Nhân chuyện mấy bác có dâú hiêụ bực dọc,khó chịu,caú gắt khi ở trong một môi trường kín quá lâu : CABIN FEVER Cabin Fever là gì? Thuật ngữ - chỉ phản ứng tâm lý khá phổ biến xảy ra khi ở hoặc bị giam giữ (một mình) trong không gian kín một thời gian dài. Ban đầu bạn sẽ cảm thấy khá bình thường, tuy nhiên dần dần sẽ xuất hiện cảm giác buồn bã, cô đơn, tù túng hay suy nghĩ tiêu cực và thậm chí là lo lắng quá độ với tất cả những vấn đề, sự việc đang xảy ra xung quanh mình. Dấu hiệu nhận biết Cabin Fever Có gặp phải Cabin Fever hay không cũng phụ thuộc khá nhiều vào mỗi cá nhân. Việc phải ở trong nhà một thời gian dài có thể sẽ không thật sự ảnh hưởng tới những bạn hướng nội, ngược lại, với các bạn hướng ngoại có thể sẽ khó khăn hơn. Cabin Fever chỉ là một hội chứng chứ không phải là một bệnh về tâm lý như DD hay AD, tuy nhiên để không bị nhầm lẫn, cũng như không chủ quan và có cách chữa trị kịp thời trong trường hợp bị mắc bệnh tâm lý, chúng ta cần nắm được triệu chứng cơ bản của Cabin Fever. -Buồn bã hoặc có cảm giác như mình bị rơi vào trầm cảm hoặc rối loạn lo âu -Hay cảm thấy mất hi vọng vào mọi việc -Không thể tập trung (dù trước đó vẫn có khả năng tập trung) -Mất ngủ hoặc thay đổi thói quen ngủ (như bị ngủ ít đi hoặc nhiều lên bất thường hoặc buồn ngủ vào những thời gian mà trước đây chưa từng xảy ra) -Giảm động lực làm bất kì chuyện gì (bao gồm cả vệ sinh cá nhân - có thể hiểu rằng là lười nhưng lười bất thường) Lưu ý: không phải ai khi ở trong môi trường kín (ở đây là ở yên trong nhà) một thời gian dài cũng xuất hiện Cabin Fever, và triệu chứng ở mỗi người không giống nhau 100%. Và nếu những dấu hiệu trên bắt đầu ảnh hưởng tiêu cực lớn tới cuộc sống hằng ngày của bạn thì hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia hoặc người có kinh nghiệm trong việc hỗ trợ tâm lý. So sánh với Pandemic Fatigue Về cơ bản Pandemic Fatigue là phản ứng tự nhiên và có thể dự đoán trước trong giai đoạn dịch bệnh toàn cầu như hiện nay. Điều này xảy ra khi chúng ta bất chợt phải thay đổi hoàn toàn thói quen của mình khi dịch bệnh xuất hiện và khiến chúng ta lo lắng hơn về vấn đề sức khoẻ của mình. Pandemic Fatigue xuất hiện khi chúng ta phải đối mặt với Covid-19. Cabin Fever là một hội chứng nói chung xảy ra khi ta phải ở một nơi nào đó trong một thời gian quá dài (có thể không phải vì giãn cách, nếu thường xuyên phải tăng ca, ngồi làm việc trong văn phòng có không gian bí bách cũng dẫn đến hiện tượng này). Cách đương đầu với Cabin Fever - Duy trì thói quen trong giai đoạn bình thường khi đang phải giãn cách xã hội. Nếu trong giai đoạn bình thường của xã hội, bạn thức dậy lúc 7 giờ sáng, ăn sáng lúc 7 giờ 20, bắt đầu làm việc lúc 8 giờ và kết thúc một ngày vào lúc 23 giờ. Thì hãy cố gắng duy trì thói quen đó (thậm chí cả việc đánh son, kẻ lông mày trước khi làm việc). Trong giai đoạn giãn cách, có rất nhiều bạn đã thay đổi thói quen sinh hoạt của mình như thức rất khuy, dậy trễ, ăn uống không đúng giờ. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng và suy nghĩ của bạn. - Duy trì thói quen ăn uống Tâm lý làm việc ở nhà, không ai quản lý việc bạn ăn lúc nào, ăn ở đâu khiến bạn tự đảo lộn thói quen ăn uống của bản thân, thậm chí gia tăng việc tiêu thụ những đồ ăn không lành mạnh. Việc ăn uống đúng giờ, đủ chất sẽ giúp cơ thể bạn bổ sung năng lượng hợp lý để hoạt động trong ngày - tránh được việc cơ thể và tâm trí thấy uể oải. Có thể vì ít phải hoạt động hơn so với khi đi làm tại văn phòng, nhưng việc ăn đúng bữa sẽ giúp cân bằng được dưỡng chất nuôi cơ thể. Hạn chế ăn đồ ăn nhanh và uống đủ nước nhé. - Tạo không gian riêng cho bản thân Có thể thấy rằng khi đi làm tại văn phòng hoặc kể cả làm freelance, chúng ta dành khá nhiều thời gian bên ngoài - ít thời gian với gia đình. Có những vấn đề sẽ phát sinh khi làm việc ở nhà - bắt buộc phải dành nhiều thời gian hơn cho gia đình. Vậy nên nếu có thể, hãy luôn tạo cho mình được không gian riêng để cân bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc, cũng như không để bản thân cảm thấy áp lực hay trì trệ vì không thể tập trung hoàn thành công việc. - Đặt mục tiêu và đưa bản thân vào kỉ luật Đây là điều cần thiết để thực hiện được 3 lời khuyên trên. Bởi khi làm việc tại nhà, ta dễ sinh ra tâm lý “Ở nhà cả ngày làm việc, vội gì” rồi dẫn đến việc bị lố deadline và không hoàn thành được công việc. Đặt cho mình một mục tiêu. Không cần phải quá xa hay to tát, chỉ cần như lúc còn đi làm văn phòng là ổn. Đặt mục tiêu hôm nay cần hoàn thành việc gì, tuần này cần hoàn thành việc gì, và đưa bản thân mình vào kỉ luật. Nếu không thể tự kỉ luật bản thân, hãy thử đăng tải lịch của mình lên mạng xã hội - nơi mà chúng ta sẽ nhận được cả lời động viên lẫn phán xét. - Ra ngoài khi có thể. Trong giai đoạn bệnh dịch đang khá căng thẳng, việc ra ngoài gần như là bất khả thi và cực kì không nên. Tuy nhiên sẽ có những trường hợp cho phép bạn ra ngoài như: đi chợ theo ngày được quy định, xuống gặp tổ trưởng tổ dân phố, xuống lấy đồ hỗ trợ, đi test Covid theo quy định hoặc đi tiêm Vaccine - hãy tận dụng mọi cơ hội. Nếu như nhà bạn có sân hay ban công thì hãy chịu khó ra ngoài đó đứng để thay đổi không khí một chút. Nếu không có sân và ban công, hãy mở cửa và đứng sát cửa (nhớ đeo khẩu trang + giữ khoảng cách 2m) để nhìn phố nhìn đường một lúc. Việc liên tục không được ra ngoài trong thời gian dài sẽ khiến cho Cabin Fever trở nên tệ hơn, có thể dẫn đến những hội chứng tâm lý như rối loạn lo âu hay hoảng loạn. https://www.facebook.com/21percentofhappiness/posts/360747895793556
Cabin Fever là tác dụng phụ của việc giãn cách xã hội. Tức là từ thời tiền sử, con người sinh ra là để chạy, nhảy, di chuyển, hay nói cách khác đó là bản năng nhu cầu không thể nào thiếu. Khi việc chạy nhảy không còn được đáp ứng, nhu cầu thời tiền sử bị block => cabin fever. Thời gian càng dài, cabin càng nặng, bào mòn sức khỏe thể chất lẫn tinh thần => sau dịch thường có thể thấy béo phì, sang chấn tâm lý, bạo hành gia đình cũng chỉ bởi cabin fever. Tôi thì thường làm kiểu rảnh, vứt rác nhiều lần trong ngày, chủ yếu là để cho đôi chân được đi lại, lấy bát ra ăn cơm hoặc làm gì đó thì không ráng gom 1 lần cho tiện. Bát ăn xong để đó, chiều rửa.
Đang tìm hiểu về cái bức bối kia thì chợt nhớ tới cái này, Cabin Fever. Nên thôi post luôn. Bên topic tám nhảm kia có 1 bác noí cũng hay - mỗi người sẽ có cách riêng cho mình trong giai đoạn này rồi :
Tôi ngày nào cũng vào, mà đến giờ đi ngủ chứ không thức khuya như mấy ông trong này. Cơ bản là đọc để biết, ngoài ra đừng để khiến bị ảnh hưởng là được, dù gì sự thật là điều không thể chối bỏ mà.
Theo mình thì chưa cần đen phải nói chuyện, mà chỉ cần lăng nghe thôi. Chả thế mà các Chuyên gia tâm lý đầu tiên khi tiếp xúc với bệnh nhân là lắng nghe khách hàng trước rồi mới có liệu trình sau. Nhưng đc cái mấy bác tư vấn trên này lắng nghe thì lại ko mất tiền.
Thế mới có cái topic này, nhưng ko giải quyết đc tận gốc của vấn đề. Với lại chuyên gia dù có giỏi cỡ nào nhưng vấn đề chủ yếu là ở bệnh nhân; dù có tư vấn, giúp đỡ họ cỡ nào mà họ từ chối phần bóng tối trong họ thì không bao giờ họ bước đc ra ánh sáng.
Đó là điều đương nhiên rồi. Nguyên tắc của tôi là, tôi như đèn soi đường, còn họ phải tự đi lấy, phải tự giải quyết vấn đề đó của họ. Nếu họ từ chối được giúp đỡ thì thôi, không phải viêc của mình. Chỉ giúp trong khả năng cho phép là được, mình không ôm đồm.
Đây là qui tắc nghề rồi bác, tâm lý gia chỉ có thể hỗ trợ thân chủ nhận thức về con đường và các lựa chọn để đi, còn đi là vấn đề của họ -không thể ép vì đây là hành trình chữa lành của họ. Và còn nhiều qui tắc nữa. Nhưng đều dựa trên ích lợi tốt nhất của thân chủ và mối quan hệ trị liệu.
Trong này có bác sĩ tâm lý luôn ạ mình có 1 case ( bạn gái mình), chẩn đoán "rối loạn trầm cảm loạn thần" cần ý kiến của các chuyên môn, nếu có mình xin được gửi riêng trong hộp thư ạ Đã từng hỏi ý kiến bác Niquitin17334560 rồi, nhưng nếu trong đây có các bác chuyên môn mình nghĩ sẽ tốt hơn.
hỏi thật trong lúc giãn cách phong toả, WFH... căng thẳng bí bách tâm lý, stress trầm cảm các kiểu thì các ông có quay tay ko ? tuần mấy lần
Về ý kiến cá nhân thì đây là một điêù hoàn toàn bình thường mà - nhất là khi đang trong tình cảnh hiện tại như vầy mà con người cần giải quyết nhu cầu sinh lý cá nhân. Việc thủ dâm sẽ không gây hại cho cơ thể nếu không lạm dụng nó quá mức. Mình có thể hỏi thêm về các mặt khác trong cuộc sống của bác được chứ ? Bác sống với ai ? Tình hình các mối quan hệ ra sao, có đang trong một mối quan hệ tình cảm hay như nào không ? Và điều gì khiến bác nghĩ rằng việc thủ dâm là bất thường - đây là cái quan trọng nhất !
Quay tay bình thường mà chứ có gì đâu, tôi thấy có ý kiến quay tay nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe sinh sản. Cái này đọc thì thế này, tức là quay tay nhiều thì chỉ giảm số lượng tinh trùng trong mỗi lần xuất tinh, nhưng trong khoảng thời gian một tuần, bạn vẫn sẽ tạo ra cùng một số lượng tinh trùng. Trên thực tế, xuất tinh hàng ngày trong một tuần đã được tìm thấy để cải thiện chất lượng tinh trùng. Mà nói chung cái gì quá nhiều sẽ không tốt, cố gắng sống tích cực, thể thao, có thói quen lành mạnh: đọc sách, đi bộ... https://www.healthymale.org.au/news/are-there-any-benefits-to-taking-a-break-masturbating