Chào bạn Caro Mình tuy không nghe hết những mv bạn đưa ra ở #1 nhưng cũng nghe được một phần. Cá nhân mình không nghe thấy tiếng gọi tên hay bất kì một từ tiếng Việt hoặc bất kì một tạp âm nào ở những mốc thời gian bạn đánh dấu. Không biết các bạn khác thì thế nào, có nghe được như bạn nói không. Mình thính giác tốt, có lẽ tốt hơn đa số người, hạ âm ở 11Hz mình vẫn nghe thấy nên mình nghĩ thực sự không có gì đâu. Với cả 2 page rồi cũng không ai xác nhận là nghe thấy cả, có lẽ bạn gặp vấn đề về tai hay tâm lý, đi khám thử xem ? À bạn còn bắt con mèo nhà bạn ăn chay không ?
À mình cũng nghĩ là nếu là chèn một nội dung hay thông điệp gì thì tại sao nó lại phải chèn bằng tiếng Việt, tiếng Việt có gì đặc biệt đến thế ? Mình từng thấy bạn có vẻ rất đề cao tiếng Việt nhưng công bằng mà nói tiếng Việt cũng là một ngôn ngữ bình thường như các ngôn ngữ khác thôi. Chẳng lẽ mv đó chèn tiếng Việt vào mà không phải tiếng Anh để nhằm vào một mình bạn ? Kpop đang tìm cách chống lại bạn ? Điều gì làm bạn đặc biệt đến thế ?
Tiếng Việt đặc biệt vì có âm điệu ngữ nghĩa rất sâu rộng và phong phú. Nếu bạn là người Việt bạn có thể nói tất cả thứ tiếng trên thế giới, một chuyện không ngôn ngữ nào (mà mình biết) làm được. Bộ thanh âm sắc huyền hỏi ngã nặng của tiếng Việt bao trùm toàn bộ ngữ âm của nhân loại.
Thánh Phọt cho mình hỏi là biết bao nhiêu ngôn ngữ ? Không cần sử dụng trôi chảy, thậm chỉ cần từng nghe người khác nói thôi. Mình nghĩ là Thánh ít được thấy nên mới có quan điểm như thế. Tiếng Việt có thanh sắc - tone, khi phát âm thay đổi cao độ âm tiết sẽ có ý nghĩa khác nhau. Nhưng tiếng Trung, tiếng Lào, tiếng Thái và nhiều thứ tiếng ở châu Phi đều có, tiếng Việt không phải duy nhất. So sánh với một thứ tiếng láng giềng là tiếng Trung phổ thông thì nó có 4 tone nhưng tone dấu nặng của mình so với tone thứ 4 là falling tone của thì thấy cũng không xuống thấp bằng và ngắn hơn của nó. Tức là cùng tone hạ xuống nhưng khác nhau về tính chất. Nên nói như bạn: "thanh sắc của tiếng Việt bao trùm toàn bộ ngữ âm nhân loại" là không đúng. Ngoài ra những người nói tiếng Quảng Đông còn nhận họ có tới 9 tones, nếu tính số lượng thì tiếng Việt thua rồi. Hơn nữa đấy là bạn chỉ biết đến thanh sắc nằm trên nguyên âm thôi, có những ngôn ngữ nhấn mạnh và thay đổi tone của cả phụ âm, tí mình sẽ nêu ví dụ bên dưới. Mình tin là: Bất cứ ai ở bất cứ đất nước nào với bất kì tiếng mẹ đẻ nào nếu đã học thì sẽ nói được một ngôn ngữ khác thôi chứ không phải vì bạn không nói tiếng Việt mà bạn không thể nói được tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Cũng như không có chuyện chỉ người Việt mới nói được thứ ngoại ngữ nước này còn người nước khác lại bất lực. Nó vô lí quá thể. Do đặc thù ngôn ngữ và giọng địa phương, mà mỗi người sẽ gặp khó khăn khi phát âm và nghe một số từ tiếng nước khác. Ví dụ: - người trung quốc hầu hết rất khó phát âm chữ N - Người nhật khi học tiếng nước ngoài thì mới nhận ra có một phụ âm V trước đó chưa dùng bao giờ. .... Người dùng tiếng Việt không gặp 2 vấn đề trên nhưng cũng có đặc điểm chung của các nước Đông và Nam Á khác là thường gặp khó khăn khi nói các âm gió và nhấn mạnh một trọng âm trong một từ. Trong tiếng Việt, mỗi âm tiết của một từ phát âm ra nó ngắn và kết thúc lập tức - là do chúng ta được dạy trong trường đánh vần như vậy dẫn đến phát âm của người Việt được xem là ngắn hơn nhiều so với các dân tộc khác. Ví dụ cụ thể: - từ "rốt" chúng ta sẽ đọc là rốt vì đánh vần là "ô tờ ốt, rờ ốt rốt sắc rốt". Tiếng Đức cũng có một từ đọc là "rốt" - Rot - nghĩa là màu đỏ. Đọc lên nghe cùng là rốt nhưng nó phát âm là "rô-thơ" - bản chất khác nhau. - đa phần chúng ta mới học tiếng anh thì từ nice đều đọc là "nai" dù nó là "nai xờ" do trước đó chúng ta không bao giờ nói ra những âm tiết có đuôi như vậy. Ngoài ra người Việt Trung Hàn Nhật Thái Lào ... và các dân tộc thuộc khu vựa Đông Nam nói chung đều khá khổ sở khi làm quen với các hệ Slav như tiếng Balan, tiếng Tiệp Cz-Slv . Khổ sở cũng như khi một người nói tiếng anh phải phân biệt tone trong tiếng Việt vậy. - Ví dụ: Ř và R trong tiếng Czech hay Ń và N, Z và Ź, Ż trong tiếng Balan sẽ rất khó để phân biệt. Dù nhìn như không có tone trong ngôn ngữ của họ nhưng cách nhấn nhả một phụ âm lại cho cảm giác như lên cao hay xuống thấp ngữ điệu của một từ. Do vậy những người nói tiếng Việt cũng như bất kì một ngôn ngữ nào khác đều có lợi thế và bất lợi cả. Chúng ta dễ dàng nói tiếng Trung, Thái, Nhật, Hàn... hơn là tiếng Anh, Pháp, Đức ... Ở đây là dễ nói hơn chứ không phải dễ học. Tiếng Anh dễ học vì nó phổ biến. Theo mình thấy những người nói tiếng Arab và các nước vùng trung đông như Iraq, Iran ... là ít gặp khó khăn về phát âm khi học tiếng nước ngoài nhất. Ngôn ngữ cũng có cách phát triển của riêng nó. Như tiếng Việt chúng ta dùng bây giờ khác nhiều so với tầm 200 300 năm dù tiếng Việt là một ngôn ngữ cực kì lâu đời. Ví dụ khi người Pháp lần đầu tiến vào Đông Dương, chúng nó có ghi chép lại về dân mình " ... tiếng nói líu líu như tiếng chim, đều đều và không có ngữ điệu ..." - Nghe ra cũng không đúng lắm. Có lẽ thanh sắc trong tiếng Việt là kết quả phát triển của thời gian vài trăm năm gần đây thì sao. Nếu tách một nhóm dân sử dụng cùng một ngôn ngữ ra làm 2 rồi cho ở 2 khu vực cách biệt, có lẽ chỉ có vài trăm năm sẽ có 2 thứ tiếng khác nhau. Như tiếng Đức và Hà Lan nó na ná nhau đến cách phát âm đến 70%. Dù hai thứ tiếng khác biệt nhưng một người Đức Và một người Hà Lan cho dù có không học tiếng của nhau vẫn có thể giao tiếp được. Czech và Slovakia cũng tương tự, giống nhau đến 90%. Nhìn cách người Iceland chào mừng sẽ biết học có nguồn gốc German. Mỗi một ngôn ngữ đều liên tục có những từ mới ra nhập vào kho từ vựng của mình, dễ thấy nhất là trong tiếng Anh vì độ phổ biến của nó. Ngôn ngữ thật kì diệu đúng không ? Dù mình không phải chuyên gia ngôn ngữ, chỉ biết phọt phẹt tiếng Anh, nói tiếng Đức tàm tạm và một tí tiếng Czech, Poland và Ý nhưng mình thấy giữa ngôn ngữ thú vị vãi, xem xét lịch sử của nó có thể thấy được rất nhiều thứ. Mình là người Việt, mình thấy tiếng Việt rất giàu ngữ nghĩa và đẹp nhưng các thứ tiếng khác cũng vậy, như tiếng Latin, nó không thuộc bộ tượng hình nhưng xem xét kĩ mỗi từ đều chứa nguồn gốc và ý nghĩa trong chính nó. Tất cả các ngôn ngữ đều rất tuyệt.