Đào hầm trữ thức ăn thôi - Year 3: Road to 30/4 [Tổng hợp tin tức về Covid-19]

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi N.Emblem, 21/1/20.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. Bách độc bất xâm

    Bách độc bất xâm Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    1/8/21
    Bài viết:
    2,677
    Thực trạng sống chung với covid là kô thể tranh khoi, thay thay vì chấp nhận và hỗ trợ nhân dân thì cp ta đấm dân ra bã rôi mới để dân sống chung
     
  2. Shay Patrick Cormac

    Shay Patrick Cormac Sonic the Hedgehog

    Tham gia ngày:
    15/8/17
    Bài viết:
    4,700
    Tầm này phải mở thôi,có gì thì tự đi mà chịu!choo
     
  3. Bé Thùy kính trễ

    Bé Thùy kính trễ Red, Pokémon champion

    Tham gia ngày:
    28/7/16
    Bài viết:
    7,258
    Tình hình hiện tại thì sống chung ntn đảm bảo các bác trên cũng bó tay trong khi tỉ lệ phủ vaccin thấp. Việc mở cửa lại là do cấp bách phải cứu nền kinh tế thôi.
    Các tỉnh miền tây ko đủ chỗ cách ly phải cho tự giác cách ly tại nhà. SG với mấy tỉnh tâp trung kcn thì yolo mẹ luôn, âm dương hoà hợp thả trôi luôn. Lực lượng tuyến đầu rút hết.
    Kèo này coi bộ high risk no return
     
  4. Bách độc bất xâm

    Bách độc bất xâm Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    1/8/21
    Bài viết:
    2,677
    Cái lộ trình đơn giản nhất từ lúc có nguy cơ bùng dịch mất kiểm soát là đảm bảo nhu cầu cơ bản, ăn ở, chăm sóc y tế cho dân rôi câu giờ phủ vcc, nhưng thay vào đó là mấy trò tấu hề của rạp xiếc TW
     
  5. creativealtair

    creativealtair snake, snake, snaaaake

    Tham gia ngày:
    6/5/08
    Bài viết:
    8,213
    Nơi ở:
    Siwa
    https://zingnews.vn/noi-lo-cua-y-te-tphcm-trong-binh-thuong-moi-post1269710.html
    Nỗi lo của y tế TP.HCM trong 'bình thường mới'
    Các bệnh viện TP.HCM than khó thanh quyết toán chi phí điều trị Covid-19 do quy định chồng lấn, còn y tế cơ sở thì thiếu đủ đường; trong đó, nhân sự là khó khăn lớn nhất.

    Hơn 4 tháng chiến đấu với đại dịch, ngành y tế TP.HCM nhận ra những “lỗ hổng” trong hệ thống, đặc biệt là y tế cơ sở. Dù dịch bệnh đã qua giai đoạn khốc liệt nhất và nằm trong tầm kiểm soát, các y bác sĩ cho rằng thực tế rất khó để tiên liệu khi nào khó khăn trở lại. Do đó, khoảng nghỉ này là thời gian để hệ thống y tế gấp rút lấp những khoảng trống để sẵn sàng tâm thế ứng phó với dịch bệnh trong "bình thường mới".

    Song song với đó, ngành y tế TP.HCM cũng đang phải giải quyết nhiều “tàn dư” mà làn sóng dịch thứ 4, trong đó có vấn đề thanh toán chi phí điều trị cho bệnh nhân Covid-19.

    Khó thanh toán chi phí điều trị Covid-19
    Nhiều giám đốc bệnh viện cả công lập lẫn tư nhân tại TP.HCM cho rằng rất khó thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh Covid-19 do hai văn bản quy định về vấn đề này của Bộ Y tế và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đang có sự chồng lấn.

    Cụ thể, công văn 3100 của Bộ Y tế quy định ngân sách Nhà nước chi trả chi phí khám chữa bệnh Covid-19; bảo hiểm y tế thanh toán phần chi phí khám bệnh khác. Còn theo công văn 2259 của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, ngân sách Nhà nước sẽ chi trả phí điều trị bệnh Covid-19, còn bảo hiểm trả phí điều trị bệnh nền, bệnh phát sinh.

    Bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương, cho rằng quy định tại 2 văn bản này “mâu thuẫn” khiến việc thanh quyết toán của cơ sở y tế rất khó khăn, lúng túng. Cụ thể, công văn 3100 yêu cầu bảo hiểm y tế thanh toán các chi phí khác ngoài Covid-19, nhưng thanh toán khoản “khác” thế nào thì chưa có hướng dẫn cụ thể. Còn công văn 2259 lại quy định bảo hiểm y tế trả phí điều trị bệnh nền, bệnh phát sinh.

    Bà Tuyết cho biết đến nay, có bệnh viện điều trị Covid-19 chưa nhận được một đồng ngân sách nào. Hơn 90% bệnh viện TP.HCM đang tự chủ chi thường xuyên hoàn toàn nên thời gian qua, nguồn thu giảm trầm trọng, thế nhưng nhân viên y tế làm việc gấp 2-3 lần. Nếu không có hỗ trợ từ nguồn ngân sách thì bệnh viện rất khó khăn để duy trì hoạt động.

    [​IMG]
    Bệnh viện tại TP.HCM gặp khó trong thanh quyết toán chi phí điều trị bệnh nhân Covid-19. Ảnh: Phạm Ngôn.

    Bác sĩ Phạm Thanh Việt, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp của Bệnh viện Chợ Rẫy, cũng cho rằng 2 văn bản này “chồng lấn” nhau. Ví dụ, theo công văn 2259 thì ngoài phí khám chữa bệnh Covid-19 (Nhà nước trả) và bệnh nền, bệnh phát sinh (bảo hiểm trả) thì khoảng trống còn lại không rõ cơ quan nào thanh toán. Hơn nữa, mỗi bệnh nhân đều phải điều trị tổng thể, bác sĩ Việt cho rằng rất khó để tách riêng các phần để thanh toán.

    Từ thực tế này, bác sĩ Tuyết và bác sĩ Việt cùng kiến nghị việc thanh quyết toán chi phí điều trị cho bệnh nhân Covid-19 “đưa về một mối”; hoặc quy định cụ thể phần nào ngân sách Nhà nước trả, phần nào bảo hiểm chi để dễ cho bệnh viện.

    Quản lý một bệnh viện tư nhân, bác sĩ Mai Văn Điển, Giám đốc Bệnh viện An Sinh, cho biết khi tiếp nhận bệnh nhân Covid-19, hầu hết bệnh viện tư phải đầu tư thêm nhiều trang thiết bị như máy thở, monitor, hệ thống oxy, xét nghiệm… để hoàn thành nhiệm vụ. Chi phí cao nhưng bệnh viện tư phải tự chi trả, không được đầu tư như bệnh viện công.

    Khi nhận 2 văn bản hướng dẫn thanh toán cho bệnh nhân Covid-19, bệnh viện rất “hoang mang” vì nhiều bệnh nhân khiếu kiện. Bác sĩ Điển cho rằng văn bản quá chung chung, không thể thực hiện được. Thêm vào đó, bảng giá ngay từ trước khi có dịch Covid-19 vốn dĩ đã thấp hơn so với mặt bằng bệnh viện tư. Nếu thực hiện theo bảng giá này, bệnh viện không cân đối được và đây trở thành gánh nặng tài chính cho bệnh viện tư.

    “Đề nghị Nhà nước có hướng dẫn rõ ràng hơn, cởi trói cho bệnh viện tư để tham gia chống dịch”, ông kiến nghị.

    [​IMG]
    TS Nguyễn Trí Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM. Ảnh: Thu Hằng.

    Trong khi việc thanh quyết toán chi phí phòng chống dịch khó khăn, giá viện phí cũng khiến nhiều bệnh viện lâm vào thế khó.

    Hiện, theo quy định của Bộ Y tế có 7 yếu tố cấu thành giá viện phí nhưng mới xây dựng 4/7. Bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, đề nghị sớm bổ sung đủ, trong đó cần tính đến công nghệ thông tin như một trong những yếu tố cấu thành giá. Trong quá trình số hóa bệnh viện, các chi phí này rất tốn kém nhưng chưa được cơ cấu vào giá gây khó khăn cho bệnh viện.

    Ngoài ra, ông cho rằng yếu tố cấu thành giá thì nên xây dựng định mức thay vì áp giá cố định như hiện nay để phù hợp với thực tế, theo kịp thị trường. Bác sĩ Thức dẫn chứng khi mổ ruột thừa, bệnh viện có thể tính dùng bao nhiêu găng tay, thuốc gây mê, nhân sự… nhưng giá cả của các thành phần này có thể thay đổi, nếu xây dựng giá cố định sẽ "trễ" so với thực tế.

    Thiếu nhân lực y tế cơ sở
    Một trong những giải pháp giúp TP.HCM vượt qua đợt dịch vừa qua là tăng cường nhân sự y tế cơ sở để điều trị cho bệnh nhân ngay từ tuyến thấp nhất, hạn chế tình trạng phải chuyển lên tuyến trên. Do đó, tăng cường y tế cơ sở, phát triển mạng lưới bác sĩ gia đình được nhiều y bác sĩ nhận định là hướng đi mới của ngành y thời gian tới.

    Bác sĩ Lê Bá Kông, Trưởng trạm Y tế phường Bình Chiểu (TP Thủ Đức), cho biết trong đợt dịch này, các trạm y tế bộc lộ nhiều điểm yếu trong nhân lực, tài chính và chuyên môn.

    Cụ thể, đầu tháng 7/2021, khi dịch bùng phát tại phường, có ngày số ca mắc Covid-19 lên tới hơn 100. Nguồn nhân lực tại trạm lúc này không đáp ứng được yêu cầu truy vết, thăm khám cho người dân. Nếu trạm y tế phường không nhận được sự hỗ trợ, chi viện nhân lực, trang thiết bị kịp thời thì sẽ rất khó khăn. Bác sĩ Kông bày tỏ lo lắng khi thời gian tới, lực lượng chi viện rút đi và nhận định cần phải tính toán tìm nguồn nhân lực bổ sung.

    “Đợt dịch này giúp chúng ta thấy được tầm quan trọng của y tế tuyến cơ sở. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, việc thu hút được nhân lực về công tác tại tuyến y tế cơ sở gặp rất nhiều khó khăn”, bác sĩ nêu thực tế.

    Bác sĩ Kông chia sẻ sinh viên mới ra trường thường không chọn về tuyến y tế cơ sở vì nếu công tác vài năm trong bệnh viện, giá trị của nhân viên y tế khác hoàn toàn khi làm tại tuyến cơ sở, ví dụ như kiến thức được nâng cao, kinh tế tốt hơn. Do đó, bác sĩ đề nghị ngành y tế quan tâm cụ thể đến y tế cơ sở như có chính sách đào tạo, nâng cao chế độ lương, phụ cấp…

    [​IMG]
    Nhiều trạm y tế lo lắng khi lực lượng chi viện rút đi. Ảnh: Ngọc Tân.

    Có quan điểm tương tự, TS Lê Trường Giang, Chủ tịch Hội Y tế công cộng TP.HCM, cho biết một trong những điểm yếu của các trạm y tế hiện nay là cán bộ y tế cơ sở vừa thiếu vừa yếu. Theo quy định từ thông tư 08 năm 2007, biên chế trạm y tế là 5-10 người. Ông cho rằng biên chế này chỉ phù hợp với phường, xã, thị trấn có quy mô dân số 10.000-20.000 người. Trong khi đó, TP.HCM có nhiều phường, xã, thị trấn quy mô tới 100.000 dân.

    Ông dẫn chứng theo Niên giám Thống kê Bộ Y tế năm 2017-2018, số cán bộ y tế phường, xã trên 10.000 dân của TP.HCM chỉ đạt 2,3, thấp hơn khoảng 3 lần so với bình quân chung của cả nước là 7,4 và của Hà Nội là 6,1.

    Trước thực trạng đó, ông kiến nghị nên tăng định biện cho trạm y tế phường, xã, thị trấn theo quy mô và mật độ dân số, ví dụ 2.000-4.000 dân/biên chế.

    Bên cạnh đó, để tăng cường y tế cơ sở, ông cho rằng nên mở ra chính sách chăm sóc người bệnh tại nhà. Bảo hiểm y tế có thể chấp nhận thanh toán chi phí khi nhân viên trạm y tế đến điều trị tại nhà cho bệnh nhân. Ngoài ra, bảo hiểm y tế cũng nên thanh toán chi phí trong thời gian bệnh nhân được cấp cứu từ nhà đến khi nhập viện. Thời gian vàng cho bệnh nhân là cấp cứu tại chỗ và vận chuyển an toàn đến bệnh viện, thế nhưng chi phí này hiện chưa được bảo hiểm y tế thanh toán.

    Ngoài ra, bác sĩ Giang cho rằng bài học từ đợt dịch cho thấy hoạt động của trung tâm y tế gắn chặt với hệ thống chính trị; do đó, nên phân trung tâm y tế cho UBND quận, huyện quản lý thay vì Sở Y tế như hiện nay.
     
    PhantomLady, thanhlongvn and jumper like this.
  6. blueskyvan

    blueskyvan One-winged Angel Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/2/07
    Bài viết:
    7,517
    Đù cái hẻm gần nhà trước 1/10 éo sao giờ 10/10 chăng dây 3 nhà. Ra mua bột chiên nhà F0 mở cửa dắt xe máy đi chơi lòng vòng như chưa từng có gì. . Wow bt mới !ha.
     
    Netorare thích bài này.
  7. More Please

    More Please Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    3/9/21
    Bài viết:
    404
    Đang trong phòng tạ hơn 20 người ko đeo khẩu trang gì và cũng ko ai quan tâm gì luôn.
     
  8. eros2610

    eros2610 Leon S. Kennedy Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    20/1/09
    Bài viết:
    13,566
    Nơi ở:
    gamevn
    Quan tâm làm gì bác ơi.. nếu sợ thì họ đã chả đến làm gì rồi.
     
  9. jumper

    jumper Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/6/03
    Bài viết:
    26,708
    Tạ đeo sao tập :(
    Chỉ là hạn chế chém gió, tập xong máy thì đeo
     
  10. BillGatesBoss

    BillGatesBoss Sam Fisher, Third Echelon Agent ⚔️ Dragon Knight ⚔️ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    26/3/05
    Bài viết:
    15,044
    có đeo hay ko mà phòng đóng kín điều hòa thì sure 100% vẫn dính, còn mở toang cửa ra thông khí cho thoáng mát thì may ra
     
  11. More Please

    More Please Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    3/9/21
    Bài viết:
    404
    Có đi một vòng hỏi mấy người quen thì ai cũng 2 mũi hơn 14 ngày. Xác định giờ ai vaccine đủ rồi thì yolo thôi. Tôi nằm nhà 4 5 tháng lên mấy kg, huyết áp tăng hơn trước, ngồi máy tính nhiều mắt mờ như cận thị.
     
  12. JEmEL

    JEmEL Commander Shepard Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/10/04
    Bài viết:
    18,862
    Chấp nhận là trời kêu ai nấy dạ thôi,
    Giờ không thể trách ai được
     
  13. blueskyvan

    blueskyvan One-winged Angel Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/2/07
    Bài viết:
    7,517
    tụ tập quá 10 người report thôi !bem3. trời kêu ai nấy dạ là mấy người yolo. Còn bản thân phòng thì vẫn tốt hơn người yolo.
     
  14. xDarkxAngelx

    xDarkxAngelx THE ONE ABOVE ALL GVN LEGENDARY ✟ Grim Reaper ✟ Winner Game Award 2024 Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    21/5/18
    Bài viết:
    31,258
    Nơi ở:
    Blink House
    Mọe sao còn chưa mở phòng tập chỗ mình
     
  15. thanhlongvn

    thanhlongvn The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    10/9/05
    Bài viết:
    2,119
    Nơi ở:
    Cosmo Entelecheia
    Auto xanh hết để hợp thức hóa mở cửa thôi !gian , dù rằng có thể vừa mở cửa vừa warning nhưng ko, ở đây chúng tôi ko làm thế, phải xanh mới thể hiện thành tích chống dịch tốt, chiến thắng dịch !suong
    Ah mà xanh thế thì Long An giãn mấy cửa ngõ chưa ý nhỉ? Hay xanh bên trong nhưng bên ngoài vẫn chặn biên?
     
  16. Bé Thùy kính trễ

    Bé Thùy kính trễ Red, Pokémon champion

    Tham gia ngày:
    28/7/16
    Bài viết:
    7,258
    Mà nghĩ đến cảnh sau này mỗi năm đi chích 3-4 mũi vac định kỳ cũng nản thật !met
     
  17. haiduong87

    haiduong87 Knee before Eden Lord Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    20/5/04
    Bài viết:
    24,516
    Nơi ở:
    TP HCM
    chưa biết sao chứ nghi từ mũi 3 trở đi ko còn free
    và có thể năm sau chữa covid ko còn free nữa !khoc2
     
  18. More Please

    More Please Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    3/9/21
    Bài viết:
    404
    Có thể năm sau chữa covid bằng thuốc uống như cảm cúm, sốt siêu vi thôi.
     
  19. jumper

    jumper Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/6/03
    Bài viết:
    26,708
    cảm cúm + siêu vi ko có thuốc
    chỉ có uống hạ sốt và nằm chờ thôi
     
  20. DarkPrince_Ryu

    DarkPrince_Ryu Mayor of SimCity Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    26/6/11
    Bài viết:
    4,395
    Nơi ở:
    Knowhere
    Cần gì đợi 15/10 mới đi chơi , mới xoã !suong Shipper thì muốn ra đường hành tới hành lui!suong
    Screenshot_2021-10-11-09-37-41-263_com.facebook.katana.jpg Screenshot_2021-10-11-09-37-48-706_com.facebook.katana.jpg
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này