Thế sa lầy của giới đầu cơ địa ốc tỉnh Những nhà đầu tư rót vốn vào đất nền các tỉnh ven Hà Nội phải bán tài sản có thanh khoản, cầm cố tín dụng đen để trả lãi ngân hàng. Rao bán ba lô đất nền giảm giá ở Bắc Giang gần một năm vẫn ế, ông Trung (Hà Nội) đành bán gấp căn nhà phố để gồng lãi ngân hàng. Ông cho biết căn nhà phố ở trung tâm TP Bắc Giang vốn để kinh doanh lâu dài và muốn để lại cho con nhưng nay phải rao bán, vì trong số bất động sản đang giữ, chỉ căn này mới có khả năng thanh khoản khi nằm gần khu dân cư hiện hữu. Dùng đòn bẩy tài chính để đầu tư ba lô đất nền ở Yên Dũng, Lục Nam, Hiệp Hòa, hiện mỗi tháng ông Trung phải trả tổng khoản gốc và lãi vay gần 60 triệu đồng. Những lô đất này, chủ đầu tư chưa làm xong hạ tầng nên ông Trung cũng không thể đưa vào khai thác kinh doanh. Trong khi cả ba lô đất chung cảnh không có người hỏi mua từ giữa năm ngoái đến năm nay dù đã giảm giá 35-40%. Nhà đầu tư này nhớ lại thời điểm hai năm trước, khi cơn sốt đất "càn quét" thị trường bất động sản, các tỉnh như Bắc Giang, Bắc Ninh trở thành tâm điểm sốt đất nền. Ông Trung đã nhanh chóng ôm một số lô rải rác ở các huyện có thông tin quy hoạch khu công nghiệp với kỳ vọng lướt sóng lấy khoản chênh. Mỗi lô diện tích trên dưới 90 m2, ông mua với giá khoảng 2 tỷ đồng. Chỉ hơn một tháng sau có người hỏi mua, trả giá 2,5-2,6 tỷ mỗi lô nhưng nhà đầu tư này không bán với kỳ vọng giá tăng gấp rưỡi. Từ kỳ vọng lãi, sau đó ông Trung chỉ mong bán hòa vốn ba lô đất nền. Gần một năm trở lại đây, ông rao cắt lỗ. Hiện ông chấp nhận lỗ 500-600 triệu đồng mỗi lô, nhưng vẫn chẳng có ai hỏi mua. Nhà đầu tư này quyết định bán đi căn nhà phố trước áp lực khoản vay có thể trở thành nợ xấu. Địa ốc xuất hiện giá ảo cục bộ 4 tháng nay thị trường nhà đất nóng sốt nhiều nơi, giá tăng nhưng thanh khoản không tương xứng, có dấu hiệu xuất hiện bong bóng giá. 37 Kịch bản nóng sốt nhanh, trầm lắng kéo dài của địa ốc Sau mỗi đợt bùng nổ ngắn, thị trường địa ốc lại đình trệ lâu hơn, kịch bản này lặp lại thành lối mòn suốt vài thập kỷ qua. 90 Ngọc Diễm