Zarubezhneft, tập đoàn có hơn 40 năm hợp tác cùng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, bày tỏ mong muốn phát triển điện gió ngoài khơi. Thông tin được ông Kudryashov Sergei Ivanovich, Tổng giám đốc Zarubezhneft nêu tại cuộc găp với Thủ tướng Phạm Minh Chính ngày 8/4, trong chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam. Zarubezhneft có hơn 40 năm hợp tác với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) cùng 2 liên doanh là Vietsovpetro (tại Việt Nam) và Rusvietpetro (tại Nga) trong việc thăm dò địa chất và khai thác dầu, khí. Ông Kudryashov Sergei Ivanovich cho biết Zarubezhneft đang hoàn thiện các thủ tục, phương án thực hiện các dự án mới tại Việt Nam, đồng thời mong muốn mở rộng hợp tác, trong đó có phát triển điện gió ngoài khơi. Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng giám đốc Zarubezhneft Kudryashov Sergei Ivanovich tại cuộc găp sáng 8/4. Ảnh: VGP Tổng giám đốc Zarubezhneft cho biết phía Nga tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng phát triển các dự án của Rusvietpetro tại Nga trong thời gian tới nhằm phát triển cân bằng hơn các dự án hợp tác dầu khí tại Việt Nam và Nga. Ông đề nghị Thủ tướng chỉ đạo để hai bên phối hợp giải quyết các khó khăn, vướng mắc tại các dự án hợp tác. Thủ tướng thống nhất cần tháo gỡ các vướng mắc mà phía Zarubezhneft nêu và hoan nghênh công ty mở rộng hợp tác về dầu khí, năng lượng với Việt Nam, trong đó có lĩnh vực điện gió trên cơ sở "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ". Ông cũng muốn phía Nga hỗ trợ, phối hợp xử lý những vấn đề còn tồn đọng, tạo điều kiện cho Pertrovietnam mở rộng đầu tư tại Nga. Đồng thời, Thủ tướng đề nghị Zarubezhneft và PetroVietnam thành lập Tổ công tác để thúc đẩy xử lý các vấn đề vướng mắc và nghiên cứu, tham mưu đề xuất các nội dung hợp tác phù hợp. Khảo sát của chương trình đánh giá về năng lượng cho châu Á của Ngân hàng Thế giới nhìn nhận Việt Nam có tiềm năng gió lớn nhất khu vực Đông Nam Á với tổng tiềm năng điện gió ước đạt 513.360 MW. Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (Quy hoạch điện VIII) đến năm 2030, điện gió ngoài khơi sẽ đạt khoảng 6.000 MW, có thể tăng thêm trong trường hợp công nghệ phát triển nhanh, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý. Tập đoàn Nga muốn làm điện gió ngoài khơi Việt Nam - VnExpress Kinh doanh
điện gió thấy tiền máy móc, bảo trì quá cha tiền lợi Chưa kể lúc nó hỏng thì mấy đống rác khổng lồ đó vứt đi đâu
vấn đề ko phải động cơ mà là cơ chế thanh toán, vay, hợp tác,... bên tui dính 1 nhà máy nhỏ thôi mà gioè ko có đường ra luôn
Bên Vietnam Airlines đang nhận bảo dưỡng kỹ thuật cho máy bay A350 của Nga rồi, chắc đã tìm cách gì đó
Nói chung là trừ việc sản xuất ra cái máy bay và linh kiện máy bay thì VN làm đc hết khâu bảo dưỡng sửa chữa thay thế rồi