Update-Di sản lụi tàn của Pháp ở các cựu thuộc địa Tây Phi

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi meoden1008, 27/8/23.

  1. meoden1008

    meoden1008 Sith Lord Revan Berserker

    Tham gia ngày:
    9/12/19
    Bài viết:
    10,547
    Pháp từ chối yêu cầu rút Đại sứ của chính quyền quân sự tại Niger
    VOV.VN - Quan hệ Pháp – Niger tiếp tục leo thang căng thẳng khi chính quyền đảo chính quân sự tại Niger ngày 25/8 đã đề nghị Đại sứ Pháp tại Niger rời khỏi quốc gia này trong vòng 48 giờ nhưng đã bị Bộ Ngoại giao Pháp từ chối với lý do không phải là chính phủ hợp hiến.

    [​IMG]








    Trong thông cáo phát đi ngày 25/8, chính quyền quân sự tại Niger cho biết yêu cầu trục xuất xuất phát từ việc Đại sứ Pháp tại Niger - ông Sylvain Itte đã từ chối lời mời tham gia một cuộc đối thoại được tổ chức cùng ngày cũng như việc chính phủ Pháp tiếp tục có những động thái đi ngược lại các lợi ích của Niger.

    Thông cáo cũng nêu rõ đại diện ngoại giao của Pháp sẽ không còn được chào đón và phải rời khỏi Niger trong vòng 48 giờ tới. Cùng với Pháp, chính quyền quân sự tại Niger hôm qua cũng đã phát các thông cáo trục xuất đối với Đại sứ Đức và Đại sứ Nigeria tại Niger với các lý do tương tự.

    [​IMG]
    Đại sứ Pháp tại Niger - ông Sylvain Itte - Ảnh: L'Independant
    Phản ứng trước động thái, Bộ Ngoại giao Pháp cho biết đã nhận được yêu cầu từ phía chính quyền quân sự Niger và đã bác bỏ đề nghị này. Theo Bộ Ngoại giao Pháp, Đại sứ Pháp tại Niger hiện nay đã được chấp nhận bởi chính phủ dân chủ do người dân Niger bầu ra và chính quyền quân sự hiện nay tại Niger không có đủ tính hợp hiến để đưa ra yêu cầu trục xuất. Động thái trên nằm trong chuỗi sự kiện gây căng thẳng trong quan hệ giữa Pháp với chính quyền quân sự tại Niger kể từ sau cuộc đảo chính cách đây một tháng (26/7).


    Lực lượng đảo chính tại Niger liên tiếp cáo buộc Pháp muốn can thiệp quân sự vào Niger để đưa Tổng thống bị lật đổ Mohamed Bazoum trở lại, đồng thời cũng cho rằng Pháp đứng sau hậu thuẫn và chi phối Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây phi (ECOWAS) vốn bao gồm các nước từng là quốc thuộc địa cũ của Pháp để gây sức ép.

    Trước đó, chính quyền quân sự tại Niger cũng đã cáo buộc Pháp vi phạm không phận Niger, yêu cầu huỷ bỏ các thoả thuận quân sự Pháp - Niger ký trước đây nhưng đã bị Paris bác bỏ. Pháp hiện vẫn đang duy trì khoảng 1.500 tại Niger với lý do hỗ trợ nước này trong cuộc chiến chống khủng bố hồi giáo thánh chiến.
    https://vov.vn/the-gioi/phap-tu-cho...chinh-quyen-quan-su-tai-niger-post1041813.vov

    p/s: giống như ngày xưa, ko đập 1 trận lớn như DBP thì Pháp nó ko rút


    update

    Di sản lụi tàn của Pháp ở các cựu thuộc địa Tây Phi

    Cuộc đảo chính ở Gabon vào cuối tháng 8 là "gáo nước lạnh" cho nỗ lực của Pháp trong việc duy trì kiểm soát các cựu thuộc địa.

    Trong 3 năm qua, quân đội đã tiến hành đảo chính, lật đổ chính quyền của các tổng thống ở Burkina Faso, Mali, Guinea, Chad, Niger và mới nhất là Gabon ngày 30.8. Cả 6 quốc gia này đều có điểm chung: toàn bộ đều là cựu thuộc địa của Pháp.

    Di sản lịch sử
    Trong giai đoạn thực dân hóa, Pháp đã để lại di sản lịch sử phức tạp ở châu lục đen. Di sản này khởi đầu với việc chính quyền Paris đưa quân vào Algiers, thủ đô Algeria, năm 1830, mở màn cho quá trình thực dân hóa của Pháp tại châu Phi. Đến thập niên 1960, làn sóng độc lập trỗi dậy khắp châu lục. Trong đó, khoảng 14 cựu thuộc địa của Pháp ở tây Phi, trung Phi và Madagascar lần lượt tuyên bố giành độc lập trong một thời gian ngắn, theo Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế (trụ sở Washington D.C, Mỹ).

    [​IMG]
    Binh sĩ Pháp tham gia chiến dịch Barkhane ở Mali năm 2016

    Reuters

    TS Ndongo Samba Sylla, Giám đốc Chương trình và Nghiên cứu của Viện Chính sách Rosa Luxemburg (trụ sở Berlin, Đức), phân tích rằng người Pháp lúc đó biết rõ phong trào độc lập ở châu Phi là không thể tránh khỏi. Vì thế, năm 1958, Pháp đề xuất phương án khôi phục quyền độc lập cho các nước thuộc địa, thông qua việc ký kết "các thỏa thuận hợp tác đặc biệt" với chính quyền Paris.

    Còn theo nhà báo người Pháp Fanny Pigeaud, những nhân vật được Pháp ủng hộ đã trở thành các nguyên thủ đầu tiên của các nước cộng hòa còn non trẻ, từ Madagascar, Benin, Niger Burkina Faso, Côte d'Ivoire, CH Trung Phi, CH Congo, Gabon, Senegal đến Mali. Đó là lý do các chính quyền mới có mối liên hệ vô cùng chặt chẽ và xây dựng các chính sách phù hợp với Pháp và phương Tây. "Nếu nhân vật (lãnh đạo) nào tìm cách hành xử khác đi, họ tất yếu đối mặt hậu quả", nhà báo Pigeaud cho biết.

    Mạng lưới Françafrique
    DW dẫn lời nhà nghiên cứu Paul Melly của Viện Chính sách Chatham House (trụ sở tại London, Anh) kể lại vào năm 1962, Tổng thống Pháp Charles de Gaulle đã giao nhiệm vụ cho cố vấn Jacques Foccart xây dựng cái gọi là Françafrique (chỉ mạng lưới ảnh hưởng của Pháp tại các cựu thuộc địa châu Phi). Và ông Foccart đã sáng kiến các hiệp ước mà đến nay vẫn còn hiệu lực giữa Pháp và nhiều nước châu Phi.

    [​IMG]
    Khai thác vàng ở Burkina Faso năm 2009

    Reuters

    Để đổi lại sự bảo vệ quân sự trước nguy cơ đảo chính, các lãnh đạo châu Phi thực hiện cam kết cho phép các công ty Pháp được quyền tiếp cận những nguồn tài nguyên chiến lược như kim cương, quặng các loại, uranium, gas và khí đốt. Những thỏa thuận trên đã thiết lập nên sự hiện diện vững chắc của Pháp ở châu lục, thể hiện qua 1.100 công ty, khoảng 2.100 công ty con và thu hút nguồn đầu tư lớn thứ 3 tại châu lục, chỉ sau Anh và Mỹ.

    Pháp là phía đầu tiên có quyền tham gia khai thác mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các cựu thuộc địa, và có quyền ưu tiên tiếp cận các hợp đồng của chính phủ. Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung ương các quốc gia Tây Phi (BCEAO) của 8 nước khu vực đến năm 2020 vẫn phải nộp đến 65% số dự trữ ngoại tệ cho kho bạc Pháp. "Nghe qua thật khó tin nhưng các chính phủ Tây Phi trước đây không nắm rõ mỗi quốc gia sở hữu bao nhiêu tiền trong kho bạc", DW dẫn lời nhà nghiên cứu Ian Taylor, giáo sư của Đại học St. Andrews tại Scotland. Hiện cơ chế này đã chấm dứt.

    Những chiến dịch gìn giữ hòa bình
    Chính quyền Paris cũng duy trì sự hiện diện quân sự đáng kể ở châu Phi. Quân đội Pháp đang dẫn đầu chiến dịch Barkhane chống các tổ chức Hồi giáo ở vùng Sahel, khu vực rộng lớn ngăn cách sa mạc Sahara ở phía bắc và các thảo nguyên ở phía nam. Theo nhật báo The New York Times, gần phân nửa lực lượng gìn giữ hòa bình của Pháp (12.000 binh sĩ) được đặt ở châu Phi, thực thi các sứ mệnh duy trì an ninh cho các cựu thuộc địa.

    Còn Hãng tin AFP ghi nhận tính từ thập niên 1960 đến nay, Pháp có khoảng 40 lần đưa quân đến châu Phi để gìn giữ hòa bình. Chẳng hạn, năm 2013, Pháp triển khai chiến dịch Serval đẩy lùi các tay súng Hồi giáo khỏi miền bắc Mali. Năm sau, chiến dịch Serval được thay thế bằng sứ mệnh quy mô lớn hơn là Barkhane, ở Chad, Burkina Faso, Mali, Mauritania và Niger.

    Năm 2011, trong khuôn khổ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Pháp cùng với Anh và Mỹ mở màn chiến dịch Harmattan, đưa liên quân đến Libya và lật đổ nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi. Riêng Pháp đã điều động lực lượng gồm 4.200 binh sĩ, 40 máy bay, khoảng 20 trực thăng, 27 tàu hải quân trong chiến dịch này.

    Chính quyền quân sự ở Niger, quốc gia vừa nổ ra binh biến vào ngày 26.7, đang gây áp lực buộc chính quyền Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đóng căn cứ quân sự gần thủ đô Niamey và rút lực lượng 1.500 lính về nước. Trước khi xảy ra đảo chính, Niger cung cấp đến 20% lượng uranium mà Pháp cần để vận hành các nhà máy điện hạt nhân và cho mục đích quân sự. Các công ty Pháp đã khai thác uranium ở Niger hơn 40 năm qua.

    Trong bài phân tích gần đây, chuyên gia Michaël Tanchum của Đại học Navarra (Tây Ban Nha) cho rằng những gì xảy ra ở Niger là dấu chấm hết cho nỗ lực của Pháp nhằm duy trì sự ảnh hưởng kinh tế và quân sự khắp Tây Phi.

    Cựu Thủ tướng Ý cáo buộc Pháp bắn nhầm máy bay dân sự khi ám sát ông Gaddafi
    Trong bài phỏng vấn đăng trên nhật báo Repubblica ngày 2.9, ông Giuliano Amato, người từng 2 lần làm thủ tướng Ý, cáo buộc chính quyền Paris ngày 27.6.1980 đã phát đi mệnh lệnh bắn hạ máy bay quân sự được cho chở nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi của Libya. Tuy nhiên, Không quân Pháp đã bắn nhầm tên lửa vào chuyến bay IH 870 nội địa của Hãng hàng không Itavia đang trên đường từ Bologna đến Palermo (Ý). Máy bay đã rơi xuống Địa Trung Hải, và toàn bộ 81 người trên máy bay đều tử nạn. Bà Giorgia Meloni, Thủ tướng Ý đương nhiệm, nói rằng cáo buộc của người tiền nhiệm cũng đáng để lưu ý, nhưng ông nên cung cấp bằng chứng cụ thể về lập luận của mình.

    Dù thừa nhận không nắm trong tay bằng chứng nào cho thấy Pháp đứng sau vụ rơi máy bay, cựu Thủ tướng Amato vẫn đề nghị Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hãy đưa ra phản hồi chính thức về vụ việc.

    https://thanhnien.vn/di-san-lui-tan-cua-phap-o-cac-cuu-thuoc-dia-tay-phi-185230903162126668.htm
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/9/23
  2. Elementwow

    Elementwow The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    19/6/15
    Bài viết:
    2,014
    Đã phang nhau chưa để có topic hóng xem nào, ecowas xin ý kiến chủ nhân lâu thế, các anh tài đứng sau thảo luận chia chác chưa xong à. ww3 bắt đầu ở châu phi. Thế cũng ổn còn hơn ở đông nam á đông á peepo_bored
     
  3. ntv303

    ntv303 The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    18/12/14
    Bài viết:
    2,487
    Tây lông không đập bể đầu nó ra thì nó không rút đâu.
     
    NFSHP2, Trùm online, jumper and 2 others like this.
  4. nihogg

    nihogg Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/9/07
    Bài viết:
    1,446
    Thu nhập thu động ngu sao rút pepe-11
     
  5. Mèo Bếu

    Mèo Bếu The Dragonborn ➳ Sharpshooter ⌖

    Tham gia ngày:
    25/8/20
    Bài viết:
    19,729
    Dân chủ chưa tới à,hơi bị lâu đấy
     
  6. nhox_langthang

    nhox_langthang Mega Man GameOver

    Tham gia ngày:
    7/7/08
    Bài viết:
    3,175
    Mỏ vàng mỏ dầu mỏ tài nguyên chưa bào xong ngu gì rút !kojima
     
  7. thitavipho

    thitavipho Liu Kang, Champion of Earthrealm Lão Làng GVN Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    19/2/11
    Bài viết:
    5,011
    Chính quyền U cà sau Maidan cũng có cần bầu cử éo đâu mà vẫn hợp phát hả mấy thằng Tây lông??
     
    baotru, M-M, NFSHP2 and 6 others like this.
  8. Kira_h2c

    Kira_h2c title khác. Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/7/08
    Bài viết:
    7,309
    Nơi ở:
    h2c1989
    Hi vọng dân châu Phi vùng lên đấm chết mẹ bọn thực dân này.
     
  9. leonscottkennedy

    leonscottkennedy Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/7/06
    Bài viết:
    4,778
    Nơi ở:
    Địa ngục
    Vì chính quyền U cà sau Maidan là chính quyền sống và làm việc theo tiếng gọi và lý tưởng của "tự do dân chủ", còn chính quyền đảo chính của Niger hiện giờ có giống vậy éo đâu?
     
  10. Elementwow

    Elementwow The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    19/6/15
    Bài viết:
    2,014
    Có bầu cử nhưng bị thao túng ko theo ý dân, thấy dân a cù nói trên đài truyền hình pháp vậy, vậy là ko dân chủ rồi :))
     
  11. nhat399

    nhat399 Claude, S.A gang boss Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/8/11
    Bài viết:
    10,416
    mấy anh nhân viên ở đại sự quán chắc đái ra máu hết rồi mấy anh niger mà chơi liều vào thảm sát thì thằng FAP lại chả cớ dân chủ đi đánh pu_feelsboxman
     
  12. Elementwow

    Elementwow The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    19/6/15
    Bài viết:
    2,014
    Nó giam lỏng ko cho hoạt động thôi chứ điên đâu phang vào, tiếng xấu trên chính trường quốc tế vl luôn, mà làm thế là pháp lôi cả liên minh châu âu vào cấm vấn ấy
     
    M-M thích bài này.
  13. nhat399

    nhat399 Claude, S.A gang boss Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/8/11
    Bài viết:
    10,416
    thị mị mới nói là nhân viên giờ chắc sợ lắm rồi mà anh FAP còn thích khích thằng Niger để có cớ qua đánh pu_kek1
     
  14. Nazgul_blr

    Nazgul_blr Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/5/05
    Bài viết:
    28,095
    Nơi ở:
    TP Hồ Chí Min
    Đéo thích đi làm gì nhau :v
     
  15. KQHA0051

    KQHA0051 The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/11/10
    Bài viết:
    2,479
    Nơi ở:
    СССР.США
    Cắt điện nước thoy. worry-114
     
    adoniz279, M-M, Trùm online and 4 others like this.
  16. Mèo Bếu

    Mèo Bếu The Dragonborn ➳ Sharpshooter ⌖

    Tham gia ngày:
    25/8/20
    Bài viết:
    19,729
    Lên kiện khum tôn trọng nhân quyềnworry-24
     
  17. 5 cm/s

    5 cm/s C O N T R A

    Tham gia ngày:
    27/8/07
    Bài viết:
    1,576
    Tội thằng ambassador củ pháp nhỉ, bị làm con cờ thí
    giờ thằng niger vào dsq càn là xem như xâm lược, chắc kích hoạt luật 5 nato để cả đám vào tẩn luôn pepe-37
     
  18. Heartless

    Heartless The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    15/3/17
    Bài viết:
    2,435
    Nhanh trí kéo 100 cái dàn loa bật nhạc đỏ max volume 24/24 10 ngày sau tự rút !kojima
     
  19. xDarkxAngelx

    xDarkxAngelx THE ONE ABOVE ALL GVN LEGENDARY ✟ Grim Reaper ✟ Winner Game Award 2024 Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    21/5/18
    Bài viết:
    32,929
    Nơi ở:
    Blink House
    Hình như call of duty bản gần đây có vụ này lun pepe-13
     
  20. Darkwolf.vn

    Darkwolf.vn Dante, the strongest Demon Slayer ✟ Grim Reaper ✟ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/12/06
    Bài viết:
    14,027
    Nơi ở:
    CosmoEntelecheia
    Đợt Mỹ bị Iran nó càn vô dsq năm 1971 cũng đâu trigger điều 5 Nato đâu nhỉ :-?, lúc đó Iran còn chưa có hạt nhân, chắc k đáng
    Cơ mà bọn Niger này ko thèm vào mà cắt điện nước là a ambassador ăn cho đủ, khổ thân vl
     
    Gin Melkior thích bài này.

Chia sẻ trang này