[TN] Vì sao 4 máy bay Airbus A321 đang bị bỏ phí không được khai thác?

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi daltons, 1/4/24.

  1. daltons

    daltons Sam Fisher, Third Echelon Agent GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/1/09
    Bài viết:
    15,436
    Giữa lúc ngành hàng không khan hiếm máy bay, thì có tới 4 chiếc Airbus A321 mang quốc tịch Guernsey, nằm không tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất hơn năm nay không được mang ra khai thác, cũng không thể xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

    Đằng sau câu chuyện kỳ lạ này không chỉ là việc thủ tục xuất khẩu không hợp lệ mà còn là kế hoạch “thâu tóm” máy bay đầy bất thường từ một "quỹ kền kền" nước ngoài.

    Kịch bản “thâu tóm” máy bay
    Được biết, 4 chiếc A321 này sản xuất theo đặt hàng riêng của một hãng hàng không trong nước, trên cơ sở phương thức thuê mua máy bay với các công ty tài chính Nhật Bản, do các ngân hàng nước ngoài dàn xếp và tài trợ vốn. Hãng bay Việt Nam đã trả số tiền thuê mua và mua phần vốn đối ứng với giá trị hơn 76 triệu USD.

    [​IMG]
    4 chiếc máy bay A321 đang nằm không do vướng tranh chấp

    Song bất ngờ vào tháng 11.2021 - giữa lúc dịch bệnh Covid-19 căng thẳng nhất, các thành phố của Việt Nam, nhất là TP.HCM phải giãn cách nghiêm ngặt - các ngân hàng nước ngoài đã đột ngột đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê mua và bán khoản vay kèm theo tài sản đảm bảo là máy bay cho Fitzwalter Capital Partners (Financial Trading) Limited (gọi tắt là FWC).

    Từ đây, kế hoạch thâu tóm tinh vi, chuẩn bị kỹ lưỡng đã được bắt đầu. Điểm bất thường đầu tiên là FWC chỉ mới được thành lập tháng 9.2021, trước thời điểm mua lại khoản vay chỉ hơn 1 tháng.

    Nhưng điều thật sự khó hiểu là các ngân hàng nổi tiếng và uy tín lâu đời dù đã thống nhất với hãng hàng không giãn khoản thanh toán 7 triệu USD (cho tổng 1 kỳ thanh toán của 4 chiếc A321) trong thời gian giãn cách xã hội, lại đột ngột bán khoản vay hàng trăm triệu USD cho một công ty có tuổi đời chỉ vỏn vẹn hơn 1 tháng tuổi?

    FWC tự giới thiệu mình là một công ty đầu tư tư nhân toàn cầu, đầu tư đa dạng ngành nghề, lĩnh vực và tài sản, bao gồm cả máy bay nhưng không cho thấy FWC có bất kỳ hoạt động đầu tư cụ thể nào. Công ty này cũng không hề sở hữu bất kỳ máy bay nào hay có bất kỳ hoạt động nào liên quan đến hàng không hay cho thuê máy bay.

    Các luật sư của hãng hàng không cho rằng việc chấm dứt hợp đồng thuê kèm quyền mua 4 chiếc A321 của các ngân hàng là hoàn toàn bất hợp pháp. Đạo đức kinh doanh và thông lệ cũng không cho phép ngân hàng đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê mua dài hạn, ổn định mà hãng hàng không đang thanh toán đều đặn cho ngân hàng, nhất là khi đã đồng ý giãn 1 kỳ thanh toán.

    Tìm hiểu sâu hơn về FWC và quá trình thâu tóm 4 máy bay trên càng thấy bất thường. FWC sau khi mua lại khoản vay từ ngân hàng đã chuyển giao quyền cho FW Aviation (Holdings) 1 Limited (gọi tắt là FWA) - một quỹ mới tinh được thành lập vào tháng 10.2021, một tháng trước sự việc chấm dứt hợp đồng không hợp lệ của ngân hàng, nhằm mục đích chiếm hữu máy bay đang khai thác của hãng hàng không với giá rẻ mạt.

    Hiện nay, FWA và hãng bay Việt Nam là các bên liên quan trong vụ tranh chấp tại Tòa án Anh, song chưa có lịch xét xử.

    Trong thời gian chờ phán quyết cuối cùng của Tòa án Anh, FWA và hãng hàng không của Việt Nam thống nhất tạm thời bàn giao các máy bay trên cơ sở “nguyên trạng và tại chỗ” nhằm mục đích giảm thiểu chi phí, thiệt hại phát sinh. Đồng thời, tạo tiền đề thiện chí phục vụ cho dự định đàm phán thương mại giữa hai bên để máy bay tiếp tục được khai thác trong khi chờ quyết định cuối cùng giữa các bên hoặc của tòa án.

    Tuy nhiên, ngay sau khi nhận bàn giao các máy bay và hồ sơ kỹ thuật đi kèm, FWA đã nhanh chóng tiến hành xóa đăng ký quốc tịch Việt Nam và đăng ký quốc tịch Guernsey, một hòn đảo nhỏ, cho cả 4 chiếc A321.

    Điểm bất thường nữa là tên 4 công ty sở hữu 4 máy bay trên là FWA 8906, FWA 8937, FWA 8577, FWA 8592 được đặt tên theo mã số xuất xưởng của 4 máy bay. Song khi 4 công ty trên được thành lập (ngày 27.10.2021), FWC chưa hề mua lại các khoản vay từ các ngân hàng.

    Câu hỏi là tại sao FWA có thể “tiên đoán" trước được họ sẽ sở hữu các máy bay trong tương lai để mà đặt tên các công ty trùng khớp như vậy tại thời điểm thành lập?

    Phải chăng đã có sự thỏa thuận ngầm giữa các "ông chủ" của FitzWalter với các ngân hàng chủ nợ của hãng hàng không Việt Nam về việc mua bán các khoản vay trước đó? Mục đích đặc biệt của các công ty này chính là để cưỡng chiếm máy bay, mà việc đưa tranh chấp ra Tòa án Anh là một phần trong kế hoạch được xây dựng công phu, tỉ mỉ và được khởi động vào thời điểm các hãng bay toàn cầu dễ tổn thương nhất bởi đại dịch Covid-19.

    FWA đang muốn “xuất khẩu chui” máy bay khỏi Việt Nam?
    Với quá trình thâu tóm 4 chiếc A321 đầy bất thường, FWA đang muốn đẩy nhanh việc mang máy bay ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, “danh không chính nên ngôn bất thuận”, khi nộp hồ sơ xin thay đổi quốc tịch máy bay từ Việt Nam sang Guersney, FWA đã không xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    Do máy bay đã đăng ký quốc tịch Guersney, nên Cục Hàng không Việt Nam không còn quyền tài phán với máy bay mang quốc tịch nước khác và không thể cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu theo quy định tại Thông tư 01/2011/TT-BGTVT của Bộ GTVT.

    [​IMG]
    Vụ tranh chấp máy bay cho thấy đang xuất hiện một cách thức mới để thâu tóm bất hợp pháp tài sản của các doanh nghiệp Việt Nam

    CTV


    Trong một văn bản trả lời FWA, Cục Hàng không nêu rõ “không nhận được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu theo quy định” cho FWA. Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 19 luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 và điểm a, khoản 1 Điều 10 Nghị định số 68/2915/NĐ-CP, một trong các điều kiện để xuất khẩu máy bay là “có Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu còn hiệu lực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp”.

    Được biết, Cục Hàng không và Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) đều đã có công văn khẳng định Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu còn hiệu lực là yêu cầu bắt buộc để làm thủ tục xuất khẩu máy bay.

    Để trốn thủ tục, FWA đã xin Cục Hàng không cấp phép bay ferry (bay chuyển vùng quốc tế), nhằm đưa máy bay ra khỏi Việt Nam mà không cần làm thủ tục xuất khẩu. Trường hợp FWA đưa máy bay ra khỏi Việt Nam trong lúc chờ phán quyết của tòa án, hệ lụy về thuế có thể tính tới hàng trăm triệu USD.

    Các chuyên gia pháp lý cũng khẳng định, 4 máy bay trên không được phép bay ra khỏi lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục xuất khẩu. Lý do theo khoản 4 Điều 39 luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006, trong trường hợp các bên cho rằng hợp đồng thuê máy bay đã chấm dứt hiệu lực thì phải thực hiện “tái xuất máy bay thuê” chứ không phải là thực hiện bay ferry.

    Ngoài ra, Nghị định 125/2015/NĐ-CP của Chính phủ yêu cầu “phép bay” phải nêu rõ mục đích chuyến bay, nếu FWA chỉ xin ghi mục đích bay là ferry trong phép bay là không đúng quy định. Như vậy, FWA không thể “xuất khẩu chui" bằng hình thức bay ferry mà vẫn phải xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu.

    Hiện, tòa kinh tế tại Việt Nam đã thụ lý đơn khởi kiện của hãng hàng không đối với các ngân hàng nước ngoài về việc chấm dứt bất hợp pháp các hợp đồng thuê mua máy bay trong thời gian giãn cách xã hội gây thiệt hại cho hãng hàng không, khiến những máy bay mới trong đội máy bay của Việt Nam phải tạm ngưng hoạt động. Như vậy, 4 máy bay này đang là tài sản, đối tượng tranh chấp của vụ kiện đang thụ lý tại Việt Nam.

    Những điểm bất thường trong vụ tranh chấp giữa FWA và hãng bay Việt Nam cũng cho thấy, đang xuất hiện một cách thức mới để thâu tóm bất hợp pháp và trốn xuất khẩu tài sản của Việt Nam, mang tài sản trái phép khỏi Việt Nam trong lúc tòa án chưa có phán quyết.
    https://thanhnien.vn/vi-sao-4-may-b...i-khong-duoc-khai-thac-185240401143324949.htm

    Thày nào làm nghề pháp chế cắt nghĩa đc khum, đọc ko hiểu gì sấttam-2-gif
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/4/24
  2. mokubahg

    mokubahg The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/9/09
    Bài viết:
    2,125
    đặc sản tư bản cần gì phải hiểu
    Dm bọn tây lông
     
  3. lang băm

    lang băm You Must Construct Additional Pylons

    Tham gia ngày:
    18/4/18
    Bài viết:
    8,989
    Việt nam hơn 20 năm hội nhập rồi mà còn bị bọn tư bẩn ăn luôn 4 chiếc máy bay ah
    luật sư việt nam kém hay là do bọn tư bẩn quá giỏi?
     
  4. aramir

    aramir Commander Shepard Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/7/05
    Bài viết:
    18,734
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Nó với ngân hàng ra tay trước rồi, cái chính là vị thế VN quá bé nhỏ để gây sức ép đc với chúng nó thôi
     
  5. tuandatle

    tuandatle Samus Aran the Bounty Hunter Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/6/07
    Bài viết:
    6,125
    Nơi ở:
    Auburn, WA, USA
    Dò số là biết ngay hãng nào luôn. Vụ này lâu rồi giờ mới lên báo VN, báo nước ngoài cũng ít có bài.
     
  6. thangcb2

    thangcb2 Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    4/10/21
    Bài viết:
    752
    Chị Thảo đã xem
     
  7. nhinhonhinho

    nhinhonhinho Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/9/07
    Bài viết:
    14,484
    Nhiều yếu tố nhưng chủ yếu là bọn nước ngoài nó có combo giỏi + giàu + thế lực
     
    Nhật Bình thích bài này.
  8. shuri711

    shuri711 Vác Cứng ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    31/8/08
    Bài viết:
    7,029
    riêng vụ này mà bọn tư bản định lừa chúng ta thì các bác ở trên cứ chơi luật rừng giùm, cho bè lũ tư bẩn biết sự ưu việt của chế đ...
     
  9. rebaron

    rebaron Sora, Wielder of Keyblades GameOver

    Tham gia ngày:
    22/8/21
    Bài viết:
    12,043
    Thông tin mới vụ 4 máy bay Airbus 321 nằm “đắp chiếu”
    NHÓM PV - Thứ ba, 09/04/2024 18:30 (GMT+7)
    [​IMG]
    Báo Lao Động vừa đăng tải thông tin 4 chiếc máy bay Airbus 321 (A321) đang nằm “đắp chiếu” tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Sau khi đăng tải, báo tiếp nhận nhiều thông tin mới.

    [​IMG]
    Việt Nam đang trong tình trạng thiếu hụt máy bay. Ảnh: PV
    Bộ GTVT họp khẩn với các bộ, ngành về thiếu hụt máy bay

    Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ ngày 3.4.2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã báo cáo khó khăn của ngành hàng không Việt Nam.

    Theo đó, số máy bay thương mại giảm mạnh, nhiều đường bay trong nước bị cắt hoặc giảm tần suất, làm tăng giá vé máy bay, ảnh hưởng đến phát triển du lịch và nhu cầu đi lại của nhân dân.

    Bộ trưởng cũng kiến nghị khẩn trương nghiên cứu, có giải pháp, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hàng không duy trì đường bay, số máy bay thương mại, hạn chế ảnh hưởng lên giá vé, việc di chuyển của người dân và phát triển du lịch trong nước.

    Được biết, ngay sau phiên họp Chính phủ, ngày 5.4.2024, Bộ Giao thông Vận tải đã tổ chức cuộc họp với các bộ, ngành bàn về việc thực thi Công ước Cape Town, Nghị định thư Cape Town và Công ước Chicago cũng như các giải pháp khắc phục tình trạng thiếu máy bay hiện nay, nhất là trong bối cảnh các cơ quan báo chí đưa tin nhiều về tình trạng 4 máy bay từng thuộc đội tàu bay của Việt Nam đang bị bỏ phí không được khai thác.

    Cuộc họp do Bộ Giao thông Vận tải chủ trì với sự tham gia của lãnh đạo Cục Hàng không, Vụ Pháp chế Bộ Giao thông Vận tải và đại diện Bộ Tư pháp, Tổng cục Hải quan, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Ngoại giao…

    Việt Nam tuân thủ đầy đủ Công ước

    Tại cuộc họp, đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp khẳng định pháp luật Việt Nam đã nội luật hóa và tuân thủ các quy định của các điều ước quốc tế nêu trên; không hề có mâu thuẫn hay xung đột giữa pháp luật trong nước và các điều ước quốc tế về hàng không. Trên thực tế, có thể đánh giá Việt Nam đã và đang tuân thủ tốt nghĩa vụ thành viên Cape Town.

    Liên quan đến 4 tàu bay của hãng hàng không Việt Nam tạm nhập hiện đang chờ phán quyết cuối cùng của Tòa án Anh và Tòa án Hà Nội về các tranh chấp liên quan, các cơ quan tham dự cuộc họp đều nhất trí cho rằng, trong khi chờ Tòa án ra quyết định cuối cùng, các tàu bay trên đã được xóa quốc tịch Việt Nam và bàn giao cho bên có quyền lợi là FWA theo đúng quy định và Công ước Cape Town, Nghị định thư Cape Town và Công ước Chicago.

    Các tàu bay này hiện đã đăng ký quốc tịch nước khác (Guernsey) nên Việt Nam không còn quyền tài phán, đồng nghĩa không thể cấp giấy tờ gì liên quan cho những tàu bay này.

    [​IMG]
    Vé máy bay hiện nay không chỉ tăng cao mà còn khan hiếm. Ảnh: Phóng viên
    [​IMG]
    Máy bay nằm "đắp chiếu" ở sân bay. Ảnh: Phóng viên
    [​IMG]
    Máy bay trong nước vốn rơi vào tình trạng thiếu hụt. Ảnh: Phóng viên
    Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu là tài liệu bắt buộc không thể thay thế

    Theo quy định của Nghị định thư Cape Town, việc áp dụng các biện pháp khắc phục cho các chủ tàu liên quan đến tàu bay (trong đó có xuất khẩu tàu bay) bắt buộc phải tuân thủ các luật và quy định về an toàn hàng không của quốc gia có liên quan.

    Trong trường hợp 4 tàu bay trên, việc xuất khẩu tàu bay khỏi Việt Nam bắt buộc phải tuân thủ các quy định xuất khẩu của cơ quan Hải quan, tuân thủ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014), Nghị định 68/2015/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 07/2019/NĐ-CP) và các văn bản có liên quan khác.

    Tại cuộc họp, đại diện Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Hải quan đều nhất trí cho rằng Việt Nam đã làm tốt công ước Cape Town và việc xuất khẩu tàu bay bắt buộc phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu do Cục Hàng không Việt Nam cấp theo quy định tại Nghị định 68/2015/NĐ-CP.

    Các cơ quan này nhấn mạnh không thể dùng các giấy tờ khác như Công văn xác nhận tình trạng kỹ thuật an toàn bay thay thế cho Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu.

    Đáng chú ý, đại diện các cơ quan cũng cảnh báo nguy cơ Việt Nam bị các cổ đông của hãng hàng không là nhà đầu tư nước ngoài kiện nếu làm không đúng pháp luật, làm ảnh hưởng quyền lợi của các nhà đầu tư.

    Trước đó, ngày 27.3.2024, Tổng cục Hải quan cũng đã có Công văn số 1265/TCHQ-GSQL gửi cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội khẳng định đối với 4 tàu bay khi làm hồ sơ hải quan để xuất khẩu thì trong hồ sơ cần có “Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu còn hiệu lực do Cục Hàng không Việt Nam cấp theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định số 68/2015/NĐ-CP ngày 18.8.2015 của Chính phủ được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 64/2022/NĐ-CƠ ngày 15.9.2022 của Chính phủ”.

    Cục Hàng không Việt Nam hiện nay không có quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu

    Theo quy định hiện hành đối với các tàu bay đăng ký quốc tịch Việt Nam trước khi xuất khẩu và đăng ký quốc tịch nước khác thì Cục Hàng không có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu.

    Tuy nhiên, các tàu bay trên đã xóa quốc tịch Việt Nam và ngay lập tức đã đăng ký quốc tịch Guersney mà không đề nghị cấp Giấp chứng nhận bay xuất khẩu.

    Do đó, Cục Hàng không Việt Nam không còn quyền tài phán với tàu bay mang quốc tịch nước khác và không thể cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu theo quy định tại Thông tư 01/2011/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải.

    Theo tìm hiểu, Cục Hàng không Việt Nam đã nhiều lần có văn bản khẳng định Cục đã hết quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu với 4 tàu bay này.

    Công văn số 5530/CHK-TCATB trả lời FWA, Cục Hàng không Việt Nam cho biết, tàu bay A321 được Cục Hàng không Việt Nam cấp Giấy chứng nhận xóa quốc tịch tàu bay tháng 1.2023 theo đề nghị của FWA.

    Thời điểm đó, FWA không đề nghị Cục Hàng không Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu. Theo thông lệ và quy trình thực hiện, Cục Hàng không Việt Nam sẽ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu ngay sau khi tàu bay được xóa quốc tịch Việt Nam trước khi đăng ký quốc tịch nước khác.

    Tuy nhiên việc xóa quốc tịch của các tàu A321 đến nay đã quá 6 tháng theo quy định, nên Cục Hàng không Việt Nam chỉ có thể xác nhận tình trạng kỹ thuật hiện tại của tàu bay mà không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu.

    Như vậy, không có điều kiện bắt buộc là Giấy chứng nhận điều kiện bay xuất khẩu, FWA không thể đưa tàu bay khỏi Việt Nam.

    Trường hợp nếu Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy này cho FWA thì có thể vi phạm các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

    Bên cạnh đó, trong công văn 578/SB-GSKS gửi Cục Hàng không Việt Nam và các đơn vị liên quan, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Cục Hải quan TPHCM “đề nghị các đơn vị Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ Hàng không miền Nam, Cảng vụ Hàng không miền Bắc phối hợp giám sát và thông báo kịp thời cho Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất trước khi có phát sinh cấp phép bay đối với 4 tàu bay”.

    Đồng thời văn bản nêu rõ 4 tàu bay A321 đã làm thủ tục tạm nhập, nhưng hồ sơ tái xuất lô hàng chưa đáp ứng quy định về hồ sơ thủ tục hải quan. 4 tàu bay này cũng đang liên quan đến tranh chấp tại Tòa án Anh và Tòa án Nhân dân TP Hà Nội.

    Vì thế, để đảm bảo việc giám sát hải quan với hàng hóa chưa hoàn tất thủ tục hải quan, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất đề nghị Cục Hàng không Việt Nam và các Cảng vụ Hàng không miền Nam và miền Bắc phối hợp giám sát và thông báo trước khi có phát sinh cấp phép bay với 4 tàu bay trên.

    Theo thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam, Hãng bay hiện đang vận hành trên 100 tàu bay và tất cả các công ty thuê mua tàu bay đều hợp tác để đội tàu bay khai thác phục vụ thị trường hàng không.

    Chỉ duy nhất FWA đã xóa đăng ký quốc tịch Việt Nam, đăng ký tàu bay tại nước khác và tìm cách lấy tàu không hợp lệ khỏi Việt Nam và hoàn toàn không thống nhất với hãng Hàng không đang khai thác tàu bay.

    Hiện, tòa án có thẩm quyền tại Việt Nam đã thụ lý đơn khởi kiện của hãng hàng không đối với các ngân hàng nước ngoài về việc chấm dứt bất hợp pháp các hợp đồng thuê mua tàu bay trong thời gian giãn cách xã hội đại dịch COVID-19, gây thiệt hại cho hãng hàng không, khiến những tàu bay mới trong đội tàu bay của Việt Nam phải tạm ngưng hoạt động. Các tàu bay này đang là tài sản, đối tượng tranh chấp của vụ kiện đang được tòa án Việt Nam giải quyế
     
  10. aramir

    aramir Commander Shepard Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/7/05
    Bài viết:
    18,734
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Kéo mẹ ra bãi cho phơi náng mưa chết cụ chúng nó đi
     
    giangnam thích bài này.
  11. ShilenKnight

    ShilenKnight One-winged Angel Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    29/7/10
    Bài viết:
    7,944
    Đọc qua thì là tây lông giở trò tính ăn bẩn 4 cái mb, nhưng làm vội nên h dính cmn loop hole luật VN nên VN mình ngâm cmnl éo cho mb rời VN =)) để xem vụ này kết cục thế nào nào
     
  12. Pop Rock

    Pop Rock Liu Kang, Champion of Earthrealm Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    11/9/08
    Bài viết:
    5,301
    Nơi ở:
    TPHCM
    Còn cái máy bay của Campuchia phơi mưa phơi nắng chắc đem bán sắt vụn rồi.
     

Chia sẻ trang này