Sau khi được cơ quan quản lý y tế Mỹ và châu Âu cho phép dùng điều trị bổ trợ cho bệnh nhân bị u ác tính, vắc xin mRNA ngừa ung thư có thể sẽ ra mắt vào năm 2025. Công ty Moderna tuyên bố vắc xin ngừa ung thư sẽ có vào năm 2025 - Ảnh: CNBC Cơ quan FDA Mỹ và EMA châu Âu mới đây lần lượt cấp chỉ định và công nhận liệu pháp mRNA (mRNA-4157) kết hợp với thuốc trị ung thư Keytruda để điều trị bổ trợ cho bệnh nhân u ác tính. Trước đó, hai hãng dược Moderna và Merck đã đưa ra những kết quả đầy hứa hẹn từ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2b, nghiên cứu sự kết hợp giữa liệu pháp mRNA và thuốc điều trị ung thư Keytruda để điều trị khối u ác tính, theo trang tin y tế MedScap. Nguy cơ tái phát ung thư giảm một nửa Công ty dược phẩm Moderna công bố kết quả thử nghiệm giai đoạn 2b kết hợp liệu pháp mRNA (mRNA-4157) với thuốc trị ung thư Keytruda, ký hiệu Keynote-942 (còn gọi là pembrolizumab) của Công ty dược đa quốc gia Merck. Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên giữa Keynote-942/mRNA-4157 được thực hiện trên những bệnh nhân có khối u ác tính có nguy cơ tái phát cao (giai đoạn III/IV) sau khi cắt bỏ hoàn toàn khối u. Kết quả cho thấy sự kết hợp mRNA-4157 (V940) và Keynote-942 tiếp tục cải thiện tỉ lệ sống sót, không di căn xa so với chỉ dùng Keynote-942 đơn thuần, giúp giảm 62% nguy cơ phát triển di căn xa hoặc tử vong. Ông Kyle Holen, phó chủ tịch cấp cao của Công ty Moderna, cho biết: "Nghiên cứu Keynote-942/mRNA-4157 là minh chứng đầu tiên về hiệu quả của phương pháp điều trị ung thư bằng sử dụng liệu pháp mRNA". "Vắc xin mRNA chống ung thư sẽ ra mắt năm 2025" So với dùng Keytruda đơn thuần, phương pháp điều trị kết hợp này gây phản ứng phụ không đáng kể: 25% bệnh nhân ung thư từ độ 3 trở lên báo cáo gặp phản ứng phụ khi dùng mRNA-4157/Keynote-942, so với 20% chỉ dùng riêng Keynote-942. Các tác dụng phụ phổ biến nhất do mRNA-4157 là mệt mỏi (60,6%), đau tại chỗ tiêm (56,7%) và ớn lạnh (49%). Dựa trên dữ liệu từ nghiên cứu Keynote-942/mRNA-4157-P201 giai đoạn 2b, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) và Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) đã cấp chỉ định và công nhận liệu pháp này để điều trị bổ trợ cho bệnh nhân u ác tính có nguy cơ cao. Sau khi được triển khai điều trị bổ trợ cho những bệnh nhân bị u ác tính đã được cắt bỏ khối u, ông Stéphane Bancel, tổng giám đốc Moderna, tin rằng vắc xin mRNA ngừa khối u ác tính có thể có vào năm 2025. https://tuoitre.vn/vac-xin-mrna-ngua-ung-thu-sap-thanh-hien-thuc-20240119165218446.htm
Căn bệnh kiếm núi tiền cho Big Pharma làm gì dễ trị thế mà ko bị biến chứng đánh đổi gì đó À mà đã confirm vaccine covid gây cục máu đông r nhỉ, lại nhớ đợt sau tiêm ai mà nói mấy cái này là bị mấy thằng ngu bị truyền thông dắt mũi vào chửi rủa các kiểu
Ơ mà thế là 'nhờ' có con covid thì mới có công nghệ mRNA để có thuốc trị ung thư sắp tới, quá tuyệt vời
50/50_là 1 con số tương đối rất lớn đấy fen, trước giờ ung thư cứ sau 1 thời gian ngắn là tái phát, nên trong y khoa mới quy định sau 05 năm ko tái phát coi như khỏi bệnh ( dù năm thứ 06 tái phát vẫn ko tính)
VD tỉ lệ tái phát ung thư sau điều trị là 1%, thì sau khi bỏ tiền tiêm vaccine tỉ lệ tái ứng thư sẽ chỉ còn 0.5% Còn tỉ lệ trúng side effects khác là bao nhiêu chưa đủ thông tin nên chưa công bố vội
chít vô gây huyết khối chưa đến tuổi ung thư đã nhồi máu não/cơ tim chết cmnr thì nàm sao mà ung thư tỉ lệ ng chết vì ung thư chả giảm mạnh
Ung thư đâu ra kiếm núi tiền?Bọn nó kiếm tiền từ tim mạch,huyết áp,tiểu đường,dạ dày mới là nhiều nhất.Ung thư tính ra kiếm bằng số lẻ bọn kia. Covid kiểu ra gấp để kịp tiến độ.Giờ ko gấp thì phải thử chán chê mới đc cấp phép
Vaccine này theo chuẩn thông thường, ko phải tình huống khẩn cấp như Covid nên chặt chẽ lắm, theo rule thường khi chấp thuận 1 loại vaccine kéo dài 5 - 10 năm là bình thường. Quan trọng là tác dụng bao nhiêu loại k và giá tiền để public ko. Bây giờ cũng nhiều liệu pháp trị K, nhưng ko phải loại K nào cũng trị dc, và có những liệu pháp chỉ có triệu phú mới đủ tiền chi trả. Nói chung có là zui rồi