Nhìn game này là nhớ hồi cấp 3, nhà k có mạng, ngu tiếng anh, thằng bạn cho cái đĩa copy 700 game snes về chơi game này, 2 thằng thi nhau mò đường. Tới giờ vẫn phục nó đoạn gần cuối cầm cây sáo ra giữa khoảng sân nào đó thổi thì được con chym bay qua gắp đi nhiệm vụ kế tiếp
Lâu quá rồi nên k nhớ chính xác, nhưng hình như là map này này, đứng góc nào gần dưới thổi sáo ấy, có con chim nó kéo bay qua cái chỗ góc dưới bên trái map, k biết chính xác không, nhưng thổi sáo chim chở đi là chắc chắn đúng, tốn gần 1 tuần nó mới mò ra để 2 đứa chơi tiếp P/s: à kiếm ra cái clip xài flute để travel này, mà sao nó k gắp bay đi nhờ
Em còn ít tay cầm tàu giá rẻ mà chất lượng ổn, bác nào cần có thể ghé qua xem nha có tay arcade chơi giả lập máy thùng rất oke
Đội trưởng Tsubasa hẳn không lạ gì với thế hệ 8x và đầu 9x. Anh cầu thủ đẹp trai bước ra từ Manga này là niềm cảm hứng của bao cầu thủ nổi tiếng Quốc tế. Và tại Việt Nam, anh còn được gọi dân dã là Subasa, nổi tiếng trong cộng đồng chơi game từ những năm 1980 qua loạt 2 phiên bản game trên máy Famicom do hãng Tecmo phát triển. Loạt game này nổi tiếng khắp Thế giới thời kỳ đó bởi yếu tố chưởng/kiếm hiệp được lồng ghép trong câu chuyện bóng đá. Phiên bản trong video là phần thứ 3 trong series này, được Tecmo phát hành năm 1992 trên máy Super Famicom. Tuy nền đồ họa tốt hơn 2 bản Famicom trước đó nhưng bản này không mang lại cảm giác nhanh, mạnh, bạo liệt như trước. Âm nhạc cũng kém đi hẳn. Chỉ có yếu tố kungfu/chưởng là vẫn còn sức hút trong phiên bản này. Bản dịch Việt văn năm 2016, còn khá sơ sài về mặt kỹ thuật dù nội dung được dịch thuật đủ 100%. Sự non kém về kỹ thuật thời kỳ đó thể hiện qua font chữ mono-spaced và phần text cố định, cứng nhắc trong mọi ngữ cảnh. https://youtube.com/shorts/P5tViPxYGRo?
Sao bản snes này cảnh trên san mình thấy ô đẹp bằng bản nes nhỉ. Bản nes đúng là cuốn hhow ơn. Chơi quyết thắng cho bằng được dù thua chơi lại không biết bao nhiêu mà kể vì mình OK biết ghi mã tiếng Nhật
Đến giờ vẫn ghiền chơi subasa trên nes, khổ cái ip k chơi đc. Hôm trc tải game này trên hệ switch thì như ccc ấy. Cũng nhớ hồi xưa có bản subasa mà của tohou chơi trên pc dsax vãi
Máy nhái Super NT dùng công nghệ FPGA chơi với màn hình phẳng hại điện. Tuy được ca tụng là chuẩn xác từng cọng lông nhưng thực tế lại không chuẩn bằng con máy nhái Supaboy SFC.
Video 13 phút minh họa cho nguyên tắc làm việc với tileset và tilemap. Đây là nguyên lý chung, có thể áp dụng cho mọi game và nhiều hệ console khác nhau, trong đó có SFC và FC. Đó là vẽ hình ảnh trên PC rồi convert ảnh đó sang định dạng ảnh của FC, sau đó import vào Rom. Một bộ dữ liệu ảnh này gồm tileset và tilemap. Tileset là dữ liệu đồ họa thật. Ở đây bác đang thao tác với bộ tileset có sẵn của Rom. Ta hoàn toàn có thể thay bằng tileset mới tùy thích. Còn tilemap là sơ đồ bố trí các mảnh tileset thành hình ảnh có nghĩa. Những con số mà bác đang điều chỉnh để tạo thành hình có nghĩa chính là một phần của tilemap. Để vẽ ảnh cho FC thì có thể vẽ dạng bitmap rồi convert, hoặc vẽ trực tiếp ở dạng pixel bằng những phần mềm như YY-Chr. Nguyên tắc này được áp dụng vào việc gì? Tất cả mọi thứ liên quan tới việc hiển thị hình ảnh trong game. Text cũng là một loại hình ảnh nên nguyên tắc này cũng được áp dụng trong việc dịch Rom. Font chữ tiếng Việt thay cho tiếng Anh, tiếng Nhật chính là bộ tileset mới mà ta đưa vào Rom. Cách bố trí sao cho các tileset đó xếp thành chữ/từ có nghĩa chính là tilemap mới. Nguyên lý thì rất đơn giản vậy thôi, nhưng ta cần phải hiểu tường tận cách vận hành của máy, hiểu được cách đọc/ghi dữ liệu của CPU vào Vram. Sau khi hiểu một cách có hệ thống thì có thể làm gì tùy thích với bất kỳ game nào. Cách này còn được gọi là "kỹ thuật pre-render". Tức mọi hình ảnh được render sẵn từ trước, sau đó máy chỉ việc hiển thị hình ảnh sẵn có đó qua tileset và tilemap.. Còn kỹ thuật render trong thời gian thực thì phức tạp hơn, được áp dụng để vẽ những thành phần biến thiên vô cùng mà ta không thể vẽ sẵn. Chẳng hạn như để tạo ra chữ hiển thị trên màn hình. Trong một đoạn text thì phần chữ được hiển thị là yếu tố biến thiên không lường được, nên không ai vẽ sẵn từng chữ cho nó cả. Người ta dùng thuật toán để tính: nếu là chữ a thì sẽ dùng tileset này kết hợp với tilemap nọ.
xin cụ vài bài phát biểu về con switch neon nhà cháu chơi arcade trên đấy đến hư cmn cái joy luôn, giờ 2 núm nó vừa liệt vừa trôi
Con SW đó bình thường, chả có gì đặc sắc. Chơi trên TV thích hơn là cầm tay. Mà nói chứ game SW duy nhất tới giờ từng phá đảo là con Zelda BOTW. Mua bao game khác rồi cũng chỉ chơi lướt sóng, không thấy hứng thú như các hệ game cổ.
Cháu thấy game retro có hồn hơn á, vd game ghost'n goblin ra nhiều phiên bản nhưng bản trên nes vẫn phê nhất, chẳng hiểu sao game xưa có remake lại đồ hoạ bóng bẩy hơn nhg ko đem lại cảm giác thoã mãn khi chơi