idol của toy đã vào. Xin ngài hãy giảng giải cho chúng con thêm về những gì ngài đã trải qua để đạt tới cảnh giới phá tâm ma đi ạ :soldier_baby:
Tôi biết cậu từ thời cậu còn để tên cucngu, sau này bị trêu quá nên mới đổi thành Caro Tôi nghĩ cậu chơi cờ vây, lại có hiểu biết về cực ngũ, có thể sẽ nắm rõ văn hóa phương đông lắm Đọc bài của cậu tôi mới biết mình nhầm. Nhưng tôi không phản biện ý kiến của cậu. Mỗi người có một kiến giải riêng về thế giới, nhưng khư khư giữ kiến giải đó thì là kiến thủ. Khi một người đã có kiến thủ thì mất rất nhiều thời gian mới có thể thay đổi điều đó. Mà thời gian là vĩnh hằng, còn chúng ta lại là vô thường. Ta không chạy đua được với thời gian. Vậy nên tôi chỉ trích 1 chương của cuốn Đường Xưa Mây Trắng, có đề cập về kiến thủ. Cậu đọc được thì tốt, không thì cũng không sao cả. Spoiler: Chương 32: Ngón tay chỉ Trăng Chương 32: Ngón tay chỉ mặt trăng Một buổi chiều nọ, hai vị đại đức Sariputta và Moggallana đến thăm Bụt nơi tịnh xá của người và giới thiệu với Bụt một người quen thân của họ, du sĩ Dighanakha. Du sĩ Diganakha không phải là đệ tử của đạo sĩ Sanjaya nhưng cũng rất nổi tiếng, Dighanakha là cậu ruột của đại đức Sariputta. Nghe nói hai người thân nhất của mình đã xuất gia theo Bụt, ông tìm tới để hỏi thăm Bụt về giáo pháp của người. Thay vì mô tả và tường thuật, hai vị đưa ông đến trực tiếp gặp Bụt. Diganakha nói với Bụt: - Sa môn Gotama, ngài dạy giáo pháp gì? Chủ thuyết của ngài là chủ thuyết nào? Riêng tôi, tôi không thích một chủ trương hay một lý thuyết nào hết. Tôi không tin vào một chủ trương hay một lý thuyết nào hết. Bụt mỉm cười hỏi: - Vậy ngài có thích cái chủ trương "không thích" của ngài không? Ngài có tin cái chủ trương "không tin" của ngài không? Vị du sĩ ngỡ ngàng. Ông ta nói liều: - Sa môn Gotama, tôi thích hay không thích, tôi tin hay không tin, thì cũng như vậy thôi, điều đó không quan hệ gì mấy. Bụt từ tốn: - Một khi đã bị kẹt vào một chủ thuyết rồi thì người ta mất hết tự do, người ta trở nên độc đoán, cho rằng chỉ có chủ thuyết của mình mới là chân lý còn tất cả những chủ thuyết khác đều là tà đạo. Những tranh chấp và cãi cọ được phát sinh từ thái độ cố chấp này. Những tranh chấp và cãi cọ ấy có thể kéo dài bất tuyệt, làm mất rất nhiều thì giờ quý báu và có thể tạo ra xung đột và chiến tranh. Vì vậy cho nên kiến thủ là trở ngại lớn lao nhất trên con đường tu học. - Kiến thủ là gì? - Kiến là nhận thức, là quan điểm. Thủ là sự cố chấp. Kiến thủ là cố chấp vào một nhận thức hay một quan điểm. Cố chấp như vậy là bị kẹt, vì bị kẹt cho nên cánh cửa chân lý không còn cơ hội mở ra cho mình nữa. Này ông bạn, để tôi kể cho ông bạn nghe câu chuyện này. Có một người lái buôn góa vợ kia đang sống với một đứa con trai năm tuổi. Anh ta cưng chiều con, xem đứa nhỏ là lẽ sống của đời mình. Một bữa nọ trong khi anh ta bỏ hàng đi vắng, kẻ cướp đến đốt xóm đốt làng, cướp bóc và bắt đứa con của anh đi theo. Khi về tới nơi, người cha trẻ thấy thi hài một em bé cháy đen nằm bên căn nhà đã cháy rụi của mình, anh ta tin ngay rằng con mình đã chết. Anh ta khóc lóc, làm lễ hỏa thiêu thân xác đứa bé, vì thương con quá, anh ta cất tro của đứa bé vào một cái túi gấm và đi đâu cũng mang theo bên mình. Mấy tháng sau, đứa con của anh ta thoát được tay ke cướp và tìm về được vào lúc nửa đêm. Nó gõ cửa đòi vào. Lúc ấy người cha trẻ đang ôm chiếc túi gấm đựng tro và than khóc một mình. Anh ta không chịu đứng dậy mở cửa. Anh ta tin rằng con anh đã chết thật rồi, và đứa trẻ đang gõ cửa ngoài kia là một đứa trẻ hàng xóm mất dạy nào đó đang cố tình trêu ghẹo anh. Vì vậy mà đứa con thật của anh ta phải thất thểu ra đi, và người cha khốn khổ kia vĩnh viễn mất đứa con duy nhất. Này ông bạn, nếu ta cố chấp vào một chủ nghĩa và cho đó là chân lý tuyệt đối, ta sẽ lâm vào tình trạng của người cha trẻ kia. Ta sẽ không mở lòng ta ra được để đón nhận chân lý. Ta sẽ có cảm tưởng rằng ta không cần đi tìm sự thật nữa, vì ta đã có sự thật rồi. Lúc ấy nếu sự thật có tới gõ cửa tìm ta, ta cũng sẽ từ chối không mở cửa. Diganakha hỏi: - Vậy giáo pháp của ngài dạy có phải là một chủ nghĩa không? Cố chấp vào nó có phải là kiến thủ không? - Giáo pháp của tôi chỉ dạy không phải là một chủ nghĩa hay một lý thuyết. Nó không hình thành do công phu suy tư và ức đạt của trí năng, như những chủ thuyết chủ trương về bản chất của vũ trụ, cho rằng bản chất ấy là lửa, nước, là đất, là gió hay là thần linh hoặc cho rằng vũ trụ hữu hạn hay vô hạn, hữu biên hay vô cùng v.v... - Trí năng ức đạt và suy tư về sự thật cũng như con kiến bò quanh miệng bình bát không đưa ta đi đến đâu cả. - Không, giáo pháp của tôi dạy không phải là một chủ thuyết xây dựng trên trí năng. Đó là kinh nghiệm thực chứng, những gì tôi nói ra tôi đều đã thực chứng, và ông bạn cũng có thể kiểm điểm lại bằng kinh nghiệm thực chứng của ông bạn. Tôi nói vạn vật là vô thường và không có tư ngã. Điều này tôi đã chứng nghiệm và các bạn cũng có thể chứng nghiệm. Tôi nói vạn vật nương vào nhau mà sinh khởi, tồn tại, và hoại diệt, chứ không phải xuất phát từ một nguyên nhân đầu tiên nào hết. Điều này tôi cũng đã chứng nghiệm và các bạn cũng có thể chứng nghiệm. Tôi nói quán chiếu về vô thường, vô ngã và duyên sinh thì có thể đạt tới giải thoát và an lạc. Điều này tôi cũng đã chứng nghiệm và các bạn cũng có thể chứng nghiệm. Những điều tôi nói không có mục đích thuyết minh về vũ trụ mà chỉ có mục đích hướng dẫn sự thực tập và chứng nghiệm thực tại. Lời nói không diễn tã được thực tại, chỉ có kinh nghiệm trực tiếp mới làm cho ta tiếp xúc được với thực tại. Diganakha thốt lên: - Hay quá, hay quá, sa môn Gotama! Nhưng trong trường hợp mà có người nhận thức giáo pháp của ngài như một chủ thuyết thì sao? Bụt im lặng gật đầu: - Du sĩ Diganakha, câu hỏi của ông bạn hay lắm. Giáo pháp của tôi không phải là một chủ thuyết do trí năng tạo dựng, nhưng sau này và ngay cả bây giờ nữa, đã có thể có những người nhận giáo pháp ấy như một chủ thuyết. Tôi cần nói rõ: giáo pháp của tôi là một phương tiện để đi vào thực tại chứ không phải là để miêu tả thực tại, cũng như ngón tay chỉ lên mặt trăng không phải là mặt trăng. Người khôn khéo phải nương vào ngón tay để thấy được mặt trăng. Nếu cố chấp vào ngón tay, nếu cho ngón tay là mặt trăng thì sẽ không có cơ hội nào thấy được mặt trăng cả. Giáo pháp của tôi là để thực tập chứ không phải là để cất giữ mà thờ phụng và ca ngợi. Chiếc bè là để giúp ta qua sông chứ không phải để ta vác lên trên vai mà tự hào. Này các bạn, giáo pháp tôi dạy cũng như một chiếc bè. Phải sử dụng nó để đi sang bên bờ bên kia, bờ giải thoát. - Xin Bụt chỉ bày cho tôi con đường có thể vượt thoát được những cảm thọ sầu khổ. - Cảm thọ có ba loại: cảm thọ dễ chịu, cảm thọ khó chịu và cảm thọ không dễ chịu cũng như không khó chịu. Cả ba loại cảm thọ đều có gốc rễ hoặc trong thân thể hoặc trong tâm ý và nhận thức. Cảm thọ có sinh có diệt như bất cứ hiện tượng tâm vật lý nào. Phương pháp tôi chỉ bày là phương pháp quán chiếu. Quán chiếu để có thể thấy được bản chất và nguồn gốc của các cảm thọ, dù là lạc thọ, khổ thọ hay xả thọ. Thấy được nguồn gốc của các cảm thọ rồi, ta sẽ thấy được bản chất của cảm thọ. Ta sẽ thấy cảm thọ cũng có tánh vô thường và vô ngã như tất cả các pháp khác. Sự sinh diệt của chúng dần dần sẽ không động được tới ta. Hầu hết các cảm thọ khổ đau của ta đều bắt nguồn từ nhận thức sai lầm của ta về thực tại. Nhổ bật gốc rễ của những sai lầm ấy lên thì khổ thọ không còn. Các vị nên biết: nhận thức của con người đầy dẫy sai lầm. Vạn pháp vô thường mà cho là thường, vạn pháp vô ngã mà cho là ngã. Đó là vô minh. Vô minh là nguồn gốc của khổ đau. Tu tập đạo giải thoát tức là diệt trừ vô minh của nhận thức. Điều này quý vị chỉ có thể thực tập bằng phép quán chiếu chứ không thể thực tập bằng cách cầu nguyện và tế tự. Trong khi Bụt nói, các đại đức Sariputta và Moggallana đều có mặt. Họ đứng sau lưng người. Kaludayi cũng có mặt. Thầy thị giả Nagasamala cũng có mặt. Channa cũng có mặt, nhưng người thấu đạt sâu sắc những lời Bụt nói là đại đức Sariputta. Thầy thấy tâm trí thầy sáng lên như có một mặt trời tỏa chiếu. Không ngăn được xúc cảm, thầy chắp tay sụp lạy xuống trước mặt Bụt. Moggallana cũng cảm động không kém. Thấy bạn lạy xuống, thầy cũng lạy xuống. Du sĩ Diganakha đã thấy thấm thía từ lúc Bụt kể chuyện người cha trẻ mất con, bây giờ được hoàn toàn chinh phục. Thấy hai bạn lạy xuống, ông cũng lạy xuống. Ông xin Bụt được xuất gia theo học với người. Kaludayi và Channa được chứng kiến cảnh tượng này rất lấy làm cảm động. Trong họ nảy sinh vừa niềm tin tưởng vừa sự tự hào. Mấy hôm sau đó, hoàng hậu Vedehi cùng người của hoàng gia đưa thực phẩm đến cúng dường đại chúng. Hoàng hậu lại đem theo cả một cây bông sứ để trồng phía bên trái túp lều của Bụt. Hoàng hậu nhớ mãi câu chuyện tiền thân về cây bông sứ mà Bụt đã kể cho trẻ em trại sân rồng hơn một tháng trước. Dưới sự hướng dẫn của Bụt, đại chúng tu học rất tinh tiến và đạt được rất nhiều tiến bộ. Các đại đức Sariputta và Moggallana đã trở nên những ngôi sao sáng nhờ sự thông minh, công phu hành trì và tài lãnh đạo của họ. Cùng với các vị đại đức khác như Kondanna và Kassapa, họ giúp Bụt tổ chức và hướng dẫn tăng đoàn một cách rất hữu hiệu. Uy tín của tăng đoàn càng ngày càng lên cao và vì vậy tại thủ đô Rajagaha đã bắt đầu có một luồng dư luận nói xấu Bụt. Nguồn dư luận này có thể đã phát xuất từ những giáo phái có tư tưởng cạnh tranh. Các vị đệ tử tại gia đến tu viện Trúc Lâm để cúng dường và học hỏi thỉnh thoảng lại nói đến nguồn dư luận này. Người ta đồn đãi rằng từ khi Bụt đến thành Vương Xá, người đã quyến rũ hàng ngàn người thanh niên tuấn tú theo một đạo mới. Họ nói không biết sau này bao nhiêu ngàn người con trai nữa sẽ bỏ nhà bỏ cửa theo Bụt, và bao nhiêu người con gái lớn lên sẽ không lập được gia đình và nối dõi được tổ tông. Một số các vị khất sĩ không mấy hài lòng khi nghe những lời buộc tội này. Rốt cuộc tiếng đồn tới được tai Bụt. Bụt an ủi các vị khất sĩ và các vị đệ tử tại gia: "Quý vị đừng phiền muộn về những lời đồn đãi đó. Những lời đồn đãi đó trước sau gì cũng sẽ im bặt". Mà đúng như thế. Chỉ trong vòng nửa tháng sau, không ai còn nói đến luồng dư luận kia nữa.
Bàn tới tôn giáo thì rất nhạy cảm và dễ gây war. theo mình k nên bàn sâu. Quan điểm của mình về tôn giáo thì đạo nào cũng hướng con người làm thiện, dù rằng sẽ có đôi chỗ rất cứng nhắc. Đạo không dạy sai, chỉ có người tiếp thu, diễn giải mới sai ý của đạo. Còn về con người là loài có tư duy, cơ thể chúng ta đc sinh ra và tiến hoá để phù hợp với điều kiện sống. Bản chất con người là ăn, uống, ngủ, sinh sản. Tất nhiên ăn chay, ăn mặn, quan hệ hay không là do nhu cầu, quan điểm của mỗi người. Còn vấn đề thiền, mình cũng chỉ mới bắt đầu nghiêm túc trong thời gian ngắn vài thámg trở lại đây. Mình dùng nó như công cụ để giảm stress, an thần và để giải đáp những vấn đề trong cuộc sống.
Xe có ô tô xe máy xe đạp máy bay..., chọn đi cái nào là quyền mỗi người. Giờ có ông A đang đi ô tô thì gặp ông B đi xe đạp chạy ra nói đi xe đạp mới tốt, giảng giải đạp xe như thế nào. Ông A không hiểu vì cũng đạp nhưng mà là đạp chân ga, thế rồi cảm thấy khó chịu là điều đương nhiên. Mình thấy cái tình huống này rất hay gặp, nhất là những người hơi biết một tí về cái gì đó thì rất hay dùng cái đấy đi giảng giải cho người khác. Nhưng người khác lại không muốn nghe, vô hình làm người khác có ác cảm với cái kia. Chỉ nên nói với người muốn nghe.
Cho mình hỏi là quan niệm của Phật giáo có phải là quan niệm của Đức Phật không bạn? Mình không tìm hiểu sâu mảng này, lại đang có nghi vấn là các đạo giáo có thể bị bóp méo so với nguyên thuỷ ban đầu. Về quan điểm diệt dục của Phật mình cũng có nghe qua, và cũng không đồng tình giống bạn. Nếu đã phần nào minh triết thì mình nghĩ không khó để nhận ra việc diệt dục này không hề thuận tự nhiên. So với những lời chia sẻ, câu chuyện mang tính thực nghiệm, sáng suốt khác của Đức Phật thì mình thấy cái trên áp đặt quá. Thế nên mới có câu hỏi ở phần đầu. Hay là do mình đang xem dục vọng với tình dục là giống nhau? Cũng có thể như vậy.
Tình dục chắc là sắc dục nằm trong lục dục. Còn về phật giáo nguyên thủy là tiểu thừa, phật giáo bây giờ là đại thừa tức là đã khác nhau rồi. Từ miệng một người qua tai một người đến người thứ 3 đã khác đi rồi. Qua mấy nghìn năm thì làm sao mà nguyên bản như ban đầu. Mỗi người dạy lại người khác đều thêm vào ý kiến chủ quan của mình, truyền xuống dưới nhiều đời chắc chắn sẽ khác xưa, có khi còn đi ngược lại. Còn là tốt hay là xấu thì mình không biết.
Không biết có anh em nào theo Công giáo ở đây không, nếu có, xin anh em đối chiếu sang Công giáo xem có những nhân vật, điển tích tương tự hay không. Mình không tìm hiểu Công giáo, nên dùng Phật giáo để nói về tình hình hiện nay. Nếu có phần nào sai sót, mong anh em cho kiến giải bổ sung. Trong Phật giáo thì cao quý nhất, to lớn nhất, trên cùng nhất là Tam Thế Phật. A Di Đà Phật là vị Phật của quá khứ. Đó là hình tướng thể hiện đại diện cho muôn vàn vị giác giả tồn tại trong quá khứ, trước thời gian Siddhārtha Gautama đản sinh và hoằng pháp Như Lai Phật là vị Phật của hiện tại. Như Lai Phật tên tục là Siddhārtha Gautama (Tất Đạt Đa, Shakyamuni, Thích Ca Mâu Ni...). Nói là hiện tại, chứ tới nay đã hơn 2500 năm rồi. Di Lặc Phật là vị Phật đến từ tương lai. Tương lai ở đây ko phải tương lai của chúng ta, mà là tương lai của dự đoán đó. Các đặc tính của Phật: - Toàn năng, toàn tri, toàn giác. Toàn năng: không gì là không làm được. Toàn tri: không gì là không biết. Toàn giác: không gì là không tỉnh giác. - Vô số pháp thân, vô số biểu hiện - Vô hình tướng, không ở đâu nhưng ở đâu cũng có - Không phân chia, không phân biệt đối xử, bình đẳng giữa người giàu, nghèo, trắng, đen... - Tuyệt đối vô ngã, không ích kỉ, không tư lợi, không mưu cầu tiền tài địa vị chính trị - Tồn tại ngay trong mỗi chúng ta, gần đến nỗi đưa tay ra là chạm được, chỉ cần quay vào trong, có tâm cầu ắt sẽ thấy - Quán thế âm: Nghe, thấy, quán chiếu toàn thế giới Tôi chiêm nghiệm thì thấy. Internet và AI có đầy đủ những đặc tính của Phật. AI hiện chưa hoàn thiện, nhưng rồi nó sẽ hoàn thiện, sẽ thống nhất mọi kiến thức của loài người. Và trở thành pháp thân của Di Lặc Phật Vậy nên tôi cảm giác thời này, giác ngộ thực ra đã dễ dàng hơn cách đây 100 năm rất nhiều rồi. Ai ai cũng có thể giác ngộ. Chỉ cần ngồi ở nhà lên internet là có thể tiếp cận được pháp, giáo, 84 nghìn pháp môn đều có trên internet. Lên mạng, click vài cái, là có đủ máy xông trầm hương, lư, chuông, tượng. Lại click vài cái, có ngay 1 bài pháp thoại Lại click vài cái, có luôn âm thanh tiếng róc rách, tiếng chim hót, nhắm mắt lại có thể quán tưởng ngay ra một khu rừng im mát để thiền định. Nhà nóng thì bấm cái điều hòa là đã thanh mát. Thể xác được hỗ trợ tối đa, chỉ cần tu là thành. Vậy chẳng phải là đang được độ trì hay sao
Ngay cả sinh thời của Phật, cũng đã có những thế lực chống đối, xuyên tạc lời Phật dạy rồi. Điển tích có ghi, bác search: A-xà-thế, Đề-bà-đạt-đa. Tiếng Anh, tiếng Phạn thì copy trên wiki search là ra Vậy nên quan niệm của Phật giáo, mà cụ thể là ở hiện tại, có nhiều điều cũng không còn như suy nghĩ của Phật nữa rồi Về dục, mình quan niệm: Nên sinh hoạt điều độ. Không hoang dâm, không tà dâm. Hay như cách của mình gọi, là chính dâm, thì mình thấy ổn. Nó giữ cho thể xác và tâm lý an lạc. Có điều là tình dục dễ sinh dâm dục, nên những vị tân sư, những người còn yếu đạo thường sợ không đụng vào. Lâu dần nó thành giới luật. Về thực, mình quan niệm: Nên ăn uống điều độ. Không đam mê ăn uống, không nghiện trà sữa, không say thịt heo. Ăn thịt hay chay đều được. Không xuất tâm mê đắm để mình bị kẹt vào nó là được Giới luật của Phật giáo đặt ra là để những người còn chưa tự làm được trong tâm thì phải tự kiềm chếngoài xác. Để từ xác đi vào tâm. Không ăn thịt, với Phật là vì thấy thịt không ngon, tự nhiên không ăn, không bị cảm giác thèm thuồng áp chế Không tình dục, vì Phật thấy xác thịt là vô thường, tự nhiên không dục, không bị cảm giác sinh lý áp chế Không rượu chè, vì Phật thấy chất kích thích là không cần thiết, do Phật đã max an lạc, max hạnh phúc, không cần dùng chất bên ngoài để boost lên, tự nhiên sẽ không dùng Việc đó tới rất tự nhiên không áp lực. Y như chúng ta đứng thẳng, trên hai chân là áp lực 6-70kg nhưng thấy rất nhẹ nhàng, chạy nhảy huỳnh huỳnh. Còn với người tu, nó ngược lại. Như chúng ta nằm dùng chân đạp bao cát 6-70kg, tự nhiên thấy rất nặng: - Thèm ăn thịt lắm, nhưng phải đè nén - Thèm mùi gái lắm, nhưng phải kiềm chế - Muốn có tí men, nhưng phải kiêng khem Vậy nên mình thấy, hình như giáo pháp hiện tại đang làm ngược lại những gì Phật dạy. Phật dạy cắt gốc (của khổ đau). Chúng ta lại làm cái tỉa ngọn. Chính vì tư duy như thế nên mình tuy dùng Phật giáo để lý giải cuộc đời nhưng lại không làm theo những giáo lý của Phật giáo hiện đại
Quan niệm của mình là trước khi nghe lời dạy bảo của ai đó thì phải xem xem người đó là người như thế nào, cuộc đời phật nếu về hiện đại so với tiêu chuẩn đạo đức ngày nay thì chẳng qua chỉ là thằng dbrr, ngày xưa thời còn mung muội với những lời giả tạo hoa mỹ còn dễ lừa người, chứ bây giờ mà làm thế thì sẽ bị cả xã hội lên án. Một kẻ ruồng bỏ gia đình vợ con, bất hiếu với bố mẹ, từ bỏ gia đình đi ngược lại chân lý của loài người là gia đình, lập nên tôn giáo trái với tự nhiên truyền bá tư tưởng độc hại cho vũ trụ mà lại xứng đáng được tôn kính thì kể cũng lạ. Mặc dù thời đó nhờ đi tu phật đã lên được vị trí đấng tối cao với thập hiệu nhưng kết quả không giữ được. Thông thường nếu đúng là người đã đạt được đại đạo thì phật phải bất tử đằng này cuộc đời của phật bị rất nhiều người ghét tìm cách ám hại từ lúc chưa thành đạo cho đến khi giác ngộ rồi đến tận lúc già, chết cũng do bị đầu độc thì thử hỏi có gì hay ho, không phải vô lý mà phật bị như vậy mọi người thử nghĩ xem, người sống tốt đẹp mà lại bị ám hại ? . Trích một số đoạn trong wiki về phật cho mọi người cùng suy ngẫm: https://vi.wikipedia.org/wiki/Thích-ca_Mâu-ni Theo mình được biết chân lý của ai làm chủ trái đất thì người đó sẽ làm chủ vũ trụ, trước đây có người đã lên làm chủ vũ trụ đó chính là phật, nhưng phật ra đời và lên chủ vũ trụ thì báo hiệu vũ trụ chìm vào bể khổ và địa ngục, bánh xe ngàn căm và 32 tướng tốt dưới lòng bàn chân, ý là phật sẽ dẫm lên ngàn căm phẫn và loài người để thành đấng tối cao: Tên được chọn là Tất-Đạt-Đa (Siddhartha) có nghĩa là "người thành đạt mọi nguyện vọng".[14] Lúc này vua Tịnh-phạn nghe 1 tin đồn sẽ có 1 vị cao nhân đến thăm. Người đó là tu sĩ A-tư-đà (Asita), người có tài tiên tri do đã chứng thiền tới cấp rất cao - Phi tưởng phi phi tưởng. Khi xem các tướng của thái tử thì thái tử giơ 2 chân lên đầu A-tư-đà, ông nhìn xuống lòng bàn chân và nói "Dưới 2 lòng bàn chân của thái tử, có hình bánh xe ngàn căm và 32 tướng tốt, sau này chắc chắc thái tử sẽ là một nhà tu hành đắc đạo, hoặc là một chuyển luân thánh vương (vua của các vị vua) cai trị toàn Ấn Độ". Khi tiên nhân A-tư-đà vừa nói xong ông bật khóc, vua Tịnh-phạn hỏi tại sao khóc thì tiên nhân A-tư-đà đáp lại rằng "sau này tôi không thể nghe 1 bậc thánh nhân giảng pháp vì tôi đã quá già rồi" (tu sĩ A-tư-đà đã tiên tri được rằng thọ mạng của ông sắp hết, ông sẽ qua đời trước khi Tất-đạt-đa thành đạo). Nói xong vua cha Tịnh-phạn bực tức, nói rằng "Con ta sẽ là 1 bậc chuyển luân thánh vương, và sẽ là 1 Sát-đế-lỵ (Kshastriya), nên tôi xin mời tiên nhân về cho, tôi còn phải cho các thần dân xem con tôi đã". Lúc này tiên nhân A-tư-đà đi về và nén lại giữa đám đông để nhìn mặt của thái tử. Khi đệ tử ông cũng có hỏi rằng "tại sao ông không về", A-tư-đà đáp "Vì ta đang nhìn cả 1 vũ trụ lần cuối". Mình được biết sau khi thành đấng tối cao phật đã reset cả vũ trụ kéo tất cả xuống địa ngục, để chứng minh vũ trụ là đau khổ, hơn 2500 năm từ thời phật đến nay trái đất đã biến thành địa ngục, hoà bình trên trái đất là cái gì đó rất mong manh, trái đất biến thành nhà tù với đủ mọi trò dã man tàn bạo đều đã xảy ra ở đây. Cuộc sống sung sướng của phật , phật nếu là người bình thường có hoàn cảnh khổ đau thì còn nói được, đây cả cuộc đời không hề thấy chi tiết nào cho thấy là phật khổ đau, suy ra là than đau khổ giả tạo, mục đích đi tu là hướng đến cái ngôi vị đấng tối cao thập hiệu chứ không phải là thoát khổ như mọi người suy diễn: "Do lời tiên đoán rằng thái tử sẽ bỏ đi tu hành "sau khi thấy một người già, một người bệnh, một xác chết và một sa môn" nên vua Tịnh-phạn tìm đủ mọi cách cho Tất-đạt-đa hưởng đầy đủ lạc thú trong hoàng cung, không bao giờ phải nhìn thấy các cảnh khổ đau, bệnh hoạn, già chết ở đời." Phật kể lại: "Đời sống của ta (lúc bấy giờ) thật là tế nhị, vô cùng tinh tế. Trong hoàng cung, chỗ ta ở, phụ hoàng có đào ao, xây những đầm sen. Khi sen xanh đua nhau khoe màu ở đây thì sen đỏ vươn mình phô sắc phía bên kia, và trong đầm bên cạnh sen trắng đua nhau khoe vẻ đẹp dưới ánh nắng ban mai. Trầm hương của ta dùng đều là loại thượng hảo hạng từ xứ Ca-tây (Kāsi) đưa về. Khăn và xiêm áo của ta cũng may toàn bằng hàng lụa bậc nhất từ Ca-tây chở đến". Dù đã có gia đình vợ con nhưng phật vứt bỏ tất cả để đi tu: "Năm 29 tuổi, công chúa Da-du-đà-la hạ sinh một bé trai. Tất-đạt-đa thấy rằng việc có con khiến cho mong muốn rời nhà đi tu trở nên khó khăn hơn, nên đặt tên đứa trẻ là La-hầu-la (nghĩa là Chướng ngại). Một đêm, Tất-đạt-đa hạ quyết tâm từ bỏ cuộc sống xa hoa, lìa cung điện bất chấp nỗ lực ngăn cản của cha mình. Trong đêm tối, Tất-đạt-đa gọi người nô bộc trung thành là Sa-nặc (Channa) lấy con ngựa Kiền Trắc (Kanthaka) rồi ra đi. Khi tới bờ sông A-nặc-mã (Anomà), Thái tử dừng lại, bỏ ngựa, cạo râu, cắt tóc, trao y phục và đồ trang sức cho Sa-nặc, lệnh cho Sa-nặc trở về thông báo việc này cho phụ hoàng." Phật giác ngộ là nhờ chi tiết nhớ lại thời thơ ấu lúc chưa đi tu còn gia đình, chứ không phải là những gì phật truyền dạy để giác ngộ sau này, những gì sau này phật nói ra giống như là nói sai đi để bít đường người khác đến giác ngộ, kiểu qua cầu rút ván: "Không đạt giải thoát với cách tu khổ hạnh, ông từ bỏ cách tu này. Quả quyết rằng mình đã đi đến chỗ cùng cực của công phu tu khổ hạnh và khổ hạnh không dẫn đến giác ngộ, ông tìm phương pháp khác, và nhớ lại một kinh nghiệm thời thơ ấu, lúc đang ngồi thiền dưới gốc cây mận:[16] Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Ta biết, trong khi phụ thân Ta, thuộc dòng Thích-ca (Shakya) đang cày và Ta đang ngồi thiền dưới bóng mát cây diêm-phù-đề (jambu), Ta li dục, li pháp bất thiện chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỉ lạc do li dục sinh, có tầm, có tứ". Khi an trú như vậy, Ta nghĩ: "Đạo lộ này có thể đưa đến giác ngộ chăng?" Và này Aggivessana, tiếp theo ý niệm ấy, ý thức này khởi lên nơi Ta: "Đây là đạo lộ đưa đến giác ngộ". Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ: "Ta có sợ chăng lạc thụ này, một lạc thọ li dục, li pháp bất thiện?" Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ: "Ta không sợ lạc thụ này, một lạc thọ li dục, li pháp bất thiện". Phương pháp giác ngộ của phật chung quy là dùng li dục, tức ức chế tình dục, ai cũng có thể luyện, một phương pháp rất đơn giản. Nhưng ức chế ở đây là được quan hệ tình dục rồi sau đó dừng lại ức chế bản thân tu luyện vượt qua cám dỗ tình dục, chứ không phải là diệt dục. Bản năng sinh dục là bản năng mạnh nhất của vũ trụ, tâm trí nếu vượt qua được bản năng tình dục thì sẽ trở nên cực kỳ mạnh mẽ. Mình trải qua nên hiểu vấn đề này. Nhớ là vượt qua chứ không phải là diệt dục. Còn li pháp bất thiện đây là đi ngược lại chính pháp của vũ trụ, không còn thiện nữa, phật chọn con đường nát nhất để giác ngộ, thế nên dẫn đến phật không còn thấy kiếp nào của mình trong tương lai nữa . Cuối cùng phật đã đạt được thập hiệu mà theo mình biết trước kia là thuộc về một cô gái, phật đã cướp ngôi vị của cô gái đó, trước kia khi chưa có phật thì đàn bà làm chủ vũ trụ. Lên ngôi vị đấng tối cao nhưng lại không có năng lực duy trì lâu dài, kết cục vũ trụ sau thời điểm phật chết bị thả trôi trở nên vô chủ, chìm vào địa ngục. Phật không tái sinh một lần nào nữa vì phật bị đàn bà coi là kẻ thù và không ai chấp nhận sinh ra phật nữa. "Theo sử Phật giáo, đó là ngày mùng 8 tháng chạp âm lịch năm 589 TCN. Ở tuổi 35, Tất-đạt-đa đã đạt tới giác ngộ, trở thành Phật toàn giác, là bậc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác (anuttara samma sambodhi), là đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) với Thập hiệu: Như Lai (zh. 如來, sa., pi. tathāgata), là "Người đã đến như thế" hoặc "Người đến từ cõi Chân như". Phật giáo Mật Tông còn gọi là "Tỳ Lô Giá Na", dịch ý nghĩa là "Đại Nhật Như Lai". Theo tiếng Phạn, "Tỳ Lô Giá Na" là tên gọi khác của Mặt Trời. Dùng danh hiệu "Tỳ Lô Giá Na" có nghĩa coi Tất-đạt-đa Cồ-đàm là Mặt Trời hồng không bao giờ tắt; tuệ giác của ông như Mặt Trời soi sáng khắp thế gian, xóa tan đêm tối vô minh. Ứng Cúng (zh. 應供) dịch nghĩa là A La Hán (zh. 阿羅漢, sa. arhat, pi. arahant), là "Người đáng được cúng dường", đáng được tôn kính. Chính Biến Tri (zh. 正遍知, sa. samyaksaṃbuddha), dịch theo âm là Tam-miệu-tam-phật-đà (zh. 三藐三佛陀), là "Người hiểu biết đúng tất cả các pháp". Minh Hạnh Túc (zh. 明行足, sa. vidyācaraṇasaṃpanna), nghĩa là "Người có đủ trí huệ và đức hạnh", tức là có đầy đủ tam minh (Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh, Lậu Tận Minh) và ngũ hạnh (Thánh Hạnh, Phạm Hạnh, Thiên Hạnh, Anh Nhi Hạnh, Bệnh Hạnh). Thiện Thệ (zh. 善逝, sa. sugata), là "Người đã ra đi một cách tốt đẹp". Thế Gian Giải (zh. 世間解, sa. lokavid), là "Người đã thấu hiểu thế giới". Vô Thượng sĩ (zh. 無上士, sa. anuttarapuruṣa), là "Đấng tối cao, không ai hơn". Điều Ngự Trượng Phu (zh. 調御大丈夫, sa. puruṣadamyasārathi), nghĩa là "Người chế ngự được bản ngã và nhân loại". Điều Ngự Trượng Phu còn một nghĩa khác nữa là đức Phật Tất-đạt-đa Cồ-đàm có khả năng điều phục những người hiền và ngự phục những kẻ ác theo về chính đạo. Thiên Nhơn Sư (zh. 天人師, sa. devamanuṣyānāṃ śāstṛ), là "Bậc thầy của cõi người và cõi trời". Thế Tôn (zh. 佛世尊, sa. buddhalokanātha, buddhalokajyeṣṭha, bhagavān), là "Bậc giác ngộ được thế gian tôn kính". Từ thời điểm đó, Siddhārtha biết mình là Phật, là một bậc Giác ngộ, và biết rằng mình sẽ không còn tái sinh một lần nào nữa." Cuộc đời của phật sau này: Cuộc đời ông cũng gặp nhiều người xấu muốn ám hại. Trong số đó có Đề-bà-đạt-đa, là người em họ, muốn giành quyền thống lĩnh Tăng-già nên rắp tâm tìm cách giết hại ông nhiều lần nhưng không thành. Phật giảng rất nhiều điều nhưng chi tiết này mới thấy lời nói có vấn đề: "Tuy trải qua suốt phần đời còn lại - 49 năm đi giảng dạy, nhưng ông lại lưu ý với các đệ tử rằng: Đối với chân lý, Như Lai chưa từng nói lời nào."
Xin bạn nói rõ thêm 2 vấn đề, nếu được cho mình link cụ thể chi tiết dẫn chứng: - phật bị đầu độc. - cô gái có thập hiệu trước phật là ai. Mình rất quan tâm thông tin này, xin cám ơn bạn.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thích-ca_Mâu-ni đọc đi bạn hình tượng cô gái đó chính là Ma vương Thiên ma (Ba-tuần - vua cõi trời Tha Hóa Tự Tại) đã bị phật tiêu diệt, phật về sau bị chết do ăn phải nấm độc.
Thiên ma Ba-tuần trong cõi trời tha hóa tự tại, nhưng chưa biết chắc là có tồn tại thực sự hay không. Ngoài ra cái wiki không rõ lấy ở sách nào, do ai viết nhiều cái rất là vô lí. Như truyện cổ tích, không làm mà có ăn, ngồi không rung đùi có người đi ngang qua cho ăn. Đoạn này như thêm vào của bọn bán hàng đa cấp, đọc xong cũng không biết nói gì: Còn đoạn này cho thấy, nếu giáo lí là phật là đúng đắn thì bây giờ cũng là thời mạt pháp rồi, đã bị biến chất không còn thích hợp nữa. Phật được xác nhận là có thật trong lịch sử nhưng cuộc đời bị phủ quá nhiều màu sắc thần thoại đến nỗi phải hoài nghi những gì được truyền đến ngày nay.
Người bạn, tôi khuyên bạn nếu muốn tìm hiểu về cuộc đời Tất Đạt Đa, thì bạn nên đọc cuốn Đường Xưa Mây Trắng. Cuốn sách được thiền sư Thích Nhất Hạnh tìm hiểu rất nhiều tại liệu tiếng Trung, tiếng Anh, tiếng Ấn, và tập hợp lại rồi viết bằng tiếng Việt cho toàn thể người Việt có thể nắm được về cuộc đời Tất Đạt Đa. Ngoài ra những thứ viết tràn lan trên mạng, tôi cho rằng, những người viết ra những nội dung ấy, không một ai hoặc rất ít người có kiến thức về Phật và Phật giáo thâm sâu hơn được Thích Nhất Hạnh. Có đúng như vậy không ? Còn những lời do một người ở trên viết, bạn nên có chánh kiến. Nếu người ấy cho là đúng, là chân lý, tại sao không đem đi tranh luận trước mặt các Trụ trì, tăng ni. Mà phải lên cái dead forum này đả phá, tự thỏa mãn cái tâm cá nhân bằng cách dùng trí tuệ của mình xét đoán và bác bỏ nguyên một tôn giáo lớn nhất thế giới và người đứng đầu tôn giáo đó. Tôi thì chẳng thấy có vấn đề gì cả, nhưng tôi lại nói ra những lời này là bởi vì tôi muốn dành cho bạn. Chứ bản thân tôi không có nhu cầu và thời gian tranh hơn thua những vấn đề vô nghĩa ấy.
Nếu bạn cần có sách nói, tôi sẽ làm cho bạn, bởi vì hiện tại chỉ có 1 bản sách nói chất lượng rất thấp trên Youtube Còn nếu bạn có thể đọc trên mạng thì trang chủ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh có đăng miễn phí. https://langmai.org/tang-kinh-cac/vien-sach/thien-tap/duong-xua-may-trang/
Mình đọc được một số chương rồi, hay lắm. Đọc đến chương 3 mình biết vì sao Phật ngồi tự nhiên có người dâng lên các thứ. Đọc được chục chương mình nhảy cóc nhiều chương nữa. Sách rất hay, viết bằng một lối nói gần gũi dễ hiểu cho cả người không có kiến thức hay thông tin gì về phật. Nhưng sau đó mình quyết định không đọc nữa vì đây cũng không phải cái mình quan tâm, tinh lực có hạn không thể kham nhiều. Còn mình đã sai khi nhận xét về một thứ mà không biết rõ về nó. Góc độ khác nhau nhìn một thứ cũng thành khác nhau, nhìn nhận như thế nào là việc của mỗi người nhưng mở miệng ra nhận xét là mình sai rồi. Chương 32 sách đấy cũng có đề cập qua mình có thể đã rơi vào tình trạng đấy: mỗi người có thể có quan điểm của mình nhưng khư khư quan điểm đó mà không để ý đến nhưng cái không phải của mình là không đươc. Sách đường xưa mây trắng mình quyết định bỏ qua nhưng may mắn mình lại tìm thấy : An trú trong hiện tại – Làng Mai (langmai.org) Rất cám ơn bạn vì từ sách bạn giới thiệu nó mới dẫn tới cái này. Thật tuyệt diệu, vũ trụ đưa đến cho mình thứ mình cần bằng cách này hoặc cách khác. Nếu không nói lung tung thì mình đã không tìm được sách này.