Sa thải nhân viên IT làm việc kiểu 'miệt mài xách vữa' Một số độc giả cho rằng đợt sa thải vừa rồi là cần thiết, để cân bằng thị trường nhân sự ngành IT sau thời gian phát triển nóng. Trích dẫn nhận xét "Nhân sự ngành IT ở Việt Nam thường có kiến thức dàn trải theo chiều rộng, không theo chiều sâu" của tác giả bài viết Lý do khiến tuổi nghề IT ở Việt Nam thường là 35, độc giả Hoang nhận xét và chỉ ra thêm hai lý do: "Tác giả đã nhận định đúng vấn đề. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc này có nhiều nhưng tóm tắt nằm ở hai nguyên nhân chính: Thứ nhất, thị trường quá hẹp: Quan sát thị trường nước ngoài, các lập trình viên có những cộng đồng chuyên biệt, hay chia sẻ những kiến thức đã biết. Nhờ vậy, những người làm trong lãnh vực liên quan có thể kế thừa những gì mà những người đi trước chia sẻ, dành thời gian đầu tư vào những cái khác và đến lượt họ lại chia sẻ những gì đã học. Ở Việt Nam, vì thị trường hẹp, nên đơn giản là nếu chỉ biết một ngôn ngữ lập trình thì sẽ không có đủ dự án về ngôn ngữ liên quan để tiếp tục làm việc. Sự phân hóa là điều không thể tránh khỏi. Thứ hai, các công ty outsourcing (thuê ngoài) của chúng ta, phần lớn làm theo kiểu dịch vụ, khách hàng cần gì làm nấy, đôi lúc yêu cầu rất nhanh, môi trường 'mì ăn liền' là chủ yếu (tất nhiên cũng vì là thị trường nhỏ nên khách hàng cũng có những hạn chế). Vì vậy, lập trình viên muốn phát triển theo chiều sâu thì cũng vô vàn khó khăn. Hai nguyên nhân ở trên tác động qua lại làm cho công việc IT khó phát triển theo hướng chuyên sâu để có thể kéo dài thời gian làm việc, khó có thể trở thành nhân sự không thể thay thế để có thể làm tới tuổi hưu. Tất nhiên, cũng có những trường hợp đặc biệt, ở đây tôi chỉ đang đề cập tới số đông". Độc giả nickname hoursing.com bổ sung: "Tôi đồng ý với bạn những ý kiến trên, thực trạng hiện nay cũng có nhiều nguyên nhân, tôi chia sẻ thêm một góc nhìn về ngành IT, cũng như nhiều ngành khác Thứ nhất, sức mạnh doanh nghiệp nội địa: Việt Nam không có công ty mạnh làm sản phẩm trên vài trăm nghìn nhân viên cỡ Google, Facebook... hoặc chí ít cũng như Shopee, Grab. Vì thế chúng ta chủ yếu làm outsource. Vì làm outsource, nên nhân sự nào lương cao, công ty sẽ dùng thủ thuật để làm nhân sự đó tự nghỉ. Tôi nghĩ cái này có rất nhiều, nhất là các công ty chạy theo lợi nhuận. Thứ hai, giáo dục đại học chưa theo kịp xu thế. Giáo dục hiện tại chưa theo kịp thời đại, chưa có nhiều thời gian thực tập từ năm hai cho sinh viên, dẫn tới ra trường không theo kịp kiến thức, hoặc kiến thức nền tảng yếu... Thứ ba, xu hướng chạy theo lợi nhuận: Làm doanh nghiệp đua chạy theo lợi nhuận, cắt giảm lương, thưởng, đẩy người lao động vào thế yếu. Tôi nghĩ nên cấm chuyện tuyển dụng phân chia độ tuổi tràn lan hiện nay, nếu phát hiện chuyện phân biệt độ tuổi trên thông tin tuyển dụng nên phạt nặng. Chúng ta đang ở độ tuổi dân số trẻ, nhưng cũng gần tới ngưỡng dân số già, thật tiếc vì độ tuổi 35-50 vẫn còn rất sung sức, nhiều kinh nghiệm mà bị lãng phí, không được áp dụng. Đó là sự lãng phí rất lớn cho xã hội". Sau vài năm bùng nổ tuyển dụng và lương thưởng, từ năm 2023, thị trường nhân sự IT đảo chiều với tỷ lệ mất việc cao, phúc lợi giảm, tuyển mới ít. Độc giả Kien Nguyen Ngoc nói: "Tôi nghĩ chủ yếu do văn hóa ở Việt Nam coi trọng cái gọi là kinh nghiệm hơn kiến thức. Nên IT việt nam có thể làm nhiều nhưng lại ít đọc sách, nhất là những sách kiến thức cơ bản. Có những bạn làm IT 10 năm nhưng chưa đọc một cuốn sách lập trình nào. Có những người code 15 năm hỏi SOLID là gì (SOLID là viết tắt của 5 chữ cái đầu trong 5 nguyên tắc thiết kế hướng đối tượng. Giúp cho lập trình viên viết ra những đoạn code dễ đọc, dễ hiểu, dễ maintain) cũng không biết. Nhưng họ vẫn được đề bạt lên leader, lên trưởng phòng nên họ vẫn nghĩ con đường của họ đúng đắn và chỉ dạy lại lớp đàn em như vậy, dẫn đến sự sai lệch cả một thế hệ. Tôi nghĩ việc lứa IT này bị đào thải tuy rằng thật sự xót xa nhưng nó là cần thiết để ngành IT về đúng quỹ đạo của nó. Một ngành cần người làm thường xuyên học hỏi chứ không phải kiểu công nhân miệt mài xách vữa". Cùng quan điểm, độc giả Nhan truong cho rằng sau thời gian hot của ngành IT, đợt sa thải vừa rồi là cần thiết để lập lại cân bằng: "Từng là giáo viên dạy Tiếng Anh cho một trường nghề chuyên đào tạo ngành Công nghệ thông tin cách đây 10 năm nên tôi biết rất rõ độ 'hot' của ngành này thời đó. Sinh viên tôi dạy trường là đối tượng đại trà, rớt tuyển sinh đại học, đa số ở quê nên mặt bằng kiến thức phổ thông kém xa các trường có thi tuyển. Các bạn học xong ba năm với đầu ra là thi chứng chỉ Microsoft + Toeic tầm 600 là có ngay một công việc với mức lương hơn hẳn các bạn cử nhân ngành khác. Khi thị trường tuyển dụng thì quá ưu ái nên ai cũng đổ xô đi học dẫn đất mất cân đối cung cầu. Các bạn định giá mình quá cao, ví dụ như mới ra trường, đòi lương 1.000 USD, không làm thứ bảy, không làm thêm giờ... Đợt sa thải vừa qua theo tôi là cần thiết để lập lại cân bằng cho thị trường nhân sự IT hiện tại". Hữu Nghị tổng hợp Nguồn: https://vnexpress.net/sa-thai-nhan-...NIl0eDE0xhukNsdyD0sSUzjJfycLtufLPP1eJX3FL-xPT
Cmt của Hoang với hoursing lý do nhiều quá, cắm đầu vô mấy cty outsource bậc thấp ngồi làng nhàng đổ thị trường k có cơ hội cho chuyên sâu làm gì Self study rồi đi pv mấy cty làm consultant xem, nó chả ép ra bã vừa sâu vừa rộng, cũng 1 dạng outsource đấy Hoặc chui vào cty product như Grab Line ở Vn xem, toàn đổ tại… còn đứa dẫm l Nhan gì đó ở cuối bài thì đúng kiểu gato vớ vẩn
Nhìu khi hk chui zô đc đó chứ fen, cty ngon thiệt thì ít mà slot trỏng cũng ko nhiều, đám nộp hồ sơ thì đông đen...
đéo biết thì research sẽ biết, vấn đề không phải biết hay không biết, mà có research ra không, research xong có hiểu hay không. Thời đại 4.0 còn ngồi dò bài wtf?
Nói chứ tự học còn phải kn thức tế nữa mà , vào cv nó hỏi làm này làm kia chưa chứ nói tự học cũng ít
lều báo mốt copy comment trên geivn là thành bài báo . Nội cái topic Ru-cà phải bằng 2 Game of Thrones Cái đó chất xám nằm trong múa lưỡi ụp bô mà không phải ai cũng có