Nghiên cứu lộ trình giảm mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần Ủy ban Xã hội góp ý tích hợp hai phương án để chọn hướng tối ưu theo lộ trình giảm dần mức hưởng, tiến tới hạn chế rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần. Ngày 20/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi với hai phương án rút BHXH theo Tờ trình của Chính phủ. Phương án một, rút BHXH một lần được giải quyết với hai nhóm lao động khác nhau. Nhóm một là người đóng tham gia trước khi Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi có hiệu lực (dự kiến 1/7/2025), sau 12 tháng nghỉ việc mà có nhu cầu thì được nhận BHXH một lần. Nhóm hai với người bắt đầu đi làm và tham gia hệ thống từ sau ngày 1/7/2025 sẽ không được nhận BHXH một lần, trừ các trường hợp theo quy định. Phương án hai, lao động đóng BHXH dưới 20 năm mà sau 12 tháng nghỉ việc không thuộc diện đóng bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện thì được rút một lần nếu có yêu cầu. Quyền lợi giải quyết tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào Quỹ Hưu trí tử tuất, phần còn lại được bảo lưu để hưởng chế độ sau khi đủ điều kiện. Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh phát biểu ngày 20/9. Ảnh: Media Quốc hội Thẩm tra nội dung trên, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết có ý kiến đề nghị nghiên cứu giảm dần mức hưởng khi lao động rút một lần, tương tự như lộ trình tuổi hưu tăng thêm mỗi năm ba tháng với nam và bốn tháng với nữ. Nếu thực hiện ngay và giảm mức hưởng xuống 50% sẽ có thể gây ra phản ứng chính sách. Trước đó tại phiên họp hồi tháng 8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng yêu cầu "nghiên cứu tích hợp những mặt tốt nhất của hai phương án và các ý kiến để cho ra một phương án tối ưu". Do vậy, Ủy ban Xã hội đề nghị Chính phủ tuyên truyền để lao động hiểu về mục tiêu chính sách. Cụ thể, khi còn làm việc, lao động trích 8% tiền lương, chủ sử dụng đóng 14% tiền lương vào Quỹ Hưu trí, tử tuất. Khi về hưu, lao động được hưởng toàn bộ khoản tích lũy, gồm cả phần chủ sử dụng đã đóng. Vì vậy, quy định cần chặt chẽ hơn nhằm hướng tới hạn chế rút BHXH một lần thì mới mở rộng được lưới an sinh. Giải trình thêm, Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nói "rút bảo hiểm một lần là vấn đề hệ trọng". Nếu tích hợp hai phương án, ông cho rằng chắc chắn người tham gia sau tháng 7/2025 (dự kiến luật có hiệu lực) không được rút một lần. Nhóm còn lại là những người gia nhập hệ thống trước thời điểm trên vẫn được rút nhưng chỉ giải quyết 50%. "Nếu công bố sớm phương án có thể tạo hiệu ứng xã hội, đặc biệt là nhóm lao động đang được hưởng BHXH một lần theo Nghị quyết 93", ông Dung lo ngại, cho biết sẽ nghiên cứu thêm báo cáo và xin ý kiến Chính phủ. Theo Nghị quyết 93 được Quốc hội ban hành tháng 6/2015, người lao động tự chọn hưởng BHXH một lần hoặc bảo lưu để đóng tiếp nếu có điều kiện. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng để hạn chế hưởng BHXH một lần, biện pháp lớn nhất là giảm thời gian đóng hưởng BHXH từ 20 năm xuống 15 năm và tới đây sẽ có lộ trình để giảm xuống còn 10 năm. "Rút hay không vẫn là quyền của người lao động. Chúng ta xử lý trong luật vẫn đảm bảo quyền này", Chủ tịch Quốc hội nêu quan điểm. Ông Huệ cũng đề nghị cơ quan soạn thảo, thẩm tra dự án luật "không nóng vội", tuân thủ quy trình xây dựng pháp luật khi nghiên cứu nội dung này vì đây là việc nhạy cảm, hệ trọng. Cơ quan Quốc hội tiếp tục lấy ý kiến, tọa đàm, hội thảo để hoàn thiện dự án luật. Dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi dự kiến được Quốc hội thảo luận tại kỳ họp Quốc hội tháng 10/2023, thông qua tại kỳ họp tháng 5/2024 và có hiệu lực từ 1/7/2025. Thống kê giai đoạn 2016-2022 gần 4,85 triệu người rời bỏ hệ thống an sinh. Trong số này, 1,3 triệu người quay trở lại, tiếp tục đi làm và đóng BHXH; gần 3,55 triệu người chưa quay trở lại; 907.000 lao động từng rút hai lượt; hơn 61.000 người rút ba lượt. Gần 91% lao động rút BHXH một lần làm việc trong doanh nghiệp; 8% làm ở khu vực nhà nước và hơn 1% tham gia BHXH tự nguyện. Theo cơ quan quản lý, lao động khối tư nhân và FDI chịu áp lực công việc lớn nên thường có tâm lý "nhảy việc". Họ thường chọn nhận trợ cấp thất nghiệp hoặc hưởng BHXH một lần trong thời gian tìm kiếm việc làm mới. https://vnexpress.net/nghien-cuu-lo-trinh-giam-muc-huong-bao-hiem-xa-hoi-mot-lan-4655426.html
Khoảng 3,5 triệu người rút bảo hiểm một lần rồi 'rời bỏ hoàn toàn' Trong giai đoạn 2016- 2022, cả nước có gần 5 triệu người hưởng bảo hiểm xã hội một lần nhưng chỉ có 1,5 triệu người quay trở lại, còn lại là rời bỏ hoàn toàn.
Toàn giải quyết vấn đề từ đâu đâu, vấn đề quyền lợi có đúng với mức đóng và số tiền người ta bỏ ra hay không thì chả cải thiện.