Ru-Kà đại chiến, ba năm không còn đường về

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Cha Thần Gió, 8/2/22.

  1. rebaron

    rebaron Sora, Wielder of Keyblades GameOver

    Tham gia ngày:
    22/8/21
    Bài viết:
    12,043
    Cái này chuẩn nè, khả năng vượt mặt Mỹ về khoa học công nghệ, tài chính, quân sự, kinh tế chính trị nói chung là xưng bá toàn cầu chỉ có EU, Nga Tàu chưa đủ cân, nên Mỹ phải bụp trước !suong
     
  2. ngdinhluat

    ngdinhluat Ryu & Ken Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    21/3/07
    Bài viết:
    16,859
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Chiên da này pro ngố quá !buc
     
    FFVIIIFan11, zantan and scuuby like this.
  3. Công Chúa Gián

    Công Chúa Gián Persian Prince

    Tham gia ngày:
    18/9/16
    Bài viết:
    3,614
    Mấy chiên da pro ngố là éo tin đc !bem
     
    zantan thích bài này.
  4. zhangthang_reborn

    zhangthang_reborn The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    9/11/16
    Bài viết:
    2,154
    Bảo so kè với Mỹ thì còn có cửa, chứ tiềm năng để vượt Mỹ thì EU không có tuổi.
    Thực tế thì chỉ có liên minh Nga tàu liên hợp mới đủ vượt Mỹ, chứ tính riêng từng thằng thì cũng tương tự EU, tuổi tôm!bung2
     
  5. PeepingTom

    PeepingTom nguyện bú liếm thông tắc mũi cho ong nâu...

    Tham gia ngày:
    23/3/20
    Bài viết:
    17,561
    Cuba bị dập hơn nửa thế kỉ rồi, tha cho Cuba đi #savepapasd!ck!sad
     
    Ờ mày giỏi and Odisey like this.
  6. Phọt Ra Quần

    Phọt Ra Quần Mười năm nay tao chưa đánh răng Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/6/08
    Bài viết:
    12,983
    Nơi ở:
    Ảo Tưởng Hương
    Nói gì nói hijack máy bay dân sự nó vẫn khác với việc tấn công quân sự. Phòng không nào chống được vụ 9-11 chứ?
     
    FFVIIIFan11 and PeepingTom like this.
  7. Công Chúa Gián

    Công Chúa Gián Persian Prince

    Tham gia ngày:
    18/9/16
    Bài viết:
    3,614
    Nga nêu tổn thất của Ukraine trong tháng 11
    Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết Ukraine đã tổn thất hơn 8.000 binh sĩ và lượng lớn thiết bị quân sự trong tháng 11.

    Trong tháng 11, Kiev tổn thất hơn 8.300 binh sĩ, 5 máy bay, 10 trực thăng, 149 xe tăng và hơn 300 phương tiện chiến đấu bọc thép, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết ngày 6/12.

    Theo ông Shoigu, các lực lượng Nga đã gây ra tổn thất đáng kể cho quân đội Ukraine bằng cách sử dụng vũ khí chính xác tầm xa tập kích quy mô lớn vào các trung tâm chỉ huy, cơ sở phức hợp quân sự - công nghiệp của Kiev.

    Ukraine hiện chưa bình luận về thông tin.

    [​IMG]
    Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Sergei Shoigu tại Moskva cuối năm 2021. Ảnh: Reuters.

    Trước đó, Mykhailo Podolyak, cố vấn của tổng thống Ukraine, ngày 1/12 cho biết khoảng 10.000-13.000 binh sĩ nước này đã thiệt mạng kể từ khi cuộc xung đột với Nga bùng nổ. Tổn thất của Nga là khoảng 100.000 binh sĩ thiệt mạng, 100.000-150.000 người bị thương, mất tích hoặc không thể trở lại chiến trường.

    Nga chưa bình luận về thông tin được ông Podolyak đưa ra. Lần gần đây nhất Moskva công bố thương vong trong chiến dịch quân sự tại Ukraine là ngày 21/9, khi Bộ Quốc phòng Nga thông báo hơn 5.900 binh sĩ đã thiệt mạng còn Kiev mất hơn 61.000 binh sĩ.

    Hồi tháng 10, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Mark Milley ước tính khoảng 100.000 binh sĩ Nga và 100.000 binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng hoặc bị thương kể từ khi xung đột bùng phát.

    [​IMG]
    Cục diện chiến trường Ukraine sau hơn 9 tháng giao tranh. Đồ họa: WP.


    Nga nêu tổn thất của Ukraine trong tháng 11 - VnExpress
     
  8. quocviet0908

    quocviet0908 🍁 Thu Thơ Thẩn 🍁 ⚔️ Dragon Knight ⚔️ CHAMPION Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/3/07
    Bài viết:
    13,969
    Nơi ở:
    Xì Gờn
    U cà: rồi tao sẽ ghim từng thằng. !bem

    ########
    Estonia từ chối tiếp nhận làn sóng tị nạn mới từ Ukraine - Thủ tướng Kaja Kallas phát biểu.

    “Cho đến thời điểm này, chúng tôi đã rất hào phóng trong việc giúp đỡ Ukraine đang gặp khó khăn. Tuy nhiên, mọi thứ đều có giới hạn…” bà nói và gạt bỏ nghĩa vụ giúp đỡ Ukraine sang cho Phần Lan.

    upload_2022-12-7_13-53-39.png

    _____________
    Ý từ nay đến cuối năm từ chối cung cấp vũ khí cho Ukraina

    "Tôi đảm bảo với các bạn rằng đến cuối năm nay sẽ không có sắc lệnh mới nào về cung cấp quân sự cho Kiev. Hãy xem chính phủ đưa ra quyết định nào liên quan đến hỗ trợ trong tương lai cho Ukraina và ý nghĩa của quyết định đó", Bộ trưởng Quốc phòng Ý Guido Crosetto nói.

    Ông nói thêm rằng các yêu cầu gần đây của Kiev chủ yếu liên quan đến các vấn đề cơ sở hạ tầng trong bối cảnh thiếu năng lượng, cụ thể là chính quyền Ukraina đang yêu cầu cung cấp các máy phát điện.

    upload_2022-12-7_13-55-13.png

    _____________
    Đức từ chối chuyển giao hệ thống phòng không Patriot cho Ukraina

    “Sau cuộc nói chuyện với Bộ Quốc phòng Đức, tôi thất vọng quyết định rút hỗ trợ cho Ukraina. Vì vậy, chúng tôi đang bắt đầu tiến hành theo thỏa thuận triển khai các bệ phóng ở Ba Lan và kết nối chúng với hệ thống chỉ huy của chúng tôi", Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak viết trên Twitter.

    upload_2022-12-7_14-3-21.png
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/12/22
    Ờ mày giỏi thích bài này.
  9. Anji Mito

    Anji Mito Persian Prince ➹ Marksman ➹ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/1/07
    Bài viết:
    3,936
    Nơi ở:
    Hyrule
    Còn thêm vụ Hungary chặn viện trợ 18 tỷ USD nữa.

    Tao sẽ unfriend từng thằng trên zalo, twiter, facebook, tiktok, instagram,...!cut
     
    zantan thích bài này.
  10. Viethq1989

    Viethq1989 The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    7/9/21
    Bài viết:
    2,464
    PUTIN NGHĨ GÌ CHO NĂM 2023: KỊCH BẢN TIỀM ẨN CỦA CHIẾN DỊCH QUÂN SỰ ĐẶC BIỆT (CDQSĐB)
    Boristo Nguyen chuyển ngữ
    Chuyên gia hàng đầu của Nga về CDQSĐBVasily Kashin: "Thời gian sẽ giúp Nga"
    Sự kiện chính của thập kỷcủa Nga,tất nhiên, là CDQSĐB.Và một trong những chuyên gia chính về CDQSĐB của Nga là Vasily Kashin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phức hợp về Châu Âu và Quốc tế củaTrường Kinh tế Cao cấp.
    “Nếu bạn muốn biết điều gìthực sự đang xảy ra trên chiến trường Ukraine thì hãy nói chuyện với Vasily của chúng tôi!» - Đây là những lời tôi được nghe từ một trong những chuyên gia đáng kính của Nga về quan hệ quốc tế chưa đầy một tháng sau khi bắt đầu cuộc xung đột. Lúc đầu, tôi khôngđể ý về những lời này nhưng chẳng bao lâu sau tôi phát hiện ra là mình đã rất sốt ruột mong đợi các bài viết mới của Vasily Kashin mới về CDQSĐB.
    “Khi đại bác lên tiếng thì các âm nhạc sẽ im lặng” — biến thể của câu nói truyền đến chúng ta ngày nay được coi là của Mark Tullius Cicero - nhà hùng biện vĩ đại người La Mã cổ đại, thời mà tất nhiên là chưa có đại bác. Nhưng trong thời kỳ có những xung đột quân sự rối rắm và phức tạp thì thiếu vắng không chỉ tiếng nhạc mà thiếu cả nhữngsự phân tích tỉnh táo, sâu sắc về những gì đang xảy ra. Cách chắc chắn nhất để bù đắp cho khoản thiếu hụt này là làm quen với các ý kiếnvà nhận xét của Vasily Kashin.
    - Vasily, ông dự báo CDQSĐB sẽ có diễn biến tiếp theo thế nào? Chẳng hạn, liệu sẽ có một đợt nghỉ đông tạm ngừng chiến sự?
    - Tôi nghĩ sẽ có sự gia tăng chiến sự trong mùa đông. Chúng ta chắc chắn sẽ thấy sự gia tăng này vào tháng 12 hoặc đầu năm sau. Không có lý do gì để tạm dừng. Một khi Nga tiếp tục tấn công các cơ sở hạ tầng của Ukraine, thì phía bên kia càng có nhiều lý do để thúc đẩy các hoạt động. Nhưng đồng thời, Nga sẽ tăng quân số tạimặt trận.
    Theo những gì chúng tabiết, hiện nay chỉ một phần nhỏ trong số những người được gọi nhập ngũ trong đợt tổng động viên một phần được đưa đến vùng chiến sự. Số đông còn lại vẫn đang ở Nga, đôi khi rất xa khu vực CDQSĐB. Họ đang tham gia huấn luyện chiến đấu. Đồng thời, các vấn đề liên quan đến trang thiết bị chohọ đang được giải quyết. Để thực hiện những điều này cần có thời gian. Nhưng khi tất cả cácvấn đề đã được giải quyết thì việc đưa lực lượng này cũng như những tình nguyện viên đến khu vực CDQSĐB sẽ đồng nghĩa với việc tăng quân số tại chiến trường lên vài lần.
    Sự gia tăng quân số lượng như vậy không thể không để lại dấu vết. Nó sẽ làm thay đổi một cách căn bản tình hình và tương quan lực lượng.
    - Và việcthay đổi lực lượng một cách đáng kể này trong bao lâu sẽ dẫn đến kết thúc cuộc xung đột?
    - Ngân sách quốc phòng Nga tăng mạnh cho các năm 2022 và 2023 và giảm vào năm 2024. Như vậy, các nhà lãnh đạo Nga dự báo là các hoạt động quân sự sẽ xảy ra trong suốt năm 2022 và tiếp tục kéo dài trongnăm 2023. Điều này là hoàn toàn có thể. Nhưng cuộc xung đột có thể sẽ kết thúc sớm hơn một chút hoặc kéo dài. Khả năng kéo dài khá lâu, đáng tiếc, là hoàn toàn có thể. Cuộc xung đột có thể kéo dài. Nhưng tôi tin rằng thời gian đang đứng về phía chúng ta. Nếu chúng ta không gặp phải những thất bại haythảm họa nghiêm trọng (việc chúng ta rời khỏi Khersonkhông phải là thảm họ, thảm họa là khi một nhóm lớn quân đội bị bao vây và thua trận), thì dần dần chi phí tài trợ cho cuộc xung đột ở Ukraine của Mỹ sẽ tăng mạnh mà khôngđem lại kết quả tích cực nào cho Mỹ. Và bản thân Ukraine sẽ dần bị tê liệt.
    - Nhưng liệu có chắc sẽ tê liệt? Chúng ta có thể tự tin đến mức nào kết quả của cuộc xung đột là Ukraine sẽ hoàn toàn thua cuộc và không thể nào cứu vãn?
    - Ukraine đã hoàn toàn bị thua và không thể nào cứu vãn. Chính quyền Nga đã nhiều lần tuyên bố: đây không phải là xung đột giữa Nga và Ukraine, mà là cuộc chiến hỗn hợp (hybrid war) giữa Nga và Mỹ mà Ukraine tham gia chỉ với vai trò là vũ khí của Mỹ.
    Nếu bạn nhìn vào lập trường của Mỹ và bỏ qua những tuyên bố thuần túy mị dân, thì tất cả đều nhằm tới mục tiêu đã nêu là tạomột thất bại chiến lược để làm suy yếu nước Nga, tới mức mà trong tương lai sẽ không thể gây ra bất kỳ vấn đề gì cho Mỹ và cho phép Mỹ hoàn toàn tập trung vào Trung Quốc.
    Hai bên đang tiến hành một cuộc chiến hỗn hợp với nhautrên lãnh thổ Ukraine. Vâng, Nga ở một vị trí kém thuận lợi hơn so với Mỹ: nó chiến đấu với chính người dân của mình. Và trong cuộc xung đột này người Mỹ chịu tổn thất chủ yếu là về kinh tế và một phần về chính trị. Nhưng điều chính là số phận của Ukraine không phải là mối quan tâm chính của bất kỳ người chơi nào. Nhiều khả năng, nó không phải là mối quan tâm hàng đầu ngay cả đối với chính giới lãnh đạo Ukraine. Họ quan tâm đến tương lai của bản thân, tài sản cá nhân và sự tồn tại chính trị của chính họ.
    Những thiệt hại đã gây ra cho Ukraine là không thể phục hồi trong bất kỳ một khoảng thời gian hợp lý nào. Ngay tại thời điểm bắt đầu CDQSĐB Ukraine đã là một quốc gia nghèo khó. Để duy trì hoạt động cần liên tục có sự hỗ trợ kinh tế bên ngoài từ các tổ chức tài chính quốc tế.
    Bây giờ đã đến tình huống mà Ukraine cần phải được bơm từ bên ngoài 3 đến 5 tỷ đô la mỗi tháng chỉ để hoạt động. Ngân sách Ucraina cho năm tới dự kiến 58% thu nhập là từ các khoản vay và trợ cấp nước ngoài. Nhưng đó là ngân sách nhà nước được soạn thảo trước khi bắt đầu chiến dịch Nga ném bom chiến lược vào các cơ sở hạ tầng của Ukraine. Trên thực tế, tình hình sẽ còn tồi tệ hơn. Ukraine có thể sẽ đi đến tình trạngmà ngân sách của họ phụ thuộc tới 80% vào viện trợ nước ngoài. Đây là số tiền xấp xỉ mà ngân sách Afghanistan phụ thuộc viện trợ nước ngoài dưới thời Tổng thống Ashraf Ghani, người đã bị Taliban trục xuất (“Taliban” bị coi là tổ chức khủng bố và bị cấm ở Liên bang Nga — “MK”).
    - Xin lỗi, nhưng hiện giờ cuộc xung đột chưa kết thúc thì luận điểm về sự thất bại kinh tế của Ukraine liệu có ý nghĩa gì? Rốt cuộc, cácnước sẵn sàng bù lấp tất cả các lỗ hổng trong ngân sách Ukraine.
    - Tất nhiên ở đây sẽ có câu hỏi về so sánh nguồn lực của chúng ta và Hoa Kỳ. Mỹ có nhiều hơn. Nhưng hiện tại cuộc xung đột Ukraine là vấn đềchính và duy nhất mà chúng ta dồn các nguồn lực. CònHoa Kỳ có lợi ích trên toàn thế giới. Ví dụ, đó là cuộc chạy đua vũ trang rất tốn kém với Trung Quốc ở Thái Bình Dương, và nó không phát triển thuận lợi cho họ. Đó là Trung cận đông, châu Phi, châu Mỹ Latinh. Trong 8 tháng của năm 2022, số tiền mà phương Tây tuyên bố viện trợ cho Ukraine đã vượt quá 105 tỷ USD. Đây là số tiền vượt xa ngân sách quốc phòng hàng năm của Nga. Và hơn một nửa số tiền này là của Mỹ.
    Nhưng năm tài khóa vẫn chưa kết thúc. Và năm tới, vì nhiều lý do, phương Tây sẽ phải chịu tốn kém nhiều hơn.
    Trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột, Ukraine đã chiến đấu bằng kho vũ khí khổng lồ của Liên Xô. Ví dụ nhưtên lửa phòng không. Liên Xô để lại tên lửa S-300 nhiều đến mức chỉ sau 9 CDQSĐB người ta mới bắt đầu nói về sự cạn kiệt của chúng. Nhưng chẳng bao lâu nữa Lực lượng Vũ trang Ukraine mỗi ngày sẽ phải sử dụng hàng chục hoặc hàng trăm tên lửa phòng không của các hệ thống phương Tây hiện đại.
    Nếu nói về tổ hợp NASAMS, chẳng hạn, thì một tên lửa phòng không có giá hơn một triệu đô la. Với tổ hợp ASK IRIS-T một quả tên lửa phòng không trị giá hơn 400 nghìn euro. Kết quả là trong 12 tháng đầu tiên của CDQSĐB, phương Tây sẽ phải chi 120-130 tỷ USD cho Ukraine. Năm tới số tiền này sẽ còn nhiều hơn. Tất nhiên họ sẽ cố gắng. Nhưng liệu sẽ tiếp tục bao lâu?
    - Liệu có nên coi tất cả các chi phí này là phí tổn của Hoa Kỳ, chứ không phải, chẳng hạn như coi đó là một khối lượng đơn đặt hàng bổ sung cho tổ hợp công nghiệp-quân sự của họ?
    - Tất nhiên, tổ hợp công nghiệp-quân sự của Mỹ có ảnh hưởng rất lớn. Nhưng cuối cùng, ai đó phải trả tiền cho sản phẩm của họ. Khi Hoa Kỳ, nhờ chính sách của mình, bán vũ khí trị giá 40 tỷ đô la cho Ả Rập Saudi, thì đây thực sự là một thành công, cảcủa Hoa Kỳ lẫn tổ hợp công nghiệp quân sự của mình. Và khi trong tình hình kinh tế không thuận lợi, ngân sách thâm hụt trầm trọng cùng với sự bất mãn của quần chúng, Hoa Kỳđã chi vài chục tỷ, trong tương lai là vài trăm tỷ đô la cho cuộc xung đột ở Ukraine thìdần dần điều này sẽ trở thành vấn đề.
    - Thậm chí kể cả khi họ có thói quen thường xuyên nâng trần bội chi ngân sách mà không kiểm soát?
    - Họ thực sự đã làm và đang làm như vậy - nhưng không phải hoàn toàn là không kiểm soát. Các biện pháp hạn chế liên quan đến nhu cầu chống lạm phát đã được thực hiện. Trong kinh tế không thể cứ tăng mãi nguồn cung tiền. Họ cũng thực hiện những hạn chế của mình. Họ đang đi theo cách ấy.
    Trong một thời gian dài, họ đã giải quyết tất cả các vấn đề củakinh tế bằng cách bơm tiền. Nguồn lựccủa họ rất lớn và hơn chúng ta rất nhiều, nhưng không phải là vô tận. Có một triệu nơi cần chi phí. Và với Hoa Kỳ thì một số trong những nơi này còn quan trọng hơn nhiều cuộc xung đột với Nga.
    - Phương Tây đảm bảo rằng bất chấp mọi vấn đề, cần bao nhiêu họ cũng sẵn sàng chi cho cuộc xung đột với Nga. Và sau đó là số tiền cần thiết để khôi phục Ukraine họ cũng sẽ đáp ứng.Ông nghĩ gì về điều này?
    - Khi cuộc xung đột kết thúc, rõ ràng là một bộ phận dân cư Ukraine hiện đang ở châu Âu sẽ không quay trở vềvới đống đổ nát của nền kinh tế. Sau khi hệ thống cung cấp điện của các thành phố ngừng hoạt động, một làn sóng di cư mới sẽ bắt đầu. Tổng thiệt hại về dân số có thể lên tới mười triệu người.
    Phần lớn những người rời đi là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có khả năng lao động và trẻ em. Đây là một đòn giáng mạnh và không thể đảo ngược đối với nền kinh tế và nhân khẩu học, làm mất đi mọi khả năng cạnh tranh của các lĩnh vực công nghiệp, phá hủy cơ sở hạ tầng. Ngay cả trước khi bắt đầu CDQSĐV, Ukraine đã không thể tự duy trì phục vụ toàn bộ cơ sở hạ tầng mà họ được thừa hưởng từ Liên Xô, thực hiện các nghĩa vụ xã hội và duy trì hệ thống chăm sóc sức khỏe. Mặc dù họ đã giảm mạnh và “cải cách” các hệ thống này, khối lượng nghĩa vụ đối với lương hưu và trợ cấp xã hội vẫn lớn hơn đáng kể so với các nước đang phát triển có các chỉ số kinh tế xã hội tương tự.
    Giờ đây, do có quá nhiều đổ nát, số người chết và bị thương, những nghĩa vụ này sẽ tăng lên đáng kể. Và cơ sở kinh tế đã bị phá hủy. Vâng, tất nhiên, sẽ có sự tái thiết sau xung đột. Nhưng cách thức phục hồi được diễn ra như thế nào thì mọi người cũng đã biết. Số tiền được phân bổ sẽ do các nhà thầu phương Tây làm chủ. Một phần trong số đó sẽ được chia xẻ bởi những nhà thầu này, phần còn lại sẽ được phân chia tại chỗ. Tất nhiên, một số thứ sẽ được xây dựng. Nhưng nó sẽ không thể so sánh với thiệt hại gây ra. Sau khi kết thúc CDQSĐB Ukraine sẽ có lỗ hổng kinh tế lớn đến mức chẳng khoản tiền nào tịch thu từ Nga đủ để bù đắp, hoặc nếu đủ thì chỉ cho một thời gian rất ngắn.
    - Ta hãy từ tương lai quay về hiện tại. Tại sao, bất chấp tất cả những vấn đề ông đã mô tả chế độ ở Kiev không sụp đổ như đã xảy ra với chế độ của Ghani ở Afghanistan?
    - Tại sao nó phải sụp đổ? Chế độ của Ghani đối phó với kẻ thù bên trong, cònchế độ này đối phó với kẻ thù bên ngoài. Đừngnên ảo tưởng: ngay cả việc phá hủy ngành công nghiệp điện cũng sẽ không ảnh hưởng đến sự bền vững của chính phủ Ukraine và quan điểm của họ về vấn đề đàm phán với Nga.
    Những gì đang xảy ra với cơ sở hạ tầng và nền kinh tế Ukraine không đảm bảo làm Ukraine sụp đổ. Điều đó sẽ không xảy ra. Hoặc có thể sẽ không xảy ra cho tới một thời điểm nhất định trong tương lai, khi có bước ngoặt. Nhưng chúng ta không thể dựa vào đó.
    Vậy chúng ta có thể trông đợi điều gì? Đó là sự suy giảm dần khả năng chiến đấu của Lực lượng Vũ trang Ukraine do tổn thất quá lớn và sự xuất hiện những lỗ hổng trong hậu cần do nền kinh tế bị tàn phá và sự gia tăng mạnh các chi phí của kẻ thù chính của chúng ta là Hoa Kỳ cho cuộc xung đột này.
    Theo tuyên bố gần đây của Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen, chỉ riêng số thiệt mạng củaLực lượng Vũ trang Ukraine đã hơn100.000 người. Trên thực tế, theo một số dấu hiệu, có thể còn nhiều hơn nữa. Tổn thất này lớn hơn nhiều lần so với tổn thất của các lực lượng Nga, LPR, DPR và các đơn vị tình nguyện. Những tổn thất này sẽ còn tăng. Hoa Kỳ sẽ cảm nhận được điều vì họ sẽ phải chi thêm hàng chục tỷ đô la để giữ Ukraine trong trạng thái chiến đấu. Và châu Âu sẽ phải đối phó với thêm vài triệu người tị nạn Ukraine.
    - Còn khả năng cuộc xung đột sẽ chuyển sang lãnh thổ "cũ" của Nga sẽ như thế nào?
    - Ở quy mô nhỏ, cuộc xung đột này đã xảy ra ở đó. Chúng ta thường xuyên bị pháo kích vào khu vực biên giới. Nhưng những nỗ lực đưa chiến tranh vào sâu lãnh thổ hơn, chiếm giữ một số khu dâncư biên giới với mục đích tuyên truyền sẽ đem lại kết quả không mong muốn cho Ukraine.
    Trên lãnh thổ "cũ" của mình, Nga sẵn sàng sử dụng các đơn vị được thành lập từlính nghĩa vụ. NếuUkraine thực hiên một cách qui mô việc xâmnhập vào lãnh thổ này sẽ cho phép các lãnh đạo Nga tăng cường sử dụng nguồn nhân lực mà hiện tại đang từ chối sử dụng vì lý do chính trị. Chúng takhông thể loại trừ điều này. Chúng ta thấy rằng bộ chỉ huy Nga đang chuẩn bị cho một kịch bản như vậy bằng việcxây dựng một hệ thống công sự dọc biên giới. Nhưng chưa chắc điều này sẽ xảy ra.
    Một khả năng lý thuyết khác là chuyển giao vũ khí tầm xa cho Ukraine và dùng các loại vũ khí này để bắn vào sâu trong nước Nga. Nếu điều này xảy ra thì nó sẽ dẫn đến sự leo thang xung đột hạt nhân và khả năng Nga rút khỏi một số thỏa thuận về chế độ không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt,chẳng hạn như chế độ kiểm soát công nghệ tên lửa.
    Sẽ có ích gì khi chúng ta từ bỏ việc cung cấp tên lửa liên lục địa có thể vươn tới Mỹ chocác nước sẵn sàng trả tiền mua khi Mỹ cung cấp cho Ukraine tên lửa có thể bắn tới các thành phố lớn của Nga? Tạm thời phía bên kia vẫn đang kiềm chế không làm như vậy. Chúng ta có ví dụ về những lần bắn vào lãnh thổ "cũ" của Nga bằng đạn pháo phương Tây và trong một số trường hợplà bằng tên lửa HARM. Nhưng tạm thời nó không đi xa hơn. Chúng ta phải luôn chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất. Nhưng có nhiều khả năng chúng ta sẽ tiến hành cuộc xung đột mà không cần đến nó.
    - Ông đánh giá thế nào về khả năng sẽ có đợt tổng động viên mới tại Nga?
    - Mọi thứ phụ thuộc nhiều vào chiến lược tác chiến màNga lựa chọn. Nếu đó là việc giữ các vị trí và tiến hành tấn công cục bộ ở một số khu vực nhỏ, thì các đợt huy động mới đơn giản là không cần thiết. Nếu có một cuộc tấn công lớn, điều này cũng có thể xảy ra, thì mọi thứ sẽ phụ thuộc cuộc tấn công này sẽ đi được bao xa.
    Nhưng nói chung thìtôi nghĩ hiện ít khả năng sẽ có đợt huy động mới vì điều này vô nghĩa. Chúng tathậm chí có thể gặp vấn đề về cơ sở hạ tầng để đào tạo và trang bị cho làn sóng mới, nếu qui mô huy động như lần trước. Từ góc nhìnđịnh lượng, khi những người đã được huy động được đưa ra mặt trận thì lực lượng của chúng ta sẽ cân bằng với Ukraine. Vấn đề chính về sự vượt trội quân số của họ sẽ không còn.
    -Ông đã nói nhiềuđến cái giá phải trả về kinh tế của Hoa Kỳ trong cuộc xung đột Ukraine. Nhưng CDQSĐB sẽ tác động thế nào đối với nền kinh tế của chúng ta?
    - Theo được biết, năm nay thâm hụt ngân sách của Nga sẽ vào khoảng 1% GDP. Và tại một số thời điểm, thậm chí còn có thể có thặng dư ngân sách. Đối với một cuộc xung đột qui mô lớn như hiện nay, đây là một chỉ số ngân sách tích cực chưa từng có. Điều này có nghĩa là Nga tiến hành CDQSĐB rất thận trọng và cố gắng giảm thiểu chi phí của mình.
    Tất nhiên, dù gì thì nền kinh tế của chúng ta cũng bị suy giảm. Nhưng vấn đề là qui mô sụt giảm là bao nhiêu. Ở giai đoạn đầu của cuộc xung đột, các nhà kinh tế khả kính của Nga dự đoán GDP của sẽ giảm tới 23%. Những sai lầm tính toán như vậy là vì không có các công cụ khoa học cần thiết để có dự báo chính xác. Để đưa ra dự đoán, cần có số liệu thống kê chocác tình huống tương tự trong quá khứ. Nhưng nhữngtình huống như vậy không có. Chưa từng có trước đây các biện pháp trừng phạt như vậy đối với một quốc gia rộng lớn và nằm trong nền kinh tế thế giới hiện đại như Nga.
    Bây giờ hy vọng là sự suy giảm sẽ ít hơn 3%. Hơn nữa, nó xảy ra chủ yếu là trong lĩnh vực dịch vụ.
    Trong công nghiệp, sự suy giảm là tối thiểu. Tỷ lệ người có công ăn việc làm vẫn cao. Từ góc độ kinh tế, tất nhiên là chúng ta bịkhủng hoảng. Nhưng nó nhẹ hơn so với một số cuộc khủng hoảng kinh tế vĩ mô truyền thống mà chúng ta đã từng trải qua. Hậu quả chính của cuộc khủng hoảng không phải ở các chỉ số kinh tế vĩ mô. Nó làm cho những người giàu có và nhóm trên của tầng lớp trung lưu Nga mất khả năng tiếp cận với một số loại tiêu dùng mà họ quen thuộc. Nhưng trong tình hình hiện tại thì những điều này có lẽ cũng có thể bỏ qua.
    - Chính xác như vậy chứ? Chúng ta có cơsở để nói rằng các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã không có hiệu quả? Haylà chúng chưa bắt đầu bục phát?
    - Chúng tỏ ra không hiệu quả trong ngắn hạn và trung hạn. Chúng không ảnh hưởng đến khả năng tiến hành CDQSĐBcủa Nga. Nhưng chúng sẽ gây ra những vấn đề to lớn cho sự phát triển của chúng ta trong tương lai dài hạn.
    Cái chính của vấn đề này là mất quyền truy cập vào các linh kiện điện tử và thiết bị công nghiệp hiện đại. Một số thứ có thể thay thế bởi Trung Quốc, nhưng không phải tất cả. Trong một số lĩnh vực bản thân họ cũng đang ở trạng thái dễ tổn thương. Ngược với huyền thoại được lan truyền về các biện pháp trừng phạt thứ cấp, Trung Quốc đang làm rất nhiều để hỗ trợ chúng ta. Nhưng có một số thứ họ không thể làm.
    Ví dụ, trong lĩnh vực hàng không dân dụng, họ thậm chí đang ở vị trí còn dễ bị tổn thương hơn chúng ta. Ít ra chúng ta có thể sản xuất Tu-204, hoàn toàn tự làm. Có thể sau vài ba năm nữa chúng tasẽ tự sản xuất được máy bay Superjet hoàn toàn nội địa. Còn Trung Quốc không có một chiếc máy bay dân dụng nào mà không có bộ phận phụ thuộc vào nước ngoài. Và chưa có điều gì chứng tỏ là trong tương lai gần họ có thể hoàn toàn tự lập chế tạo được máy bay. Tóm lại, trong một số lĩnh vực, Trung Quốc không thể giúp gì và chúng ta phải tự xoay sở mà thôi.
    - Và chúng ta sẽ thoát ra bằng cách nào? Ít ra là về lý thuyết chúng ta đã biết bằng cách nào Nga có thể giải quyết vấn đề khổng lồ này?
    - Có ví dụ về các quốc gia rơi vào hoàn cảnh còn tồi tệ hơn nhiều so với chúng ta hiện nay nhưng đã và đang thể hiện ý chí mạnh mẽ để tồn tại và phát triển. Đặc biệt, đó là Iran và Bắc Triều Tiên.
    Đừng vội sợ hãi. Tôi không nói đếntoàn bộ nền kinh tế của các quốc gia này. Vì các quốc gia này hoàn toàn khác với Nga ở nhiều khía cạnh nênnói chuyện như vậy là vô ích. Nhưng ngược lại, nói về khả năng theo đuổi một chính sách đổi mới tầm cỡ của Iran và Triều Tiênlà điều có thể và cần thiết.
    Iran là quốc gia duy nhất ở Trung Đông sản xuất được siêu máy tính, tua-bin khí và thiết bị công nghiệp của riêng mình. Đây là quốc gia duy nhất trong thế giới Hồi giáo có chương trình không gian vũ trụ độc lập. Iran phóng các vệ tinh bằng tên lửa từ sân bay vũ trụ của mình.
    Có một chi tiết quan trọng: tất cả những điều này không phải là những thứ đã làm trước đây. Tất cả những thứnày được làmra vào thời điểm họ liên tục bị trừng phạt khốc liệt. Tạithời điểm diễn ra cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979, Iran không biết làm bất cứ điều gì như vậy. Với một quốc gia bắt đầu gần như từ đầu, đây là một phát triển lớn. Xin nói thêm, Iran chiếm một trong những vị trí hàng đầu về tốc độ tăng trưởng số lượng ấn phẩm khoa học trên các tạp chí quốc tế. Iran là một cường quốc khoa học.
    - Bắc Triều Tiên cũng là một cường quốc khoa học?
    - Bắc Triều Tiên đang cố hết mình để có mặt, và đang có mặt, trên thị trường gia công phần mềm. Bình Nhưỡng thường xuyên gửi đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin ra nước ngoài. Triều Tiên đang cố gắng xuất khẩu một số máy công cụ mà nước này sản xuất. Cần phải nói rằng đây không phải là những chiếc máy quá tồi tệ.
    Tôi xin nhấn mạnh lại một lần nữa: Iran và Triều Tiên là những quốc gia hoàn toàn khác với Nga. Bắc Triều Tiên hoàn toàn không có khoáng sản. Bắc Triều Tiên có nguồn lực hạn chế, Iran có dầu mỏ nhưng lạirất thiếu các tài nguyên khác. Chẳng hạn, Iran buộc phải nhập khẩu hàng triệu tấn ngũ cốc mỗi năm. Và ở Iran, có rất nhiều chương trình khổng lồ để trợ cấp đủ mọi thứ cho người dân. Trong nhiều năm, đó là vấn đề trợ giá xăng dầu, cố gắng giữ hàng hóa giá cả ở mức thấp và hàng loạtvấn đề xã hội liên quan đến hệ tư tưởng Hồi giáo. Họ có dân số trẻ hơn. Điều này tạo áp lực lên thị trường lao động.
    Nói tóm lại, không thể so sách các quốc gia của chúng ta. Tuy nhiên, nếu chỉ nói về công nghệ và đổi mới, thì kết luận sẽ là: vẫn có thể phát triển công nghệ và đổi mới ngay cả khi bị cô lập. Đó là một thách thức, nhưng đó cũng là vấn đề có thể giải quyết. Cần làm gì để giải quyết vấn đề này? Ý chí chính trị, tập trung các nguồn lực, lựa chọn ưu tiên đúng đắn, kết hợp đúng đắn sự chủ động giữa nhà nước và tư nhân, lựa chọn một cách hợp lý sự cân bằng giữa an ninh quốc gia và duy trì quan hệ đối ngoại. Ví dụ, không thể đi theo hướng thay thế hoàn toàn hàng nhập khẩu. Cần phải cố gắng duy trì sự hiện diện của mình ở thị trường nước ngoài ở bất cứ nơi nào có thể.
    - Về việc duy trì sự hiện diện của chúng ta tại thị trường nước ngoài. Có đúng với thực tế ý kiến cho rằng giờ Nga đã bị phụ thuộc nghiêm trọng vào một số ít đối tác nước ngoài - Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, các nước Ả Rập?
    - Số đối tác không không hoàn toàn quá ít như vậy. Vào những năm 2000, có thời điểm hơn 50% tổng giao dịch ngoại thương của Nga là với Liên minh châu Âu. Đó mới thực sự là sự phụ thuộc nghiêm trọng! Những gì chúng ta có bây giờ không quá đáng sợ.
    Trong một số trường hợp, sự phụ thuộc này là lẫn nhau. Một số thứ chúng ta cần ở đối tác nhiều như họ cần ở chúng ta. Vâng, chẳng hạn, trong ngoại thương của Trung Quốc chúng tachiếm vị trí khiêm tốn hơn của họ. Nhưng ngược lại, chúng ta có thể đảm bảo an ninh năng lượng cho họ trong điều kiện thế giới đang trở nên hỗn loạnvà kinh tế đang được sử dụng như một vũ khí. Chỉ riêng điều đã cho chúng ta có một vị thế quan trọng. Nhưng, tất nhiên, Nga phải làm việc không mệt mỏi để mở rộng quan hệ với những quốc gia mà trước đây Moscow đã không quan tâm đầy đủ trong quá khứ.
    - Việc mất thị trường năng lượng châu Âu gây tổn thất thế nào cho nền kinh tế của chúng ta?
    - Đó là một đòn mạnh. Nhưng việc mất đi các mối quan hệ với châu Âu lại kích hoạt sự thay đổi các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của nền kinh tế Nga nói chung.
    Trong phần lớn lịch sử hậu Xô Viết, Nga đã có thặng dư ngoại thương khổng lồ và thặng dư tài khoản vãng lai khổng lồ. Các khoản tiền thu được theo cách này hoặc được tích lũy dưới dạng dự trữ của Ngân hàng Trung ương, hoặc dưới một hình thức nào đó được đưa ra nước ngoàivà đầu tư ởđó.
    Trong khuôn khổ của mô hình kinh tế mà chúng ta đã có, số tiền này đơn giản là không thể được sử dụng ở Nga. Bất kỳ nỗ lực nào như vậy sẽ dẫn đến việc tỷ giá hối đoái đồng rúp tăng quá mức và phá hủy ngành công nghiệp trong nước, hoặc đẩy nhanh lạm phát. Ở mức độ khá lớn, việc xuất khẩu đặc biệt như vậy của ta sang châu Âu là sự “hâm nóng bầu không khí”.
    - Nhưngnhờ “sưởi ấm bầu không khí” này, họ trả chúng ta ngoại tệ mạnh, chẳng lẽ không phải vậy?
    Vâng, họ đã trả tiền. Nhưng cùng với nó đã xảy ra điều này: một bộ phận lớn giới thượng lưu Nga đã sống và trở nên giàu có nhờ mô hình kinh tế mà trên thực tế là do việc các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu khai thác nước Nga. Chúng tađã xuất khẩu nguyên liệu thô giá rẻ, và sau đó đầu tư một phần đáng kể số tiền nhận được cho họ. Còn khi chúng tacố gắng bằng số tiền này để yêu cầu quyền tiếp cận công nghệ hay quyền bỏ phiếu trong việc giải quyết một số vấn đề này khác thì lại bị từ chối.
    Nhữngví dụ nổi bật nhất là việc một trong những tập đoàn lớn của chúng ta cố gắng mua hãng Opel hay nhữngnỗ lực của chính phủ Nga để trở thành cổ đông của công ty hàng không vũ trụ châu Âu EADS vào những năm 2000. Chúng ta đã cố thực hiện những điều này với hy vọng được tham gia vào chuỗi sản xuất châu Âu và tiếp cận với công nghệ. Tất cả những nỗ lực này đều thất bại vì lý do chính trị. Trước đây không được và bây giờ chính xác là không được.
    Những tích lũy ngoại tệ của phương Tây của chúng ta hiện đang bị đóng băng và trong tương lai họ đang có kế hoạch tịch thu chúng. Với mô hình đang hiện hành, chúng ta không có cơ hội tích lũy lượng dự trữ lớn như vậy. Việc tích lũy dự trữ không có ý nghĩa. Đơn giản là trên thế giới không có công cụ để đầu tư chúng. Ngay cả với đồng nhân dân tệ, thị trường tài chính của Trung Quốcchưa đủ phát triển để theo đuổi một chính sách như vậy. Mô hình cũ đã biến mất vĩnh viễn. Và, có thể, cảm ơn Chúa là nó đã ra đi. Sự ra đi của nó chắc chắn sẽ kéo theo những thay đổi sâu sắc về chính trị, kinh tế và xã hội ở Nga.
    - Liệunhững thay đổi sâu sắc này sẽ dẫn đến suy giảm đáng kể mức sống của đại bộ phận nhân dân?
    - Rõ ràng là chúng sẽ làm giảm tiêu chuẩn tiêu dùng đối với 20-30% dân chúng, những người giàu nhất ở Nga. Họ sẽ bị mất quyền tiếp cận tới những cái mà trước đây họcó: đi du lịch, dịch vụ, hàng hóa mua ở nước ngoài. Nhưng tôi không chắc rằng mức sống của phần dân chúng còn lại sẽ thay đổi đáng kể. Trong một số trường hợp, việc các đối thủ nước ngoài rút lui khỏi thị trường nội địa của chúng ta thậm chí còn có thể dẫn đến sự tăng trưởng trong những lĩnh vực mànền kinh tế Nga trước đây không phát triển.
    Vấn đề không chỉ ở nước Nga, mà còn ở nhiều quốc gia khác trên thế giới, kể cả Hoa Kỳ là mô hình toàn cầu hóa đang tồn tại rất tốt cho một bộ phận dân chúng, nhưng không mang lại điều gì cho bộ phận khác. Ví dụ, những người đã bỏ phiếu cho Trump ở Hoa Kỳ là đại diện chobộ phận người dân mà toàn cầu hóa không mang lại bất lợi ích gì. Toàn cầu hóa dẫn đến việc các nhà máy nơi họ làm việc phải đóng cửa và họ rơi vào cái gọi là "vành đai rỉ sét" (Rust Belt).
    Nhưng vì Mỹ là trung tâm của toàn cầu hóa và là người hưởng lợi chính nên sốngười ở Mỹ ủng hộ toàn cầu hóa nhiều hơn số người bị thiệt thòi. Số người ủng hộ toàn cầu hóa nhiều hơn. Ở những nước như Nga, người được hưởng lợi từ toàn cầu hóa ít hơn nhiều.
    - Vậy khả năng đất nước sẽ quay trở lại giống như những năm 90, chẳng hạn như việc ngân sách thiếu hụt trầm trọng?
    - Sẽ không có khả năng đó. Chúng ta có một nền kinh tế khác, một chính sách ngân sách khác. Các thông số về thâm hụt ngân sách được kiểm soát chặt chẽ. Nếu chúng ta bịsuy thoái kinh tế và sụt giảm nguồnthu từ dầu khí tạo ra mối đe dọa như vậy thì chúng ta sẽ thấy đồng rúp mất giá, một số chương trình đầu tư bị đóng băng, và kiểu gì thì tình hình vẫn sẽ được kiểm soát . Nhưng thậm chí cũng chẳng có căn cứ gì cho kịch bản như vậy.
    - Liệu có khả năng một kịch bản chấm dứt xung đột mà không làm mất mặt cả hai bên?
    - Có. Nhưng vẫn còn quá sớm để nói rằng các bên đã sẵn sàng ký kết một thỏa thuận như vậy. Và chắc chắn nó sẽ không phải là một thỏa thuận giữa Nga và Ukraine, ngay cả khi nó được chính thức hóa như vậy. Trên thực tế, dưới hình thức này hay hình thức khác, đây sẽ là thỏa thuận giữa Nga và Hoa Kỳ, thậm chí cảkhi Moscow và Washington phủ nhận thực tế đã tiến hành các cuộc đàm phán như vậy về Ukraine. Không có sự hiểu biết lẫn nhau của họ, mọi thứ đều vô nghĩa. Lý do là vì phía Nga không tin vào tính tự chủ của châu Âu và càng không tin vào tính tự chủ của Ukraine. Moscow sẽ không sẵn sàng cho bất kỳ thỏa thuận thực chất nào với phía Ukraine.
    Mikhail Rostovskiy,
    MK, 1-12-2022
     
  11. quocviet0908

    quocviet0908 🍁 Thu Thơ Thẩn 🍁 ⚔️ Dragon Knight ⚔️ CHAMPION Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/3/07
    Bài viết:
    13,969
    Nơi ở:
    Xì Gờn
    Vcđ chữ là chữ.
     
  12. z3r0_hien_lanh

    z3r0_hien_lanh Ryu & Ken ⛨ Empire Gladiator ⛨ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    27/8/06
    Bài viết:
    16,818
    Nơi ở:
    nhà Karina
    Cần tóm tắt !choo
     
  13. namnh01283

    namnh01283 Samus Aran the Bounty Hunter ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    17/11/08
    Bài viết:
    6,167
    cần túm váy !bem
     
  14. Công Chúa Gián

    Công Chúa Gián Persian Prince

    Tham gia ngày:
    18/9/16
    Bài viết:
    3,614
    putin sẽ chết !khoc
     
  15. Viethq1989

    Viethq1989 The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    7/9/21
    Bài viết:
    2,464
    Đọc hết đi fen hay lắm đó
     
    PeepingTom thích bài này.
  16. toila13

    toila13 The Lone Traveler from Vault 101 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    7/10/11
    Bài viết:
    17,962
    thôi lý thuyết thì cho mình xin cái tom tắt dùm mình dailty éo đủ kiến thức để hiểu.!choo
     
  17. lanhdiendiemla

    lanhdiendiemla Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/3/03
    Bài viết:
    4,866
    Nơi ở:
    Mineral Town
    .. .. ..

    Phù, tóm tắt lắm rồi đấy nhé

    Vậy mà mình đọc hết được con bà nó !bemwin
     
  18. Phọt Ra Quần

    Phọt Ra Quần Mười năm nay tao chưa đánh răng Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/6/08
    Bài viết:
    12,983
    Nơi ở:
    Ảo Tưởng Hương
  19. Odisey

    Odisey The Miscast Sorcerer GVN LEGENDARY ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    24/6/03
    Bài viết:
    40,820
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Like .
     
  20. MAGNUM44

    MAGNUM44 Legend of Zelda Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    18/3/04
    Bài viết:
    1,147
    Nơi ở:
    Bụi tre.
    Có 2 vụ trong lịch sử khá tương tự:

    Vụ thứ nhất: Tiêu diệt máy bay chở khách.

    "Ngày 01/9/1983, Liên Xô đã điều các máy bay tiêm kích tới ngăn chặn, rồi bắn hạ một máy bay thương mại Hàn Quốc, chở theo 269 hành khách và thành viên phi hành đoàn, cố tình xâm phạm không phận của liên bang.
    Tài liệu giải mật của Nhật cho biết, vào ngày 1/9/1983, chiếc Boeing 747-230B mang số hiệu 007 của hãng KAL thực hiện hành trình bay như thường lệ từ New York tới Seoul, quá cảnh qua thành phố Anchorage thuộc bang Alaska, Mỹ.
    Song, sau khi cất cánh từ Anchorage để lên đường tới thủ đô Hàn Quốc, chiếc KAL 007 bất ngờ chuyển hướng bay qua bán đảo Kamchatka và đảo Sakhalin của Liên Xô, nơi đặt rất nhiều căn cứ quân sự cũng như các cơ sở bí mật khác của Liên Xô. Điều đáng nói, chiếc KAL 007 tiếp cận không phận Liên Xô cùng lúc với một máy bay trinh sát Boeing RC-135 của Mỹ. Thực tế, có thời điểm, các chấm đại diện cho hai máy bay này hòa nhập vào nhau trên các màn hình radar quân sự của Liên Xô. Sau đó, các màn hình radar cho thấy, một trong những chấm này xâm nhập không phận của Liên Xô. Ngoài ra, vì một một nguyên nhân nào đó, trong suốt quá trình bay, các đèn tín hiệu gắn trên thân chiếc Boeing chở khách của KAL đều ở trạng thái tắt."

    Vụ thứ hai: Xảy ra sau đó 4 năm, để lọt con máy bay dân sự:

    "28/5/1987, Mathias Rust một mình lái chiếc máy bay một động cơ Cessna qua quãng đường hơn 750km, đi qua mọi lá chắn phòng không và hạ cánh xuống Quảng trường Đỏ ngay trước cửa Kremlin.

    Theo một số nguồn tin, máy bay của Rust thoát được là do trước đó một ngày, có một máy bay gặp nạn nên vào thời điểm đó, một chiến dịch cứu hộ đang diễn ra, cộng thêm việc huấn luyện phi công mới đã dẫn tới một số nhầm lẫn ở trên không và tại trung tâm kiểm soát không lưu."
     

Chia sẻ trang này