Theo báo cáo của các chuyên gia về thị trường NFT, vừa mới đây đã xuất hiện một vụ lừa đảo và chiếm đoạt những bức ảnh NFT trị giá hơn 550.000 USD. Huyền thoại làng rap Snoop Dogg ra mắt bộ sưu tập NFT riêng Một dự án NFT của nhà sáng lập gốc Việt thu về 1,1 triệu USD rồi ôm tiền bỏ chạy Châu Kiệt Luân bị lừa mất NFT Theo báo cáo của các chuyên gia về thị trường NFT, vừa mới đây đã xuất hiện một vụ lừa đảo và chiếm đoạt những bức ảnh NFT trị giá hơn 550.000 USD. Điều đáng nói là cách thức lừa đảo lại chỉ đơn giản là chụp màn hình và photoshop những bức ảnh NFT. Cụ thể, một người dùng có nickname s27 là chủ sở hữu của hai bức ảnh NFT thuộc bộ sưu tập Bored Ape đình đám. Đây là bộ sưu tập NFT phổ biến và có giá trị nhất hiện nay trên thị trường. Hai bức ảnh NFT Bored Ape mà s27 sở hữu được định giá lên tới 550.000 USD. Bored Ape là bộ sưu tập NFT phổ biến và có giá trị nhất hiện nay trên thị trường. Sau đó, s27 có đăng tải hai bức ảnh NFT của mình lên Swap.Kiwi, đây là một trang web cho phép mọi người trao đổi NFT với nhau. s27 đã được đề nghị một giao dịch béo bở, đó là đổi 2 NFT Bored Ape của mình lấy 3 NFT khác cũng thuộc bộ sưu tập Bored Ape. Tuy nhiên cái gì quá tốt để trở thành sự thật, thường không có thật. Hóa ra 3 bức ảnh NFT mà s27 được đề nghị trao đổi lại là hàng giả. Mà không phải loại hàng giả cao siêu nào đó, mà là loại hàng giả được tạo ra bằng cách không thể nào dễ dàng hơn. Bức ảnh NFT thực chất là ảnh chụp màn hình dưới dạng JPEG và photoshop thêm dấu xác nhận. Kẻ lừa đảo đã chụp màn hình của những bức ảnh NFT Bored Ape chính hiệu, lưu lại dưới dạng JPEG và sau đó photoshop để thêm vào dấu xác nhận (giống như tem chống hàng giả). Trên thực tế không có cách nào để kiểm tra tính xác thực, s27 đã dễ dàng bị lừa và chấp nhận giao dịch tưởng như béo bở này. Kết quả là s27 đã đổi 2 bức ảnh NFT Bored Ape trị giá tới 550.000 USD của mình để lấy 3 bức ảnh JPEG vô giá trị. Các chuyên gia về tiền mã hóa và thị trường NFT cũng cho biết rằng không có cách nào để đảo ngược lại giao dịch trên, cũng như không thể truy ra được kẻ đã lừa đảo. Tham khảo: iflscience
tương tự như tác phẩm nghệ thuật hiện đại hay vụ lan đột biến của VN thôi. một đám nhiều tiền bày ra trò mua hàng độc lạ thổi giá chuyển tay nhau. gà ngu bị nó dụ mua để trữ. trend còn thì có thể trúng mùa(bán cho gà ngu khác). hết trend thì tự hốt.
Bơm thổi giá , sau đó lùa gà và rửa tiền. Trùm thổi giá là Pi Cát Sô chứ ai, vẽ ảnh BT éo ai mua, thuê muớn mấy mặt hồ bách thảo ca ngợi nâng bi các kiểu, đẩy mấy bức trừu tượng xấu nhu chó lên tầm vũ trụ ,xong bán cho mấy thằng mafia nó mua bán qua lại.. mẹ mấy bố toàn mù hội hoạ học chưa hết tiểu học , cả đời bắn giet biết con mẹ gì về tranh ảnh, mà mua toàn triệu đô
Đùa Picasso thời mới nổi vẽ hơi bị kinh đấy, sau này trong quá trình tìm hướng đi mới hít phải hàng dỏm nên thế thôi Mấy tấm trừu tượng thì không thấy đẹp nhưng ít ra lão cũng có vẽ chứ ko như mấy thằng bây giờ trắng trợn đến mức đéo thèm vẽ luôn
Thì có thằng hồ bách thảo nghệ sĩ làm cái bục xong bảo tác phẩm vô hình con dương cụ gì đấy ở trên cái bục, rồi bán cả triệu biden Ghê ở chỗ là có thằng mua luôn
Vấn đề là ko ai mua,vô học viện 1 năm bị đuổi thì kêu bỏ học để theo đuổi nghê thuật Paris, vẽ 15 năm ko ai mua cho tấm nào cao giá hết, toàn mua giá rẻ mạt , tận năm 29 tuổi chuyển qua lập thể mới ra được tranh, mấy thằng khen thì toàn mấy thằng nhà văn nhà báo bạn ổng, với bọn nhân viên cũ của toà soạn ổng lập ra để nâng bi