[DAUTUTAICHINH]-Công nhân ngành dệt may biểu tình, đập phá nhà máy ở Bangladesh

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi meoden1008, 2/11/23.

  1. N00bforever

    N00bforever One-winged Angel Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/5/11
    Bài viết:
    7,540
    Dm tít thớt nói về công nhân ngành hoá ra là công nhân “nghành”
     
  2. ///

    /// Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/8/05
    Bài viết:
    3,542
    Nơi ở:
    Đâu vậy ta ?
    Công nhận theo bài thì giá.... bên Bangladesh rẻ vl, tính ra có 100k/shot ah. Muốn qua đó đi tour thử mà xem clip chắc thui.

     
    Chỉnh sửa cuối: 27/12/23
  3. meoden1008

    meoden1008 Claude, S.A gang boss Berserker

    Tham gia ngày:
    9/12/19
    Bài viết:
    10,415
    lên



    Dệt may Bangladesh lao đao vì khủng hoảng chuỗi cung ứng


    KTSG Online) – Xung đột Biển Đỏ đã khiến ngành dệt may Bangladesh thêm lao đao khi giá cước tàu biển tăng đến 50%, thời gian sản xuất (lead time) và giao hàng kéo dài, tình trạng thiếu hụt container lớn. Trước đó là các cuộc biểu tình đòi tăng lương và tình trạng đóng cửa xưởng may ở Bangladesh.

    [​IMG]
    Dệt may Bangladesh đang chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng Biển Đỏ. Là ngành công nghiệp trụ cột của nền kinh tế, dệt may đóng góp 85% tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm ngoái. Ảnh: Drik Gallery
    Bangladeh chịu nhiều thiệt hại nhất

    Từ tháng 11-2023, phiến quân Houthi tấn công các con tàu container trên Biển Đỏ và đi qua kênh đào Suez. Lực lượng quân sự do Mỹ và Anh dẫn dắt bắt đầu trả đũa. Xung đột Biển Đỏ đã buộc các chủ hàng lớn nhất thế giới phải chuyển hướng khỏi tuyến giao thương trọng yếu này.

    Chuỗi cung ứng toàn cầu bị ảnh hưởng, nhưng Bangladesh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, bởi hai lý do.

    Đầu tiên, dệt may là động lực cốt lõi của kinh tế Bangladesh, mang lại 47 tỉ đô la trong năm ngoái, chiếm hơn 85% trong tổng kim ngạch 55 tỉ đô của nước này. Hơn 65% hàng may mặc của quốc gia Nam Á này được xuất khẩu sang châu Âu và Mỹ thông qua tuyến đường biển trên Biển Đỏ và qua kênh Suez. Kế đến, Bangladesh có cảng nước sâu, nhưng cảng lớn nhất lại là cảng nước nông. Điều này có nghĩa ngay cả khi không có gián đoạn địa chính trị, chẳng hạn như khủng hoảng Biển Đỏ, Bangladesh vẫn cần nhiều thời gian hơn để xuất hàng bằng đường biển.

    Các hãng tàu biển đã tăng cước từ Bangladesh đến châu Âu và Mỹ thêm 40-50% và có thể sẽ sớm tăng thêm 20-25% nữa – Nikkei Asia đưa tin sau khi khảo sát giá từ các đại lý của ba hãng tàu biển lớn nhất thế giới.

    Biên lợi nhuận của dệt may hiện rất mỏng sau đợt tăng lương 56% từ tháng 1-2024. Nay khủng hoảng Biển Đỏ đã bồi thêm một cú nặng. Một số doanh nghiệp đã phải tạm thời đóng cửa.

    Tập đoàn Sparrow của nhà tài phiệt Shovon Islam chuyên gia công cho các thương hiệu thời trang hàng đầu như Banana Republic, J.Crew và Marks & Spencer. Trong tuần trước, ông Islam nói rằng tập đoàn đã mất đơn đặt hàng 150.000 sản phẩm trị giá nhiều triệu đô la từ một khách hàng hàng đầu ở Mỹ.

    “Tôi không tìm được hãng tàu nào có thể giao hàng đúng hẹn. Hầu như tất cả các hãng tàu lớn đều đi vòng quanh Mũi Hảo Vọng ở cực nam châu Phi. Thời gian vận chuyển vì thế tăng lên ít nhất 10 ngày, chi phí tăng gần 50%. Trên bàn đàm phán với nhãn hàng phương Tây, chúng tôi luôn ở thế yếu chỉ vì lead time luôn dài hơn”, Islam nói. Đơn hàng này cuối cùng đã rơi vào tay một đối thủ cạnh tranh Indonesia có thời gian sản xuất và giao hàng ngắn hơn.

    [​IMG]
    Cảng chính Chattogram là cảng nước nông, khiến hàng xuất khẩu của Bangladesh phải trung chuyển ở Sri Lanka, Singapore và Malaysia. Ảnh: Nikkei Asia
    Thiếu cảng nước sâu

    Bangladesh là nước xuất khẩu hàng may mặc sẵn lớn thứ hai sau Trung Quốc nhưng nước này không thể giao hàng nhanh chóng. Lý do rất quan trọng: Cảng Chattogram chính yếu không đủ sâu để tiếp nhận các tàu container lớn cập bến.

    Do đó, các nhà xuất khẩu hàng may mặc của Bangladesh thường xuất khẩu sản phẩm của họ từ Chattogram trên các tàu trung chuyển chở các lô container nhỏ đến các tàu lớn cập cảng Colombo (Sri Lanka), Singapore, Kelang hoặc Tanjung Pelepas (Malaysia). Thời gian giao hàng của Bangladesh vì thế kéo dài thêm khoảng 15 ngày.

    Nhập khẩu sợi từ Trung Quốc và Ai Cập cũng yêu cầu hình thức trung chuyển tương tự, nhưng theo chiều ngược lại. Tức là các nhà máy Bangladesh phải chờ thêm khoảng 10 ngày.

    “Nhà mua hàng luôn dìm giá ở mức rẻ nhất vì chúng tôi yêu cầu cần thêm 15-20 ngày so với các quốc gia sản xuất hàng may mặc lớn khác. Vì vậy, về mặt thời gian thực hiện, chúng tôi luôn chạy hết tốc lực. Bất cứ sự gián đoạn nhỏ nhất trong chuỗi cung ứng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến dệt may Bangladesh. Cuộc xung đột ở Biển Đỏ có thể sẽ tác động lớn hơn đến Bangladesh, so với cuộc chiến Ukraine – Nga”, Islam giải thích.

    Khó khăn chồng chất

    Tương tự như Islam, các hãng hàng may mặc lớn hiện đang mất đơn hàng hoặc thua lỗ. Rakibul Alam Chowdhury của Tập đoàn RDM đã bị nhà mua hàng châu Âu đòi gửi hàng qua đường hàng không. Họ thúc giục hãng gia công Bangladesh nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm cao hơn của phương Tây vào đầu năm mới.

    Chowdhury cũng là Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc Bangladesh (BGMEA). Ông nói phí vận tải hàng không cao gấp 10-12 lần so với vận chuyển thông thường. Nếu gặp chủ đơn hàng đòi vận chuyển bằng máy bay, điều đó có nghĩa là nhà gia công sẽ không còn, thậm chí lỗ nặng. “Nhưng chúng tôi không có lựa chọn nào khác. Bởi nếu không giao hàng đúng hẹn, chúng tôi sẽ không nhận được đơn đặt hàng trong tương lai từ người mua đó”, ông Chowdhury than phiền.

    Một số doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc đang chật vật tìm container tại cảng Chattogram. Theo dữ liệu từ Hiệp hội Kho container nội địa Bangladesh (BICDA), hơn 75% các nhà xuất khẩu sử dụng container 40 feet để vận chuyển hàng hóa của họ. Nhưng hầu hết các kho tại thành phố cảng lớn nhất đất nước hiện đang phải đối mặt với tình trạng thiếu container trầm trọng.

    Tổng Thư ký Ruhul Amin Sikder của BICDA giải thích tuyến đường vòng qua Mũi Hảo Vọng có thể khiến hành trình kéo dài thêm ít nhất 25 ngày nữa. Sự chậm trễ này tạo nên khủng hoảng mới về container. Nhà gia công phải chuyển qua container 20 feet, và chi phí lại đội thêm 30%.

    Khủng hoảng Biển Đỏ khiến khó khăn thêm chồng chất. Dữ liệu từ BGMEA cho thấy xuất khẩu sang Mỹ – thị trường lớn nhất của dệt may Bangladesh – đã giảm 25% xuống 6,79 tỉ đô la trong 11 tháng đầu năm 2023, từ mức 9,04 tỉ đô la đăng ký so với cùng kỳ năm trước.

    Siddiqur Rahman, cựu chủ tịch của BGMEA, giải thích rằng Bangladesh đã kỳ vọng ngành này sẽ mang lại ít nhất 50 tỉ đô la trong năm ngoái. Phần lớn kim ngạch xuất khẩu là trong nửa đầu năm, khó khăn trong quí cuối khiến đơn hàng đình trệ. “Chi phí trên mỗi sản phẩm của chúng tôi cũng tăng đáng kể do giá sợi tăng. Vì vậy, lợi nhuận thực tế không tăng bao nhiêu”.

    Faruque Hassan, chủ tịch hiện tại của BGMEA, cho biết: “Chúng tôi đã vượt qua một số cuộc khủng hoảng. Nhưng cuộc khủng hoảng ở Biển Đỏ sẽ tạo ra một vấn đề lớn hơn. Ngành dệt may hoạt động rất nghiêm ngặt theo lịch trình sản xuất, giao hàng. Nhưng chúng tôi cảm thấy không kịp đuổi theo lead time”.

    Theo Nikkei Asia
    https://thesaigontimes.vn/det-may-bangladesh-lao-dao-vi-khung-hoang-chuoi-cung-ung/
     
  4. windy1992

    windy1992 One-winged Angel Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/10/08
    Bài viết:
    7,769
    về lại vn đi worry-25
     
  5. ZzzOhhjiezzZ

    ZzzOhhjiezzZ Liu Kang, Champion of Earthrealm Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    21/8/06
    Bài viết:
    5,048
    Chuỗi cung ứng này thì VN cũng có né đc đâu
     
  6. Frederica_Bernkastel

    Frederica_Bernkastel Mega Man

    Tham gia ngày:
    5/12/19
    Bài viết:
    3,151
    Bangladesh nó phải trung chuyển qua Sri Lanka rồi mới xuất hàng được, VN thì không. Thứ nữa, Houthi nó đấm tàu Tây chứ tàu Nga, Trung (Việt !?) vẫn qua bình thường.
     
    meoden1008 and jumper like this.
  7. ZzzOhhjiezzZ

    ZzzOhhjiezzZ Liu Kang, Champion of Earthrealm Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    21/8/06
    Bài viết:
    5,048
    Đấm nhau ở biển đỏ thì thằng nào chả chạy qua. Tàu freight thì cả thế giới có vài thằng độc quyền chứ Việt làm gì có tàu? Mấy hãng tàu nó đéo dám đi qua đấy thì ăn cám hết
     
  8. Frederica_Bernkastel

    Frederica_Bernkastel Mega Man

    Tham gia ngày:
    5/12/19
    Bài viết:
    3,151
    Tàu Việt vẫn có, chăng qua nó nhỏ nên dân Việt ít nghe. Chứ hồi trước thằng nào buôn lậu dầu cho Nga & Iran sang TQ, tí thì bị Mỹ bắt ngoài khơi Iran đó !?
    Còn hãng tàu lớn thì TQ nó thiếu m gì.
     
    jumper thích bài này.
  9. ZzzOhhjiezzZ

    ZzzOhhjiezzZ Liu Kang, Champion of Earthrealm Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    21/8/06
    Bài viết:
    5,048
    xin cái link TQ vẫn dám đi qua biển đỏ
     
  10. Frederica_Bernkastel

    Frederica_Bernkastel Mega Man

    Tham gia ngày:
    5/12/19
    Bài viết:
    3,151
    GG k đến 5s đâu.
     
    FFVIIIFan11 thích bài này.
  11. daltons

    daltons Sam Fisher, Third Echelon Agent GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/1/09
    Bài viết:
    15,436
    Lên Marine Trafic mà coi đi bình thường , vẫn tấp nập
     
    FFVIIIFan11 and jumper like this.
  12. meoden1008

    meoden1008 Claude, S.A gang boss Berserker

    Tham gia ngày:
    9/12/19
    Bài viết:
    10,415
    lên

    Ngành dệt may Bangladesh lo mất khách về tay Việt Nam vì không còn được trợ cấp

    [​IMG]

    Bangladesh đã bắt đầu quá trình dỡ bỏ các chương trình trợ cấp và chuẩn bị thoát khỏi danh sách Quốc gia Kém Phát triển nhất (LDC) vào năm 2026. Tuy nhiên, điều này vấp phải sự phản đối từ ngành may mặc.
    Theo Nikkei Asia, chỉ vài tuần sau cuộc bầu cử với kết quả Thủ tướng Sheikh Hasina giành được nhiệm kỳ 5 năm tới, ngân hàng trung ương đã tuyên bố cắt giảm các ưu đãi xuất khẩu, đặc biệt nhắm vào ngành đem lại nguồn thu lớn là may mặc. Theo thông tư của ngân hàng, bước đi này nhằm tuân thủ các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới, trong đó nghiêm cấm các biện pháp trợ cấp khi một quốc gia thoát khỏi nhóm kém phát triển nhất.

    Sự thay đổi này nằm trong nỗ lực của quốc gia 170 triệu dân trong việc tái định vị nền kinh tế.

    Bangladesh đã đưa ra các ưu đãi bằng tiền mặt từ 1% đến 20% giá trị xuất khẩu đối với 43 sản phẩm. Tuy nhiên, ưu đãi dành cho hàng may mặc đã giảm từ 1% xuống 0,5%, trong khi ưu đãi dành cho sản phẩm da - mặt hàng có nguồn thu xuất khẩu lớn thứ 2 - đã giảm từ 10% xuống 0%.

    Hiện nay, phạm vi ưu đãi tổng thể là 0,5% đến 15%. Ngoài ra, các khoản hỗ trợ khai phá các mặt hàng mới như đay, cá đông lạnh và nông sản cũng bị cắt giảm từ 4% xuống 3%.

    Sự thay đổi này diễn ra vào thời điểm đầy thách thức đối với các nhà sản xuất hàng may mặc, vốn đang phải vật lộn với việc tăng lương, suy giảm đơn hàng và đồng tiền biến động.

    Ông Siddiqur Rahman, cựu chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc Bangladesh (BGMEA) nhấn mạnh rằng chính phủ không nhất thiết phải làm điều này ngay bây giờ.

    Ông nói: “Chính phủ có thể tiếp tục duy trì toàn bộ các ưu đãi thêm ít nhất một năm nữa. Việc cắt giảm các chương trình ưu đãi trong thời điểm khó khăn như hiện tại đang tác động tiêu cực cho chúng tôi”.

    Trong tháng 1, các công ty may mặc đã tăng lương bắt buộc 56% cho công nhân của họ.

    Ông nói, ngoài việc xuất khẩu chậm lại, "hiện chi phí vận chuyển hàng hóa đã tăng lên nhiều lần do xung đột Biển Đỏ. Làm sao chúng tôi có thể duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu nếu cắt giảm các chương trình hỗ trợ?”

    Dữ liệu từ Cục Xúc tiến Xuất khẩu Bangladesh (EPB) cho thấy các sản phẩm may mặc chiếm phần lớn ưu đãi bằng tiền mặt - gần 65%, tương đương khoảng 750 triệu USD - trong năm tài chính vừa qua.

    Chủ tịch BGMEA, ông Faruque Hasasn phát biểu trong một cuộc họp báo rằng việc cắt giảm ưu đãi có thể ảnh hưởng "nghiêm trọng" đến khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu, với một lượng lớn đơn đặt hàng sẽ đến tay các đối thủ như Việt Nam và Ấn Độ.

    Các công ty có thể sẽ phải tăng giá bán để duy trì lợi nhuận. Tuy nhiên, điều này lại đem đến lợi thế cho các đối thủ cạnh tranh.

    Tương tự như vậy, các nhà xuất khẩu da cũng phàn nàn rằng có thể sẽ xảy ra một cú sốc lớn.

    Ông Shaheen Ahmed, chủ tịch Hiệp hội thợ thuộc da Bangladesh (BTA), cho biết: “Chính phủ liên tục thúc đẩy chúng tôi tăng xuất khẩu để họ có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào một sản phẩm. Nhưng bây giờ họ đã cắt giảm hoàn toàn các ưu đãi dành cho da. Điều đó thật khó hiểu."

    Tuy nhiên, chính phủ có một quan điểm khác.

    Trả lời phỏng vấn Nikkei Asia, ông A.H.M Ahsan, Cục phó Cục Xúc tiến Xuất khẩu, thừa nhận rằng rằng chính phủ sẽ khó khăn một khi Bangladesh mất vị thế LDC - một phân loại của Liên Hợp Quốc miễn thuế cho các quốc gia nghèo nhất đối với hàng xuất khẩu sang các nước phát triển.

    Tuy nhiên, Bangladesh đã đáp ứng được các tiêu chí để thoát khỏi vị thế là một trong những nước nghèo nhất.

    Ông Ahsan nói: “Chỉ còn hơn hai năm nữa là Bangladesh thoát khỏi vị thế là một trong những nước nghèo nhất. Vì vậy, thay vì giành lấy ưu đãi trước mắt, chúng tôi đang chuẩn bị dần dần cho các nhà xuất khẩu”.

    Ông cũng cam kết rằng chính phủ sẽ tìm cách giúp đỡ các nhà xuất khẩu thông qua các phương tiện thay thế ngay cả sau khi LDC mất đi.

    “Bộ Thương mại đang nghiên cứu cách các nước đang phát triển khác trợ cấp cho lĩnh vực xuất khẩu của họ để định hình các chiến lược hỗ trợ trong tương lai.”

    Bất chấp sự phản đối từ các nhà sản xuất hàng may mặc, các nhà phân tích coi việc cắt giảm trợ cấp là một sự thay đổi cần thiết. Họ cho rằng những khoản trợ cấp trước đây chủ yếu có lợi cho người người mua và người tiêu dùng phương Tây hơn là sự phát triển của chính Bangladesh.

    Ông Zahid Hussain, cựu chuyên gia kinh tế trưởng tại văn phòng Dhaka của Ngân hàng Thế giới cho biết: “Tôi tin rằng đây là một bước đi đúng hướng”. "Sau năm 2026, Bangladesh sẽ mất đi sự đối xử đặc biệt với tư cách là một nước LDC cho phép trợ cấp xuất khẩu. Do đó, điều quan trọng là phải bắt đầu dỡ bỏ trợ cấp."

    Ông Hussain cho biết các nhà xuất khẩu đã được hưởng lợi từ sự mất giá lớn của đồng taka, đồng nội tệ, trong hai năm qua mặc dù việc điều chỉnh tỷ giá chính thức chưa theo kịp tỷ giá thị trường. Ông nói: “Chế độ trợ cấp dù sao cũng cần hợp lý hóa vì nó không đạt được mục tiêu đa dạng hóa xuất khẩu”.

    Ông Akhter Mahmood, một nhà kinh tế học ở Washington, cho biết ông không ngạc nhiên khi các doanh nghiệp Bangladesh phàn nàn về việc cắt giảm ưu đãi. "Ai lại không muốn nhận trợ cấp, đặc biệt nếu những khoản trợ cấp này không kèm theo kỷ luật thực hiện?" ông nó.

    Ông cho biết sự hỗ trợ như vậy phải có điều kiện về hiệu quả hoạt động và mang lại sự thay đổi như mong muốn chứ không chỉ duy trì hiện trạng.

    Ông nói: “Thay đổi có nghĩa là cải thiện năng suất, đổi mới, phát triển sản phẩm, đa dạng hóa xuất khẩu cả về thị trường mới và sản phẩm mới, đồng thời áp dụng các thực hành xã hội và môi trường tốt”.

    Về lâu dài, ông hy vọng rằng "việc rút trợ cấp có thể tạo ra động lực để các công ty hoạt động hiệu quả và đổi mới hơn".

    Ông Mahmood nói: “Trở nên hiệu quả và đổi mới hơn sẽ là cách tốt nhất để cạnh tranh trên thế giới. Vì vậy, việc rút lại trợ cấp thực sự sẽ là điều tốt. Điều này cũng giúp loại bỏ một số công ty hoạt động kém hiệu quả.”

    https://vietnambiz.vn/nganh-det-may...-vi-khong-con-duoc-tro-cap-20242617326849.htm
     
  13. jumper

    jumper Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/6/03
    Bài viết:
    26,896
    xanh chưa ?
    xanh mặt chưa ?
     
    Frederica_Bernkastel thích bài này.
  14. Darkwolf.vn

    Darkwolf.vn Dante, the strongest Demon Slayer ✟ Grim Reaper ✟ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/12/06
    Bài viết:
    14,003
    Nơi ở:
    CosmoEntelecheia
    Ngon
    Giảm bớt trợ cấp ưu đãi các kiểu để rồi xem các bợn mặt tái chọn xanh hay chọn giá pepe-1
     

Chia sẻ trang này