3 mặt nạ vàng là những hiện vật vô cùng đặc sắc, được làm từ kim loại quý với trình độ kỹ thuật chế tác điêu luyện, có niên đại cách ngày nay khoảng hơn 2.000 năm, là giai đoạn chuyển tiếp từ Tiền Óc Eo lên văn hóa Óc Eo. 3 mặt nạ vàng là những hiện vật vô cùng đặc sắc, được làm từ kim loại quý với trình độ kỹ thuật chế tác điêu luyện, có niên đại cách ngày nay khoảng hơn 2.000 năm, là giai đoạn chuyển tiếp từ Tiền Óc Eo lên văn hóa Óc Eo. Ngày 23-12, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) tổ chức lễ Công bố quyết định công nhận bảo vật quốc gia và di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là lần đầu tiên tỉnh BR-VT vinh dự đón nhận quyết định này. Hiện vật được công bố bảo vật quốc gia là 3 mặt nạ vàng Giồng Lớn (mặt nạ Giồng Lớn M2, M4, M5) và di sản được công bố Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là Lễ giỗ bà Phi Yến, huyện Côn Đảo. Mặt nạ vàng, bảo vật quốc gia được trưng bày tại bảo tàng tỉnh BR-VT Ông Đặng Minh Thông - Phó Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT, thông tin 3 mặt nạ vàng là những hiện vật vô cùng đặc sắc, được làm từ kim loại quý với trình độ kỹ thuật chế tác điêu luyện, có niên đại cách ngày nay khoảng hơn 2.000 năm, là giai đoạn chuyển tiếp từ Tiền Óc Eo lên văn hóa Óc Eo. Ba mặt nạ vàng còn nguyên vẹn, độc đáo, duy nhất chỉ có ở BR-VT. Trước đó, chưa có di tích khảo cổ nào ở Việt Nam phát hiện được đồ tùy táng bằng vàng có kích thước lớn, được chế tác cầu kỳ và có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, phản ánh những yếu tố về tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo xuất hiện tại khu vực ven biển Đông Nam Bộ như vậy. Cả 3 hiện vật này được các nhà khảo cổ phát hiện tại xã Long Sơn (TP Vũng Tàu) vào năm 2002, khi Bảo tàng tỉnh BR-VT phối hợp Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hà Nội khảo sát khảo cổ trên địa bàn toàn tỉnh, phát hiện ra di tích Giồng Lớn Long Sơn. Hiện chúng được lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng tỉnh BR-VT. Theo thông tin từ các nhà khảo cổ học, 3 mặt nạ vàng có đặc điểm chung là hình chữ nhật và được chế tác bằng kỹ thuật dập thủ công bằng tay với các họa tiết hoa văn nổi như lông mày, mắt, sống mũi. Ba mặt nạ vàng được tìm thấy có niên đại cách ngày nay trên 2.000 năm Đặc điểm riêng là mặt nạ M2 có 4 lỗ thủng nhỏ, chiếc mặt nạ này chủ yếu thể hiện phía trên, nhất là đôi mắt; mặt nạ M4 có 6 lỗ thủng nhỏ, phía dưới góc má phải có hoa văn giống hình mặt trời gồm vòng tròn ở giữa và nhiều tia xung quanh; mặt nạ M5 có một mặt dập nổi 2 mắt và sống mũi, rách và mất một góc. Khác với 2 mặt nạ M2 và M4, mặt nạ M5 thể hiện toàn bộ đặc điểm khuôn mặt. Qua quá trình tiếp cận, các nhà khảo cổ phát hiện một số hiện vật nguyên vẹn, trong đó có 2.308 hiện vật bằng các chất liệu gốm, đá, thủy tinh, mã não, kim loại màu vàng... ở trong các khu mộ táng. Những hiện vật này đều có niên đại trên dưới 2.000 năm. Bên cạnh các hiện vật bằng đất nung, gốm, các nhà khảo cổ tìm thấy những trang sức khá tinh xảo. Trong đó có những chiếc vòng đeo tay, hạt chuỗi được tìm thấy lẫn trong cát. Lễ hội truyền thống Lễ giỗ bà Phi Yến tại huyện Côn Đảo được công nhận và đưa vào Danh mục si sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là một Lễ hội truyền thống đã được tổ chức cách đây 237 năm, diễn ra tại di tích lịch sử - văn hóa An Sơn miếu, huyện Côn Đảo.