Muôn sắc thái những cung đường tuần tra biên giới ở Hà Giang (laodong.vn) Hà Giang - Trên những cung đường tuần tra biên giới giữa bạt ngàn núi đá tai mèo, bước chân của người lính biên phòng vẫn không ngừng nghỉ mang trong mình sứ mệnh giữ bình yên cho biên cương Tổ quốc. Một cuộc tuần tra liên hợp giữa Đồn Biên phòng Sơn Vĩ - BĐBP tỉnh Hà Giang với Đồn Công an biên cảnh Điền Bồng, Phân trạm Hòa Bình (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) tại khu vực Cột mốc 492 thuộc địa phận xã Sơn Vĩ, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) diễn ra trong những ngày cuối cùng của năm 2023. Quá trình tuần tra, kiểm soát liên hợp đảm bảo nguyên trạng đường biên, cột mốc. Ngoài ra các lực lượng kết hợp phát tờ rơi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cư dân hai bên biên giới. Chào Cột mốc, một nghi thức thiêng liêng của các chiến sĩ Biên phòng. Đồn Biên phòng Sơn Vĩ được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đoạn biên giới dài hơn 17 km tiếp giáp với huyện Phú Ninh, tỉnh Vân Nam và huyện Nà Pô, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) với tổng số 35 cột mốc, trong đó 30 mốc chính, 5 mốc phụ. Hoạt động tuần tra liên hợp không chỉ góp phần bảo vệ đường biên, mốc giới mà còn tăng cường tình hữu nghị, hợp tác, phát triển giữa 2 nước. Cuối tháng 1 vừa qua, khi băng giá phủ kín các cung đường tuần tra biên giới Hà Giang, bước chân của các chiến sĩ Đồn Biên phòng Sơn Vĩ vẫn không ngừng nghỉ. Lá cờ đỏ sao vàng tung bay giữa bắng giá trắng xoá nơi miền biên giới khẳng định chủ quyền thiêng thiêng của Tổ quốc. Theo Thiếu tá Nguyễn Công Sơn - Đồn trưởng Đồn Biên Phòng Sơn Vĩ, hoạt động tuần tra biên giới được đơn vị duy trì thường xuyên nhằm kiểm tra, kiểm soát chặt biên giới không để những vụ việc vi phạm quy chế biên giới xảy ra. Hoạt động tuần tra được tăng cường vào dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán để duy trì ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn biên giới. Một mùa xuân mới lại về trên khắp các miền biên cương Tổ quốc với những hi sinh thầm lặng của người lính Biên phòng. Lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Hà Giang hiện quản lý trên 277 km đường biên giới tiếp giáp hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc) với địa hình hiểm trở, chia cắt trải dài tại 7 huyện, với 32 xã và 2 thị trấn, dân số trên 113.000 người trong đó chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số.
Hàng rào mà Thiên Triều build chống tầng lớp lao động cần lao Đông Lào chui sang hịn nhể Trên Youtube có thằng làm kênh cuộc sống lao động chui ở Đông Hưng. Thuê cái phòng trọ trong 1 cái nhà nghỉ 1 triệu vnd 1 tháng. Rẻ vcl
Đông Hưng chỉ tương đương với cấp thị trấn vùng biên của VN, có gì mà k rẻ. Ra ngoại ô HN thuê phòng đã có giá đó r.
HG địa hình hiểm trở nhất thì nói thôi chứ có gì đâu Chọn 1 đơn vị nổi bật lên thôi, chứ lên hết thì lại ko có điểm nhấn
Thấy mâý lão VN kể thì dân mình buôn bán combat với dân TQ rất nhiều ở Đông Hưng là khác , thời xưa hơn nữa giết vứt xác là bình thường
Nếu nói về độ khổ cực thì lai châu căng hơn. Địa hình tởm hơn cả về rừng rú và núi. đã thế còn là con đường thâm nhập ma tuý từ tam giác vàng cùng với điện biên, sơn la. Đường xá thì ko đc đầu tư như hà giang cmnl. Biên giới phía hà giang, cao bằng, quảng ninh, lạng sơn tuy là sát với khu tự trị dân tộc choang nhưng cũng có nguy hiểm éo gì đâu, còn nếu sợ tàu nó tràn qua thì đéo đến lượt hà giang, nó sẽ qua lạng sơn hoặc lào cai, cái này thì chính dân bọn nó tính mà mình thấy hợp lý vkl. 2 nơi này trên đất nó cũng làm một đống hầm cho pháo binh sát biên giới luôn. Còn về vụ bài báo chắc là dễ lấy đc ảnh đẹp, nơi nổi tiếng, rồi dễ tác nghiệp. chứ như lai châu thì quân đội lại chẳng khổ như choá khi phải cắm bản với dân
Gần biên giới một đống bản làng, dân canh tác ruộng bậc thang cũng một đống. Tuy là nhiều núi đá trơ trọi nhưng rừng cũng ko thiếu, ko thể bảo là ko có nước được. Hệ thống sông dày bậc nhất vùng đông bắc cmnl. Nếu bảo thiếu nước thì tây bắc cụ thể lai châu còn thiếu hơn, nghèo vkl luôn
Đố anh thuê được phòng theo tiêu chuẩn nhà nghỉ có điều hòa, nóng lạnh, wc riêng theo tháng ở Móng Cái, Lạng Sơn, Lào Cai với giá đó đấy
Ngày xưa thì có thể có nhưng giờ thì khó lắm các bác nha toàn dân mình phạm pháp tính đường trốn qua biên thôi, nhưng bị xích hết, kể cả dân TQ đi qua MC cũng bị xích rồi áp trả về lại TQ Dân cả 2 bên bây giờ hiền hòa rùi, chỉ muốn mục đích chung là giao thương, buôn bán với du lịch thôi, 2 bên còn kiếm ăn Vụ combat từ trước giờ thì nhiều vụ, nhưng vụ 2004 này là 1 trong vụ căng nhất, 2 bên ném đá nhau, vụ này nhìn thì trông đơn giản nhưng có đổ xưong máu, có thiệt mạng bên TQ nó bồi đất lấn sang bên mình, ở những chỗ chưa có cột mốc đánh dấu 2 bên, đặc biệt ở những địa phần gần sông nước