LD - Tăng khung giá bán lẻ điện bình quân

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Công Chúa Gió, 6/2/23.

  1. Công Chúa Gió

    Công Chúa Gió Sonic the Hedgehog

    Tham gia ngày:
    25/1/16
    Bài viết:
    4,828
    Nơi ở:
    Tây Đô
    Khung giá bán lẻ điện bình quân thay đổi với mức tối thiểu là 1.826,22 đồng và tối đa là 2.444,09 đồng một kWh.
    [​IMG]
    EVN lo lỗ đậm trong năm 2023 nếu không có phương án tăng giá điện. Ảnh: Cường Ngô
    Theo quyết định Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký ngày 3.2, khung giá bán lẻ điện bình quân (chưa gồm thuế VAT) tối thiểu là 1.826,22 đồng một kWh và giá tối đa là 2.444,09 đồng một kWh.

    So với mức khung cũ được quy định tại Quyết định 34/2017, giá tối thiểu tăng 220 đồng, giá tối đa tăng 538 đồng một kWh.

    Việc điều chỉnh khung này chưa làm thay đổi ngay giá điện bán lẻ sinh hoạt và sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, khung giá bán lẻ điện bình quân là mức sàn và trần để Chính phủ quy định cứng giá bán lẻ điện bình quân. Khung này cùng với kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện 2022 sẽ là cơ sở để Bộ Công Thương ra quyết định về giá bán lẻ điện bình quân sẽ áp dụng năm nay.

    Bộ Công Thương cũng vừa có văn bản gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), yêu cầu khẩn trương hoàn thành xây dựng phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023.

    Theo đó, Bộ Công Thương đề nghị EVN tập trung nguồn lực, hoàn thành quyết toán chi phí sản xuất kinh doanh điện 2022, báo cáo tài chính của công ty mẹ tập đoàn và các đơn vị thành viên.

    Mặt khác, phải làm việc với các đơn vị kiểm toán độc lập có uy tín kiểm toán báo cáo theo đúng quy định.

    Trên cơ sở quyết toán chi phí sản xuất kinh doanh điện, báo cáo tài chính năm 2022 của công ty mẹ và các đơn vị thành viên, bước tiếp theo Bộ Công Thương sẽ công bố công khai kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2022.

    Đây cũng là căn cứ để Bộ Công Thương hoàn thành tính toán phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023, báo cáo các cấp có thẩm quyền theo quy định.

    Trước đó, trong báo cáo vừa gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương, EVN cho biết, ước tính năm 2022, công ty mẹ EVN, các tổng công ty điện lực và Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia lỗ sản xuất kinh doanh khoảng 28.876 tỉ đồng.

    Năm 2023, nếu giá bán lẻ điện giữ nguyên theo giá điện hiện hành, thì số lỗ dự kiến lên đến 64.941 tỉ đồng, trong đó 6 tháng đầu năm sẽ lỗ 44.099 tỉ đồng và 6 tháng cuối năm lỗ 20.842 tỉ đồng.

    Như vậy, tổng lỗ sản xuất kinh doanh của EVN luỹ kế 2 năm 2022 và 2023 là 93.817 tỉ đồng.

    Với số lỗ dự kiến trên, EVN nhận định, nếu năm 2023 không được tăng giá điện ở mức phù hợp, EVN sẽ bị mất cân đối dòng tiền hoạt động.


    Tăng khung giá bán lẻ điện bình quân (laodong.vn)
     
    MAGNUM44 and Odisey like this.
  2. Thất Hình Đại Tội

    Thất Hình Đại Tội Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    26/8/22
    Bài viết:
    470
  3. Hoa Simp Tím

    Hoa Simp Tím Sonic the Hedgehog

    Tham gia ngày:
    27/1/23
    Bài viết:
    4,871
    Ra rồi
     
  4. Odisey

    Odisey The Miscast Sorcerer GVN LEGENDARY ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    24/6/03
    Bài viết:
    42,124
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Họp với thực hiện mấy cái này lẹ vãi lol , mấy cái khắc phục như thuốc men , xăng , lương thực thực phẩm gì thì toàn trên tv =))
     
  5. Ừ mày giỏi

    Ừ mày giỏi Mega Man

    Tham gia ngày:
    20/4/19
    Bài viết:
    3,170
  6. K'Dash

    K'Dash The Pride of Hiigara Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/1/05
    Bài viết:
    9,200
    Nơi ở:
    NEST
    Mấy cái tăng giá điện, xăng các kiểu làm tốc hành thật :)). Tăng lương thì cứ ngại ngùng...
     
    Ừ mày giỏi thích bài này.
  7. Asura

    Asura Impressive Sealing Statue Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    9/10/08
    Bài viết:
    7,996
    Viết gì để nuke topic!suong
     
  8. Dem Tiện Bất Năng Di

    Dem Tiện Bất Năng Di Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    12/12/22
    Bài viết:
    2,949
    3 năm roài đó nha, tháng 7 là được tăng rồi đó hí hí.
     
    Ừ mày giỏi thích bài này.
  9. Công Chúa Gió

    Công Chúa Gió Sonic the Hedgehog

    Tham gia ngày:
    25/1/16
    Bài viết:
    4,828
    Nơi ở:
    Tây Đô
    Thứ năm, 27/10/2022, 18:51 (GMT+7)
    Bộ Tài chính: Tăng lương sớm sẽ khó kiểm soát lạm phát
    Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng lương cơ sở từ 1/1/2023 nhưng Bộ Tài chính giải thích việc này gây khó khăn cho kiểm soát lạm phát.

    Tại kỳ họp thứ 4 đang diễn ra, Chính phủ trình Quốc hội tăng lương cơ sở cán bộ công chức, viên chức từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng một tháng, áp dụng từ 1/7/2023.

    Thảo luận tại tổ ngày 22/10 và nghị trường hôm nay về tình hình kinh tế xã hội, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị sớm tăng lương cơ sở từ 1/1/2023, thay vì từ 1/7 năm sau. Giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội tại tổ về thời điểm tăng lương cơ sở, Bộ Tài chính cho rằng, nếu tăng lương sớm từ đầu năm sẽ gây khó khăn cho kiểm soát lạm phát.

    Đầu năm gần với Tết dương lịch và Âm lịch, nhu cầu mua sắm của người dân và doanh nghiệp tăng mạnh. Nếu tăng vào thời điểm này sẽ gây thêm sức ép lên điều hành giá, do tâm lý tăng lương đi kèm tăng giá, gây khó khăn cho kiểm soát lạm phát. "Trước nguy cơ lạm phát cao, việc cải cách chính sách tiền lương cần được thực hiện thận trọng, hài hòa với các mục tiêu điều hành kinh tế xã hội", Bộ Tài chính nêu quan điểm.

    Do đó, Chính phủ tiếp tục tham mưu các cấp thẩm quyền chưa thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 của Trung ương trong năm 2023. Thay vào đó, đề xuất tăng lương cơ sở từ 1/7/2023 cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng (khoảng 20,8%). Mức tăng này được Bộ Tài chính đánh giá là cơ bản bù đắp mức độ trượt giá.

    [​IMG]
    Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc. Ảnh: Nguyễn Đức

    Giải trình trước Quốc hội chiều nay, Bộ trưởng Nội Vụ Phạm Thị Thanh Trà cũng cho rằng khó tăng lương từ 1/1/2023 và mốc 1/7 là hợp lý trong điều kiện phải chủ động lường trước những vấn đề phát sinh như lạm phát, và các yếu tố khách quan khác.

    Về đề nghị của đại biểu Quốc hội thực hiện cải cách tiền lương từ năm 2024, Bộ Tài chính cho hay, tại báo cáo dự toán ngân sách năm 2023 trình Quốc hội, Chính phủ đã báo cáo nhu cầu và nguồn tích luỹ để cải cách tiền lương. Tuy nhiên, bối cảnh thế giới, trong nước đang chịu áp lực lạm phát lớn, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội lùi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 sau năm 2023.

    Trường hợp áp lực lạm phát giảm, không có biến động lớn về kinh tế - xã hội, cơ quan quản lý ngân khố quốc gia khẳng định, Chính phủ sẽ khẩn trương trình cấp có thẩm quyền lộ trình cải cách tiền lương.

    Tiếp tục tinh giản biên chế, đổi mới tuyển dụng công chức

    Theo Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, từ đầu năm 2020 đến giữa năm 2022, toàn quốc có 39.550 công chức, viên chức thôi việc. Trong đó, lĩnh vực giáo dục có 16.400 người, cao nhất trong các ngành nghề; tiếp sau là y tế 12.200 người. Đa số người nghỉ việc có độ tuổi dưới 40, trong đó hơn nửa có trình độ đại học.

    Tuy nhiên, trong hai năm rưỡi qua, cả nước tuyển dụng mới gần 144.000 công chức, viên chức. Riêng viên chức giáo dục được tuyển mới gần 74.500 người; y tế 38.100 người. Như vậy, số lượng công chức, viên chức thôi việc so với tổng biên chế là không lớn, nhưng tập trung ở lĩnh vực trọng điểm, liên quan đến yếu tố chăm lo con người.

    Bà Trà nêu hàng loạt nguyên nhân công chức, viên chức thôi việc, như thị trường lao động phát triển, có kết nối, vận hành đồng bộ, tương tác thông suốt giữa các khu vực, vùng, trong nước và quốc tế. Công chức, viên chức dịch chuyển từ khu vực công sang tư là yếu tố khách quan, trên cơ sở điều tiết của thị trường lao động. Xu hướng này tạo động lực thúc đẩy nhanh hơn sự cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữa khu vực công và tư, tạo động lực để khu vực công cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức.

    Ngoài nguyên nhân khách quan nói trên, còn có nguyên nhân chủ quan là thu nhập của công chức, viên chức thấp hơn khu vực tư dù có cùng trình độ. Áp lực của họ ngày càng nhiều, môi trường làm việc một số nơi chưa tạo động lực phát huy năng lực. Quản trị khu vực công vẫn theo lề lối cũ, trong khi doanh nghiệp tư nhân có nhiều cách khích lệ lao động, ghi nhận kịp thời cống hiến của họ.

    "Công chức, viên chức thôi việc hàng loạt trong hai năm rưỡi qua là điều cần nhìn nhận nghiêm túc, là vấn đề đáng quan ngại. Khu vực công cũng cần hoàn thiện thể chế, hướng tới đổi mới tiến bộ, công bằng, cạnh tranh lành mạnh", Bộ trưởng Nội vụ nói.

    [​IMG]
    Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu tại Quốc hội. Ảnh: Hoàng Phong

    Bà Trà thông tin, cùng với tăng lương cơ sở, chuẩn bị các điều kiện để cải cách chính sách tiền lương, các cơ quan sẽ tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy để tinh giản biên chế; đổi mới tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bố trí cán bộ. Tất cả đều đảm bảo công khai, công bằng, dân chủ. Bộ cũng sớm xây dựng chính sách thu hút, trọng dụng người tài, chuyên gia trong các ngành, lĩnh vực của cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

    Chính phủ, Bộ Nội vụ cũng xác định xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý có phẩm chất, năng lực, uy tín, gương mẫu, tạo niềm tin cho cán bộ, công chức, viên chức. Môi trường làm việc cũng sẽ được đổi mới theo hướng dân chủ, thân thiện, đoàn kết, chuyên nghiệp, hiện đại, tạo điều kiện để công chức, viên chức thể hiện tài năng; đồng thời đổi mới lề lối làm việc để phát huy tính năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

    Đề nghị tăng phụ cấp cho giáo viên mầm non

    Cũng giải trình trước Quốc hội chiều 27/10, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, việc tăng lương cho giáo viên đã được Chính phủ tính toán nhằm đảm bảo cho thầy cô giáo yên tâm công tác.

    Tuy nhiên, lãnh đạo ngành giáo dục đề nghị Quốc hội xem xét điều chỉnh ngay phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non - lực lượng bỏ việc nhiều nhất thời gian qua (chiếm 40%) và cũng đang thiếu nhiều nhất. Hiện nay, phụ cấp ưu đãi của giáo viên mầm non là 35%, ông Sơn mong muốn họ được nhận phụ cấp tương tự như nhân viên y tế cấp cơ sở (100%), hoặc tối thiểu tăng từ 35% lên 70% - ngang với mức ưu đãi cũ của y tế cấp cơ sở.

    [​IMG]
    Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn giải trình tại Quốc hội chiều 27/10. Ảnh: Hoàng Phong

    Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, những ngày qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhận được hơn 200 ý kiến của cử tri gửi tới, bày tỏ lo lắng vì ngành giáo dục đang thiếu giáo viên. Để giải quyết, ngành giáo dục đã phối hợp với nội vụ tính toán và xác định số lượng giáo viên cần phải bù đắp từ nay tới năm 2026 là 107.000, có thể biến động do giáo viên bỏ việc. Con số bù đắp này nhằm duy trì hoạt động dạy và học bình thường, đồng thời thực hiện các mục tiêu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.

    Việc thiếu giáo viên được Bộ trưởng Sơn lý giải diễn ra từ lâu, nhưng nay tình trạng trở nên trầm trọng do nhiều người bỏ việc trong thời gian ngắn. Tháng 9/2015, tổng số học sinh khi bắt đầu năm học của cả nước là trên 19 triệu, nhưng đến tháng 9/2022 đã tăng lên 23 triệu. Trong khi đó, số giáo viên ở hai thời điểm là hơn 1,1 triệu và hơn 1,2 triệu. Như vậy, giáo viên chỉ tăng hơn 100.000, trong khi số học sinh đã tăng 3 triệu.

    Thiếu giáo viên còn do hàng loạt nguyên nhân khác như: biến động dồn dịch về dân số ở một số thành phố, khu công nghiệp; dịch bệnh khiến các trường mầm non phải đóng cửa, đặc biệt là nhóm trẻ tư thục; nhu cầu phổ cập mầm non bậc năm tuổi; chuẩn tỷ lệ giáo viên trên học sinh (mỗi giáo viên 35 học sinh mỗi lớp bậc tiểu học và 45 học sinh mỗi lớp bậc trung học)...

    Vừa qua, Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ đã duyệt và giao cho ngành giáo dục 65.000 chỉ tiêu và sẽ tuyển dần từ nay đến năm 2026. Riêng năm 2022 được duyệt 27.850 chỉ tiêu. Các Sở Nội vụ đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị liên quan, bắt đầu tuyển dụng. Lãnh đạo ngành giáo dục đề nghị dồn cho năm học 2023-2024, vì đây là thời điểm nhu cầu giáo viên cho các môn học mới lớn.

    Bộ trưởng Sơn cho hay, ngoài chỉ tiêu tuyển mới, các tỉnh, thành tuy thiếu giáo viên nhưng vẫn có trên 10.000 chỉ tiêu từ các năm cũ chưa tuyển được. Do đó, ông đề nghị các địa phương vừa tuyển mới, vừa tiếp tục tuyển số cũ để đáp ứng nhu cầu giảng dạy.

    Ông cũng đề nghị bổ sung chính sách để các tỉnh tăng cường dùng ngân sách địa phương ký hợp đồng với giáo viên không thuộc các chỉ tiêu biên chế. Các tỉnh, thành cần thanh kiểm tra, giám sát việc tuyển dụng giáo viên, đảm bảo công bằng, công khai, tránh phát sinh tiêu cực. "Nếu để xảy ra tiêu cực thì sẽ rất đáng tiếc vì đó là một trong những lý do khiến nhiều người không muốn ứng tuyển", Bộ trưởng nói.

    Ngày mai, Quốc hội tiếp tục thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại hội trường Diên Hồng.


    Bộ Tài chính: Tăng lương sớm sẽ khó kiểm soát lạm phát - VnExpress

    !phongdo!phongdo!phongdo
     
    Hắc Ma, Ừ mày giỏi and K'Dash like this.
  10. K'Dash

    K'Dash The Pride of Hiigara Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/1/05
    Bài viết:
    9,200
    Nơi ở:
    NEST
    Thì ra là thế :cuteonion36:
     
  11. Shooter_CD

    Shooter_CD Gian thương trốn thuế Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/1/10
    Bài viết:
    21,075
    Nơi ở:
    Venice
    Chánh phủ tính hết rồi, dân đen lo mà chuẩn bị đóng tiền đi, ý kiến quần què !bung2
     
    thanhlongvn and Ừ mày giỏi like this.
  12. dangkhoa12

    dangkhoa12 Mayor of SimCity Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/12/04
    Bài viết:
    4,341
    từ tháng 7-8 năm 2022 đến giờ đó, nhanh đâu mà nhanh. mà mới tăng khung thôi, chưa có số của điện sinh hoạt
     
    _GUV_ thích bài này.
  13. Hoa Simp Tím

    Hoa Simp Tím Sonic the Hedgehog

    Tham gia ngày:
    27/1/23
    Bài viết:
    4,871
    Thở thôi cũng bị nuke được mà.
     

Chia sẻ trang này