Truyền thống mẹ rồi, ghét nhất vụ mấy con final fantasy 1-6 gần đây remake mà làm cái font như con kẹc.
Nó là siêu phẩm AAA trong thời của nó, lúc đó giá cũng khoảng 60 USD thì bây giờ tút lại, port lên mobile 250k là hợp lý mà. Giá thành vậy cũng dễ tiếp cận, giúp giới trẻ biết tới kiệt tác ngày xưa nhiều hơn. Mấy thằng game free bây giờ mới thực sự là hút máu. Chẳng hạn như cái game củ kẹc này lúc nào cũng trên 20 USD cho 1 cái skin vớ vẩn.
https://archive.org/details/retro-roms-best-set Hôm trước mò game cho con miyoo thì tìm được cái set này khá hay. Ném lên cho ai thích thì xài . Nói nôm na là tổng hợp top game retro từ các hệ máy (tổng hợp từ top list) và đều là eng sạch. Ai có máy game cầm tay thì dùng set dưới này cho gọn gàng và ít đủ hơn https://archive.org/details/miyoo-mini-tiny-best-set Edit: lộn link dưới. Vừa sửa lại.
First Queen - Ornic Senki (chiến ký Ornic) là một game chiến thuật do Kure Software sản xuất, được hãng Culture Brain phát hành năm 1994 trên máy Super Famicom. Phiên bản gốc ra đời năm 1988 trên máy PC-98 của hãng NEC. Phiên bản Super Famicom này khá quen thuộc với người Việt Nam thế hệ 8x, 9x. Đương thời, trò này thường được "Việt hóa" cái tên là "Đệ nhất Nữ hoàng" hay "Đệ nhất Vương hậu", "Đệ nhất Hoàng hậu". First Queen - Chiến ký Ornic có lối chơi độc đáo, không giống bất cứ game chiến thuật nào từ trước tới nay. Người chơi điều khiển cùng lúc 16 nhân vật tham gia vào các trận đánh diễn ra trong thời gian thật. Số lượng nhân vật có thể điều khiển trong game này lên tới cả trăm. Đây là game Super Famicom có số lượng nhân vật mà người chơi có thể điều khiển nhiều nhất. Tuy nhiên, người chơi chỉ có thể điều khiển cùng lúc 16 nhân vật. Những nhân vật còn lại được chia thành nhiều đạo quân khác nhau, trấn giữ ở vị trí được người chơi chỉ định trên bản đồ. Người chơi có thể điều khiển bất cứ đạo quân nào vào bất cứ thời điểm nào, điều này tăng thêm tính chiến thuật của trò chơi. Sở dĩ số lượng nhân vật trong game này đồ sộ như vậy là vì người chơi có thể thu phục thêm nhiều đạo quân khác, vốn là các chủng tộc khác nhau sinh sống rải rác trên khắp lục địa Glorith. Ngoài ra, người chơi còn có thể bắt sống lính bên địch làm tù binh, biến chúng thành binh lính của mình. Nội dung của First Queen - Chiến ký Ornic khá thú vị, xoay quanh âm mưu của Nữ hoàng Catharin toan thôn tính toàn bộ đại lục Glorith, cũng như khắc họa những mối mâu thuẫn giữa các chủng tộc trên đại lục. Toàn bộ câu chuyện của First Queen - Chiến ký Ornic mang hơi hướm của "The Lord of the Rings". Bầu không khí trong game cũng đượm màu sắc và mùi vị của chúa nhẫn. Game có được bầu không khí này cũng nhờ một phần lớn ở những bản nhạc nền cực kỳ hùng tráng. Đây là một trong những game có nhạc nền hay nhất mà tôi từng chơi, xứng đáng 10/10 điểm cho mảng âm nhạc. Về tổng thể, First Queen - Chiến ký Ornic là một game cực kỳ xuất sắc nhưng không gặp thời. Khá ít người biết về nó, dù là ở cả chính quốc. Có vẻ như người Việt Nam biết về nó nhiều hơn các quốc gia khác.
https://sites.google.com/view/sfc65816/home/super-famicom-snes/bên-trong-băng-mộc-đế-4 Một bài viết phân tích sơ sơ về bên trong cuốn băng Mộc Đế 4 (Fire Emblem Seisen no Keifu) được Nintendō phát hành năm 1996. Có gì bên trong băng Fire Emblem 4? FE4 (Mộc đế 4) được Nintendō phát hành năm 1996 cho máy Super Famicom (SFC) với giá bán đương thời là 7.500 JPY. Tỷ giá lúc đó khoảng 100 JPY ăn 1 USD, nên băng game này có giá khoảng 75 USD đương thời. Trong thời kỳ đó, 1 USD ăn khoảng 10,000 VND nên tính ra tiền Việt thì cần khoảng 750,000 VND để mua băng game này. Đương thời, mức lương của một người lao động Việt Nam khoảng 500,000/tháng nên người lao động phải mất hơn 1 tháng tiền lương mới mua được băng game này. Bên trong lớp vỏ bảo vệ bằng nhựa là một bản mạch in (PCB) màu xanh lá có mã số SHVC-1J3M-20. Mã số SHVC là chữ viết tắt của "Super Home Video Computer", được sử dụng trong tất cả các linh kiện của máy và băng game SFC. Tất cả các mạch in (PCB) dùng trong băng game SFC đều được đánh số quản lý như vầy. Mỗi mã số tương ứng với một kiểu PCB. Những game có những đặc tính chung nhau như dung lượng ROM, dung lượng SRAM, có chip đặc thù hay không... thì dùng cho một kiểu PCB. Ở đây ta thấy PCB này được sản xuất năm 1993, trước khi bản game này ra đời 3 năm. Vậy công dụng của PCB là gì? Rất đơn giản, là nó chẳng có vai trò gì khác ngoài việc chứa các linh kiện sẽ được kể sau đây, và là vật trung gian để máy SFC giao tiếp với các linh kiện đó. 1. ROM Ở góc dưới bên tay phải có một linh kiện có mã số MX J9616-M, MX23C3201-12, SHVC-A32J-0, 36994A. Đây là linh kiện quan trọng nhất trong băng game. Đó là mạch tích hợp (IC) chứa nội dung game ở dạng dữ liệu số (binary). Hình ảnh, âm thanh trong game, câu chuyện và mọi thứ khác mà bạn nhận biết được khi chơi game đều được chứa trong con IC này. Con IC này còn được gọi nôm na là ROM. Ngày nay, bạn dễ dàng tải được ROM của hầu hết game SFC/SNES từ Internet, nhưng đó là hành vi phạm pháp. Người ta dùng thiết bị đặc biệt để "hút" nội dung từ những con IC này ra dạng file điện tử. Quá trình này được gọi là "dump" (ENG) hay 吸出し (JP). Về mặt phân loại ROM thì tất cả các game SFC đều là Mask ROM. Chính vì vậy nên ta có thể thấy dòng chữ "MASK ROM (N)" ở góc phải của PCB. Muốn biết Mask ROM là gì thì bạn có thể tự Google. MX là tên hãng sản xuất ra IC này, viết tắt của Macronix International. Còn 23C3201-12 là mã series của chính dòng IC này. Các mã số J9616-M và 36994A thì không rõ là gì, có thể là số phiên bản của dòng IC này. Mã số SHVC-A32J-0 chính là mã số của game. Như đã nói, SHVC là chữ viết tắt được dùng trong mọi linh kiện liên quan tới SFC. A32J là mã game và số 0 sau đó là mã vùng. Đối với mỗi game SFC chính thức được Nintendō bảo kê, cho phép xuất hiện trên máy SFC thì đều có một mã số riêng gồm 4 ký tự được chính Nintendō cấp cho. A32J chính là mã của game FE4 này. Số 0 phía sau A32J là mã vùng Nhật Bản. Mỗi một thị trường được đánh mỗi số riêng. Như vậy, bằng cách nhìn thông tin này trên con IC này, nhà phát hành/nhà sản xuất có thể biết được tên game và phân vùng của nó. Những thông tin này cũng xuất hiện ở phần header bên trong ROM. ROM là loại bộ nhớ không bốc hơi. Tức nội dung bên trong đó luôn thường hằng, là duy nhất, thiết bị chỉ có thể đọc thông tin từ nó mà không thể ghi dữ liệu vào nó. Chính vì vậy mà nội dung của game luôn cố định, không thay đổi dù là bạn chơi vào bất cứ thời điểm nào. Nói về header, game SFC/SNES chỉ có 1 loại header duy nhất. Đó là dãy số chứa mọi thông tin cơ bản về game đó, như mã số game, mã số nhà sản xuất, mã vùng, mã mapping của ROM (Hiro/LoRom/ExHiRom/ExLoRom), mã quy định dung lượng ROM, mã quy định dung lượng SRAM, mã quy định chip đặc thù,... Nhưng hầu hết người chơi game đều không biết đến sự tồn tại của header này, mà họ biết đến loại header khác. Đó là 512 byte (0x200) nằm ở phần đầu của ROM. Tuy nhiên đây không phải là header thật sự và máy SFC/SNES không dùng đến những thông tin đó. Đây là loại header giả cầy, xuất hiện sau khi một số thiết bị dump hút nội dung từ Mask ROM ra, và chỉ để phục vụ cho một số trình giả lập (Emulator) đời đầu. Ngày nay, hầu hết Emulator đều có thể đọc ROM không có phần header này. 2. SRAM Ở góc trên bên tay phải là một con IC khác có ký hiệu LGS GM76C88ALK-15, 9603. LGS là mã nhà sản xuất LG, còn GM76C88ALK-15 là mã series của dòng IC này. Đây là IC cung cấp bộ nhớ để lưu tiến trình của game. IC này còn được gọi là SRAM, viết tắt của SAVE RAM. Hệ máy SFC có khá nhiều game dài hơi, giống như FE4 này, bạn không thể hoàn thành game chỉ trong một vài giờ đồng hồ. SRAM chính là vùng memory cho phép bạn lưu lại tiến trình chơi, để hôm sau/tuần sau/tháng sau/năm sau bật máy lên thì không phải chơi lại từ đầu. Đúng như tên gọi, SRAM là một loại RAM, tức bộ nhớ có tính bốc hơi. Thiết bị có thể đọc dữ liệu từ nó và cũng có thể ghi dữ liệu vào nó. Những dữ liệu như đang chơi tới màn mấy, trong đội hình có bao nhiêu nhân vật, nhân vật nào có chỉ số HP bao nhiêu, công thủ bao nhiêu,... đều được chứa trong SRAM. Khi không được cung cấp nguồn điện thì dữ liệu trong SRAM sẽ biến mất. Tức là nếu sau khi chơi, nếu bạn tắt nguồn của máy thì hôm sau sẽ phải chơi lại từ đầu. Để tránh điều này, nhà sản xuất dùng 1 viên pin cúc 3V để "nuôi" SRAM. 3. PIN Ở đây, bạn có thể thấy viên pin cúc CR2023 của hãng Maxell ở góc trên bên trái của PCB. Trên viên pin có dòng số: 96-02. Dựa trên cách ghi năm/tháng/ngày của người Nhật thì có thể suy đoán rằng viên pin này được lắp vào tháng 2 năm 1996. Tuy nhiên, mãi đến tháng 5 năm 1996 thì Nintendō mới chính thức bán ra băng game này. Tại thời điểm tôi mở băng game này vào tháng 3 năm 2023, tức đã 27 năm trôi qua từ ngày nó được lắp, thì mọi file save đều vẫn hoạt động bình thường. Khi viên pin hết điện, không còn cấp nguồn thì toàn bộ dữ liệu SRAM sẽ biến mất. Do vậy, người chơi cần thay pin định kỳ sau khoảng 20 năm. Trước khi thay pin thì cần backup SRAM để tránh mất dữ liệu khi tháo pin cũ ra. Người ta thường nói tuổi thọ của pin cúc trong băng SFC/SNES kéo dài khoảng 15~20 năm, nhưng xem ra vẫn có những viên pin sống lâu hơn. Và ngoài hãng Maxell thì Nintendō còn dùng pin của nhiều hãng khác, như Sony, Panasonic, Hitachi... Như vậy thì có thể thấy Nintendō đã bắt đầu lắp ráp băng này trước đó 3 tháng. Điều này hoàn toàn hợp lý vì đương thời, để sản xuất băng game với số lượng lớn thì nhà sản xuất cần vài tháng để chuẩn bị cho quá trình tạo Mask ROM. Đó cũng là một trong những lý do khiến giá thành băng game trở nên đắt đỏ lúc bấy giờ, và cũng là nguyên nhân khiến game dạng băng của Nintendō thua cuộc trước đĩa CD của đối thủ Sony. 4. Bộ giải mã địa chỉ Bên tay hữu của viên pin là con IC có mã số MAD-1 A, BU2230A, 612 H39. Đây là chip quản lý kiểu mapping của ROM, cũng như quản lý nguồn điện nuôi SRAM, kiêm vai trò bộ giải mã địa chỉ bộ nhớ. MAD là viết tắt của Memory Address Decoder. 5. Bộ khóa phân vùng Thành phần cuối cùng trên tấm PCB này là con IC có mã D411B, ©1990 Nintendo, 9531C. Đây là chip khóa phân vùng, được Nintendō đưa vào để kiểm soát việc chơi game lậu. Con chip này không cho phép bạn chơi game của vùng này trên máy SFC của một vùng khác. Trên đây là toàn bộ mô tả về những gì có bên trong băng game FE4. Tùy vào game mà thành phần IC sẽ khác nhau, nhưng hầu hết đều có những thành phần cơ bản như bên trên. Cuối cùng, hình dưới đây là PCB và các linh kiện bên trong băng game Final Fantasy V của Square Soft. Trên viên pin có dòng số 92-11, cho thấy nó được lắp vào tháng 11 năm 1992. Tại thời điểm tháng 3 năm 2023, viên pin vẫn còn hoạt động tốt, vẫn nuôi sống SRAM.
So sánh ưu nhược giữa máy thật với giả lập, máy nhái. STONE BOAT - So sánh máy thật với trình giả lập (google.com)
Cấu hình up lên từ từ https://www.notebookcheck.net/Anber...g-handheld-for-less-than-US-200.704282.0.html
Mấy con 200$ thì giả lập tới PSP thoy là cùng, PS2/Gamecube khum ổn định, mà đa phần là khum chơi được Tiên nhân giàu có thì múc con Steam deck, giả lập PS3, Switch cũng dc chứ đừng nói PS2
Có fen nào chơi The Legend of Zelda: Breath of the Wild chưa. Ngồi làm việc mở nhạc nền của nó lên nghe, tự nhiên muốn trải nghiệm khung cảnh trong game này vãi. Lâu lắm rồi mới cảm nhận lại hứng chơi game nhiều vậy. Chưa chơi game này bao giờ nhưng thấy style vẽ giống game The Last Guardian chơi trên PS4. Máu quá mà phải có Switch mới chơi được