Tuyến cao tốc dài 99 km nối hai tỉnh Đồng Nai - Bình Thuận nguy cơ không có đơn vị bảo trì, cứu hộ từ ngày 28/4 tới do công ty quản lý không còn nguồn lực duy trì. Tại buổi làm việc với Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VEC E) hôm 19/4, Ban Quản lý dự án Thăng Long (chủ đầu tư, thuộc Bộ Giao thông Vận tải), cho biết đã có văn bản báo cáo cơ quan có thẩm quyền về nguồn kinh phí chi trả cho đơn vị này, song chưa nhận được trả lời nên không đủ cơ sở thanh toán. Hai bên thống nhất Ban quản lý dự án Thăng Long tiếp tục báo cáo Bộ Giao thông Vận tải về nguồn kinh phí trả cho VEC E. Nếu đến ngày 28/4, khoản kinh phí này vẫn chưa xác định được, VEC E sẽ tạm dừng quản lý, vận hành, bảo trì cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết. Kẹt xe kéo dài trên cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, hướng từ TP HCM ra Bình Thuận, dịp lễ 2/9/2023. Ảnh: Phước Tuấn Một năm qua, cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đưa vào khai thác tạm và được quản lý bởi VEC E. Đây là đơn vị đã gần 10 năm vận hành, khai thác tuyến TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, nên được giao quản lý thêm đoạn cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết cho đến khi chọn được đơn vị chính thức đảm nhận. Tuy nhiên, do chưa xác định được kinh phí chi trả nên đến nay VEC E chưa được Ban Quản lý dự án Thăng Long thanh toán. Trong khi đó, VEC E cho biết sau gần một năm khai thác, chi phí vận hành, bảo trì... cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết hơn 10 tỷ đồng. Tuyến đường đã phục vụ hơn 5,3 triệu lượt ôtô, bình quân 17.000 lượt mỗi ngày. Dịp lễ, Tết, xe tăng cao, có ngày đạt 37.600 lượt. Đơn vị này đã xử lý gần 1.000 sự cố trên tuyến với gần 100 vụ tai nạn giao thông, 9 vụ cháy trong hành lang an toàn cao tốc; cứu hộ gần 400 xe hư hỏng và xử lý 500 trường hợp xe không được phép chạy vào cao tốc. Theo VEC E, nguồn kinh phí chi trả đến nay vẫn chưa xác định nên đơn vị gặp khó khăn trong đảm bảo tiền lương, chính sách bảo hiểm người lao động làm việc trên tuyến. Ngoài ra, còn các khoản tiền điện phục vụ chiếu sáng, máy móc, thiết bị... Vướng mắc này chậm được tháo gỡ sẽ khiến công ty không đủ kinh phí duy trì. Hướng tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết. Đồ họa:Thanh Huyền Trả lời VnExpress, đại diện Bộ Giao thông Vận tải, cho biết cơ quan này đã ghi nhận vướng mắc trên và đang chỉ đạo Ban Quản lý dự án Thăng Long, Cục Quản lý đầu tư xây dựng công trình (TCI), cùng các đơn vị liên quan khẩn trương giải quyết. "Sẽ không có chuyện cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây không có người quản lý, vận hành, nhất là sắp tới lễ 30/4 và 1/5 nhu cầu đi lại rất lớn", đại diện Bộ Giao thông Vận tải nói. Dầu Giây - Phan Thiết là một đoạn trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, tổng mức đầu tư hơn 12.500 tỷ đồng. Tuyến có điểm đầu nối cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết tại huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận; điểm cuối ở nút giao cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, tỉnh Đồng Nai. Công trình sau khi đưa vào khai thác cuối tháng 4 năm ngoái giúp ôtô từ TP HCM đi Phan Thiết còn hơn 2 giờ, thay vì 4-5 giờ như trước đây. Công ty quản lý cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết bị nợ tiền (vnexpress.net)
Chủ đầu tư nợ tiền, các nút giao cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây bị cúp điện3 Do chủ đầu tư nợ tiền nhiều kỳ nên tại các nút giao của cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đi qua hai tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận đã bị các đơn vị điện lực cúp điện. Nút giao cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây với quốc lộ 56 qua địa bàn tỉnh Đồng Nai - Ảnh: ĐỨC TRONG Liên quan đến dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, không chỉ câu chuyện Công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VEC E) khả năng xin thôi vận hành quản lý do chưa nhận được tiền gần một năm qua, mà hiện các công ty điện lực cũng ngưng cấp điện. Theo thông báo của Công ty TNHH một thành viên Điện lực Đồng Nai, đến nay VEC E chưa thanh toán tiền điện chiếu sáng tại các nút giao của cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây nhiều kỳ (tháng 2 và 3-2024) nên ngưng cấp điện. Tại tỉnh Đồng Nai, cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây có bốn nút giao gồm: quốc lộ 1, tỉnh lộ 765 (ở huyện Xuân Lộc), quốc lộ 56 và cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (ở huyện Cẩm Mỹ). Điện lực Xuân Lộc đã ngưng cấp điện tại hai nút giao quốc lộ 1 với tỉnh lộ 765. Tổng tiền điện tại hai nút giao này nợ trong hai tháng 2 và 3 vừa qua gần 20 triệu đồng. Tương tự, Điện lực Cẩm Mỹ cũng ngưng cấp điện và mời các bên lên họp bàn để thanh toán tiền điện tại hai nút giao còn lại. Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây nguy cơ không ai vận hành vì thiếu tiềnĐỌC NGAY Ngoài ra, các nút giao qua tỉnh Bình Thuận như tỉnh lộ 720, quốc lộ 55 cũng bị ngưng cấp điện vì chưa thanh toán tiền. VEC E cho biết từng nhiều lần gửi văn bản đến Ban quản lý dự án Thăng Long (chủ đầu tư) về việc bố trí nguồn kinh phí để chi trả và duy trì nguồn điện thắp sáng ở các nút giao trên. Tuy nhiên, đến nay chủ đầu tư vẫn chưa bố trí được nguồn kinh phí này nên VEC E không thể chi trả cho các đơn vị điện lực. "Việc mất điện do các đơn vị điện lực ngừng cung cấp tại các nút giao của cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây sẽ tiềm ẩn nguy cơ rất cao dẫn đến mất an toàn giao thông, an ninh trật tự", đại diện VEC E cho biết. Cũng theo VEC E, việc chi trả tiền điện thắp sáng tại các nút giao của cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây do Ban quản lý dự án Thăng Long cam kết thực hiện. Nếu quá hạn thanh toán lâu, ngoài ngưng cung cấp điện thì các đơn vị điện lực sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ sang tòa án khởi kiện theo quy định. Chủ đầu tư nợ tiền, các nút giao cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây bị cúp điện - Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn)
https://lifestyle.znews.vn/cao-toc-...phut-chu-dau-tu-voi-nop-tien-post1471144.html Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất điện 5 phút, chủ đầu tư vội nộp tiền Trong quá trình vận hành hệ thống đèn chiếu sáng tại các nút giao trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, đơn vị vận hành nợ Công ty Điện lực Đồng Nai hơn 46 triệu đồng. Thứ hai, 22/4/2024 15:04 (GMT+7) Ngày 22/4, ông Đinh Công Minh, Giám đốc Ban quản lý dự án Thăng Long (chủ đầu tư dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây) cho biết, hiện tại chủ đầu tư đã đóng khoản nợ hơn 46 triệu đồng cho Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai để tiếp tục vận hành hệ thống đèn chiếu sáng tại các nút giao trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.