bởi vì mình biết đến C1 từ nhỏ tới giờ, C1 cũng trải qua 1 quá trình để có tên tuổi và sức hấp dẫn giờ lứa gen Z nó bắt đầu xem ESL, chục năm sau ESL với nó cũng có cảm xúc thôi. thế giới thay đổi thì mọi thứ phải thay đổi, thằng UEFA không chỉ giữ nguyên cách làm cũ, mà còn muốn đớp nhiều hơn thì sớm muộn cũng có những cái như ESL ra đời thôi à hơn nữa đám chóp bu nó chốt rồi, hợp đồng giấy trắng mực đen rồi, còn đường lùi éo đâu, chửi cũng chả ích gì, thay vì đó nằm im chờ xem cái ESL đó nó hay dở như nào, cũng đáng chờ đợi mà, cá nhân mình rất mong chờ cái giải này hehe giả sử bóng đá có chết vì cái ESL này thì cũng coi như là đến vận phải chết thôi :v mình thì vẫn giữ quan điểm như mấy post trước là bọn tư bản tài phiệt nó tính toán vạch ra con đường rất dài phía trước rồi mới dám chơi lớn như này.
Vẫn xem chứ, mấy giải cũ thường ngày cũng chửi như chó mà vẫn xem mà ) giải nào thì cũng phải ủng hộ đội nhà vì vẫn là công sức lao động của tập thể đội bóng. Còn việc quyết định vào ESL là của giới chủ, ngược lại tôi còn đéo hiểu mấy thằng phản đối bên kia mắc mớ gì tẩy chay đội bóng luôn, người ta có quyền quyết định đâu :v thậm chí nhân sự cấp clb trở xuống thấy tin tức hầu hết đưa là hôm qua cũng mới được biết. Với như nhắc lại rất nhiều lần rồi đó, tôy khá yên tâm về mức độ giải trí và cuốn hút của ESL )
Nói gì thì nói thì giải ESL này cũng chỉ có mấy á thần là có cơ vô địch cho nên mấy đội top 2 như Tot, roma, inter, juve , ars hay mờ thì muôn đời đứng ở trung hay cuối bảng xếp hạng (chè thì là top 1 nếu chịu thay hlv đều đều ) Lúc ấy các bạn còn có hứng xem đội mình suốt ngày thua không thôi hãy nhìn fan của nhà Mờ với Pháo mấy năm qua là thấy Còn nếu cổ vũ đội quê hương thì thế nào người ta vẫn xem, các anh em ở đây toàn fan đội mạnh cả nên đợi qua giải mới xem chịu dc bao lâu
Xong Konouefa lại cử 2 ông Bayern với PSG đến nói chuyện phải quấy với Super League. Phần còn lại chắc ai cũng biết =]
không biết đám cầu thủ đang nghĩ gì nhỉ? tối nay Chelsea gặp Brighton, là mình thì mình đá chết bỏ để fan tuêps tục thương CLB
Góc ngược dòng - bài viết từ Michael Cox, tác giả của 2 quyển sách kê đầu giường của các HLV online The Mixer và Zonal Marking. Europe’s leagues are broken – a Super League might be the only solution https://theathletic.com/2529349/202...en-a-super-league-might-be-the-only-solution/ Sợ hãi là phản ứng khó tránh khỏi khi chúng ta lướt qua các dòng tin về giải đấu EUROPEAN SUPER LEAGUE vào đêm Chủ Nhật - không chỉ trước thông tin về giải đấu, mà còn là bản chất của nó. Những người đưa ra quyết định này có lẽ quá hèn nhát để xuất hiện trước công chúng và giải trình về lí do thành lập giải đấu, thay vào đó, họ đẩy các HLV và cầu thủ vào thế khó xử trước cánh báo chí, đang đói khát tin tức về drama lớn nhất nền bóng đá hiện đại. Thế là một khung cảnh chung đã diễn ra hầu khắp các buổi phỏng vấn, cầu thủ và HLV lắp bắp, bối rối khi đứng giữa lằn ranh, hoặc là bảo vệ ý tưởng mà các CĐV của họ cho là “điên rồ, giết chết nền bóng đá”, hoặc là chỉ trích những ông chủ đang bấm nút “ting ting” cho mình hàng tuần. Và hầu hết đã chọn cách giải thích rằng mình chưa nắm hết thông tin về sự kiện này, và quyết định chẳng liên quan gì đến họ. Bộ mặt tham lam của các CLB lớn tham gia trong thương vụ này chẳng làm ai bất ngờ. Các ông chủ liên quan tin rằng họ có thể kiếm nhiều tiền hơn thông qua ESL bởi tình trạng hiện tại không còn mang lại lợi ích cho họ. Nhưng sự thật rằng, tình trạng này cũng chẳng mang lại lợi ích cho bất cứ ai, ít nhất khi chúng ta nói đến khía cạnh cạnh tranh thể thao thuần tuý. Luôn luôn tồn tại hai khái niệm CLB lớn và CLB nhỏ. Real Madrid và Barcelona thay nhau cai quản Tây Ban Nha trong khi Juventus, Inter Milan và AC Milan tạo nên thế đinh ba vững chãi tại Ý. Và bạn có thể liệt kê thêm nhiều ví dụ tương tự trên toàn lục địa già, chưa bao giờ khoảng cách giữa các CLB và giữa các giải đấu hàng đầu Châu Âu lại mênh mông như hiện tại. Hãy dùng mọi thước đo mà bạn thích - điểm số, hiệu số, danh hiệu, lương thưởng - và soi chiếu lại biểu đồ của các giải VĐQG hàng đầu Châu Âu trong hai thập kỉ qua, để nhận ra rằng chúng ta đang trải thời kỳ mất cân bằng khủng khiếp đến như thế nào. Juventus đã vô địch 9 mùa giải quốc nội liên tiếp. Bayern, sớm thôi, sẽ san bằng con số ấy ở Bundesliga. Paris Saint-Germain tự đẩy mình vào thế khó ở mùa giải này, nhưng ai cũng biết rồi danh hiệu Ligue 1 thứ 8 trong 9 mùa gần nhất cũng sẽ thuộc về Neymar và các đồng đội. Ngoại lệ duy nhất diễn ra ở mùa 16/17, khi Monaco đánh bại họ để trở thành tân vương, nhưng ngay lập tức PSG cướp đi viên ngọc quý giá nhất đính trên vương miện ấy, Kylian Mbappe. Bayern có lẽ là CLB nổi tiếng nhất với thói quen huỷ diệt đội hình của các đối thủ. Khi bạn không thể đánh bại họ, hãy xé họ thành từng mảnh nhỏ. Hiện tại cho thấy, ngoài các CLB thống trị, cứ khoảng 10 năm lại có 1 cái tên khác vô địch. Một sự thật thảm thương. Trong suốt vài thập niên qua, vẫn tồn tại một nhóm các CLB Châu Âu với bề dày truyền thống, cứ mỗi vài năm lại thỉnh thoảng góp vui cho cuộc đua vô địch, thậm chí vô địch một vài lần. Và giờ đây những cái tên ấy có thể sẽ vĩnh viễn đóng mác một đội bóng tầm trung. Ý tưởng về ESL không mới, thậm chí nó như một sự kiện thường kỳ, cứ 10 năm lại sôi sục lên một lần. Mục đích của hệ thống giải đấu league là mang một nhóm các CLB cùng đẳng cấp thi đấu sòng phẳng cùng nhau - đó cũng là lí do vì sao cơ chế thăng hạng và xuống lại lại hiệu quả. Giải đấu Championship (Hạng Nhất Anh), và tất cả các giải đấu phía dưới, “mất đi” những cái tên mạnh nhất và yếu nhất mỗi mùa, vì vậy tính cạnh tranh cao giữa các CLB luôn được đảm bảo, và điều đó giải thích vì sao hệ thống kim tự tháp của nền bóng đá Châu Âu lại thiêng liêng đến vậy. Nhưng vấn đề lại nảy sinh ở giải đấu cấp cao nhất, nơi các CLB giàu ngày một giàu thêm, cuối cùng dẫn đến hệ quả không thể tránh khỏi là sự mất cân bằng tuyệt đối và sự thống trị của một (vài) cái tên trên đỉnh kim tự tháp. Không có cơ chế thăng hạng nào ở đỉnh của chóp này cả. Họ chẳng có nơi nào để leo lên nữa. Trừ khi, đương nhiên, bạn vẽ ra một vùng đất màu mỡ hơn ở phía trên. Có khi họ sẽ lên và ở lại đó mãi mãi. Nhiều trận đấu Ngoại Hạng Anh giờ đây như một cuộc tàn sát, những đao phủ lạnh lùng chờ cứa cổ bầy cừu non. Đôi khi khán giả trầm trồ trước những cuộc lật đổ, nhưng khi bạn nhìn lại bốn chuyến hành quân gần nhất của Burnley đến sân Etihad, và nhận ra họ đều đặn thua 5-0, 5-0, 5-0, và 5-0, bạn bắt đầu tự hỏi thế thì đá làm đéo gì nữa. Những cuộc đua vô địch vốn là sự kiện thường niên, nay trở thành những câu chuyện tiểu thuyết lâu lâu mới xảy ra một lần. Cơ chế giải đấu league không còn hiệu quả ở đỉnh kim tự tháp. Một hành trình 9 tháng, 38 trận vòng tròn 2 lượt đi-về sẽ hoàn hảo nếu 20 cái tên tham dự đều có trình độ xấp xỉ ngang ngửa nhau. Với cán cân lệch như hiện tại, giải đấu sẽ được định đoạt ngay khi tiếng chuông Jingle Bell vang lên. Chúng ta vô tình chấp nhận hiện trạng khủng khiếp này bởi tiến trình của nó kéo dài qua nhiều năm, chứ không phải sự kiện bất thần diễn ra trong đêm. Ở các giải cúp Châu Âu cũng chứng kiến điều tương tự, khán giả đã quá quen với việc theo dõi sự thống trị của một nhóm các “Câu Lạc Bộ Siêu Cấp”. Các bạn phát cuồng khi Ajax vào đến bán kết, hay Porto đặt chân vào vòng 8 đội mạnh nhất, giống như nhìn thấy các CLB nghiệp dư đánh bại những ông lớn ở FA Cup. Quá kì quặc - nếu bạn nhìn lại lịch sử và thấy rằng Porto từng vô địch Champions League năm 2004, còn Ajax nâng cao danh hiệu này 9 năm trước đó. Giờ đây, cả hai đều đã tụt lại phía sau ở sân chơi châu lục, trong khi vẫn sở hữu nguồn tài chính vượt trội so với các đối thủ quốc nội, và các giải đấu của họ cũng mất cân bằng tương tự như các giải vô địch hàng đầu. Giải pháp lí tưởng nhất cho tình trạng hiện nay là giới hạn các CLB lớn bằng trần lương, giới hạn nghiêm ngặt hơn về chiều sâu đội hình và phân chia đồng đều hơn các khoản thu bản quyền truyền hình. Nếu có một lựa chọn như vậy, thì chơi thôi. Nhưng thực tế không hề có lựa chọn đó. Quá trình toàn cầu hoá bóng đá đã đẩy quyền lực tập trung vào tay một nhóm các CLB lớn, và mỗi sự thay đổi, từ các bản hợp đồng truyền hình cho đến cải tổ các giải đấu Châu Âu, càng mang lại nhiều lợi ích hơn cho nhóm CLB Siêu Cấp này. Một giải pháp khác chính là tháo gông cùm cho họ, để những gã khổng lồ đụng độ nhau mỗi tuần trên vùng Thiên thượng của họ, và trả các giá trị hấp dẫn và bất ngờ lại cho các giải đấu quốc nội. Nếu ý tưởng Super League này bị huỷ bỏ ngay ngày mai, chúng ta vẫn phải đối mặt với một cuộc cải tổ tẻ nhạt của Champions League, với việc các CLB Siêu Cấp gần như được đảm bảo quyền tham gia và những vòng đấu bảng vô nghĩa để hốt bạc nhiều hơn nữa, tha hồ kí hợp đồng với những cái tên lừng lẫy nhất, rồi về nhà và bắt đầu vung đao tàn sát Burnley 6 hay 7 trái thay vì chỉ 5-0. Cán cân sẽ ngày càng lệch hơn. Sự thống trị của các CLB Siêu Cấp sẽ ngày càng rõ rệt. Bayern còn phải vô địch liên tiếp bao nhiêu lần nữa để chúng ta nhận ra rằng Bundesliga - giải đấu từng là hình mẫu cho toàn cõi bóng đá noi theo - giờ đây chẳng còn một chút tính cạnh tranh nào? Mười? Mười lăm? Hai mươi? Khi nào khán giả mới thấy chán? Đây không phải màn trình diễn thiên tài. Không phải một Rafael Nadal chiến thắng giải Roland Garos 13/16 lần tham gia vì anh ta quá xuất sắc. Đây là sự mất cân bằng hệ thống được thể hiện trên sân bóng. Bóng đá Châu Âu, trong thẳm sâu nội tại, đang kêu gào xin lại tính cạnh tranh công bằng, và nếu không thể phân chia lại miếng bánh lợi nhuận, kích hoạt phương án hạt nhân có thể là lựa chọn cuối cùng. Khó để tìm ra một ai thực sự hào hứng với giải đấu ESL này ngoài CĐV của các CLB đang tận hưởng sự thống trị tuyệt đối tại giải đấu của mình, một chiến trường không cân sức cho vị thế CLB của họ. Hãy cứ phản đối Super League theo cách bạn muốn nhưng cũng đừng ca ngợi hiện trạng mất cạnh tranh đáng sợ trong nền bóng đá hiện tại, chỉ khác là nó không diễn ra trong một đêm mà thôi.
ngược dòng cả 2 chiều fan VN+cuốt té lẫn fan địa phương luôn, nhưng thằng đbrr anti cả UEFA lẫn ESL và vẫn xem như ta lại thấy ưng phết
Hê, chợt nghĩ ESL diễn ra thì sẽ ko bao h có thêm 1 Man xanh hay Chè nữa. Bây h mới đúng là đóng đinh trên đỉnh kim tự tháp. Mà tên dịch chắc mê tiên hiệp nè.
Đá dăm 3 năm nhu cầu lớn thì nó chơi luôn thành 3 bảng là thành 20 cứng, 10 mềm chẳng hạn, vừa có slot bán, vừa "mở rộng" cho mấy đội phải kiếm vé
báo VN tào lao ko, làm gì có văn bản nào đâu chỉ nói mồm thôi, đuổi nó kiện sạt mẹ nghiệp UEFA, các anh ăn tiền là giỏi chứ nôn ra đền bù thì còn lâu nên ko đuổi đc. btw chả may PSG tham gia ESL xong cả 4 bị đuổi thì UEFA trao cúp cho ai