[Vietcetera] Phản đối tính nữ độc hại

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi tieunhilang., 10/3/22.

  1. tieunhilang.

    tieunhilang. SPARTAN John-117 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/10/11
    Bài viết:
    11,054
    TRÁC THÚY MIÊU VÀ TÍNH NỮ ĐỘC HẠI

    Những phát ngôn về “tiêu chuẩn đàn bà thực thụ” của Trác Thúy Miêu là ví dụ về “tính nữ độc hại”. Thuật ngữ này ngày càng thông dụng, nhưng liệu bạn đã hiểu đúng?


    Vào dịp 8/3 năm ngoái, Trác Thúy Miêu làm nổi sóng tranh cãi khi chị hỏi rằng: “đàn bà mà không làm việc nhà thì làm gì?”. Đàn bà khi vào bếp nhẽ ra phải “sướng”, phải “vui như đào hát được tặng bông”, bởi gian bếp là “đặc ân của riêng đàn bà”. “Ai không hiểu niềm vui sướng đó thì không có tư cách cãi bàn”.

    Dịp 8/3 năm nay, chị lại gây xôn xao khi bày tỏ rằng, “thịt da của đàn bà là nguồn sống của đàn ông”. Chính vì thế, khi làm phẫu thuật thẩm mỹ, phụ nữ nên hỏi ý kiến chồng mình vì nếu không, sự làm đẹp đó là ích kỷ. Tại sao? Vì “bản năng của phụ nữ là chiều chuộng, thỏa đáp [cho nhu cầu tình dục của] đàn ông”.

    Nhiều người thấy phản cảm có lẽ vì Trác Thúy Miêu không chỉ nêu quan điểm của “cá nhân” áp dụng với riêng tình huống của bản thân mình. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Việc chị tự đại diện cho một nửa thế giới bằng cách dùng danh từ chung “đàn bà” rồi phán xét hàng tỷ người theo hệ quy chiếu của chính mình chưa hẳn đã là một ý hay.

    Những phát ngôn về “tiêu chuẩn đàn bà thực thụ” của Trác Thúy Miêu là ví dụ về “tính nữ độc hại”, tức là những khuôn mẫu phụ nữ truyền thống có thể làm hại chính phụ nữ. Thuật ngữ này ngày càng trở nên thông dụng, nhưng cũng có những cách hiểu sai.

    01.jpeg

    BIẾN TÍNH NỮ THÀNH VŨ KHÍ

    Cách hiểu sai thứ nhất là hậu quả của việc nam giới bị đổ lỗi cho tình trạng bất bình đẳng giới hiện nay (ví dụ: đàn ông toàn là một lũ trưởng giả nên phụ nữ mới khổ).

    Tiếc thay, để phản đối lại quan điểm sai lầm này, một quan điểm sai lầm khác ra đời. Đó là lý luận kiểu trả đũa cho cái cách đổ lỗi “vơ đũa cả nắm”. Nó đánh đồng “tính nữ” với “phụ nữ”, từ đó cho rằng nếu đàn ông mà bị nghĩ xấu xí như thế thì phụ nữ nhìn chung cũng độc hại chả kém gì đàn ông, có khi còn hơn. Phụ nữ, về bản chất, là một giống loài cay nghiệt, ích kỷ, thao túng, và khao khát trả thù.

    Ví dụ, trong vụ án cô gái bị cha ruột bạo hành nên giết cha rồi đổ xi măng lên, có khá nhiều comment nói rằng sự thâm hiểm độc ác, lòng lang dạ sói đó "chỉ có ở đàn bà". Sự đổ lỗi này bất chấp việc thủ phạm của hầu hết các vụ giết người thân (familicide) thì nam giới mới chính là thủ phạm.

    Tính nữ độc hại hiểu sai theo cách này còn ám chỉ việc một số phụ nữ dùng sự “yếu đuối” và “nữ tính” của mình để làm hại kẻ khác. Đó là những kẻ ỷ mình là con gái để không tham gia vào các việc nặng nhọc; bạo hành đàn ông vì biết rằng họ sẽ không dám đánh lại hoặc xấu hổ không dám tố cáo; ép đàn ông trong chuyện chăn gối vì cho rằng đàn ông thì lúc nào chẳng “muốn” nên con gái “muốn” mới là quan trọng; tự làm tổn thương bản thân vì biết rằng kẻ khác sẽ mủi lòng; nói dối về chuyện mang thai để thao túng đàn ông trong tình cảm…vv.

    Nhắc lại, cách hiểu như trên thường không chính xác. Tính nữ độc hại là những khuôn mẫu có hại cho chính bản thân giới nữ, trong khi ở những ví dụ trên, tính nữ “được” hoặc “bị” coi là vũ khí để làm lợi cho bản thân và làm hại cho kẻ khác.

    02.jpeg Vụ kiện giữa Amber Heard và Johnny Depp là ví dụ điển hình cho việc một phụ nữ dùng tính nữ làm vũ khí bạo hành đàn ông. | Nguồn: Insider

    Đó là những kẻ ỷ mình là con gái để không tham gia vào các việc nặng nhọc; bạo hành đàn ông vì biết rằng họ sẽ không dám đánh lại hoặc xấu hổ không dám tố cáo; ép đàn ông trong chuyện chăn gối vì cho rằng đàn ông thì lúc nào chẳng “muốn” nên con gái “muốn” mới là quan trọng; tự làm tổn thương bản thân vì biết rằng kẻ khác sẽ mủi lòng; nói dối về chuyện mang thai để thao túng đàn ông trong tình cảm...

    Nhắc lại, cách hiểu như trên thường không chính xác. Tính nữ độc hại là những khuôn mẫu có hại cho bản thân, trong khi ở những ví dụ trên, tính nữ “được” hoặc “bị” coi là vũ khí để làm lợi cho bản thân và làm hại cho kẻ khác.

    TIÊU CHUẨN KÉP

    Một số đàn ông cho rằng phụ nữ thật ra đâu phải là nạn nhân, bởi đàn ông mới chính là kẻ phải gánh chịu hậu quả của phong trào bình đẳng giới, lý do là vì phong trào này có tiêu chuẩn kép.

    Ví dụ, phụ nữ là nạn nhân bạo hành nhưng đôi khi chính họ lại cười cợt khi đàn ông bị đánh đập. Ta phê phán khi đàn ông quấy rối phụ nữ, nhưng có người lại làm hệt như thế với đàn ông. Miệng đòi công bằng, nhưng thực tế bao cô gái lại bắt đàn ông phải đơn phương tặng quà và trả tiền tình phí…vv.

    Những tiêu chuẩn kép kiểu “kèo thơm thì nhận” ấy khiến một số đàn ông đổ oan cho nữ quyền. Họ thậm chí phủ nhận phong trào này và đánh đồng luôn “nữ tính độc hại” thành “nữ quyền độc hại”.

    03.jpeg

    Cách hiểu này sai, đơn giản vì định nghĩa nữ quyền bị hiểu và thực hiện sai. Nữ quyền có dính chữ “nữ” do yếu tố lịch sử nên dễ gây hiểu lầm. Về cơ bản, nữ quyền có nhiều điểm giống với nhân quyền. Nó bảo đảm quyền bình đẳng cơ hội và tự do lựa chọn cho mọi cá nhân, bất kể nam nữ hay một ai khác trong cộng đồng LGBT+.

    Nói cách khác, không có cái gọi là "nữ quyền độc hại" mà chỉ có cách hiểu/cách làm sai về nữ quyền. Bởi đã có "độc hại" thì không còn được gọi là "nữ quyền". Nếu xuất hiện bất kỳ khía cạnh độc hại cho một cá nhân nào, thì đó phải là một cơ hội để cách hiểu và phương thức thực hiện nữ quyền cần được điều chỉnh, nhằm mục đích trở về đúng với ý nghĩa có tính chất "bao trùm" của nó.

    Đó chính là lý do nhiều người cho rằng tác giả của Harry Potter -bà Rowling - không phải người theo chủ nghĩa nữ quyền một cách hoàn hảo. Lý do là bởi bà có ý cho rằng quyền lợi của người chuyển giới nữ có thể làm lu mờ những khó khăn của một nhóm nữ giới dễ bị tổn thương. Các phản biện nhằm vào bà Rowling lý luận như sau: Nữ quyền mà bỏ rơi bất-kỳ-ai (ở đây là người chuyển giới từ nam sang nữ) thì không còn là nữ quyền.

    Như vậy, “tiêu chuẩn kép” không phải là tính nữ độc hại. Tính nữ độc hại là những khuôn mẫu có hại cho bản thân, trong khi tiêu chuẩn kép làm lợi cho bản thân và làm hại kẻ khác.

    TÍNH NỮ ĐỘC HẠI LÀM HẠI PHỤ NỮ

    Cách sử dụng chính xác nhất của thuật ngữ này là nhằm vào những khuôn mẫu quy chuẩn nữ tính truyền thống có khả năng làm hại chính bản thân phụ nữ.

    Đó là khi chúng ta nghe tuyên ngôn của Trác Thúy Miêu và tự nhủ rằng, đã là đàn bà trên đời này thì phải làm việc nhà, thậm chí phải sung sướng vì đó là một “đặc ân”, kể cả khi việc nhà không còn là tự nguyện, trở thành một gánh nặng, bóc lột sức lao động, hoặc thậm chí là một hình thức bạo hành.

    Đó cũng là khi ta tin lời Trác Thúy Miêu và cho rằng bản năng của tất cả đàn bà trên đời này là trở thành một thực thể nhục dục để “chiều chuộng và thỏa đáp đàn ông”.

    Một ví dụ tiêu biểu của cách nghĩ này là sự lan tràn của “mũi khâu ông chồng”. Khi người phụ nữ bị rạch tầng sinh môn để đẻ con, nhiều bác sĩ thậm chí còn không thèm hỏi ý kiến phụ nữ mà khâu thêm một vài mũi để âm đạo nhỏ lại,. Mục đích của những mũi khâu này là để chồng cô khi giao hợp sẽ cảm thấy khít chặt và thích thú hơn. Thực tế cho thấy đây là một phương pháp thiếu khoa học. Nó thậm chí khiến nhiều phụ nữ bị đau đớn đến mức phải quay lại bệnh viện để rạch cửa mình thêm một lần nữa.

    Những "khuôn mẫu truyền thống" có khả năng cản trở phụ nữ có ở khắp quanh ta. Đó là khi ta tin rằng một phụ nữ đích thực phải trở thành một người mẹ, phải chu toàn gia đình, phải lùi về sân sau, phải đặt chồng con lên trên ước mơ của bản thân, phải dịu dàng ngoan ngoãn, phải chiều chuộng thỏa đáp nhu cầu của kẻ khác, phải xinh đẹp và vui tươi…

    04.jpeg

    Đáp lại những chữ "phải" kể trên trong "khuôn mẫu truyền thống", "tính nữ độc hại" xoắn vặn lại vấn đề như sau: Thực ra đã là phụ nữ MUỐN làm, chứ không PHẢI làm. Đã là phụ nữ thì BẢN NĂNG và THIÊN CHỨC của chúng ta là khao khát được làm tất cả các điều trên mà không hề oán thán. Thậm chí, ta còn nên coi đó là một “ĐẶC ÂN” (từ của Trác Thúy Miêu). Bởi chỉ khi sống như thế thì ta mới là phụ nữ đích thực.

    Những khuôn mẫu này có thể "nội hóa", tự ngấm sâu đến mức phụ nữ tự phân biệt và kỳ thị chính mình. Như một dạng tẩy não, chúng ta truyền những áp lực ấy cho những kẻ xung quanh và cho thế hệ sau. Ta giáo dục, nuôi dạy, mắng mỏ, công kích, kiềm chế và thao túng chính bạn bè và con cái mình dưới hình thức “chỉ muốn tốt cho nhau”.

    Quay trở lại câu chuyện cắt tầng sinh môn, một cô gái kể lại rằng mẹ chồng cô khi đón con dâu từ bệnh viện về đã hỏi: “Thế bác sĩ có cho con mấy mũi-khâu-lịch-sự không?”.

    Sự hy sinh và đau đớn của phụ nữ không chỉ có mục đích để thỏa mãn nhục dục của chồng theo kiểu “điểm cộng”. Dưới con mắt của bà mẹ ấy, nếu con dâu không cố chịu thêm một chút đau đớn để khâu khít âm đạo thì đó chính là một hành động thiếu-văn-minh với chồng mình vậy.

    Hy sinh không còn là điều cần được biết ơn. Giá trị của hy sinh đã bị tầm thường hóa đến mức PHẢI hy sinh mới được coi là "bình thường", không hy sinh thì sẽ trở thành một kẻ bất lịch sự.

    TÍNH NỮ ĐỘC HẠI NƠI CÔNG SỞ

    Tại môi trường làm việc, tính nữ độc hại khó nhận ra hơn, nhưng cũng vì thế mà có thể còn độc hại hơn. Đồng nghiệp nữ bị chính phụ nữ đối xử thiếu văn minh cao hơn khoảng 14-21% so với đồng nghiệp nam (6).

    Đó là khi ta đánh giá chê bai ngoại hình của nhau là không chuẩn mực; nghi ngờ phán xét đồng nghiệp nữ thăng tiến bằng cách lên giường với kẻ khác; coi thường khinh khi hoặc dùng lời lẽ nặng nề với chị em cùng cơ quan; ghen tỵ và thao túng đồng nghiệp bằng cách đâm thọc hoặc nói xấu sau lưng nhưng lại ngụy trang bằng sự ngọt ngào quan tâm giả tạo…vv.

    Thoạt tiên, những hành vi này dường như khẳng định cách hiểu tính nữ độc hại là: phụ nữ nói chung ai cũng độc hại như vậy (xem phần trên).

    05.jpeg

    Tuy nhiên, bản chất những hành động này thường là hậu quả của việc một số phụ nữ vô thức coi đó là một giải pháp hợp lý để cạnh tranh sự chú ý, sự thành đạt, sự ghi nhận từ đàn ông và từ xã hội.

    Những phụ nữ này nhìn con đường mà đa số đàn ông trở thành bá chủ trong một xã hội gia trưởng phụ quyền, và sau đó họ chọn một hoặc hai cách sau.

    Thứ nhất, họ copy các tính nam độc hại, ví dụ “sự cạnh tranh bất chấp”, rồi biến nó thành tính nữ độc hại. Quan sát và trải nghiệm trong xã hội phụ quyền khiến họ vô thức tin rằng, thành công là một chiếc-bánh-cố-định. Kẻ này ăn nhiều có nghĩa là kẻ khác buộc phải ăn ít đi. Không “cạnh tranh bất chấp”, đạp lên kẻ khác mà sống, thì không thể thành công.

    Thứ hai, họ cũng lại hiểu rằng, với phụ nữ, nếu “sự cạnh tranh bất chấp” ấy được thể hiện một cách y hệt như đàn ông vẫn làm thì kết quả là cầm chắc thất bại. Tại sao? Vì nó đi ngược lại những khuôn mẫu về tính nữ hiền dịu dung hòa.

    Một người đàn ông "cạnh tranh bất chấp" là một chiến binh, nhưng một người phụ nữ "cạnh tranh bất chấp" thì có thể bị coi là độc ác. Tương tự, khi đàn ông “cứng rắn” thì phụ nữ có khi lại thành “bà chằn”. Đàn ông chụp ảnh "nghiêm trang" là đẹp, nhưng phụ nữ chụp ảnh "nghiêm trang" dễ gây cảm giác cô này khó tính. Đàn ông “quyết đoán” có khả năng lãnh đạo, nhưng phụ nữ “quyết đoán” dễ bị nhầm tưởng là kẻ hách dịch. Đàn ông “tham vọng” là kẻ biết rõ mình muốn gì, nhưng phụ nữ “tham vọng” thì chắc là một bà mẹ ích kỷ v.v.

    Nguyên tắc sinh tồn của loài người là bất kỳ điều gì lạ lùng mới mẻ, không giống như thói quen thì đều bắt bộ não phải làm việc nặng nhọc hơn để hiểu. Do đó, phụ nữ bị hạn chế khả năng lãnh đạo bởi họ bị nhìn nhận tiêu cực khi nắm vai trò lãnh đạo. Do sức ỳ của thói quen, hình ảnh "phụ nữ lãnh đạo" và "phụ nữ truyền thống" bị "ngược sáng", đối chọi, mẫu thuẫn, không phù hợp, không tương thích với nhau.

    Nhiều phụ nữ sống trong các xã hội rơi đúng vào thời kỳ chuyển tiếp giá trị cũ-mới như vậy sẽ bị sập “bẫy-22” (catch 22). Đó là thế tiến thoái lưỡng nan, có khả năng cản trở phụ nữ trong sự nghiệp. Ngoài việc phải động não như bất kỳ một nhà quản lý nào khác, họ phải tốn thêm công sức cho việc đi thăng bằng trên hai sợi dây: Làm sao để "nữ tính" nhưng không được phép "mềm yếu", "nam tính" nhưng không thành "hiếu chiến", vừa phải "làm được việc" vừa phải "được yêu mến"... Khoa học gọi đây là sự đánh đổi giữa năng lực và thiện cảm, competence-likability tradeoff.

    Như vậy, một hậu quả xấu xí của sự đánh đổi này là có những phụ nữ vô thức copy tính nam độc hại một cách có điều chỉnh. Rồi dưới áp lực của khuôn mẫu và định kiến, buộc phải vô thức che dấu hoặc ngụy trang sự cạnh tranh ấy (ví dụ, mang tâm lý chiến đấu ăn thua chết bỏ với đồng nghiệp nhưng bề ngoài vẫn cười nói thân thiện). Hậu quả là một mối quan hệ công sở với nhiều sắc thái độc hại cao thấp khác nhau, có chị em chân thành ngọt ngào, nhưng cũng có thể không tránh khỏi những khiên cưỡng, giả dối, khó hiểu, hoặc khó lường.

    Điều này khiến chúng ta hiểu rằng, tính nữ độc hại nơi công sở bản chất là hậu quả của sự mâu thuẫn và cuộc giằng co giữa: (1) sự đòi hỏi phải nam tính thì mới được cho là thành công: và (2) sự đòi hỏi phải nữ tính thì mới được cho là phụ nữ.

    Hiểu được điều này sẽ giúp chúng ta nhận ra giải pháp cho gốc rễ của vấn đề là xóa bỏ khuôn mẫu và định kiến. Khi hình ảnh một "phụ nữ" nhưng lại "thành công"/ "mạnh mẽ" không còn có sự mâu thuẫn thì các hậu quả xấu xí của nó cũng tự phai nhạt.

    Tuy nhiên, câu hỏi tiếp theo là, vậy cái vị trí bá chủ của đàn ông trong thế giới phụ quyền (rồi được một số phụ nữ copy có điều chỉnh) ấy có thật là chỉ toàn điều tốt đẹp cho đàn ông thôi không?

    TÍNH NỮ ĐỘC HẠI VÀ TÍNH NAM ĐỘC HẠI LÀ 2 MẶT CỦA 1 ĐỒNG XU

    Tính nam độc hại ám chỉ những quy chuẩn truyền thống về nam tính tạo áp lực và gây hại cho chính nam giới.

    Ví dụ, tính nam độc hại khiến đàn ông phải chứng tỏ sự “chuẩn men” của mình bằng việc hút thuốc, uống rượu, liều lĩnh. Họ phải gồng mình tỏ ra sung mãn về tình dục, mạnh mẽ về thể lực, kiên cường về cảm xúc, tài năng về kiếm tiền, giỏi giang về lãnh đạo. Họ phải kìm nén cảm xúc, che giấu bệnh tật, lao động kiệt sức… Điều này góp phần dẫn đến tỷ lệ tự sát ở đàn ông cao từ 2-6 lần phụ nữ ở tất cả các quốc gia trên thế giới.

    06.jpeg

    “Tính nam độc hại” bắt nguồn từ thuật ngữ “tính nam bá quyền” (hegemonic masculinity) vốn để chỉ những quy chuẩn nam tính có khả năng chi phối, lấn át trong vai trò thống trị xã hội. Tính nam bá quyền giải thích cho sự khuất phục của không những phụ nữ mà cả những người đàn ông không sống theo hệ quy chuẩn kiểu “con đực đầu đàn”. Ở tận gốc rễ của vấn đề, tính nam bá quyền vượt ra ngoài phạm vi nam nữ, trở thành một khung lý thuyết để hiểu về sự bất bình đẳng quyền lực trong toàn xã hội, nơi nạn nhân là cả phụ nữ và đàn ông, nhất là cộng đồng LGBT+.

    Tính nam bá quyền rất gần với tư tưởng cho rằng xã hội này chỉ có mạnh sống yếu chết, cá lớn nuốt cá bé, và con người chỉ có một cách duy nhất là chà đạp, thao túng, trị vì lẫn nhau thì mới sống sót. Tư tưởng đó xuất phát từ cách hiểu sai về sinh học tiến hóa, áp dụng bừa bãi nguyên tắc sinh học của Darwin vào xã hội học (Social Darwinism). Tư tưởng này vốn được dùng ở thời kỳ cách mạng công nghiệp để biện minh cho sự lên ngôi của kẻ mạnh và đào thải của kẻ yếu, coi những nhóm người dễ tổn thương trong xã hội là xứng đáng bị diệt vong.

    Đương nhiên, những nhóm tính cách độc hại xuất phát từ tính nam bá quyền đó KHÔNG nên có một cái tên liên quan đến "nam" hay "nữ". Tuy nhiên, đây là vấn đề nan giải của những thuật ngữ được tạo ra trong quá khứ và không thể/ chưa thể thay đổi. Sự vô lý và bí bách của thuật ngữ "nam tính" vs. "nữ tính" đã được tôi đề cập đến trong một bài viết chi tiết gần đây.

    Ngoài khuôn khổ những nghiên cứu khoa học, thuật ngữ “tính nam độc hại” được dùng rộng rãi hơn, và nghe quen tai hơn. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, đó là cách hiểu sai thuật ngữ gốc “tính nam bá quyền”.

    Thứ nhất, nó chệch ra khỏi bản chất của vấn đề là “chênh lệch quyền lực và địa vị” giữa người với người, chứ không phải giữa nam với nữ.

    Thứ hai, nó làm cho hệ nhị nguyên nam-nữ vốn đã đơn giản một cách thái quá lại trở nên trầm trọng hơn, gây tổn thương đến cộng đồng LGBT+.

    Cuối cùng, nó cũng tạo ra sự hiểu lầm là sẽ có những tính nam “lành mạnh”. Trên thực tế, sự “độc hại” hay “lành mạnh” là tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Ví dụ, tinh thần cạnh tranh trở thành độc hại khi nó biến thành sự say máu bất chấp tất cả. Tuy nhiên, cạnh tranh lại là lành mạnh khi ta cần động lực để vượt lên chính mình.

    Thuật ngữ gốc “tính nam bá quyền” cho phép ta hiểu sâu hơn, rằng tính nam độc hại không chỉ gây hại cho người nam, mà còn cho cả người nữ. Tương tự, tính nữ độc hại gây hại cho cả nữ lẫn nam. Đây là hai mặt của một đồng xu, và cùng là hậu quả của tính nam bá quyền. Sự thiệt thòi của phụ nữ cũng chính là gánh nặng cuả đàn ông, và ngược lại.

    Nếu đàn ông không bị áp lực phải mạnh mẽ, phụ nữ sẽ không có áp lực phải gọt mình đến thành gọi dạ bảo vâng.

    Nếu đàn ông không bị áp lực phải thành anh hùng, phụ nữ sẽ không có áp lực phải ép mình thành giai nhân nương nhờ quân tử.

    Nếu đàn ông không bị áp lực phải là người kiếm tiền, phụ nữ sẽ không có áp lực phải ép mình thành bà nội trợ.

    Nếu đàn ông không bị áp lực phải thành đạt, phụ nữ sẽ không có áp lực giới hạn mình trở thành kẻ hỗ trợ sân sau, làm chức phó, làm nền cho đàn ông ở nhiệm sở.

    NHÂN QUYỀN VÀ BÌNH ĐẲNG CƠ HỘI

    Dù nhân quyền và bình đẳng giới là hai khái niệm khác nhau, nhưng vùng trùng lặp của hai thuật ngữ này giúp ta có cách nhìn về giới với con mắt nhân văn và khoan dung hơn.

    Nữ quyền, về bản chất, là quyền mà mỗi người, bất kể nam nữ hay một danh tính nào khác, ngay từ nhỏ đã được đặt vào tay những cơ hội ngang bằng, được tự do thoát khỏi vòng kiềm tỏa của khuôn mẫu và định kiến, được khát khao và chạm tới một cuộc sống do chính mình lựa chọn.

    Chính vì thế, "nữ quyền" có cùng tiếng nói với “nhân quyền”, và “bình đẳng giới” về thực chất là “bình đẳng cơ hội”. Xoá bỏ bất công giới không phải là việc bắt nam nữ phải giống nhau ở “chức năng” giới, mà là vượt qua cái-hữu-hạn của chữ “GIỚI”.

    Ví dụ, ta cần hạn chế tuyên ngôn hộ cả thế gian khi vô tình dùng những danh từ chung như “đàn ông thì phải…” hay “phụ nữ nên cần…”.

    07.jpeg

    Thay vào đó, ta có thể cố gắng coi từng cá nhân như những thực thể riêng biệt chứ không phải với hai cái nhãn quá mức đơn giản như “phụ nữ” hay “đàn ông”.

    Mỗi cá nhân riêng biệt, đàn ông, đàn bà, hay bất kể danh tính nào khác trong cộng đồng LGBT+, cần phải được mở những cánh cửa cơ hội để họ có thể trở thành một con người sống hạnh phúc và có ích theo năng lực và đam mê của chính mình, chứ không phải theo một khuôn mẫu quy chuẩn xã hội đặt ra, càng không phải theo những trào lưu dù tân tiến nhưng không phản ánh đúng màu sắc thực sự của tâm hồn và khao khát của chính bản thân mình.

    PGS.TS Nguyễn Phương Mai
    Nguồn:
    https://vietcetera.com/vn/trac-thuy...otSlEtwS32AJIrnTzTpREUkeD5rLp4Cl7TRA6X5rjEJSE
     
    Chỉnh sửa cuối: 10/3/22
    rockycome thích bài này.
  2. Scuderia_Ferrari

    Scuderia_Ferrari Tears of the Kingdom Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/10/05
    Bài viết:
    25,468
  3. bushmaster

    bushmaster Rậm rạp nhất chuồng ➹ Marksman ➹ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    22/7/10
    Bài viết:
    2,553
    Nơi ở:
    Không có
    Tế đi
     
  4. toila13_2

    toila13_2 Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    11/12/20
    Bài viết:
    1,238
    chửi toxic mality éo ai nghe nữa nên quay qua chửi toxic femality.!suong
     
  5. Tũn Tùn Tụt

    Tũn Tùn Tụt Gordon "λ-2" Freeman GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    26/4/10
    Bài viết:
    13,193
    Dài vl !what
     
  6. JEmEL

    JEmEL Commander Shepard Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/10/04
    Bài viết:
    18,698
    chỉ có đàn ông mới cởi trần , nữ nhi ko đc phép !suong
     
  7. Rael

    Rael Magitek Knight GameVN Lady Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/5/05
    Bài viết:
    18,125
    Nơi ở:
    nhà
    đặc sản chym, dài quá, không đọc !duoi
     
    bao_tru thích bài này.
  8. Vouu9

    Vouu9 Chrono Trigger/Cross

    Tham gia ngày:
    7/3/18
    Bài viết:
    6,556
    Dài vkl
     
  9. Kinas

    Kinas GVN Hero GVN CHAMPION Moderator ♞ Blade Knight ♞

    Tham gia ngày:
    14/6/03
    Bài viết:
    51,510
    Nơi ở:
    WwW.GaMeVn.CoM
    Dài thế :5cool_ops:
     
  10. bao_tru

    bao_tru Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    29/12/09
    Bài viết:
    1,449
  11. lonton23

    lonton23 C O N T R A GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    19/8/05
    Bài viết:
    1,626
    tính nam tính nữ là cái gì thế
     
  12. scuuby

    scuuby Sam Fisher, Third Echelon Agent ⛨ Empire Gladiator ⛨ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/8/06
    Bài viết:
    15,270
    MU vô đối ở nửa dưới PL rồi không cần debuff đâu đặc sản chym !sad
     
  13. RickBe

    RickBe Thy Phương Nhi Thảo Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/11/06
    Bài viết:
    19,818
    Nơi ở:
    TP.HCM
  14. Ờ mày giỏi

    Ờ mày giỏi Cháu ngoan bác Hồ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/1/11
    Bài viết:
    17,554
    Tế đặc sản chym.
    ad.png
     
  15. leonidas0411

    leonidas0411 Legend of Zelda Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    8/7/09
    Bài viết:
    1,082
    đặc sản chym độc hại
     
  16. bao_tru

    bao_tru Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    29/12/09
    Bài viết:
    1,449
    sao lại post cái hình png lên thế cò bảo hiểm ơi
     
  17. RickBe

    RickBe Thy Phương Nhi Thảo Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/11/06
    Bài viết:
    19,818
    Nơi ở:
    TP.HCM
    Đang post rớt mạng, thiên ý.
     
  18. Chết vì chơi tem

    Chết vì chơi tem Mega Man

    Tham gia ngày:
    13/4/21
    Bài viết:
    3,286
    Dài vl tế đi.
     
  19. Long bắn bi

    Long bắn bi Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    25/1/22
    Bài viết:
    2,858
    Topic nữ tính mà đéo thấy vú đít thì đặc sản chim sống làm gì cho chật đất
     
    Lezard.V and Hắc Ma like this.
  20. zerostar90

    zerostar90 C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/3/10
    Bài viết:
    1,935
    Nơi ở:
    Buôn Ma Thuột
    Alucard2005 thích bài này.

Chia sẻ trang này