Vậy phải biết context là gì. Mé ở trên thì first in class, engine ở dưới first in class engine , ghi với chép thế đấy >.> First in class engine - @baotru hàng khủng , vd @baotru nếu có tích hợp thêm đồ kỹ thuật số sẽ là @baotru với công nghệ tiên tiến nhất
Chính xác thì e chỉ thấy dân 29 dùng từ đó theo 2 kiểu động từ và tính từ - Tính từ: mô tả chảo đảo, mất thăng bằng. VD: Con quay bị liệng/ Con diều bị liệng/ Cánh buồm bị liệng. - Đồng từ: chỉ hành động nghiêng, bay trong không trung. VD: Cánh én liệng vòng/ Lá vàng chao liệng. Chứ chưa thấy nói thằng A, con B bị liệng bao giờ )) Hoặc bây giờ mình tự sáng tạo ngôn ngữ, dùng từ này cho người luôn. VD: Liệng trong vòng tay e ))))
first in class engine - engine tốt nhất phân khúc. hay tốt nhất do với sản phẩm cùng loại. chữ engine có thế dịch là phương tiện, bên lập trình thường chẳng ai dịch chữ engine ra cả... chắc vì không có từ tương ứng. nếu cố gắng thì có thể dịch là "phương tiện xử lý trí thôn g minh nhân tao tốt nhất trong phân khúc"
Quan trọng phải có tổ chức tổng hợp & phổ biến thông tin... Cái này mấy thằng ất ơ như mình nhìn thì hoặc chửi hoặc...kệ mẹ thôi :v... So với nc ngoài thì gần nhất thằng Tàu chẳng hạn, kêu sao thằng Tàu nó đọc cola là khừa lưa, kêu nó dịch thế này thế kia, nhưng thực ra cái nó làm là đúng nguyên tắc & đại chúng bên đó ai cũng biết thành ra nó lại là bt & có tính nhất quán cao. Tác hại của việc tự do tổng hợp thông tin & tên thông tục phát sinh thiếu căn cứ rõ ràng thì tui gặp riết thành quen...ko biết đầu ra thế nào cho đẹp gọn còn đỡ, râu ông này cắm cằm bà kia là chuyện phổ biến ở đông lào luôn, nguyên nhân thì nhiều lắm - xài riêng thì kệ mẹ cũng đc, nhưng tới lúc cả 2 tên trùng lặp hoặc mâu thuẫn nhau cùng xuất hiện thì "vui".
Nay lướt thấy FB có bài đăng gì đó nói về sự nhầm lẫn trong 1 số thành ngữ, tục ngữ, ca dao thường dùng trong cuộc sống. 1. Họ có nói về câu "Quân tử lông chân, tiểu nhân lông bụng" là sai, bản chính xác phải là "Quân tử nông chân, tiểu nhân nông bụng". Cá nhân mình trước giờ toàn nghe và hiểu theo nghĩa số 1. Vậy nên có đi tìm kiếm nghĩa số 2 trong các văn bản hay từ điển cơ mà chưa ra mà chỉ ra cái số 1. Trích từ điển Thành ngữ, tục ngữ Việt Nam của 3 tác giả trong ảnh. 2. "Tai vách mạch rừng" là phiên bản sai. "Tai vách mạch dừng" mới là chính xác. Tương tự cho "Bứt dây động dừng" Qua kiểm tra thì dừng mới là chính xác. Vậy mà trước giờ mình cũng nhầm lẫn 3. "Đều như vắt chanh" là sai. Chính xác là "Đều như vắt tranh". Case này check lại thì ko thấy câu này trong từ điển thành ngữ, tục ngữ (dù là tranh hay chanh). Tra từ điển tiếng việt các từ đều, tranh, chanh đều ko thấy có sự xuất hiện của câu này. Vậy mình nghiêng về khả năng câu này là câu mới hình thành từ sau những năm 2000 trở đi. Có mấy cái linh tinh như vậy, mời anh em bàn luận, đóng góp
dùng sai nhiều thành thừa nhận. Gần đây có quả "cần cù bù siêng năng" bọn trẻ con cứ nhai nhiều thành ra quen mồm