Hà Tĩnh: Con dâu "Livestream", mẹ chồng nhận bản án 24 tháng tù [VOV] - Người dân khi xem livestream của con dâu đối tượng Hoàng Thị Ngọc đã phát hiện ra những sản phẩm từ động vật hoang dã có trong nhà và đã báo công an. Theo ghi nhận của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV), ngày 8/8/2023, Tòa án Nhân dân huyện Vũ Quang (tỉnh Hà Tĩnh) đã tuyên phạt đối tượng Hoàng Thị Ngọc mức án 24 tháng tù và phạt bổ sung 50 triệu đồng về Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy định tại Khoản 1 Điều 244 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Trước đó, vào ngày 23/2/2023, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về Môi trường, Công an tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Công an huyện Vũ Quang đã kiểm tra nhà riêng của đối tượng Hoàng Thị Ngọc và tịch thu 3 cá thể rắn hổ chúa (Ophiophagus hannah), 1 cá thể hổ con (Panthera tigris) đều đã bị ngâm rượu và 2 khúc ngà voi châu Phi (Loxodonta africana) có khối lượng 6,1kg đã chế tác và đang được gắn làm đồ trang trí. Được biết, đối tượng Ngọc đã mua rắn hổ chúa và hổ con về ngâm rượu để chữa xương khớp. Tang vật ngà voi tịch thu từ vụ án Thông tin vụ việc do một người dân thông báo tới cơ quan chức năng sau khi theo dõi con dâu của đối tượng Ngọc livestream (phát trực tiếp) tại phòng khách của căn nhà - là nơi lưu giữ những sản phẩm từ động vật hoang dã nói trên. Sau khi tiếp nhận thông tin, cơ quan công an đã kiểm tra, bắt giữ đối tượng và tịch thu số tang vật kể trên. Bình rượu ngâm rắn hổ chúa và hổ con đã được chuyển giao đến Vườn quốc gia Vũ Quang. Theo quy định hiện hành của pháp luật, hổ, rắn hổ chúa và voi đều là những loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được bảo vệ ở cấp độ cao nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế. Tùy theo tính chất, mức độ nghiêm trọng, hành vi tàng trữ trái phép cá thể, sản phẩm, bộ phận cơ thể của các loài này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt lên đến 15 năm tù đối với cá nhân hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt lên đến 360 triệu đồng đối với cá nhân. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết, nhiều người dân vẫn thực hiện hoạt động mua bán, tàng trữ trái phép động vật hoang dã, sản phẩm, bộ phận từ chúng trái phép và đã phải đối diện với những hậu quả pháp lý nghiêm trọng như trường hợp của đối tượng Ngọc nêu trên.
Khúc ngoài này khóai mấy thể loại từ rừng lắm... bữa trên quê nghe mấy người bà con ở HT, QB khoe mua dc cao hổ mấy chục tr một lạng.... éo biết phải từ mấy con hổ năm ngoái ko...
Để làm gì? Để bây nhậu à? Nhớ có đợt ông nào nuôi mấy con gì quý hiếm, như cọp thì phải, đang ngon lành, xong giao cho kiểm lâm kêu chết mất mấy con. Có mà xẻ thịt bán chứ chết mất
Thằng con mất dạy. Đẻ mày ko rõ báo hiếu được miếng nào chưa lại còn rước con báo chúa về báo mẹ báo cha.
có phóng sự mấy kỳ trên vtv, tường tận từ lúc bị bắt tới hẳn một năm sau Nuôi hổ lấy cao, tóm tắt tình hình là mấy con hổ sau nuôi không thể trở về tự nhiên được, nuôi dưỡng quá tốn kém, sức khỏe hổ kém và không có nguồn(nguồn hỗ trợ của WWF cũng chỉ có giới hạn) nên kết cục là chết thôi, hổ con thì thịt với cao được cho ai). Kiểm lâm bắt là giao luôn cho bên nuôi chứ kiểm lâm nuôi thế nào được mà đổ cho kiểm lâm Còn việc nuôi nhốt động vật hoang dã là vi phạm pháp luật rồi, bàn nhiều làm gì.