Gần 80% doanh nghiệp xây dựng không tiếp cận được các gói vay ưu đãi Hồng Nhung Thứ sáu, 30/6/2023 15:47 (GMT+7) Các yếu tố giá nguyên vật liệu tăng cao và không có hợp đồng xây dựng mới cũng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng trong quý đầu năm nay. Báo cáo xu hướng sản xuất kinh doanh ngành xây dựng quý II và dự báo quý III năm nay của Tổng cục Thống kê cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng quý II đã khả quan hơn quý I. Trong đó, 25% doanh nghiệp nhận định hoạt động kinh doanh thuận lợi hơn; 37,9% doanh nghiệp nhận định hoạt động này đã giữ ổn định và 37,1% doanh nghiệp nhận định khó khăn hơn. Dự báo trong quý III so với quý II, số lượng doanh nghiệp xây dựng tin rằng hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tốt lên là 27,1% doanh nghiệp. Ngược lại, cũng có 23,5% doanh nghiệp dự báo tình hình kinh doanh sẽ khó khăn trong trong quý III và khoảng 49,4% nhận định giữ ổn định. Vướng mắc của doanh nghiệp xây dựng Theo đánh giá của các doanh nghiệp xây dựng, trong quý II, 2 yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh là giá nguyên vật liệu tăng cao và không có hợp đồng xây dựng mới. Trong đó, có 52% doanh nghiệp cho rằng giá nguyên vật liệu tăng cao là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh quý II, dự báo quý III tỷ lệ này giảm còn 51,4%. Tương tự, có 49,6% doanh nghiệp nhận định không có hợp đồng xây dựng mới là yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong quý II, dự báo quý III tỷ lệ này giảm còn 44,6%. TÌNH HÌNH VAY VỐN PHỤC VỤ SẢN XUẤT KINH DOANH(Số liệu: Tổng cục Thống kê)Vay từ ngân hàngVay từ ngân hàngVay từ người thânVay từ người thânVay từ tổ chức tín dụng khácVay từ tổ chức tín dụng khácVay không qua thủ tục chính thứcVay không qua thủ tục chính thứcVay khácVay khác Cũng liên quan đến vấn đề khó khăn của các doanh nghiệp xây dựng, theo Tổng cục Thống kê, trong quý II có 75,9% doanh nghiệp thực hiện vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Theo nguồn vay, có tới 80,9% doanh nghiệp vay vốn qua ngân hàng; 11,4% doanh nghiệp vay qua người thân, bạn bè; 6,3% doanh nghiệp vay tổ chức tín dụng khác; 2,2% doanh nghiệp vay nhân viên ngân hàng, tổ chức tín dụng không qua thủ tục chính thức và 1,6% doanh nghiệp vay từ các nguồn khác. Đáng chú ý, trong số các doanh nghiệp có vay vốn ngân hàng, chỉ có 24% doanh nghiệp tiếp cận được các khoản vay ưu đãi, trong khi có tới 76% doanh nghiệp không tiếp cận được các nguồn vay ưu đãi này. Nhận định về tình hình vay vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, có 15,3% doanh nghiệp nhận định tình hình vay vốn quý II thuận lợi hơn quý I; 53,2% doanh nghiệp nhận định không thay đổi và 31,5% doanh nghiệp nhận định tình hình vay vốn khó khăn hơn. Dự báo quý III, có 15,7% doanh nghiệp kỳ vọng tình hình vay vốn sẽ thuận lợi hơn; 56,6% doanh nghiệp nhận định không thay đổi và 27,7% doanh nghiệp cho rằng tình hình vay vốn sẽ khó khăn hơn. Loạt kiến nghị của doanh nghiệp Trước các bất cập, khó khăn trên, các doanh nghiệp xây dựng đề xuất một số nhóm kiến nghị như được hỗ trợ về vốn cho sản xuất kinh doanh, bao gồm được vay vốn ưu đãi, thủ tục vay vốn thuận lợi và nhanh chóng hơn, giảm lãi suất cho vay. Số kiến nghị nội dung này chiếm tỷ lệ cao nhất, với 48,3% doanh nghiệp. Theo sau có 46,2% doanh nghiệp đề nghị được hỗ trợ về nguyên vật liệu như đảm bảo nguồn cung và bình ổn giá nguyên vật liệu; 36,4% doanh nghiệp đề nghị thông tin đấu thầu cần công khai, minh bạch và 31,5% doanh nghiệp đề nghị tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính. Nhiều doanh nghiệp cũng đề nghị được bàn giao mặt bằng đúng tiến độ để đảm bảo thời gian thi công đúng hợp đồng đã ký kết (23%). Còn có 22,6% doanh nghiệp đề nghị phải có chế tài xử phạt các chủ đầu tư chậm thanh quyết toán nợ đọng xây dựng cơ bản để doanh nghiệp xây dựng quay vòng vốn cho hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương có hướng dẫn điều kiện rõ ràng để xác định đối tượng được vay gói hỗ trợ lãi suất 2% (theo Nghị quyết số 43 của Quốc hội). “Đối với những doanh nghiệp đủ điều kiện vay, cần hướng dẫn chi tiết, cụ thể thủ tục để doanh nghiệp sớm được giải ngân”, phía doanh nghiệp kiến nghị. Doanh nghiệp cũng mong muốn được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giãn nợ thuế, gia hạn thời gian nộp thuế; chuyển một phần gói hỗ trợ lãi suất 2% sang những mục tiêu khác như quỹ hỗ trợ thuế để hỗ trợ những doanh nghiệp không đủ điều kiện vay. Với nội dung lao động nghỉ việc, chuyển việc do bị nợ lương, chậm lương quá lâu, các doanh nghiệp mong muốn được nhanh chóng thanh quyết toán nợ đọng, được giải ngân vốn, tạm ứng vốn đúng kỳ hạn để thanh toán nợ lương cho người lao động. https://zingnews.vn/gan-80-doanh-ng...-can-duoc-cac-goi-vay-uu-dai-post1444082.html ĐÂY LÀ GÓI VAY CHO DN BDS KHÔNG PHẢI CHO XÂY DỰNG
À, cái gói vay này, nghe trên tivi nói là doanh nghiệp éo dám vay vì 1. Sợ lãi suất thả nổi, vì kinh tế đang đi xuống, làm ko đủ ăn mà còn trả lãi thả nổi thì ối dồi ôi 2. Quy định ngặt nghèo, phải đảm bảo có khả năng trả nợ nhé mấy em
Dân cũng có xếp loại 1 2 3 thì doanh nghiệp cũng thế nhé Cái bọn sản xuất chỉ tổ làm hao phí điện và ngoại tệ để nhập nguyên liệu thì xếp hàng chờ đi Coretech thân thiện môi trường, không phát thải, không hao tổn điện nước, tài nguyên khoáng sản quốc gia còn đang chờ cứu thì còn lâu tới lượt chúng mày nhé
Anh em nào giỏi kinh tế cho hỏi Fed liên tục tăng và giữ ls nhưng ngân hàng việt nam lại liên tục giảm ls vậy liệu nền kinh tế tương việt nam tương lai sẽ thế nào
Kinh tế là thứ nhìn lại một vấn đề thì dễ nói nhưng nhìn ra phía trước thì khó có ai đoán trước đc cái gì hết. Phụ thuộc quá nhiều yếu tố. Lãi suất của FED nó chỉ là 1 phần, trong một TG gồm 200 quốc gia, thứ đang có tác động lớn nhất đến kinh tế VN hiện tại có lẽ là cuộc chiến Nga Ukraine, thứ 2 mới là sức khoẻ nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc Cả 2 thứ này đều tác động tới dòng tiền ra và vào VN, ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ giá, lãi suất, dự trữ ngoại hối, tác động tới sức khỏe doanh nghiệp, lạm phát... Châu Âu nghèo đi, Mỹ duy trì vị trí số 1, kinh tế TQ gặp nhiều khó khăn, nhiều nhà đầu tư có lẽ vẫn tin nền kinh tế của Mỹ và TQ ko có khả năng tách rời và VN tiếp tục là quốc gia được hưởng lợi trong tương lai gần. Nhưng ko ai nói trước được tương lai xa hơn. Nếu TQ đấm DL thì TG rất dễ quay lại phân cực như thời cold war, duy trì trung lập sẽ chỉ biến thành người ngoài cuộc, chả còn lợi ích gì.
Ngân sách thì ko hỗ trợ, ko cứu DN, bắt mấy bank cứu ..mà bank là huy động từ dân cư, mất thì mất tiền dân. Bank cũng muốn cho vay thí mie, ko cho vay thì lấy gì sống. Nhưng cho vay mà thấy kèo ko thu được nợ thì dám cho vay. 80% mấy cty xây dựng giờ sống dở chết dở, làm xong ko đòi được tiền. Xây dựng có mấy nhóm chính: - Nhóm xây dựng hạ tầng, chủ yếu thi công cho các CT hạ tầng, vốn đầu tư công. Nhóm này trừ mấy ông Top Tier, đa áo cũng chết dở. Làm xong ko được nghiệm thu thanh toán vì thủ tục, thanh kiểm tra này nọ. - Nhóm nhà thầu các CT CĐT tư nhân, tập trung là BĐS. Nhóm này chết ngắc mấy năm nay. BĐS chết thì chết , toàn được trả bằng nhà gán nợ, ko có tiền. - Nhóm nhà thầu các CT FDI : nhóm này tạm ổn nhất, tập trung thi công BđS khu công nghiệp. Nhưng giờ cạnh tranh rát lắm, và yc của FDI khá cao, đòi hỏi nhà thầu có năng lực mới làm dc. Mấy cty XD chết lâm sàng kéo theo Bank chết theo: cho vay ko thu dc nợ, thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ... Cuối cùng là đi vay chứ có phải trợ cấp thất nghiệp đâu mà đòi quyền lợi ) Tốt sẽ vay dc, còn xấu thì phải chờ NN trợ cấp, giải quyết ..lên tivi vậy