Giới trẻ Trung Quốc mong 'đổi đời sau 18h' Vé số trở thành niềm hy vọng đổi đời của người trẻ Trung Quốc. Họ xem trò chơi may rủi này là điểm tựa tinh thần trong giai đoạn kinh tế khó khăn. "Cứ mỗi cuối tuần, tôi lại mua vé số để giải tỏa căng thẳng và tìm kiếm niềm vui", Michelle Zhang (24 tuổi), nhân viên ngành thương mại điện tử xuyên biên giới, chia sẻ. Có lần, cô đã trúng 500 NDT (khoảng 68,8 USD) chỉ từ một tấm vé 20 NDT (khoảng 2,7 USD). Giữa bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, giới trẻ Trung Quốc đang tìm kiếm vận may, hy vọng có thể đổi đời nhờ trúng giải thông qua vé số. Tại nhiều thành phố lớn của Trung Quốc như Quảng Châu, Bắc Kinh, thậm chí đến các tỉnh giàu có như Giang Tô và Chiết Giang, các cửa hàng bán vé số truyền thống cũng như vé số cào, đang liên tục trong tình trạng cháy hàng, theo SCMP. Dù nền kinh tế còn nhiều khó khăn, người dân vẫn sẵn sàng chi tiền cho những hy vọng đổi đời, dù nhỏ nhoi. Ảnh minh họa: VCG. Dù nền kinh tế còn nhiều khó khăn, người dân vẫn sẵn sàng chi tiền cho những hy vọng đổi đời, dù nhỏ nhoi. Ảnh minh họa: VCG. Theo Su Guojing, nhà sáng lập tổ chức phi chính phủ China Lottery Industry Salon, trong bối cảnh kinh tế chậm lại, người dân có xu hướng tìm đến những trò chơi may rủi như xổ số. Họ xem đây là một điểm tựa tinh thần và hy vọng vào một tương lai tốt hơn. Dữ liệu từ Bộ Tài chính Trung Quốc cho thấy sức hút của vé số, đặc biệt là loại vé cào "gua gua le", đang tăng mạnh. Trong quý đầu năm, doanh số bán vé số trên toàn quốc đã vượt 149,5 tỷ NDT (khoảng 20,6 tỷ USD), tăng 19,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, doanh số của vé số cào "gua gua le" chiếm 26,1% tổng doanh thu, tăng đột biến 81,4% so với năm trước. Trong khi đó, thu ngân sách nhà nước chỉ đạt 6,1 nghìn tỷ NDT, giảm 2,3%. "Vé số có giá rẻ và giải thưởng không quá lớn. Đây đơn giản là một hình thức giải trí cho người dân", giáo sư tài chính Zhao Xijun tại ĐH Nhân dân Bắc Kinh (Trung Quốc) chia sẻ. Vé số được sử dụng làm quà tặng, xuất hiện trong các bó hoa được giới trẻ tặng cho nhau. Ảnh minh họa: @one FLORIST/Xiaohongshu. Vé số được sử dụng làm quà tặng, xuất hiện trong các bó hoa được giới trẻ tặng cho nhau. Ảnh minh họa: @one FLORIST/Xiaohongshu. Nhiều người trẻ còn dùng vé số làm quà, gói những "tấm vé đổi đời" thành bó hoa và trao tặng nhau. Những người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội cũng góp phần không nhỏ vào việc quảng bá hình ảnh giải thưởng giá trị cao của vé số. Vào tháng 3, một bài đăng trên Weibo của Sina.com đã thu hút 53,5 triệu lượt xem khi tuyên bố công nhân có thể dùng vé số để chấm công. "Tôi thấy mọi người cào vé số nên tôi cũng cào theo", Men Yuxian (22 tuổi), giáo viên đến từ An Huy (Trung Quốc), chia sẻ. Gen Z thường mua vé số 2-3 lần/tuần và may mắn đã mỉm cười với cô. Tuy nhiên, tình trạng khan hiếm vé số cào hiện nay khiến cô mất nhiều thời gian hơn để tìm kiếm, Men không còn hứng thú mua vé số như trước nữa. Trong 10 năm qua, ngành công nghiệp xổ số Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể. Theo CCTV, số lượng công ty liên quan đến xổ số đã tăng 4.512 so với năm 2022, mức tăng cao nhất trong một thập kỷ. Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2024, đã có 2.105 công ty liên quan đến xổ số được đăng ký tại Trung Quốc, tăng 158,92% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện tại, Trung Quốc có tổng cộng 14.700 công ty liên quan đến xổ số, hoạt động trong toàn bộ chuỗi cung ứng từ nhà in đến nhà phân phối và bán lẻ. Tuy nhiên, một số nhà bán lẻ vé số đang gặp khó khăn do tình trạng thiếu hụt vé số cào, dẫn đến doanh thu sụt giảm và khó khăn trong hoạt động. Các cửa hàng bán vé số truyền thống cũng như vé số cào "gua gua le" đang liên tục trong tình trạng cháy hàng. Ảnh minh họa: Li Wei, Michelle Zhang. Tuổi trẻ vô định và dễ sa ngã Màu xanh trong suốt là tác phẩm đầu tay của Ryu Murakami, đoạt giải Akutagawa danh giá năm 1976, đưa tên tuổi tác giả lên hàng nổi bật của văn học đương đại Nhật Bản. Cuốn sách cuồng loạn này kể về nhân vật Ryu cùng nhóm bạn của mình, những người mà tác giả mô tả là gần như không có một mục đích sống. Cuốn tiểu thuyết gần như không có cốt truyện, mà chỉ như một lát cắt, một trường đoạn, một montage về tuổi trẻ lạc lối, điên cuồng và gần như man dã. Qua hoạt cảnh u tối và bạo liệt ấy, Ryu Murakami khắc họa nỗi lòng của một lớp thanh niên Nhật Bản một thời: vô định và dễ sa ngã. https://znews.vn/gioi-tre-trung-quoc-do-xo-mua-ve-so-mong-doi-doi-sau-mot-dem-post1482887.html
sinh ra nhiều người bán vé số là dc mà trước giờ ta trúng vé số đúng 1 lần 100k x5 tờ. cầm đi đổi bị xe tung sửa xe hết 500k què thêm cái giò