Học hết cuốn 150 bài tự do xong lên manhua hồng kong toàn trung phồn thể ngu người, sang chấn bỏ 2 tháng xong quên sạch. Chị compact kiếm tàu lai hay tàu real mà chơi để học nhanh
Đăng kí đi học ko em Chứ tự học chua vãi nồn, học được mấy hôm struggle quá nản, lại ko có cộng đồng nên dễ bỏ Dù gì con người vẫn là loài bầy đàn, đi học có lớp dễ theo hơn
Học đến bao giờ xem phim khựa hiểu 50% là ok rồi Minh xem phim éo phiên dịch phụ đề, hiểu được 1 số thứ như pệ hạ, pải, xiểu mỉ, lải a ... Nhìn chung người việt học tiếng khựa có lẽ lại lợi thế cao hơn dân khác rất nhiều.
TỔNG HỢP CÁC KÊNH YOUTUBE DẠY TIẾNG TRUNG (nên xem nó là một nguồn tài liệu bổ trợ đi kèm với quá trình học ở trung tâm) 1/ 说说中文 https://www.youtube.com/@ShuoshuoChinese/videos Laoshi vừa nói tiếng Anh vừa tiếng Trung, thích hợp cho người học tới HSK2-5 2/ 艺敏中文 https://www.youtube.com/@yiminchinese/videos như trên 3/ SyS Mandarin https://www.youtube.com/@sysmandarin4242/videos Học từ các nguồn ngữ liệu như phim, sách báo, tin tức, truyện cổ, thích hợp cho người học HSK3-6 4/ Little Fox Chinese https://www.youtube.com/@LittleFoxChinese/videos Xem truyện cổ tích, bài ca thiếu nhi học tiếng Trung 5/ 每日中文课Free To Learn Chinese https://www.youtube.com/@DANLIAOFreeToLearnChinese/videos Laoshi giảng hoàn toàn bằng tiếng Trung, thích hợp cho người học trung cấp cao cấp 6/ Lê Gia Huynh Đệ https://www.youtube.com/@LeGiaHuynhDe/videos Mấy ví dụ ở đây cao siêu quá, thích hợp cho ai tới trình độ trung cấp rồi muốn tìm hiểu thêm 7/ Mandarin Click https://www.youtube.com/@MandarinClick/videos Đọc truyện, podcast bằng tiếng Trung, dùng để luyện nghe tốt 8/ Harbin Mandarin https://www.youtube.com/@HarbinMandarin/videos Laoshi nói tiếng Anh + Trung, có dạy phát âm và từ vựng cơ bản, thích hợp cho người mới vào học đến HSK2 9/ Grace Mandarin https://www.youtube.com/@GraceMandarinChinese/videos Laoshi người Đài Loan, dạy tiếng Trung kiểu Đài, trình bày = tiếng Anh, dạy phát âm bằng pinyin/zhuyin, thích hợp cho người mới bắt đầu tới HSK4 bonus là laoshi 可爱 ở trên là những kênh lập ra nhằm mục đích dạy tiếng trung, còn những kênh vui chơi, du lịch, ăn uống, đời sống bằng tiếng Tàu thì vô thiên lủng
Ta clear hết giáo trình Anh - Trung trên duolingo. Sau đó clear tiếp hết giáo trình Trung - Anh (chương trình dạy tiếng Anh cho người Trung), giờ đọc được truyện tranh. Còn giao tiếp thì vẫn bất lực khi cố nói chuyện với em bán hàng ở sân bay đài bắc
có đủ thứ tiếng lận, xưa thích vtv2 vl. hình như không biết có phải cái ch trình mà clip là 1 thằng tây với 1 con bé Trung đi khắp nơi ko hồi đó hay xem t Nhật nó có chiếu cái series Học cùng Eri được phết
hết cách, duolingo nó không mạnh tiếng việt. mà không riêng duolingo, app việt-trung xịn kiểu gì cũng sẽ có app anh-trung xịn hơn.
Ai biết tiếng anh nghe video happy learning chinẻse đủ series hơn trăm tập trên youtube cũng đc , không thi little chinese fox , vô trang chủ nó vưa coi video có cả từ vựng với nghĩa , học nghe từ cũng nhanh lắm Tiếng nhật với Trung, video dạy tiếng nhiều chứ tiếng Hàn tìm ít quá
thấy nhiều mà te mấy thứ tiếng thiểu số của tàu như tiếng quảng đông, tiếng tiều, tiếng mân, tiếng phúc kiến mới là khó kiếm
Có mấy ý quan trọng mà chưa thấy ai nói. Thực tế là cũng chẳng có trường lớp thầy cô nào nói, chỉ có tự để ý chiêm nghiệm thì thấy thôi. Nếu mục tiêu là học chỉ để cho biết abc tán gái cho vui thì thôi khỏi cần đọc đoạn bên dưới cũng được, mất thời gian. Spoiler - Không có tiếng nào khó học mà cũng không có thứ tiếng dễ học. Khó hay dễ là ở chỗ ta có bắt nhịp được với lối suy nghĩ của dân tộc đó hay không mà thôi. - Mọi dân tộc đều là con người nên điều chúng ta muốn nói, muốn diễn đạt đều như nhau cả thôi. Đói thì muốn ăn, khát thì muốn uống. Có một số khái niệm, suy nghĩ, tâm tư của dân tộc này rất khó diễn giải cho dân tộc khác, nhưng những thứ như vậy thì cực kỳ ít. - Học một ngôn ngữ nào đó thực chất là học lối suy nghĩ, học tính logic trong ngôn ngữ của dân tộc đó. - Không có chuyện tới trung tâm/trường lớp mới học được. Học là một khái niệm rất rộng, không bó buộc ở hình thức trường lớp nào. Đọc sách cũng là học, nói chuyện với người bản xứ cũng là học, coi phim/chơi game rồi để ý cách nói của người ta cũng là học. Ra đường thấy bản hiệu, ghi nhớ, về tra từ điển cũng là học... - Điều cốt lõi là có hứng thú. Có hứng thú với ngôn ngữ nào đó (hoặc bất kỳ thứ gì khác) chính là động lực dễ nhất giúp ta đạt tới cực đỉnh của lãnh vực đó. Động lực kiếm tiền là cái động lực yếu nhất trong số các động lực. - Đa phần bọn trẻ con dễ nhầm lẫn cái gọi là hứng thú, đam mê với cái say nắng nhất thời. Tuổi này dễ lầm tưởng là chúng thích tiếng Anh nhưng thực tế thì không. Qua cái tuổi này rồi thì không khó để xác định cái ta thích là gì, nhưng vẫn có khá nhiều người lớn tuổi không thoát khỏi vòng ngộ nhận. - Tuy hình thức học không giới hạn, nhưng nếu có điều kiện thì nên tới trường lớp đàng hoàng. Nhưng cũng đừng mê tín vào cái gọi là trường lớp. Khoảng 90% người đến trường lớp, học bài bản tiếng Nhật đều phát âm sai tiếng Nhật, không nắm được những cái cơ bản. - Thầy cô, trường lớp chỉ là người hướng dẫn ban đầu, không mang tính quyết định. Cái chính là tự nỗ lực của bản thân, trong đó hứng thú là động lực lớn nhất như đã nói ở trên. Tự học là yêu cầu bắt buộc nếu muốn giỏi hẳn. Các bậc thầy trong nhiều lãnh vực khắp nơi từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây cũng đâu có ai dạy được họ. Họ giỏi là ở công phu tự tìm tòi. "Khi mê thầy độ, ngộ rồi con tự độ". - Cần xác định nhu cầu của mình mà có định hướng học hành cho phù hợp, tránh lãng phí thời gian. Học ngoại ngữ chỉ để đọc sách, nghiên cứu thì không cần phải học giao tiếp làm gì. Học để làm bồi bàn thì chỉ tay ra hiệu cũng được, không nhất thiết phải rành đọc viết. - Nói thế chứ trong nhu cầu bình thường thì phải chú trọng tất cả các mặt: nghe, nói, đọc, viết. Chúng đều quan trọng như nhau, hỗ trợ lẫn nhau rất mạnh. - Không am hiểu về văn hóa, lối suy nghĩ của dân tộc mà mình đang học tiếng thì không thể gọi là giỏi thứ tiếng đó được. Ngôn ngữ là yếu tố đặc trưng nhất để phân biệt dân tộc này với dân tộc kia, nếu không hiểu văn hóa thì mãi chỉ là kẻ nhại tiếng người ta thôi. Bắt chước được cái hình bên ngoài nhưng không nắm được cái chất bên trong. - Trong nhu cầu bình thường, nên đọc qua một vài tác phẩm văn học cổ kim của nước đó bằng chính thứ tiếng mà ta học. Chẳng hạn, nếu học tiếng Việt thì nên đọc Nguyễn Tuân, Nhất Linh, Khái Hưng bằng tiếng Việt. Học tiếng Nhật thì nên đọc Murasaki Shikibu, Mishima Yukio một lần cho biết. Giữa 2 người Tây rành tiếng Việt như nhau thì anh nào rành Truyện Kiều, biết Trần Hưng Đạo sẽ được đề cao hơn anh không biết. - Cũng trong nhu cầu bình thường, tới một mức độ nào đó thì nên học qua ngôn ngữ đó qua các giai đoạn lịch sử, dù có thể không chuyên. Việc này giúp ta có cái nhìn tổng quát hơn về ngôn ngữ đó. Ngôn ngữ hiện đại mang hơi hám của cổ văn nhiều hơn là nhiều người tưởng. - Nên thường xuyên nhìn nhận lại ngôn ngữ mẹ đẻ, đối chiếu với thứ tiếng ta đang học. Làm được việc này thì sẽ nhận thấy được mối tương quan giữa các ngôn ngữ với nhau, nhất là với các ngôn ngữ chung văn hóa quyển như Trung, Việt, Nhật, Hàn. Học ngoại ngữ mà có sự liên hệ với tiếng mẹ đẻ cũng giúp ta nhận ra nhiều điều ở tiếng mẹ đẻ mà bình thường không nhận ra. - Nhiều người sợ ngữ pháp. Nhưng thực chất nó không đáng sợ. Ngữ pháp chỉ là logic của lời nói nhằm diễn đạt ý muốn nói, mà số lượng điều chúng ta muốn diễn đạt cũng chỉ giới hạn trong một số lượng nhất định chứ không thật sự nhiều. Muốn ăn, không muốn ăn, sẽ ăn, không ăn, bị ăn, được ăn, không muốn bị ăn.... Quanh quẩn ý tứ muốn diễn đạt cũng chỉ có thế hoặc hơn một ít chứ đâu có nhiều. Ngữ pháp thì học 1 năm là nắm hết, nếu 1 năm không hết thì 3 năm, nếu 3 năm không được thì 10 năm ắt sẽ hết. - Cái thật sự đáng sợ chính là từ vựng, vì nó vô cùng nhiều. Nghe nói ông văn nhân nổi tiếng nọ viết sách vô cùng nhiều, số sách in ra chất cao gấp mấy lần chiều cao nhưng số lượng từ vựng ông ta sử dụng chưa được 1/5 vốn từ của thứ tiếng đó. Một từ lại có rất nhiều nghĩa, nên việc ghi nhớ hết, hiểu hết là chuyện rất khó. Người Việt cũng không hiểu hết, biết hết từ vựng tiếng Việt. - Chính vì vậy nên việc học từ là bí quyết phân cao thấp giữa người này với người kia. Ý này đã có người post ở trang trước. Thật ra tính quy ước của ngữ pháp cũng bắt nguồn từ chính ý nghĩa của từ vựng. Chẳng hạn trong câu mà có "không" thì câu đó mang ý phủ định, chẳng qua là do ý nghĩa của "không" mà thành. Mỗi một cấu trúc ngữ pháp chỉ diễn đạt được một điều muốn nói, nhưng chỉ cần một cấu trúc ngữ pháp mà thay bằng những từng vựng khác nhau thì ta được vô số câu khác nhau với ý khác nhau. - Biết càng nhiều từ vựng càng tốt. Nó hỗ trợ ta rất tốt ở tất cả các mặt nghe nói đọc viết. Người ta thường nói "nghe" là khó. Đó là bởi vì không biết từ vựng. Nghe phải từ lạ thì não xoay vòng xử lý "mình học từ này chưa ta?" --> thế là bỏ lỡ luôn nhịp nghe. Nếu biết trước từ vựng đó thì dẫu là lần đầu nghe thấy cũng bớt bỡ ngỡ hơn. - Vì vậy nên mua một quyển từ điển. Học tiếng Trung thì dùng từ điển Trung-Trung là tốt nhất. Ngày nay không khó để xem review cuốn nào tốt. Hầu hết các từ điển tiếng XX-Việt đều không tốt, vì giải nghĩa không đàng hoàng mà còn thiếu số lượng nghĩa của một từ. Lựa chọn tiếp theo là từ điển XX-Anh, có thể không bằng XX-XX nhưng hẳn là tốt hơn XX-Việt. Không tiện mua từ điển giấy thì dùng từ điển online cũng được. Tất cả chỉ là hình thức. - Nên mua một quyển từ điển Việt-Việt. Mảng này thì người Việt hoàn toàn kém, không nắm rõ từng vựng tiếng mẹ đẻ nên dần dà nó mai một, biến tướng so với chuẩn mực (từ điển). Việc hiểu rõ tiếng mẹ đẻ cũng giúp ta rất nhiều trong việc học ngoại ngữ. Mới nghe thì thấy vô lý, nhưng cứ trải nghiệm đủ lâu sẽ hiểu. - Cái đáng sợ tiếp theo chính là thành ngữ, tục ngữ, lối diễn đạt. Cái này cũng vô cùng nhiều, đòi hỏi phải biết văn hóa, lịch sử và chuyện thời sự của nước đó. - Ở trên có nói là có nhiều hình thức học, nhưng một hình thức cực kỳ hữu hiệu và mang tính vượt trội hơn những kiểu học khác, đó là đọc sách. Thường thì chỉ có người giỏi mới viết sách. Nên khi ta đọc sách là ta hấp thu tinh hoa của họ rồi. Từ cách dùng từ, cách đặt câu cho tới cách đặt vấn đề, cách suy nghĩ, cách diễn đạt. Giao tiếp cũng là một cách học, nhưng trong số những người ta giao tiếp thì được bao người là giỏi? Hầu hết là phàm phu mà thôi. Cho nên không phải ngẫu nhiên mà mọi dân tộc đều luôn khuyến khích đọc sách. (Dĩ nhiên là trong một số trường hợp hãn hữu thì sách vở còn bát nháo hơn cả chợ búa) - Có một số định kiến của người học ngoại ngữ mà ta cần nhìn rõ bản chất và đả phá. Chẳng hạn: nghe nói quan trọng hơn đọc viết. Nghe là khó nhất. Học viết chẳng để làm gì. Từ chuyên ngành rất đáng sợ,... Phải nhìn nhận rằng tất cả đều quan trọng như nhau, khó ngang nhau. Cái nào cũng có mặt khó và mặt dễ của nó. Đừng nghe lời các trung tâm đểu mà bỏ bê mảng nào cả. Dĩ nhiên là cũng tùy vào mục đích của bản thân như đã nói ở đầu. Số lượng từ vựng chuyên ngành ở bất kỳ lãnh vực nào đi nữa cũng đều rất ít so với số lượng từ phổ thông. Người nào nói từ chuyên ngành nhiều là do vốn từ vựng phổ thông của họ kém, lầm tưởng từ phổ thông thành từ chuyên ngành. Về logic cũng dễ dàng thấy là từ chuyên ngành không thể nhiều được. - Luôn để ý tới tính logic của lời nói. Nên để ý quan sát và tự hỏi vì sao người kia nói vậy, vì sao họ viết vậy. - Học thêm một số cách dẫn dắt câu chuyện cơ bản, những phép lập luận cơ bản. Tạm thời là như vậy cho các nhu cầu chung chung. Nếu đi sâu vào các mảng viết lách, dịch nói, dịch viết, văn chương học thuật thì còn nhiều điều để nói nữa.
minh đồng ý với điểm này sau khi tự học 3 ngoại ngữ, Nhât, Trung với Hàn thì rut ra đươc y chang trên ngữ pháp cũng bắt nguồn từ từ vựng Nhật , Hàn dung chung cấu trúc chủ ngữ , tân ngữ rồi động từ (S + O + V) Viêt, Anh, Trung dùng chủ ngữ, động từ rồi tân ngữ sau ( S +V + O ) + thêm tất cả những cái giông nhau như tính từ, thời gian,đia điểm, từ liên kết, giới từ, hoặc thành ngữ , từ lóng v.v..... 5 ngôn ngữ này y chang luôn , hầu như không khác gì các cấu trúc ,thành phần trên về cơ bản ngữ pháp cũng bắt nguồn từ từ vựng hết, hiểu từ vưng chính là hiểu ngữ pháp , ngữ pháp cũng là từ từ vựng rồi phân cách dùng ra nghe thì muốn nghe được cũng phải biết từ vựng trước , đã nghe qua từ này chưa, đã năm rõ từ nay chưa , chưa tưng biết thì nghe 1-100 lần cũng ù ù cạc cạc chả hiểu gì rổi mò tự đoán nghĩa trong vô vọng + Nói cũng vậy, không rành rọt từ thì cũng biết nói cái gì , ( mình thì do bệnh đau hàm, nhức đầu mãn tính nên học ngôn ngữ bỏ luôn phần nói, kinh nghiệm không nhiều lắm nhưng về cơ bản thì là vậy) hiểu rõ từ vựng mà người bản xứ hay nói rồi cứ thế nhái theo, nói nhiều tự khắc nói giỏi , về cơ bản cuộc sống chỉ nói qua nói lại có nhiêu đó thôi. + Viết thì mới kinh, cần lượng từ tốt hơn bt phải phân biệt được từ trong Văn nói và văn viết , thương thì đến tầm giữa trung cấp với cao cấp số lượng từ để viết bắt đầu chiếm đa số, cái này đòi hỏi phải đọc báo hoặc nghe phim , người ngoài đời nói thật mới năm rõ được, không thì không có cách nào. ai muốn nói giỏi chắc cũng nên biết mấy cái này , không thôi tự nhiên phán vài từ không hay dùng thì lại mất tự nhiên khi giao tiếp +Phần đọc thì không phải bàn, hiểu từ vựng làm cha làm mẹ ở kỹ năng này, đầu tư tốt thì 1 năm đọc báo , truyện tranh, kể cả truyện chữ thì không phải la chuyện khó.