Ludwig van Beethoven là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Ông được coi là Người dọn đường cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Câu chuyện về ngựa thuần hóa! Chú chuột nhỏ bé này có thể nắm giữ chìa khóa cho một cuộc cách mạng y tế trong tương lai! Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà khoa học đã trồng thành công cây từ đất mặt trăng Các nhà khoa học dự đoán: Chỉ còn 100 triệu năm nữa vũ trụ sẽ ngừng giãn nở và co lại! Dưới cái nhìn của khoa học: Tại sao nhiều người lại thích nghiên cứu về chiêm tinh? Gần 200 năm sau khi ông qua đời, như Britannica viết, Ludwig van Beethoven vẫn được nhiều người coi là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất thế giới. Một số tác phẩm nổi tiếng nhất của ông bao gồm Symphony No.5, Moonlight Sonata, và nhiều tác phẩm khác (qua Classic FM). Theo Biography, Beethoven được đào tạo về âm nhạc bởi cha mình. Ông hy vọng rằng con trai mình sẽ được coi là một thần đồng âm nhạc. Cuối cùng, Ludwig đã có thể gặt hái thành công từ quá trình luyện tập và tra tấn của mình. Năm 1792, nhạc sĩ gốc Đức chuyển đến Vienna để theo học Joseph Haydn, một nhà soạn nhạc được coi là ngang hàng với Mozart vừa qua đời. Beethoven sinh tại Bonn, Đế quốc La Mã Thần thánh, cha là Johann van Beethoven (1740-1782), người gốc Vlaanderen, và mẹ là Magdalena Keverich van Beethoven (1745-1787). Cho đến tận thời gian gần đây, nhiều công trình tham khảo coi ngày 16 tháng 12 là "ngày sinh" của Beethoven, với lý do là ông được rửa tội vào ngày 17 tháng 12. Theo những ghi chéo lịch sử, Beethoven hoàn thiện kỹ năng piano của mình với Haydn và tự khẳng định mình là một nhạc sĩ bậc thầy. Một bài báo khác từ Classic FM báo cáo rằng vào thời điểm ông ở độ tuổi ngoài 20, ông được coi là một nghệ sĩ piano và nhà soạn nhạc nổi tiếng ở Châu Âu. Tuy nhiên, chính trong khoảng thời gian này, Beethoven phát hiện ra rằng mình đang bị mất thính giác. Mặc dù vậy, ông vẫn tiếp tục sáng tác và biểu diễn, và trên thực tế, vào thời điểm đó không ai biết rằng Beethoven sắp bị điếc. Classic FM nói rằng ông đã không tiết lộ bí mật của mình cho bất kỳ ai cho đến khi viết thư cho một người bạn thời thơ ấu vào năm 1800. Trong bức thư, ông nói: "Trong hai năm, tôi đã tránh gần như tất cả các cuộc tụ tập xã hội vì tôi không thể nói với mọi người rằng tôi bị điếc". Beethoven tiếp tục nói rằng ông đang che giấu khuyết tật của mình vì sợ rằng nó sẽ hủy hoại danh tiếng và sự nghiệp của ông. Trong cuộc đời của mình, Ludwig van Beethoven đã phải chịu đựng sự hành hạ đau đớn về mặt thể xác. Nguyên nhân bệnh tật của ông cho đến hôm nay vẫn còn là đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học. Có một thời người ta cho rằng Ludwig van Beethoven bị mắc bệnh giang mai bẩm sinh. Những lý thuyết liên quan đến việc bị mất thính giác của Beethoven Trên thực tế, ngày nay chúng ta tìm được rất nhiều báo cáo liên quan đến việc Beethoven bắt đầu mất thính giác, nhưng độ tuổi cụ thể của ông khi đó thì lại khác nhau rất nhiều. Classic FM viết rằng ông ấy 26 tuổi, trong khi PBS nói rằng ông 28 tuổi. Dù là gì đi nữa, có thể đồng ý rằng không ai chắc chắn chính xác điều gì đã gây ra chứng điếc của ông. Một số người tin rằng đó là hậu quả của sốt phát ban, giang mai, lupus, hoặc thậm chí là bệnh Paget, một chứng rối loạn xương mãn tính. Tương tự như vậy, Interlude nói rằng chính Beethoven đã đổ lỗi cho một cú ngã tồi tệ, trong đó khuôn mặt của ông đập xuống sàn, và đó chính là sự khởi đầu của chứng điếc. Không lâu sau đó, ông bắt đầu bị ù tai liên tục. Theo Interlude, tai trái của Beethoven là nơi đầu tiên bị ảnh hưởng do mất thính lực. Từ đó, tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Ông dường như vẫn có thể nghe thấy một số âm thanh nhất định cho đến khi 40 tuổi. Vào thời điểm Beethoven 44 hoặc 45 tuổi, ông đã hoàn toàn bị điếc. California Symphony báo cáo rằng việc mất thính giác của ông đã khiến bản thân rơi vào trạng thái trầm cảm nặng. Ông ngừng biểu diễn và xuất hiện trước công chúng. Thay vào đó, Beethoven trở thành một người sống ẩn dật. Tuy nhiên, ông vẫn tiếp tục sáng tác nhạc. California Symphony chỉ ra rằng chủ đề của các tác phẩm của ông đã thay đổi khi chúng phản ánh cuộc sống của ông mà không có âm thanh. Vào ngày 26 tháng 3 năm 1827, Ludwig Van Beethoven qua đời tại Vienna ở tuổi 56. Kiểm tra DNA PBS viết rằng trong suốt cuộc đời của mình, Beethove đã phải chịu một số vấn đề về sức khỏe. Chúng bao gồm đau bụng, các vấn đề về hô hấp, đau khớp, viêm mắt và nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, một bài báo trên Tạp chí Y học phương Tây cho biết Beethoven qua đời do lạm dụng rượu kéo dài vì chứng trầm cảm của ông, và bản chất của việc này cũng xuất phát từ việc ông bị mất thính lực. Khi ông qua đời, những lọn tóc của ông đã bị cắt bởi một nhạc sĩ tên là Ferdinand Hiller. Sau đó lọn tóc cuối cùng mà ngày nay chúng ta có thể tìm thấy là ở Đan Mạch thuộc quyền sở hữu của Kay Fremming, một bác sĩ đã cứu rất nhiều gia đình người Do Thái khỏi Đức Quốc xã trong Thế chiến II. Không biết chính xác bằng cách nào mà ông ấy có thể sở hữu lọn tóc đó. Tuy nhiên, Fremming sau đó đã đưa nó cho con gái của mình và cuối cùng cô đã bán đấu giá nó. Sau đó lọn tóc này của Beethoven đã được chuyển đến Đại học Bang San Jose ở California, nơi nó trải qua nhiều cuộc kiểm tra để cung cấp cái nhìn sâu sắc về lý do tại sao ông bị điếc. Năm 2000, báo cáo của The Advanced Photon Source cho biết rằng tóc có chứa hàm lượng chì rất cao. Có khả năng Beethoven bị ngộ độc chì. Điều này rất có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe và thậm chí là điếc. Một nghiên cứu sau đó vào năm 2013 cũng cho rằng chì từ rượu vang đã gây ra tình trạng mất thính giác của Beethoven. Tuy nhiên, vì Beethoven đã qua đời cách đây hàng trăm năm nên lý do thực sự khiến ông bị điếc sẽ mãi mãi là một ẩn số.
tại sao dòng nhạc classic lại chết luôn nhỉ ý mình là sau các nhà soạn nhạc đài tài này thì dòng nhạc này cứ phổ lại bài cũ chứ không xuất hiện nhà soạn nhạc nào nữa
Vì nó siêu khó chứ sao. 1 bản giao hưởng đòi hỏi phải sáng tác cho đủ các thể loại piano, violin, sáo, kèn, ... ở vị trí khác nhau. Độ dài 1 bản cũng phải 15p-1 tiếng chia ra làm các part theo chuẩn sonata gì đó. Quan trọng hơn ko có ai thèm nghe nên nhạc sĩ cũng éo kiếm đc tiền nên chả ai rảnh sáng tác làm gì. Sáng tác bản nhạc dài 3 phút rồi đem đi bán bản quyền cho ca sĩ kiếm tiền ez hơn
Vì soạn bài mới thì đại chúng ít nghe.nhạc sĩ sao có tiền,hồi đấy đi nghe ba cái nhạc này giống đi xem phim hay đi tụ tập giải trí thời giờ,mấy ông nhạc sĩ lúc đấy chạy deadline éo kịp.Giờ hơn 2,300 năm rồi bọn nó dành time đi cf,xem phim,chơi game,chả sướng hơn ngồi 2,3 tiếng nghe đánh nhạc,nhạc nhẽo thì nghe mấy bài dài nhất 5p là đủ rồi.Còn lý thuyêt theo mình biết thì đám nhạc sĩ classic sáng tác bài mới là vẫn có,có nhiều.Nhưng ko nổi tiếng vì thế giới âm nhạc bão hòa,ko được ưa chuộng thôi. Giờ cái dòng này thích bác có thể nghe sang New age,Instrumetal tức nhạc không lời,cũng sử dụng đàn piano,guitar,mấy công cụ của classic nhưng âm điệu hiện đại hơn tí,tùy thể loại như new age mà có thêm nhạc điện tử,nhưng âm điệu cũng ngọt ngào chứ ko phải đánh dập ầm ầm như edm. đợt nghe band lacrimosa của đức là dạng symphony metal,tức phần giao hưởng (tùy bài) nhiều hơn cả phần ghi ta điện với ca sĩ hát nữa,nhiều band đức vs bắc âu khác cũng chơi kiểu này,cả bài nhiều khi chỉ nghe thằng,con ca sĩ hú hét,rên rỉ vài câu xong là toàn nhạc cụ đánh từ đầu tới cuối luôn.Band kiểu này cũng có bọn The sin of thy beloved,nhưng bọn này nghe u ám hơn,ko có chất classic,ngọt ngào như bọn Lacrimosa.
no. 5 là tuyệt nhất của Beethoven? Thằng cha này chắc chỉ nghe đại chúng dc cái giai điệu đầu kéo dài 1 phút của movement 1 rồi dục mịa mấy cái movement 2,3,4. Còn no.7 hay Opus Magnum no.9 thì sao? Không hẳn, các ông đừng bị cái pop culture nó bủa vậy rồi cho rằng classical music đang lăn ra chết. Thế hệ baroque của Bach thì dc nhà thờ đứng phía sau vứt một cục tiền vào mặt rồi bảo làm nhạc cho nhà thờ đi cho tau. Sau khi nhạc cổ điện phố biến hơn thì bắt đầu du nhập thêm opera, nhạc kịch và đẩy tới thời kỳ của Beethoven, Chopin đồ. Sau thời kỳ này thì xuất hiện các prototype đầu tiên của máy ghi đĩa, thế giới "phẳng" hơn và nhiều công cụ âm nhạc mới xuất hiện nhiều hơn e.g., guitar . Âm nhạc và thị hiếu người nghe có quá nhiều lựa chọn nên thực ra chả khác gì âm nhạc cổ điển phải "đi ra biển lớn". Tuy thế âm nhạc cổ điển lại đóng vai trò song hành với phim ảnh trong thế kỷ 20 và game trong thế kỷ 20/21, thực ra những quả nhạc OST trong các phim lại phải label "nhạc phim" hay "nhạc game" trong khi nó không khác gì các ông viết nhạc dc studio phim quăng tiền cho làm nhạc. Về cơ bản, nhạc cổ điển nó chả đi đâu cả, nó chỉ tìm một cái medium ("môi trường" ?) để tồn tại? Thậm chí thế hệ mới có Philip Glass, Benjamin Britten, Max Richter, Arvo Pärt, Joe Hisaishi. Nhiều nghệ sĩ trong đây đang từ từ đi ra khỏi cái bóng của "nhạc phim" để quay lại với cổ điển e.g., Joe gần đây mới debut no.2 và vài phiên bản cho tứ tấu dây.
Chưa chết. Vẫn có người sáng tác, chỉ là ko "cạnh tranh" được với nhạc pop thôi. Hoặc nói theo cách nào đó thì nó "biến tướng" thành các thể loại nhạc phim nhạc game, nói chung là nhạc ko lời làm nền cho 1 đối tượng khác, mà các ông đang nghe đó. Có điều nhạc sĩ ko sáng tác theo cấu trúc cũ nữa, và có sự tham gia của công nghệ vào. Như mấy bản nhạc phim hoành tráng của Hans Zimmer giờ đem rearrange lại cho nhạc cụ truyền thống, chia ra 4 chương thì nghe cũng như giao hưởng của Beethoven thôi. À mà nhạc cổ điển là classical chứ ko phải classic nhé. Nếu viết "nhạc classic" thì nó ko phải 1 thể loại nhạc mà sẽ hiểu thành "nhạc phẩm kinh điển/bất hủ"