[DAUTUTAICHINH]-Công nhân ngành dệt may biểu tình, đập phá nhà máy ở Bangladesh

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi meoden1008, 2/11/23.

  1. Frederica_Bernkastel

    Frederica_Bernkastel Mega Man

    Tham gia ngày:
    5/12/19
    Bài viết:
    3,151
    Nếu thêm tiêu chuẩn nhưng vẫn phải đảm bảo lợi nhuận thì phải giữ nguyên chi phí, hoặc giảm thì càng tốt. Rẻ thì lợi cho người tiêu dùng tei, tiêu chuẩn xanh phải nhập máy móc theo tiêu chuânr tei, cần chuyên gia tei định giá, vẫn là lợi ích của tei. Vậy theo bạn, trong 3 tiêu chí trên thì cái nào cần giảm xuống để gánh phần chỉ phí cho tiêu chuẩn xanh, mà k làm ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp !?
     
  2. Frederica_Bernkastel

    Frederica_Bernkastel Mega Man

    Tham gia ngày:
    5/12/19
    Bài viết:
    3,151
    Vậy thì cũng cần tính thêm chi phí nhân công + lãi vay của vốn đầu tư ban đầu vào nữa. Thực tế diễn ra là các doanh nghiệp ưa dùng máy móc cũ + công nhân giá rẻ ở các nước đang phát triển hơn là máy mới, trừ các ngành công nghệ cao mà nhân công giá rẻ k đủ trình độ.
     
    Darkwolf.vn and lovelybear like this.
  3. lovelybear

    lovelybear The Lone Traveler from Vault 101 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/1/05
    Bài viết:
    17,556
    Đúng, bài toán thực tế thì phải tính hết. Bản thân mình cũng chưa tính hết mấy cái này bao giờ nữa (do thiếu dữ liệu và sếp giữa chừng hủy ko đầu tư nữa), nhưng mà theo kinh nghiệm tính thì chi phí nhân công khi đầu tư máy mới nó giảm hẳn so với tiếp tục xài máy cũ nhiều à (vì máy mà bị coi cũ thì cũng trên 20 năm rồi), nên đây là điểm cộng cho đầu tư máy mới mà
    Cái khó ở đây là số nhân công cũ khó xài lại được, càng kinh nghiệm lâu năm càng mất giá, vì công nghệ mới, phải dạy lại, hoặc tuyển có trình độ cao hơn
     
  4. jumper

    jumper Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/6/03
    Bài viết:
    26,896
    tay nghề thì VN chắc tương đương CAM, thua TQ
    nhưng sure vkl hơn đám nam Á rồi
     
  5. AMOEX

    AMOEX Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    21/2/06
    Bài viết:
    3,279
    Nơi ở:
    Dark Moon
    Ô hay nếu tôi là khách hàng tại sao tôi lại phải quan tâm? Không đạt yêu cầu thì tôi đi tìm thằng nào đạt hơn aka ở đây là thằng Bangladesh. "Thằng Bangladesh/Ấn làm rẻ hơn mày" đảm bảo là một câu nhiều ông trong ngành được nghe luôn, mà nó là còn chưa đòi cái xanh. Tôi còn gặp trường hợp ậm ừ trả lời "Công ty mày có đóng góp gì cho công cuộc xanh hoá" là chúng nó tạm dừng không muốn nói chuyện tiếp luôn.

    Còn nếu đứng từ hướng doanh nghiệp, thẳng toẹt ra luôn là doanh nghiệp nó cũng không có giải được vì bài toán đó về chính sách của khu vực và nhà nước. Tiền lương lao động nó phụ thuộc vào nhu cầu sinh hoạt của họ như thế nào, doanh nghiệp nó có quản cái đó đâu?

    Một cha cá mập nào đó cụ thể là lão Phú từng chém VN không làm được nhân công giá rẻ, vì giá nhà đang bị đẩy lên dẫn đến phí sinh hoạt càng ngày càng tăng chẳng hạn.
     
  6. Darkwolf.vn

    Darkwolf.vn Dante, the strongest Demon Slayer ✟ Grim Reaper ✟ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/12/06
    Bài viết:
    14,003
    Nơi ở:
    CosmoEntelecheia
    Đồng ý với bác nhưng mà bold thì HN k xanh thật mà, nên kết luận như nhau vẫn đúng nhé peepo_dead
    https://vnexpress.net/ha-noi-mu-mit-chat-luong-khong-khi-xau-4684520.html

    mà bác đang trong ngành cho mình hỏi bọn EU đang quan trọng xanh hay rẻ hơn nhỉ? giả sử Bang nó hơn lương VN mà xanh hơn thì vẫn đc pick? Hoặc nó k xanh nhưng rẻ hơn VN vẫn dc pick?
     
  7. shuri711

    shuri711 Vác Cứng ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    31/8/08
    Bài viết:
    7,031
    có thể bạn hiểu nhầm ý tôi, ý tôi ở đây là bọn tây lông nó marketing sản xuất ở Bangladesh là sản xuất xanh, trong khi nếu ở trong ngành thì đều biết thừa các nhà máy đạt đủ tiêu chuẩn chứng chỉ chiếm non nửa năng lực sản xuất, còn lại đẩy đi ra ngoài gia công ở các xưởng may nhỏ hoặc tổ hợp hộ gia đình => nơi k bao giờ đạt tiêu chuẩn được chứng chỉ còn tất nhiên đã là nhà máy làm cho các brand lớn ở trên thì bao giờ cũng phải đầy đủ đánh giá xã hội (complaince) với chất lượng (TQM) cũng như tiêu chuẩn riêng của brand (ví dụ PVH) và tiêu chuẩn riêng của thị trường (ở đây là EU) chưa kể tiêu chuẩn nguồn gốc xuất xứ của vải, NPL, hóa chất...

    Mà cái này thì nhà máy ở đất nước nào cũng phải có trước khi đơn hàng bulk về, tại sao mình ít thấy VN đc marketing là nơi sx xanh ? Vì nhân công của mình so với Bangladesh thì gấp đôi, nên chúng nó mua báo chí để nêu lên thực trạng mình chưa xanh (tương ứng với cái đống xưởng may hay tổ hợp gia công như ở trên tại Bangladesh)

    => Tóm lại, vật chất quyết định ý thức, nếu nhân công k rẻ thì thằng EU sẽ k chọn sản xuất hàng ở đó, mà đã sản xuất ở đó thì phải đủ tiêu chuẩn, mà muốn đủ tiêu chuẩn thì ngoài giấy tờ chính thức (cũng chế cháo đc) cũng phải marketing lên cho dân nó k phản đối :D

    Còn thực trạng như nào thì ta cứ chờ xem, trước mắt là ủng hộ công nhân Bangladesh vùng lên đấu tranh đòi quyền lợi đã

    quan trọng là rẻ hơn :D
     
  8. AMOEX

    AMOEX Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    21/2/06
    Bài viết:
    3,279
    Nơi ở:
    Dark Moon
    Cái cốt lõi là các fen đang nghĩ là cái xanh nó là con bài marketing che giấu cái nhân công rẻ, nhưng mình trong ngành thì nó không như thế. Việc nhân công Bangladesh đủ rẻ để nó ôm được thêm mấy cái xanh hay không thì mình không ở đó mình không biết.

    Nhưng giả sử là khách hàng nó hỏi "Mày xanh ở chỗ nào? Tao thấy Bangladesh không xanh". Thằng hãng nó múa ra các thể loại giấy tờ chứng chỉ xanh với đỏ là khách hàng cũng phải im. Đời được mấy thằng khách sang tận Bangladesh xem nhà máy nó ẻ đái xanh đỏ như thế nào đâu.

    Chứ bảo ông VN múa ra cái mớ chứng chỉ xanh đó là khó.
     
  9. shuri711

    shuri711 Vác Cứng ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    31/8/08
    Bài viết:
    7,031

    cùng ngành, cùng ngành thôi, tôi đang trực tiếp chiến đấu với khách EU vì EVFTA đây, chúng nó giờ sang VN nhiều vì cái EVFTA và lúc nào cũng bài ca là chúng mày cần giá CM = giá của Bangladesh, chúng nó có che giấu gì vụ đấy đâu, bài toán hiện tại là vải + nhân công phải từ VN để đc duty free nhưng chúng nó lấy vải của Trung Quốc (rẻ, đa dạng, truyền thống lâu đời..) cùng với CM Bangladesh để so sánh thì thua mẹ rồi (2 cái đó fence biết là chiếm từ 60 - 90% giá thành sp rồi còn gì)

    Con bài Marketing Bangladesh là nơi sản xuất xanh thì có từ lâu rồi, fence có thể đọc ở đây để thấy

    đầu tiên là thằng tuổi trẩu khơi mào:
    https://tuoitre.vn/nganh-det-may-ma...vi-cham-chuyen-doi-xanh-20230525164115251.htm

    thực tế bây giờ mới có phản biện:
    https://cafebiz.vn/thuc-hu-cau-chuy...u-vi-xanh-hoa-cham-hon-176231201154026784.chn

    Theo bà Phó Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), việc ngành dệt may Việt Nam đánh rơi vị trí thứ hai vào tay Bangladesh chủ yếu nằm ở vấn đề giá cả, cùng 1 sản phẩm nhưng khi xuất vào châu Âu thì giá của Việt Nam cao hơn. Tuy nhiên, tương lai vẫn còn là ẩn số khi DN Việt Nam ngày càng giỏi vận dụng EVFTA và châu Âu sắp thông qua Điều luật Thẩm định chuỗi cung ứng.

    https://vinatex.com.vn/yeu-to-cot-l...hang-trong-nam-2023-co-phai-do-san-xuat-xanh/

    ở VN cần chứng chỉ nào cũng ok đc với các nhà máy lớn, cái đó thì đơn giản thôi vì nhà máy của VN mình nếu xây đàng hoàng thì các chứng chỉ nào cũng có thể đánh giá đc
     
  10. AMOEX

    AMOEX Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    21/2/06
    Bài viết:
    3,279
    Nơi ở:
    Dark Moon
    Lên báo thì vẫn có trường hợp mua định hướng chứ không phải phản biện mà fen =))

    FTA thì có nhiều thằng nó đón đầu từ vài năm rồi, nhưng fen chưa gặp trường hợp thằng khách nó muốn xanh và giá rẻ. Bên mình làm không làm CM mà làm FOB luôn tức là kiểm soát giá toàn bộ, khách chỉ phải trả tiền là có sản phẩm bê về mà còn không cạnh tranh được.

    Hiểu nôm na thế này, đợt đó cụ tỉ là tầm 3 năm trước làm việc với bọn này nó còn không hỏi giá, nó hỏi về xanh, không trả lời được nó nó bơ luôn.

    Ba cái chứng chỉ về nhân công mình lấy làm ví dụ, bên mình làm có hết, nhà máy lớn nào chả có mấy cái đó. Tiền để làm chứng chỉ chắc chắn là không vấn đề đối với các nhà máy lớn, vấn đề là không có chỉ dẫn làm như thế nào về cái xanh cả.

    Khách nó hỏi là chịu chết, giờ thằng VITAS có giải đáp được cho công ty mình cái xanh đó không?

    Fen đọc bài chúng nó phải đọc kĩ nha

    Cái mình cần là phải có hướng để doanh nghiệp VN có thể bắt đầu xanh luôn và tiếp cận thêm khách, chứ không phải là đợi giá nhân công thằng Bangladesh tăng để hàng lại đẩy về VN chỉ vì VN "tay nghề cao hơn". Nói như dưới thì nói làm đ gì

     
  11. shuri711

    shuri711 Vác Cứng ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    31/8/08
    Bài viết:
    7,031
    mình đang làm là ODM, trên FOB 1 nấc, team design & 3D bên này mạnh lắm, ít cty ở VN có quy mô như vậy, khách còn k phải đưa TLKT gì mà chỉ việc chọn thiết kế có sẵn gồm cả 3D và physical sample, vì mỗi bộ collection đều có research trend và suitable product cho từng khách theo đúng block pattern hoặc thông số của khách trên website bán lẻ, giá FOB đưa sẵn, cơ mà khách chọn xong đưa cái giá target ối giời ơi luôn :v
    Còn gặp khách thì khách Âu nào cũng yêu cầu vậy thôi, ngoài xanh, giá rẻ ra thì còn chất lượng nữa, cùng 1 group Wholesale buyer nhưng trong đó có những brand cao cấp đòi hỏi chất lượng kĩ nữa

    mà sao thấy lan man quá, ý tôi ở đây là thằng Bangladesh nó đang có nhân công giá rẻ nên thu hút được nhiều khách hơn, và từ đó thì end buyer nó phải marketing lên cho consumer thấy nơi sản xuất hàng này nó đạt/đủ/vượt tiêu chuẩn thôi
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/12/23
    jumper and Frederica_Bernkastel like this.
  12. AMOEX

    AMOEX Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    21/2/06
    Bài viết:
    3,279
    Nơi ở:
    Dark Moon
    Nhưng nó muốn marketing được, thì Bangladesh nó cũng phải có cái gốc nào đó để nó marketing.

    Mình không quan tâm Bangladesh nó xanh hay không hay nó rẻ như thế nào vì rõ ràng không làm việc ở đó, nhưng nó lại có các tổ chức hoặc chứng chỉ thằng Tây nó ok mà thằng VN không có thì rõ ràng thằng VN vẫn chết còn gì.

    Mấu chốt nó ở chỗ đó đó. Đứng từ phía khách hàng thì ràng khâu giá cả rẻ đắt là bước sau, còn khâu chứng chỉ là bước nó hỏi đầu tiên. Sao lại lấp liếm là 2 cái nó như nhau được.

    Ví dụ luôn.

    https://wrapcompliance.org/en/collaboration/leadership-in-action/

    Phần collab của thằng WRAP có luôn BGMEA của Bangladesh hoặc Canaive của Mexico. Ông VN làm éo có các hội nhóm tương tự như thế.

    Giờ trả lời như bài báo kia, thế giả dụ thằng EU nó kí xong mà Bangladesh vẫn "vừa xanh vừa rẻ vừa không bóc lột lại còn trình độ tay nghề nhân công tăng" và nó có thể chứng minh được, thì ông VN đổ tại lí do gì?
     
  13. meoden1008

    meoden1008 Claude, S.A gang boss Berserker

    Tham gia ngày:
    9/12/19
    Bài viết:
    10,415
    Nói về chứng chỉ , thì chứng chỉ về nguồn gốc hàng hóa của EU sau này có gắn mắc nhân quyền đấy. Chiếu theo điều kiện EU thì Bangladesh bị out đầu tiên vì tiền trả công nhân quá thấp và ô nhiễm môi trường
     
  14. lang băm

    lang băm The Pride of Hiigara

    Tham gia ngày:
    18/4/18
    Bài viết:
    9,056
    Hay quá
    Các bác nói tiếp đi
    Mình mặc kệ bệnh nhân thở oxy để nghe các bác nói tiếp đây
    peepo_gvn
     
    Gia đình bạn thích bài này.
  15. meoden1008

    meoden1008 Claude, S.A gang boss Berserker

    Tham gia ngày:
    9/12/19
    Bài viết:
    10,415
    18:49 Thứ ba 05/12/2023

    Yếu tố cốt lõi giúp dệt may Bangladesh thu hút nhiều đơn hàng trong năm 2023 có phải do sản xuất xanh?

    Trong sáu tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của ngành Dệt May Việt Nam đạt 18,6 tỷ USD, giảm khoảng 17,6% so với cùng kỳ năm 2022. Trong bối cảnh đó, KNXK dệt may của Bangladesh sau 12 tháng (7/2022-6/2023) lại đạt 47 tỷ USD, tăng trưởng 10,27%. Có nhiều quan điểm khác nhau về sự sụt giảm tăng trưởng KNXK của dệt may Việt Nam so với Bangladesh như sức cầu yếu của thị trường dệt may thế giới, mức thu nhập của lao động dệt may Việt Nam cao hơn đáng kể so với lao động dệt may Bangladesh và đặc biệt là còn có quan điểm cho rằng ngành dệt may Việt Nam đang đi chậm hơn Bangladesh trong việc chuyển đổi sang sản xuất xanh nên đơn hàng bị sụt giảm trong năm 2023. Câu hỏi đặt ra là những nhận định như vậy có chính xác không và nhân tố chủ yếu nào tác động đến việc sụt giảm năng lực cạnh tranh của ngành Dệt May Việt Nam so với Bangladesh trong khoảng một năm vừa qua. Bài bài báo này hướng đến việc đánh giá toàn diện các nhân tố chính đóng góp vào năng lực cạnh tranh của Bangladesh để từ đó làm rõ những lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu của ngành dệt may Bangladesh.

    [​IMG]

    Chiến lược phát triển của ngành dệt may Bangladesh

    Trong giai đoạn 2021-2026, ngành Dệt May của Bangladesh dự kiến tốc độ tăng trưởng KNXK như hình 1 dưới đây:

    [​IMG]

    Hình 1: Chiến lược tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may Bangladesh

    giai đoạn 2021-2026

    Nguồn [1]

    Số liệu tại hình 1 cho thấy Bangladesh đặt mục tiêu xuất khẩu dệt may năm 2023 là 45,3 tỷ USD, giảm nhẹ khoảng 0,9% so với năm 2022. Trong bối cảnh tổng cầu dệt may thế giới năm 2023 dự kiến suy giảm khoảng 10%-12% so với năm 2022, ngành dệt may Bangladesh vẫn xác định tốc độ tăng trưởng dệt may chỉ giảm nhẹ chứng tỏ rằng Bangladesh hết sức quyết tâm trong cạnh tranh với các quốc gia xuất khẩu dệt may lớn khác như Việt Nam, Myanma, Campuchia… tại các thị trường nhập khẩu chính như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… Số liệu tại hình 1 còn cho thấy Bangladesh ước tính tốc độ tăng trưởng kép của KNXK dệt may CARG là 5,3% giai đoạn 2022-2026 và đạt 56,1 tỷ USD vào năm 2026.

    Để hiện thực hóa quyết tâm xuất khẩu của mình, Bangladesh xác định có ba định hướng phát triển:

    Thứ nhất: Tập trung phát triển sản xuất xơ sợi nhân tạo thông qua chính sách miễn thuế 10 năm cho nhà máy sản xuất xơ sợi nhân tạo mới (hình 2) để cung cấp nguyên liệu cho ngành dệt và may với mục tiêu đóng góp thêm 4,2 tỷ USD vào xuất khẩu giai đoạn 2022-2026.

    [​IMG]

    Hình 2: Tỷ lệ thuế được miễn khi thành lập nhà máy xơ, sợi nhân tạo mới tại Bangladesh

    Nguồn [1]

    Thứ hai: Tận dụng ưu thế về lao động giá rẻ hơn so với các nước cạnh tranh để đón các đơn hàng may mặc dịch chuyển từ Trung Quốc sang Bangladesh với mục tiêu tăng 3,7 tỷ USD trong giai đoạn 2022-2026. Hiện nay, lương tối thiểu tại Bangladesh là 74,8 USD/người/tháng, lương tối thiểu tại Việt Nam và Trung Quốc tương ứng là 198,5 USD/người/tháng và trên 300 USD/người/tháng.

    Thứ ba: Tập trung khai thác các thị trường phi truyền thống (ngoài Mỹ và EU) với mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu gấp 2,5 lần hiện tại (trị giá 2,4 tỷ USD) vào các thị trường này trong giai đoạn 2022-2026. Chính sách của Chính phủ để khuyến khích khai thác thị trường phi truyền thống là hỗ trợ 4% dòng tiền khi xuất khẩu vào các thị trường phi truyền thống.

    [​IMG]

    Chính sách cạnh tranh trong xuất khẩu của ngành dệt may Bangladesh

    Ngành dệt may luôn chiếm tới hơn 80% KNXK của Bangladesh nên ngành này đã nhận được nhiều sự quan tâm của Chính phủ. Với chiến lược phát triển hết sức tham vọng như trên, ngành dệt may Bangladesh đã triển khai thực thi một số chính sách cạnh tranh như sau:

    • Chính sách cạnh tranh thứ nhất: Chính phủ thiết kế nhiều chính sách hỗ trợ cho ngành dệt may như:
    + Hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu theo tỷ lệ % kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn 2003-2019. Tỷ lệ hỗ trợ cụ thể được thể hiện trong hình 3 sau đây:

    [​IMG]

    Hình 3: Tỷ lệ hỗ trợ cho xuất khẩu dệt may của Bangladesh giai đoạn 2003-2019

    Nguồn: [2]

    Kết quả nghiên cứu công bố cho thấy, 2/3 các doanh nghiệp dệt may Bangladesh trong mẫu nghiên cứu nhận được khoản hỗ trợ này. Các khoản hỗ trợ này còn có thể tăng lên 4-8% giá trị xuất khẩu theo phương thức FOB tùy theo chủng loại sản phẩm xuất khẩu và thị trường xuất khẩu.

    + 100% doanh nghiệp dệt may xuất khẩu của Bangladesh được sử dụng kho ngoại quan để nhập khẩu nguyên liệu thô mà không phải nộp thuế.

    + Trong giai đoạn Covid- 19, doanh nghiệp dệt may được vay vốn lưu động với lãi suất chỉ 4% trong khi lãi suất tiêu chuẩn là 9%; tất cả các doanh nghiệp được vay vốn do Chính phủ cung cấp với mức phí dịch vụ chỉ là 2% để trả lương trong vòng 3 tháng.

    + Quỹ phát triển xuất khẩu Bangladesh (EDF) thiết kế các khoản hỗ trợ tài chính với mức lãi suất chỉ 7%/năm.

    + Chính sách đảm bảo tín dụng xuất khẩu (ECGS) giúp đảm bảo tài chính cho toàn bộ doanh thu từ hoạt động trước xuất khẩu và đảm bảo rủi ro cho quá trình thanh toán trong xuất khẩu.

    Tỷ lệ các doanh nghiệp nhận được các chính sách hỗ trợ trên của Chính phủ được thể hiện trong hình 4 sau đây:



    [​IMG]

    Hình 4: Tỷ lệ doanh nghiệp dệt may Bangladesh nhận được hỗ trợ từ các chính sách của Chính phủ

    Nguồn: [2]

    Số liệu tại hình 4 cho thấy, 42% doanh nghiệp nhận được hỗ trợ từ chính sách tín dụng xuất khẩu (ECGS), 58% doanh nghiệp nhận được hỗ trợ từ chính quỹ phát triển xuất khẩu (EDF), gần 30% doanh nghiệp nhận được hỗ trợ từ chính sách tài trợ lãi suất cho vốn lưu động, 87% doanh nghiệp nhận được hỗ trợ từ chính sách kho ngoại quan và gần 70% doanh nghiệp nhận được hỗ trợ từ chính sách tài trợ dòng tiền cho xuất khẩu.

    • Chính sách cạnh tranh thứ hai: Tận dụng các ưu đãi về thuế quan đối với các nước kém phát triển tại các thị trường lớn như EU để thúc đẩy xuất khẩu.
    • Chính sách cạnh tranh thứ ba: Tận dụng ưu đãi với các nước có Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương để thúc đẩy xuất khẩu.
    • Chính sách cạnh tranh thứ tư: Tận dụng quy tắc xuất xứ nới lỏng vào các thị trường như EU, Nhật Bản, Ausralia… để đẩy mạnh xuất khẩu.
    • Chính sách cạnh tranh thứ năm: Tận dụng tối đa nguồn sợi trong nước, nhất là dệt kim để sản xuất sản phẩm nhằm giảm Leadtime để cạnh tranh.
    • Chính sách cạnh tranh thứ sáu: Đa dạng hóa xuất khẩu sang các thị trường phi truyền thống (ngoài Mỹ, EU) như: Nga, Canada, Nhật Bản, Trung Quốc…
    • Chính sách cạnh tranh thứ bảy: Đầu tư vào tự động hóa, số hóa để tăng năng suất lao động, nâng hiệu suất làm việc từ 30-35% lên 60% trong 2-3 năm; một số doanh nghiệp cũng chấp nhận đầu tư các công nghệ tiết kiệm năng lượng, giảm khí thải…
    • Chính sách cạnh tranh thứ tám: Một số doanh nghiệp tự thành lập bộ phận thiết kế và thị trường để tự phát triển sản phẩm và tự bán hàng đến người tiêu dùng tại các quốc gia khác để nâng cao giá trị xuất khẩu.
    Tất cả các chính sách trên đã hỗ trợ tích cực để nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành dệt may Bangladesh và được các doanh nghiệp đánh giá tầm quan trọng của từng chính sách trong hình 5 sau đây:

    [​IMG]

    (ít quan trọng nhất, 5- rất quan trọng)

    Hình 5: Đánh giá của doanh nghiệp về mức độ quan trọng của các nhân tố đóng góp cho sức cạnh tranh của dệt may Bangladesh theo thang điểm 5 cấp độ

    Nguồn: [2]

    Số liệu tại hình 5 cho thấy, 8 trong số 9 nhân tố trên đều được các doanh nghiệp dệt may Bangladesh đánh giá từ mức 4 trở lên tức là các nhân tố này đều đóng góp từ mức quan trọng đến rất quan trọng vào năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Bangladesh. Điểm đặc biệt là trong 9 nhân tố trên, không thấy xuất hiện nhân tố nào về sản xuất xanh như một số quan điểm vừa qua tại Việt Nam khi đề cập đến năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Bangladesh trong năm 2023. Điều này chứng tỏ rằng xanh hóa ngành dệt may chưa tác động mạnh đến năng lực cạnh tranh trong hiện tại của các doanh nghiệp dệt may Bangladesh.

    Đánh giá của các nhãn hàng và nhà bán lẻ về năng lực cạnh tranh của Bangladesh, Việt Nam và một số quốc gia khác

    Ngành hàng dệt may có một đặc điểm hết sức nổi bật là chuỗi cung ứng sản phẩm dệt may được định hướng bởi người mua hàng, chính là các nhãn hàng và các nhà bán lẻ, họ mới là người đứng đầu chuỗi chứ không phải các nhà sản xuất sản phẩm dệt may. Chính vì vậy, khi xem xét năng lực cạnh tranh về hàng dệt may của một quốc gia thì một trong những tiêu chí hết sức quan trọng là sự đánh giá của các nhãn hàng cũng như các nhà bán lẻ về năng lực cạnh tranh của các quốc gia đó. Các chỉ số về năng lực cạnh tranh theo quan điểm của các nhãn hàng và nhà bán lẻ đối với ngành dệt may một số quốc gia được thể hiện trong bảng 1 sau đây:

    Bảng 1: Đánh giá của các nhãn hàng và nhà bán lẻ về tính cạnh tranh của một số quốc gia cung cấp hàng dệt may

    [​IMG]

    Số liệu tại bảng 1 cho thấy, Việt Nam được các nhãn hàng và nhà bán lẻ đánh giá là có sức cạnh tranh tốt hơn Bangladesh ở 10/12 tiêu chí, kể cả tiêu chí về mức độ tuân thủ/tính bền vững cũng cho thấy Việt Nam có mức điểm đánh giá là 3,5 cao vượt trội so với mức 2 của Bangladesh. Như vậy, có thể thấy rằng chưa có đủ cơ sở để khẳng định ngành dệt may Bangladesh có sức cạnh tranh tốt hơn ngành dệt may Việt Nam nhờ có việc sớm triển khai sản xuất xanh vì sản xuất xanh hiện tại vẫn chưa phải là điều kiện bắt buộc khi nhập khẩu hàng dệt may vào các thị trường lớn như EU.

    [​IMG]

    Dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực của Bangladesh nên được Chính phủ hết sức quan tâm và thiết kế nhiều chính sách để hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành này. Những chính sách này đã và đang đóng góp tích cực vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của dệt may Bangladesh so với các Quốc gia khác như Việt Nam. Tuy vậy, có thế thấy rằng năng lực cạnh tranh của dệt may Bangladesh hiện nay vẫn chủ yếu dựa vào lao động giá rẻ, chính sách ưu đãi thuế, nới lỏng xuất xứ của các thị trường lớn cho nước kém phát triển và các chính sách hỗ trợ của chính phủ như cấp tín dụng ưu đãi cho xuất khẩu dệt may, hỗ trợ dòng tiền cho xuất khẩu dệt may, miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu thô qua kho ngoại quan… Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy Bangladesh đã chuẩn bị cho sản xuất xanh nhưng yếu tố sản xuất xanh chưa có tác động nhiều đến năng lực cạnh tranh hiện tại của Bangladesh. Việc hình thành một loạt các nhà máy xanh ở Bangladesh trong bối cảnh tiền lương tối thiểu chưa bằng 50% so với Việt Nam cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro với Bangladesh trong dài hạn khi mà chi phí sản xuất tăng cao và toàn bộ các hỗ trợ từ các thị trường lớn bị chấm dứt do Bangladesh đủ điều kiện rời khỏi danh sách các nước kém phát triển.

    TS Hoàng Xuân Hiệp – Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. CAL Securities Ltd (2023), Bangladesh Apparel Sector Report, Dhaka
    2. Mohammad A. Razzaque (2021), Bangladesh: En Route to LDC Graduation Firm-Level Preparedness in the Textile and Clothing Sector, United Nations Peace and Development Fund
    3. WTO and all (2022), Textiles and clothing in Asian graduating LDCs: Challenges and Option , Geneva

    https://vinatex.com.vn/yeu-to-cot-l...hang-trong-nam-2023-co-phai-do-san-xuat-xanh/
     
  16. meoden1008

    meoden1008 Claude, S.A gang boss Berserker

    Tham gia ngày:
    9/12/19
    Bài viết:
    10,415
    Tuân thủ quy định thẩm định vượt phạm vi doanh nghiệp

    Hiện một số quốc gia đã có đạo luật riêng về thẩm định chuỗi cung ứng như Đức, Nauy, Pháp. Thậm chí, một số quốc gia có đạo luật riêng cho từng nội dung như Mỹ, Australia, Canada hay một số nước châu Âu.

    Đáng chú ý, châu Âu đang có dự thảo chỉ thị về vấn đề này. Tháng 2/2022, Ủy ban châu Âu thông qua đề xuất chỉ thị về thẩm định chuỗi cung ứng. Ngày 1/6/2023, Nghị viện EU thông qua đề xuất Chỉ thị với 366 phiếu thuận, 225 phiếu chống và 38 phiếu trắng. Dự thảo chỉ thị tiếp tục được thảo luận, đàm phán giữa Nghị viện EU với Hội đồng EU và các quốc gia thành viên trước khi được chính thức thông qua. Nếu dự thảo được thông qua và có hiệu lực thì từ năm 2026 có thể được áp dụng.

    Tại diễn đàn "Công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ Việt Nam" diễn ra mới đây tại Hà Nội, bà Trần Thị Hồng Liên - Phó Giám đốc Văn phòng Giới sử dụng lao động thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, được các nước xem xét và ban hành với mục tiêu cải thiện công tác bảo vệ các quyền con người trong chuỗi cung ứng toàn cầu và ngăn chặn những hành vi xâm phạm như tình trạng lao động trẻ em và cưỡng bức lao động, cấm những chất có hại cho con người và môi trường, chống phân biệt đối xử, trả lương phù hợp và thời gian làm việc đúng mức…

    https://baomoi.com/luat-tham-dinh-c...ay-co-hoi-voi-doanh-nghiep-viet-c46158153.epi

    p/s: một đất nước dựa vào lao động giá rẻ và phá huỷ môi trường như bangladesh, ko sống nổi đến khi bon EU chơi kiểu xanh thật sự đâu. Bọn nó chuyển sang Bangladesh cũng vì né Luật Thẩm định chuỗi cung ứng
     
  17. mr..white

    mr..white Bạch Tiên Sinh Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    26/9/12
    Bài viết:
    6,087
    Nơi ở:
    Venezia
    Đọc thấy hay ghê, tự dưng bổ sung kiến thức kinh tế. Thank các bác!kojima
     
    vondutch2550 thích bài này.
  18. shuri711

    shuri711 Vác Cứng ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    31/8/08
    Bài viết:
    7,031
    cái bôi đậm 1 là k đúng đâu fence, vật chất luôn quyết định ý thức, làm việc với tư bản mà nó hỏi chứng chỉ đầu tiên thì vô lý lắm :v, khách bao giờ chả hỏi giá mày bao nhiêu hoặc đưa giá target trước, ok thì mới tiến hành bước tiếp theo, đội sale lúc nào chả phải đi đầu rồi sau đó mới đến các bộ phận phụ trợ vào làm việc như kĩ thuật/đánh giá/xuất nhập khẩu/kế toán/hệ thống rồi pháp chế...

    Cái giả dụ mà fence nói thì bảng đánh giá tính cạnh tranh show rõ rồi, còn nếu đc như thế thật thì mình thua tất cả cần gì phải so sánh rồi đổ tại nữa
     
  19. lovelybear

    lovelybear The Lone Traveler from Vault 101 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/1/05
    Bài viết:
    17,556
    Vào 1 cái forum phản động, bị NN chặn truy cập, hang ổ của thành phần nghiện ngập game, đáy xã hội mà nghe chúng nó bàn về kinh tế sao fen.....:sungchan2:
     
  20. Joker FF

    Joker FF Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    1/5/16
    Bài viết:
    4,118
    Nghành dệt VN điểm cao ngất.
     

Chia sẻ trang này