và ưu tiên của ông vào hè tiếp theo là gì? Lại một anh trung vệ nữa. Đùa nhau đấy à. Đấy chính xác là cùng một vị trí ông bảo là vấn đề suốt 2 năm qua. Vấn đề không phải là không chi tiền, mà vấn đề là chi tiền vào sai người. United gần như không tiêu tiền mùa hè tiếp theo - chỉ mang về có Diogo Dalot, Fred và Lee Grant. Thực ra họ còn hoàn thiện mấy thương vụ này vào tháng 6 và thuộc về sổ sách năm tài khoá 2017-18 của United, nhờ đó cho phép sổ sách của họ một năm được nghỉ xả hơi. Phải nhớ rằng lúc đó họ vẫn còn phải trả phí chuyển nhượng cho những Angel Di Maria, Morgan Schneiderlin, Bastian Schweinsteiger, Anthony Martial, Pogba và nhiều cầu thủ khác, ngay cả khi khá nhiều người trong đó đã không còn ở câu lạc bộ. Họ phải dừng chi tiêu vì chi phí của họ đang tăng với tốc độ nhanh hơn thu nhập rất nhiều. Cơ bản là với tình trạng này thì không thể duy trì nổi. Trích The Price of Football, tác giả Kieran Maguire Chuyện không phải là United không ủng hộ Jose Mourinho. Đây đơn giản chỉ là Mourinho đã tiêu sạch nhà cửa đi thôi! United kết thúc ở vị trí thứ hai mùa giải 2017-18 và chi phí cho thành tích đó cực đoan tới mức tận bây giờ United vẫn còn cảm thấy dư âm. Gần như mọi quyết định trong mùa đó về lâu về dài đã giao hoan đất trời (T/N: nguyên văn tác giả viết là fucked luôn ) nát bét câu lạc bộ. Những chữ kí Mourinho lấy về được mùa 2016-17 không đặc biệt dở. Bailly mùa đó chơi rất tốt và tới một năm sau chấn chương mới bắt đầu ập tới anh. Đấy cũng không phải chuyện gì lạ. Pogba mùa đó cũng rất hay, cho dù anh không bao giờ thực sự đạt được tới kì vọng tầm vóc vũ trụ được đặt lên anh. Mkhitaryan mất một ít thời gian để thích ứng với Premier League, nhưng đã kịp ghi 6 bàn sau 11 lần ra quân ở Europa League, bao gồm cả bàn thắng trong trận chung kết. Một năm sau anh khởi đầu mùa giải khét lẹt với 5 kiến tạo sau 3 trận đầu tiên. Anh hơi chùng xuống chút sau khi Pogba chấn thương, nhưng vẫn kịp tạo ra 0.59 NP G+A (T/N: non-penalty goals + assists, bàn thắng không phải pen và kiến tạo) mỗi 90 phút khi ra sân cho United mùa đó. Và rồi Mourinho quyết định rằng ông không cần tới anh. Thử hình dung xem chuyện sẽ như thế nào nếu Mkhitaryan vẫn còn ở lại. Tôi biết rất dễ để nói anh sẽ thất bại vì chính ra anh cũng có khớp được ở Arsenal đâu, nhưng thật ra nửa đầu mùa giải tại Arsenal NP G+A mỗi 90 phút của anh là 0.68. Năm tiếp theo thì còn 0.55. Không tệ chút nào, nhất là với một cầu thủ dự bị. Nếu Mkhitaryan còn ở lại, sẽ là thêm một lựa chọn để chơi bên cánh phải, thêm một phương án dự phòng cho Bruno. Mùa này ở Roma anh cũng được tới 0.69, và được rồi tôi cũng biết đó là Serie A, nhưng giả dụ nếu đầu ra của anh chỉ là 0.50 thì anh cũng vẫn đứng... thứ năm ở United hiện giờ. Chỉ sau có Cavani, Bruno, Rashford, và... Juan Mata. Người mà anh sẽ san sẻ thời gian chơi cùng. Dạo này United đã nhớ Mata đến độ nào rồi? Thử tưởng tượng giờ này họ vẫn còn một ông Mata nữa xem (T/N: trước khi fan cc vào tế "Mata thì ai nhớ cái mẹ gì", nên nhớ ở nửa đầu mùa giải này Mata đã có phong độ cao và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống của Solsa, cho tới khi anh chấn thương và sau đó là gia đình gặp biến cố. Và đừng quên cả hoàn cảnh què quặt của hàng công mùa này). United cũng sẽ tốt hơn về tài chính luôn. Nếu Mkhitaryan vẫn còn ở lại, nghĩa là Alexis chưa bao giờ tới. Sẽ không còn cần phải phí một số tiền kinh khủng tởm cho các khoản thưởng, chi phí, và mức lương cao đến ngu xuẩn của Sanchez (họ trả cho anh 10 triệu bảng mùa này chỉ để ra đi! Chỗ đó khả năng cao chỉ bằng số tiền mà nhẽ ra Mkhitaryan sẽ được trả). Còn phải nói cả tới hiệu ứng phụ của Sanchez. David de Gea khi ấy đang có một năm đi vào lịch sử. Anh rõ ràng là cầu thủ quan trọng nhất của United, trong khi Sanchez vẫn đang ăn không ngồi rồi. Anh muốn được trả lương như cầu thủ quan trọng nhất và lương của Sanchez là một mốc tốt để so sánh. Vào năm trước không có câu lạc bộ nào đưa ra số tiền mà United muốn để lấy chữ kí của De Gea. Họ cho rằng sẽ thật đáng xấu hổ nếu để anh ra đi tự do, và thậm chí còn ngượng hơn nếu để anh đi chỉ với 15 triệu bảng. Họ cho anh hợp đồng mới. Một năm sau tới lượt Paul Pogba trở thành cầu thủ quan trọng nhất, khi mà anh cũng trông thấy Alexis kiếm bộn mà không hề làm BẤT CỨ MỘT CÁI GÌ. Anh cũng muốn được trả lương như cầu thủ quan trọng nhất. Ander Herrera cũng đóng góp hơn xa Alexis và anh cũng muốn tiền lương của mình phản ánh thực tế đó. Bạn có thể thấy mọi thứ vượt tầm kiểm soát như thế nào. Nếu Alexis chưa bao giờ tới, biết đâu Herrera vẫn còn đang ở đây? Thêm một "dấu ấn" nữa của Mourinho. Trong hè 2018-19 hợp đồng của Marouane Fellaini sắp hết hạn. Anh muốn một thoả thuận hai năm, nhưng chính sách nhiều năm nay của United là thoả thuận một năm với cầu thủ trên 30 tuổi. Paul Scholes, Ryan Giggs, Gary Neville, Michael Carrick, Patrice Evra, Rio Ferdinand, tất cả bọn họ đều kí hợp đồng một năm một. Fellaini không muốn hợp đồng một năm. Mourinho ép ban quản trị phải chịu thua mà cho anh hợp đồng 2 năm. 6 tháng sau Fellaini ra đi, nhưng những cầu thủ trên 30 khác cũng muốn hợp đồng dài hơn một năm. Giờ thì Juan Mata có hợp đồng 2 năm, Nemanja Matic thì có hẳn 3 năm! Và giờ thì khó hơn nhiều để giải phóng bớt tiền lương khỏi sổ sách. Mou kí hợp đồng mới với Jesse Lingard và Marcos Rojo. Không hiểu kiểu gì đó, nhưng ông chọn tất mấy người này mà không chọn Daley Blind (nếu Blind vẫn khoẻ mạnh thì anh sẽ rất có ích với đội ngũ United hiện tại) (T/N: sau khi về Ajax, nhờ hệ thống y tế không-bị-Mou-giải-toả ở đây, người ta đã phát hiện ra anh bị viêm cơ tim đã được một thời gian rồi. Tham khảo những thay đổi Mou làm với đội ngũ y tế ở đây https://theathletic.com/2506644/202...ide-story-of-fireworks-tensions-and-trophies/, còn tin tức về bệnh viêm cơ tim của Daley Blind có thể tìm khá dễ dàng). Bạn có thể thay đổi văn hoá câu lạc bộ trong khoảng một năm, nhưng một vài sai lầm và tiền lệ xảy ra trong thời gian hai năm rưỡi Mourinho vận hành sẽ mất lâu hơn nhiều để sữa chữa. Không phải tất cả các cầu thủ Mourinho mang về đều dở, nhưng các quyết định ông đưa ra đã đánh đắm câu lạc bộ này vào một vực sâu tài chính. Dùng tiền cho một tiền đạo, chỉ để dùng thêm 75 triệu bảng cho một tiền đạo nữa chỉ một năm sau đó. Lukaku chưa bao giờ thật sự bắt nhịp được, và trong 2 năm anh chỉ ghi được 28 bàn tại Premier League. Nếu Lukaku vẫn còn ở United thì cả đội sẽ đỡ hơn chút, nhưng bước một của anh là không đủ tốt để làm số 9 trong hệ thống của Ole, và khi Ole tới, anh cũng không chơi đủ hay để buộc Ole phải đáp ứng hệ thống theo anh. Jose mang về một trung vệ, rồi lại mang về thêm một trung vệ nữa. Công bằng mà nói United đúng là cần hai trung vệ thật, nhưng không ai trong số họ đều thật sự hợp lí, nên khi Ole đến tiếp tục một món tiền lớn phải tiêu đi lại lần nữa cho một trung vệ. Tiền bạc chìm đắm vào cùng một vị trí từ năm này qua năm khác. Fan rất thích so sánh rằng Ole vẫn đang không thu hẹp được khoảng cách với City, nhưng đấy là một so sánh không đúng. City đã chạy trước tới gần 5 năm! Khi Pep tới ông đã thừa hưởng những Sergio Aguero, Kevin de Bruyne, David Silva, Raheem Sterling và Fernandinho. Ngay mùa đầu ông đã bổ sung thêm các cầu thủ tấn công Leroy Sane, Gabriel Jesus và Nolito, cùng với tiền về Ilkay Gundogan. Từ đó trở đi những cầu thủ công duy nhất ông mang thêm về là Bernando (thêm chiều sâu đội hình), Riyad Mahrez (thêm chiều sâu đội hình) và Ferran Torres. Tiền vệ duy nhất ông mang về là Rodri. Toàn bộ số tiền còn lại là dành cho hàng phòng ngự. Củng cố các vị trí còn lại sẽ dễ hơn nhiều khi ta không còn phải lo lắng gì về cả một nửa đoàn quân của mình. Khi Jose tới vào năm 2016, United cần một tiền vệ, một tiền vệ phòng ngự, một tiền đạo, trung vệ, và một tiền vệ công cánh phải. 5 năm sau United cần một tiền vệ công cánh phải, một tiền vệ phòng ngự, tiền đạo, trung vệ và có thể là một tiền vệ. Như kiểu đang chạy luẩn quẩn thành vòng vậy. Khi mùa giải 2020-21 tới, United vẫn còn đang hồi phục dở từ những sai lầm tài chính đấy. Họ vẫn đang trả phí chuyển nhượng cho Lindelof, Fred và Lukaku (trong số nhiều người khác). Thêm nữa là khi đó còn đang diễn ra một đại dịch. Không ai biết thu nhập tương lai của mình sẽ như thế nào, vì không ai biết bao giờ khán giả mới có thể quay lại. Bạn không thể mượn tiền từ doanh thu tương lai nếu bạn không biết nó sẽ thế nào. Thế nhưng United vẫn tiêu nhiều tiền hơn tất cả, ngoại trừ City. United từ chối kí thương vụ Jadon Sancho. Nhìn vào việc này thì thấy họ có vẻ keo kiệt. Từ góc độ chuyên môn thì đó chắc cũng không phải một nước đi hay. Nhưng từ góc độ tài chính, thì như bây giờ chúng ta đều hiểu sẽ không có khán giả suốt cả mùa và giá của Sancho có lẽ sẽ giảm xuống - thì đây có vẻ lại là một nước đi hợp lí. Biết rằng sẽ có ít tiền hơn thu được về, thương vụ này có tiềm tàng nguy cơ hạn chế chi tiêu của United thêm một chút vào mùa sau. Thay vì thế, họ để sổ sách của mình được nghỉ một năm. Hợp đồng được giải phóng khỏi sổ sách, thoả thuận cũ dần dần được trả đủ. Khi mùa hè tới thì cũng là lúc họ có khả năng co duỗi hơn. Lịch sử nói rằng nhà Glazer sẽ bỏ tiền ra, bạn chỉ cần hi vọng là họ sẽ chi tiêu sáng suốt. Họ không kiệt xỉ, họ chẳng qua chỉ chi tiền cho nhầm người hết lần này sang lần khác và không có vẻ gì là muốn đưa một người làm bóng đá thật sự lên nắm quyền (T/N: kẻ "không làm bóng đá" mà ai cũng biết là ai đấy :v và không biết số phận đưa đẩy thế nào, chỉ ít ngày sau bài viết này, Manchester United đăng thông báo chính thức, cử John Murtough làm Giám đốc bóng đá và Darren Fletcher làm Giám đốc kĩ thuật, còn Matt Judge giờ là Giám đốc chuyển nhượng. Không biết có phải nước đi hoàn toàn sáng suốt không khi Nicky Butt sau đó xin rời câu lạc bộ vì ông cho rằng nhẽ ra mình nên được làm một vị trí kiểu như Giám đốc kĩ thuật, và người dịch thấy tiếc hết sức vì học viện dưới thời Nicky Butt đã đào tạo ra được không ít cầu thủ quan trọng cho đội, nhưng ít ra điểm tích cực là cuối cùng thượng tầng cũng đã tái cấu trúc bắt kịp thời kì hiện đại hơn rồi). Và đó mới là lí do cho việc họ là những ông chủ tệ hại.
Có ai thấy Van đình Bích hôm nay Đô con vcl không . đá chắc chắn và tự tin hẳn. Cầm bóng tốt chứ không chuyền ngay như ngày xưa . Hi vong ole tiến hóa được em nó lối đá cho hợp với đội hình MU