Vtc - Biến cát thành đất trồng, Thiên Triều phủ xanh gần 500km đường băng qua sa mạc

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Thẩm Phán, 22/6/23.

  1. Thẩm Phán

    Thẩm Phán Claude, S.A gang boss Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/6/11
    Bài viết:
    10,216
    Nơi ở:
    Tầng Lớp Dalit - Useless Class
    Biến cát thành đất trồng, Trung Quốc phủ xanh gần 500km đường băng qua sa mạc
    08:13 21/06/2023

    Ứng dụng công nghệ “đất hoá sa mạc” đầu tiên trên thế giới, Trung Quốc đã phủ xanh tuyến cao tốc sa mạc dài nhất ở Tân Cương bằng các khu rừng xanh rì.
    Đường cao tốc sa mạc Tarim - con đường băng qua sa mạc Taklimakan từ bắc xuống nam – đã chính thức đi vào hoạt động từ năm 1995. Con đường này rút ngắn khoảng cách đi lại giữa thành phố Urumqi, thủ phủ của vùng Tân Cương của Trung Quốc và tỉnh Hoà Điền thêm 500 km.

    Tuyến đường này cũng đi qua một trong những vùng khắc nghiệt nhất hành tinh, có diện tích 270.000 km². Tên gọi của sa mạc này, theo tiếng Duy Ngô Nhĩ, có nghĩa là "chỉ có thể đi vào mà không thể đi ra". Đối với người Trung Quốc, nơi này còn được gọi là "Biển tử thần".

    Tuy nhiên, hiện nay, hai bên tuyến cao tốc dài 522 km này đã là các “khu rừng” xanh mướt mọc lên giữa vùng cát sa mạc cằn cỗi nhờ sử dụng công nghệ “đất hoá sa mạc” hiện đại.

    [​IMG]
    “Khu rừng” xanh mướt mọc lên giữa vùng cát sa mạc cằn cỗi nhờ sử dụng công nghệ “đất hoá sa mạc” hiện đại. (Ảnh: rove.me)

    Kể từ khi được xây dựng vào năm 1995, một vấn đề vẫn luôn ám ảnh những người xây dựng con đường này là: làm thế nào để cồn cát không vùi lấp đường cao tốc? Trong mười năm đầu tiên, con đường liên tục bị ảnh hưởng bởi cát, địa hình và môi trường đã "chặn đứng" hàng chục chuyến xe tải vận chuyển dầu từ lưu vực Tarim về phía nam.

    Để tìm ra giải pháp, một dự án xây dựng một vành đai xanh khổng lồ ở hai bên đường cao tốc Tarim được nhen nhóm và bước đầu triển khai bởi một nhóm các kỹ thuật viên Trung Quốc vào năm 2003. Chỉ trong vỏn vẹn 2 năm, vành đai xanh dài 436 km đã được hình thành, song do đặc điểm địa hình sa mạc khô cằn, việc trồng rừng tại đây là một thách thức vô cùng lớn đối với chính quyền địa phương.

    Đội ngũ dự án đã sử dụng các đường ống tưới nhỏ giọt để thảm thực vật phát triển. Để duy trì tưới và nuôi dưỡng cây trồng, 109 trạm giếng nước đã được xây dựng để bơm nước cho cây trồng. Theo cách này, vành đai bụi rậm và cây nhỏ sẽ ngăn cát vượt qua và giữ cho đường cao tốc thông thoáng.

    Kể từ năm 2003, Trung Quốc đã trồng khoảng 2 triệu cây mỗi năm, xây dựng hàng chục giếng nước và tăng kích thước của vành đai chống cát lên khoảng 70 mét chiều rộng và 400 km chiều dài. Việc trồng cây trên đường cao tốc Tarim đang được nghiên cứu bởi các học giả thế giới như một ví dụ điển hình về cách phát triển hệ thống tưới tiêu ở những vùng khô hạn.

    Bước tiến mới trong công nghệ “đất hoá sa mạc”

    Năm 2013, một nhóm nghiên cứu tại Đại học Giao thông Trùng Khánh đã phát triển kỹ thuật “đất hóa sa mạc”, giúp chuyển đất cát khô cằn thành đất gieo trồng màu mỡ để hỗ trợ việc trồng rừng tại sa mạc Tarim với chi phí vừa phải.

    Sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm thành công, giáo sư Yi Zhijian và cộng sự đến từ Đại học Giao thông Trùng Khánh đã xin cấp bằng sáng chế kỹ thuật cho công nghệ này. Kỹ thuật này đem đến cho cát các đặc tính như đất với các đặc tính giữ nước, giữ khí và hấp thụ phân bón.

    [​IMG]














    Ảnh chụp từ trên cao cho thấy một đường cao tốc Tarim đi qua sa mạc Taklimakan ở Khu tự trị Tân Cương của người Duy Ngô Nhĩ, phía tây bắc Trung Quốc (Ảnh: Xinhua)

    Thửa đất thử nghiệm đầu tiên được nhóm nghiên cứu lựa chọn nằm ở sa mạc Ulan Buh thuộc vùng Nội Mông bởi lẽ đây là khu vực cần một lượng nước rất ít nhưng lại cho năng suất cao hơn đất chưa qua xử lý.

    Anh Li Ya – Thành viên nhóm nghiên cứu ở Đại học Giao thông Trùng Khánh cho biết: “Khoảng đất này là khu cải tạo sinh thái sa mạc. Chúng tôi gieo hạt ở đây năm 2017, sau đó khoảng đất chỉ được tưới vài lần với chưa đến 50m3 nước dùng cho tưới tiêu. Sau đó, cây cối tự mọc mà không có sự can thiệp của con người, chỉ dựa vào với lượng mưa tự nhiên. Khi giẫm lên “đất” ở đây, chúng tôi nhận thấy đất nén rất chặt, khác biệt hoàn toàn với chất cát sa mạc ban đầu".




    Sau đó, kỹ thuật này cũng được ứng dụng ở khu tự trị Tân Cương Duy Ngô Nhĩ. Trên sa mạc Taklimakan, sa mạc lớn nhất Trung Quốc và một trong những khu vực khô cằn nhất thế giới, khoảng 666,67 hecta đất sa mạc đã chuyển thành đất trồng trọt, có thể trồng cỏ linh lăng và nhiều hoa màu khác.

    Anh Wang Zhixiang, một thành viên khác thuộc nhóm nghiên cứu ở Đại học Giao thông Trùng Khánh cho hay: “Cỏ linh lăng đang nảy mầm lại sau khi chúng tôi thu hoạch vụ đầu tiên cuối tháng 5. Chỉ sau khoảng một tháng, chúng tôi sẽ thu hoạch được lần nữa. Ở thửa đất này, chúng tôi có thể thu hoạch đến 3 lần một năm.”

    Kết hợp chuyển đổi năng lượng sạch

    Cùng với nỗ lực phát triển bền vững, tháng 1/2022, chi nhánh mỏ dầu Tarim của Công ty Cổ phần TNHH Dầu khí Trung Quốc (PetroChina) đã khởi động dự án chuyển đổi nhằm chuyển đổi tất cả các máy phát điện diesel thành máy quang điện tại khu vực này.

    [​IMG]
    Các máy phát điện năng lượng mặt trời cũng được trang bị các thiết bị lưu trữ năng lượng, đảm bảo cung cấp điện ổn định và cung cấp điện cho công nhân bảo trì. (Ảnh: Xinhua)

    Ngày 22/6/2022, dự án “Đường cao tốc sa mạc Tarim không phát thải carbon” đã được đưa vào hoạt động. Các máy phát điện năng lượng mặt trời cũng được trang bị các thiết bị lưu trữ năng lượng, đảm bảo cung cấp điện ổn định và cung cấp điện cho công nhân bảo trì.

    Điện được tạo ra từ các tấm pin mặt trời được sử dụng để bơm nước ngầm phục phụ cho mục đích tưới tiêu thảm thực vật. Những cây xanh này sẽ giúp hấp thụ khí thải CO2 thải ra từ các phương tiện chạy qua cao tốc, góp phần thanh lọc không khí và tiết kiệm năng lượng chuyển hoá triệt để. Bằng cách này, cao tốc sa mạc Tarim đã đạt được mục tiêu không ô nhiễm và không tạo ra khí thải.

    Ông Xu Bo – Kiểm lâm Đường cao tốc sa mạc Tarim cho biết: “Chúng tôi sử dụng các tấm pin mặt trời để tạo ra điện để bơm nước cho vành xanh dọc theo đường cao tốc sa mạc. Hiện toàn bộ 109 trạm giếng đã được đưa vào sử dụng. Kể từ đó, năng lượng diesel đã được thay thế bằng năng lượng mặt trời.”

    PHƯƠNG THẢO(Nguồn: Tân Hoa xã)

    https://vtc.vn/bien-cat-thanh-dat-t...ENIcXKa1OP-jBxK2n8NQsThJxpSf5htw3d_AqbyUu5xlE
     
    Hắc Ma and Ờ mày giỏi like this.
  2. ngdinhluat

    ngdinhluat John "Soap" MacTavish Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    21/3/07
    Bài viết:
    17,363
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Cao tốc xa mạc này có khi còn ghê hơn cái bên mẽo
     
  3. RickBe

    RickBe Thy Phương Nhi Thảo GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/11/06
    Bài viết:
    20,001
    Nơi ở:
    TP.HCM
    Quỳ thiên thu
     
  4. mrjaychou

    mrjaychou Sith Lord Revan Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/8/06
    Bài viết:
    10,623
    Nơi ở:
    SantiagoBernabeu
    nó xây đường được là cũng cứng chắc rồi còn gì nhỉ. mà thắc mắc là sa mạc này nó đéo có bão cát à? vui vui 2 ngày cho một quả darude sandstorm thì còn gì là đường nữa
     
  5. hoibideptrai

    hoibideptrai The Chosen Undead Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    29/4/07
    Bài viết:
    47,077
    dichoidichoidichoidichoidichoi móa chạy tới quỳ lẹ, trong khi xứ X do đất mềm....
     
  6. Ờ mày giỏi

    Ờ mày giỏi Cháu ngoan bác Hồ Waiting to respawn Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/1/11
    Bài viết:
    19,624
  7. Thẩm Phán

    Thẩm Phán Claude, S.A gang boss Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/6/11
    Bài viết:
    10,216
    Nơi ở:
    Tầng Lớp Dalit - Useless Class
    Xây đường sa mạc được mà sợ dăm ba cơn bão ah quy-gif
     
    kaizvn thích bài này.
  8. Metatron092

    Metatron092 Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/7/06
    Bài viết:
    3,052
    Nơi ở:
    Sài Gòn
    từ 5 6 năm trước cũng bắt đầu có suy nghĩ là học cái gì đó để có kiến thức phủ xanh sa mạc kiểu này
    vẫn giữ cái suy nghĩ đó cho tới bây giờ
    cá nhân thấy môn này trong tương lai có thể kiếm chác ngon
     
  9. squall9588

    squall9588 Marcus Fenix, savior of Sera Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/6/05
    Bài viết:
    15,867
  10. OnionBro

    OnionBro Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    17/11/20
    Bài viết:
    2,738
    Cây chết nhiều lắm & phải đổ tiền vô giữ đất & cải tạo liên tục :v, kiểu trồng 5 chết 4 còn lại 1 đó...
     
  11. Buông lời chó má

    Buông lời chó má C O N T R A

    Tham gia ngày:
    13/9/22
    Bài viết:
    1,627
    Đọc bài chưa
     
  12. OnionBro

    OnionBro Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    17/11/20
    Bài viết:
    2,738
    Đọc coi cmt nào quote đc rồi post chứ sao lại đọc bài worry-144
     
  13. Thẩm Phán

    Thẩm Phán Claude, S.A gang boss Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/6/11
    Bài viết:
    10,216
    Nơi ở:
    Tầng Lớp Dalit - Useless Class
    lều quỳ bạn đọc pu_monkawtfusay
     
  14. Sét Đánh

    Sét Đánh Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    25/11/15
    Bài viết:
    1,192
    Cái này thì nhìn mê thật. Hôi xưa xem chơi god game mê nhất mấy cái đề tài thay đổi môi trường !khoc
     
  15. N00bforever

    N00bforever One-winged Angel Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/5/11
    Bài viết:
    7,677
    Thử nghiệm là ở một sa mạc khác .
    Sa mạc nó rộng mênh mông , mỗi vùng nhỏ có các tiểu khí hậu khác nhau , nên khó biết nó test ở đk nào . Một số nơi như ốc đảo thì cây cũng mọc tự nhiên được vậy
    Cơ mà xa lộ trong bài thì bá quá rồi .
     
  16. Odisey

    Odisey The Miscast Sorcerer GVN LEGENDARY ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    24/6/03
    Bài viết:
    41,375
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Chỉ được khi có quyết tâm ở trên và đoạn giữa không có thằng phá , hai yếu tố trên thiếu cái nào đi nữa thì cũng ngồi ngó thôi . Ko thì ra nước ngoài làm công nhân xanh :-"
     
  17. zchingchongz

    zchingchongz Chrono Trigger/Cross

    Tham gia ngày:
    20/9/18
    Bài viết:
    6,725
    quan trọng là có quyết liệt với thằng phá không, giảm được thằng nào hay thằng ấy rồi
     
  18. Odisey

    Odisey The Miscast Sorcerer GVN LEGENDARY ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    24/6/03
    Bài viết:
    41,375
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Không có vùng cấm !!!
     
  19. Shift+delete

    Shift+delete Samus Aran the Bounty Hunter

    Tham gia ngày:
    21/6/21
    Bài viết:
    6,277
    Nơi ở:
    BMT
    Cát sa mạc ngoài chuyện khô nóng ra thì nó có đặc tính là kết cấu không ổn định, thoát/rút nước rất nhanh nên muốn trồng cây thì phải cải tạo, biến đổi nền cát sao cho có dc đặc tính giống với đất. Để cố định dc gốc/rễ cây và giữ nước giữ phân cho rễ cây hấp thụ

    Giáo sư thiên triều tìm ra dc kĩ thuật, công nghệ đấy cho nên giảm dc rất nhiều chi phí nhân lực vật lực và tương đối bền vững
    Chứ đơn giản chỉ là trồng cây lên cát rồi tưới tắm bón phân suông cho nó thì lại giống như bệnh nhân chạy thận. Đốt tiền để duy trì sự sống, chỉ cần bị gián đoạn là oẳng.
     
  20. JediDarkLord

    JediDarkLord Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/4/06
    Bài viết:
    14,159
    Nơi ở:
    Chaos of The Force
    Sa mạc ko phải phủ xanh là tốt đâu.

    Ví dụ mà bây giờ phủ xanh hết Sahara thì Nam Mỹ sẽ khô hạn chứ ko ướt át như bây giờ.

    Tàu nó phủ xanh có thể để nó test công nghệ hoặc để tránh cát bay vào đường xe lửa của nó.
     

Chia sẻ trang này