Đào hầm trữ thức ăn thôi - Year 3: Road to 30/4 [Tổng hợp tin tức về Covid-19]

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi N.Emblem, 21/1/20.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. Sonny_2802

    Sonny_2802 Chí.

    Tham gia ngày:
    6/9/21
    Bài viết:
    391
    Nơi ở:
    Làng Vũ Đại
    Hỏi có cl mà nó cho về :)) k cho về nên mới tự đi về
     
  2. More Please

    More Please Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    3/9/21
    Bài viết:
    404
    Không về cũng chưa chắc có việc làm.
    40% doanh nghiệp tại TP.HCM chỉ còn tiền để hoạt động dưới 1 tháng (thanhnien.vn)
    40% doanh nghiệp tại TP.HCM chỉ còn tiền để hoạt động dưới 1 tháng
    Đặc biệt, khảo sát của hiệp hội cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp chỉ còn dòng tiền giúp duy trì hoạt động ít hơn 1 tháng chiếm gần 40%; tỷ lệ doanh nghiệp có dòng tiền hiện tại có thể giúp duy trì hạt động từ 1 tháng đến dưới 3 tháng đều quanh mức 46%. Bên cạnh đó, số liệu khảo sát cũng cho thấy có gần 30% lao động bị mất việc làm. Trong đó riêng ngành da giày giảm sâu hơn 62%; dệt may giảm 42,6%; ngành lưu trú và khách sạn giảm gần 40%. Người lao động gặp khó khăn do mất việc, không có thu nhập tăng cao áp lực lên công tác an sinh xã hội của thành phố...

    -----------
    Hàng xóm tôi có bà chị làm lao công trong trường mẫu giáo, nghỉ ngay từ đầu dịch tới giờ ko có thu nhập, bả làm dạng qua công ty thứ 3 thuê vô nên ko đc trợ cấp gì từ trường.
     
  3. Nazgul_blr

    Nazgul_blr Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/5/05
    Bài viết:
    28,089
    Nơi ở:
    TP Hồ Chí Min
    Ông anh tui mùa dịch vừa rồi 1 tháng bay 90tr. Cty bé con thôi đó.
    Từ hồi dứt hết nợ nần & khởi đầu lại, đc yên ổn đâu 1 2 năm đc nhiêu tiền h bay hết mẹ, đéo biết có đang mượn nợ nữa ko đây...
     
  4. urusei

    urusei A.D.M.I.N Ẩn GameVN Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/12/04
    Bài viết:
    22,555
    Dân ta đi không gì cản nổi !suong.
     
  5. Sonny_2802

    Sonny_2802 Chí.

    Tham gia ngày:
    6/9/21
    Bài viết:
    391
    Nơi ở:
    Làng Vũ Đại
    Hỏi địa phương
    Thôi ông ơi, tui đây hỏi 4-5 lần méo có công văn gì cho về cả, đành ngậm ngùi trụ lại đây, những ng ko trụ lại đc ngta về thôi, người trong cuộc mới hiểu ng trong kẹt
     
    kylanbac91 thích bài này.
  6. urusei

    urusei A.D.M.I.N Ẩn GameVN Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/12/04
    Bài viết:
    22,555
    Tầm này mượn nợ là phiêu lưu vcl luôn nhé. Vì đéo biết có vực dậy nổi hay mất luôn số mới mượn :).
     
    Nazgul_blr thích bài này.
  7. Sonny_2802

    Sonny_2802 Chí.

    Tham gia ngày:
    6/9/21
    Bài viết:
    391
    Nơi ở:
    Làng Vũ Đại
    96C3343A-506F-46D5-94DC-5EB9A8066DE9.jpeg Dân miền trung đang tháo chạy rồi, 1 tốp đầu, mai mốt thêm vài tốp nữa
     
  8. urusei

    urusei A.D.M.I.N Ẩn GameVN Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/12/04
    Bài viết:
    22,555
    Mấy thằng văn mẫu kiểu đó dám múa phím trên này thôi.
    Giỏi thì kêu nó ra giáp ranh Bình Chánh Long An hay Bình Dương Biên Hòa mà múa.
     
    Sonny_2802 thích bài này.
  9. creativealtair

    creativealtair snake, snake, snaaaake

    Tham gia ngày:
    6/5/08
    Bài viết:
    8,213
    Nơi ở:
    Siwa
    Kiệt sức
    Tại cuộc họp nhóm lâm sàng thường kỳ ở bệnh viện, sếp hỏi tôi: “Cô có ổn không?”. Tôi bất ngờ trong vài giây rồi bật khóc.

    Vì tôi không ổn tý nào.

    Tôi đã nhiều ngày ngủ không ngon, luôn đau nhức lưng, vai gáy và gặp chứng rối loạn lo âu. Lúc nào tôi cũng thấy rã rời sau một ngày làm việc, trong khi nhiều công việc đến hạn chót cùng lúc. Có giai đoạn tôi ghét nơi mình ở và công việc mình đang làm, thấy đơn độc và lạc lõng.

    Đó là tháng 11 năm ngoái, tôi sang Mỹ tu nghiệp ngành công tác xã hội lâm sàng giữa lúc nước này bùng dịch. Vì chuyên ngành sâu là công tác xã hội trong y tế nên một tuần ba ngày, tôi thực hành tại khoa Chăm sóc giảm nhẹ ở Bệnh viện đa khoa Massachusetts.

    Khi sếp hỏi tôi có thể làm việc với bệnh nhân Covid-19 không, tôi không ngần ngại nói "sẵn lòng". Nhưng khi gặp người bệnh đầu tiên, tôi lo lắng và căng thẳng tới mức vã mồ hôi. Tôi sợ mình sẽ nhiễm virus.

    Công việc của tôi là chăm sóc tâm lý cho người bệnh mắc bệnh hiểm nghèo, Covid-19 và bệnh nhân cận tử. Điều kiện làm việc tương đối căng thẳng. Tôi lắng nghe bệnh nhân và người thân khóc, tâm sự về những đau buồn mất mát của họ mỗi ngày. Tôi cũng nghe đồng nghiệp là bác sĩ và điều dưỡng trong khoa nói về nỗi tuyệt vọng không cứu được người bệnh. Cứ thế, nhiều ngày trôi qua, chỉ đến khi sếp hỏi, tôi mới nhận ra mình bị kiệt sức nghề nghiệp.

    Nói chuyện với nhiều đồng nghiệp trong nước, tôi nhận ra họ cũng ít nhiều đang trải qua những gì tôi đã từng. Vài người trong số họ mệt đến mức muốn nghỉ việc. Môi trường làm việc căng thẳng, cường độ làm việc quá cao trong điều kiện quá tải của bệnh viện, nguy cơ phơi nhiễm với Covid mỗi ngày làm họ sợ cho chính bản thân, lo lắng lây bệnh cho người thân dù đã mang đầy đủ đồ bảo hộ.

    Một trong những nguyên nhân chính gây kiệt sức nghề nghiệp với nhân viên y tế là kiệt sức thấu cảm: cạn kiệt sự cảm thương, thấu hiểu cho nỗi đau của bệnh nhân và người thân.

    Chứng kiến người bệnh đau đớn hay qua đời mỗi ngày mà không cứu chữa được; lắng nghe những đau khổ và mất mát của gia đình họ mà không giúp được... sẽ dần ăn mòn lòng trắc ẩn của họ. Sự thấu cảm này thể hiện đạo đức và tình người của những ai làm trong ngành y nhưng cũng là gánh nặng. Ta thử nghĩ xem, ai có thần kinh thép để chứng kiến không chỉ một người qua đời, chứng kiến nhiều người tuyệt vọng mỗi ngày mà có thể bình thản?

    Không có sự hỗ trợ tinh thần kịp thời, nhân viên y tế sẽ kiệt quệ về cảm xúc, trở nên né tránh và chai lỳ.

    Hơn thế nữa, làm việc triền miên khiến họ đối mặt với những cơn mệt mỏi kéo dài, đau nhức cơ thể, mất ngủ và gặp vấn đề tiêu hóa. Người bị kiệt sức nghề nghiệp sẽ dễ căng thẳng, tức giận và khó quản lý cảm xúc. Hàng chục nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhân viên y tế trong đại dịch Covid-19 tại nhiều nước có dấu hiệu rối loạn lo âu, trầm cảm, tự ti và mắc kẹt trong cảm giác có lỗi, dằn vặt. Chúng có thể trở thành sang chấn tâm lý lâu dài.

    Tôi luôn mong đồng nghiệp tại Việt Nam có thể nhận ra sớm rằng mình đang kiệt sức và tìm được giúp đỡ. Tháng trước, tôi làm việc với các giảng viên và chuyên gia tâm lý tại các tỉnh, thành Việt Nam, Hội Y học chăm sóc giảm nhẹ Việt Nam để phát triển các chương trình giúp nhân viên y tế chăm sóc tinh thần cho bản thân. Chúng tôi xây dựng các buổi dạy online về sức khỏe tinh thần, ngăn ngừa kiệt sức thấu cảm và các buổi thiền online cho những người đang làm việc trong bệnh viện. Chúng tôi cũng soạn các tờ rơi và bảng hướng dẫn thiền ngắn để giúp mọi người có thể thực hành mọi lúc mọi nơi. Tôi và nhiều đồng nghiệp đang triển khai thêm chương trình tham vấn nhóm cho nhân viên y tế gặp căng thẳng tâm lý do dịch Covid.

    Trò chuyện với họ, tôi thấy, cũng như tôi, không phải ai cũng nhận ra ngay rằng mình đã cạn năng lượng. Với lợi thế của một người nắm rõ chuyên môn, năm ngoái, tôi may mắn biết mình cần làm gì để lấy lại cân bằng. Tôi bắt đầu chăm sóc mình bằng cách lắng nghe cơ thể, dõi theo tâm trạng và sức khỏe bản thân mỗi ngày. Việc này giúp tôi biết lượng sức trong từng ngày làm việc. Một trong những việc cơ bản tiếp theo là duy trì sinh hoạt điều độ. Ăn uống, ngủ đầy đủ và đúng giờ rất quan trọng nhưng thường bị nhân viên y tế bỏ qua do yêu cầu công việc.

    Bên cạnh đó là thể dục. Sức khỏe thể chất ổn định hỗ trợ rất nhiều cho sức khỏe tinh thần. Ít nhất, tôi nói với họ dành ra 15 phút để thư giãn mỗi ngày. Thế mà, có những nhân viên y tế tuyến đầu nói không có nổi 15 phút cho mình.

    Tôi cho rằng chính phủ và Bộ Y tế có thể khởi động một chương trình chăm sóc sức khỏe tinh thần cho nhân viên y tế toàn quốc bên cạnh các chương trình chuyên biệt khác. Thực ra, nhu cầu này đã có từ lâu và nay không thể trì hoãn nữa. Một trong những dự án có thể triển khai ngay là đường dây nóng hỗ trợ tâm lý và sức khỏe tâm thần cho nhân viên y tế.

    Việc đảm bảo điều kiện làm việc, sinh hoạt và các chính sách công bằng về thu nhập, phúc lợi trong công việc giúp đem lại sự yên tâm cho nhân viên y tế. Tôi khá buồn khi đọc tâm sự của bạn bè làm nghề y về chế độ đãi ngộ họ nhận được khi đi chống dịch, nó không hơn bình thường là mấy. Bởi như chúng ta, họ còn phải có trách nhiệm với gia đình.

    Nhân viên y tế làm việc trong cùng nhóm thường quan tâm, hỗ trợ nhau khi thấy đồng nghiệp kiệt sức. Nhưng sẽ tốt hơn, nếu cần, họ biết có thể tìm sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý hay chuyên gia công tác xã hội lâm sàng ở đâu.

    Đại dịch còn dài, là lúc ngành Y thực hành triệt để nguyên tắc: Bảo vệ tốt nhân viên của mình trước nếu muốn bảo vệ tốt bệnh nhân và nền y tế.

    Trương Nguyễn Xuân Quỳnh
     
  10. Barking1.1

    Barking1.1 Persian Prince

    Tham gia ngày:
    10/4/21
    Bài viết:
    3,723
    Nơi ở:
    Somewhere only I know
    À, tui đang rep case di chuyển từ Hậu Giang - Cần Thơ, chứ không phải từ SG..
     
    Sonny_2802 thích bài này.
  11. Sonny_2802

    Sonny_2802 Chí.

    Tham gia ngày:
    6/9/21
    Bài viết:
    391
    Nơi ở:
    Làng Vũ Đại
    Ừ. Bà bầu than khóc quá trời về quê sinh đẻ còn có người chăm sóc, mà vẫn k đc về, tới tận hôm nay ngta phản ánh dữ quá mới chính thức lấy danh sách, còn về ngày nào thì cũng chưa biết
     
  12. Nazgul_blr

    Nazgul_blr Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/5/05
    Bài viết:
    28,089
    Nơi ở:
    TP Hồ Chí Min
    Bởi tui với bà già đang lo ấy :))
     
  13. khangdat

    khangdat Member box thùng rác ⚜ Duel Master ⚜ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    11/9/07
    Bài viết:
    4,853
    Nơi ở:
    Cần Thơ
    Thì do chủ quan đó!bungbay
     
    Barking1.1 thích bài này.
  14. RickBe

    RickBe Thy Phương Nhi Thảo Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/11/06
    Bài viết:
    19,850
    Nơi ở:
    TP.HCM
    lấy danh sách, rồi phải được tỉnh địa phương đồng ý, rồi lên kế hoạch, rồi tới lượt. vài tháng nhé.
    Đấy là trường hợp chúng nó thực hiện theo lời hứa =))
     
    Netorare thích bài này.
  15. Nguoisoisonglau

    Nguoisoisonglau Liu Kang, Champion of Earthrealm

    Tham gia ngày:
    16/10/20
    Bài viết:
    5,190
    Nơi ở:
    Khách sạn Phú Bà, Đại học X rẽ trái
    Nhìn bcuoi vl gv full vero cell mũi 2 r mà nhà con e ta vẫn hóng hàng ông ngoại =)))
     
    Netorare, Dr.Strange and JEmEL like this.
  16. urusei

    urusei A.D.M.I.N Ẩn GameVN Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/12/04
    Bài viết:
    22,555
    Nói chung là nên cắt lỗ. Còn sức khỏe còn vốn liếng thì còn làm lại từ đầu được.
    Đang trên đà khủng hoảng thì tập đoàn còn chết xếp lớp nên cò con không gồng nổi đâu.
    Có tiền thì đổi sang hàng được chứ có hàng thì ôm tới chết giống tao khổ lắm !suong.
     
    Nazgul_blr thích bài này.
  17. blueskyvan

    blueskyvan One-winged Angel Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/2/07
    Bài viết:
    7,504
    Giờ chỉ có cách gom hết lại cho vào trường học để tạm trú cách ly thôi. Giờ ko cản được nữa thì gom lại cho an toàn. nhìn thì đông đó những mỗi tỉnh gom lại dân quể thì cũng ko có nhiều đâu nếu san sẻ hết cho quê những người về.!nghi
     
  18. [MAX]Gear

    [MAX]Gear Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/12/10
    Bài viết:
    3,558
    https://zingnews.vn/an-giang-vo-tran-vi-tren-3000-nguoi-chay-xe-may-ve-que-post1267947.html

    An Giang 'vỡ trận' vì trên 3.000 người chạy xe máy về quê

    lại giãn cách thì dân hiện đang ở đó thế nào cũng quay ra mạt sát những người đang tháo chạy. Đúng ở cũng khổ, về cũng khổ !bye
     
  19. Sonny_2802

    Sonny_2802 Chí.

    Tham gia ngày:
    6/9/21
    Bài viết:
    391
    Nơi ở:
    Làng Vũ Đại
    Dân thường ko nói. Đây phụ nữ mang thai mới ác, có đợt cũng đón về đâu đc vài trăm người, kêu ưu tiên người già, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, mà tới khi duyệt về thì toàn thấy thanh niên :)) chắc là con ôgn cháu cha của tụi nó, dân lại chửi tiếp. Vòng lặp k biết bao giờ chấm dứt
     
    3vudeptrai and UltraSmash like this.
  20. Bé Thùy kính trễ

    Bé Thùy kính trễ Red, Pokémon champion

    Tham gia ngày:
    28/7/16
    Bài viết:
    7,245
    Muốn dân ko bỏ chạy về quê nữa thì dễ lắm. Các bác mạnh tay đảm bảo tiền ăn ở cho đến khi họ có việc làm mới thì chả ai về nữa đâu. Nhưng thay vì hành động thiết thực thì các bác toàn hứa mồm thì ai nghe
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này