[TN]- Xu hướng mới: Đối tác chiến lược thay cho liên minh quân sự

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi almughavar, 21/9/13.

  1. almughavar

    almughavar C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    31/5/10
    Bài viết:
    1,735
    (TNO) Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, từ năm 2001, Việt Nam bắt đầu thiết lập "quan hệ đối tác chiến lược" với nhiều quốc gia trên thế giới. Thanh Niên Online xin giới thiệu bài viết của nhà nghiên cứu Trần Việt Thái, Viện Nghiên cứu Chiến lược (Học viện Ngoại giao), để giúp bạn đọc tìm hiểu về khái niệm mới này.

    [​IMG]
    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đón tiếp Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nhân chuyến thăm Việt Nam từ 11 đến 13.9. Việt Nam và Singapore đã chính thức trở thành đối tác chiến lược - Ảnh: TTXVN

    Thế nào là "đối tác chiến lược"?

    Trên thế giới hiện nay chưa có khái niệm chung về khuôn khổ, nội hàm, mục đích, ý nghĩa của "đối tác chiến lược". Về bản chất, đối tác chiến lược thể hiện sự cam kết cao hơn mức độ quan hệ song phương thông thường nhưng chưa hình thành các liên minh quân sự.

    Nói cách khác, đối tác chiến lược là thước đo sự gắn kết, đan xen về lợi ích giữa các chủ thể trong quan hệ quốc tế, vượt lên trên mức hữu nghị và hợp tác, nhưng chưa đến mức ràng buộc về trách nhiệm pháp lý. Nhìn chung, các cặp quan hệ đối tác chiến lược trên thế giới có 4 đặc trưng cơ bản như sau:

    Một là, phải có một khuôn khổ quan hệ với những nội hàm hợp tác rộng lớn tùy thuộc vào ý chí chính trị và nguyện vọng hợp tác của các bên, được chính thức hóa thông qua các tuyên bố cấp cao, thông cáo chính thức.

    Hai là, phải có các cơ chế vận hành thông qua các cuộc gặp gỡ, giao lưu… nhất là ở cấp cao, kể cả định kỳ và đột xuất, để xây dựng lòng tin chiến lược, tăng cường hữu nghị, sự hợp tác toàn diện.

    Ba là, trước đây, khi xây dựng và triển khai đối tác chiến lược, các chủ thể thường coi trọng hợp tác về chính trị, an ninh và quốc phòng. Nhưng hiện nay xu thế chỉ chọn một hoặc một vài lĩnh vực hẹp hoặc đa dạng hóa nội hàm để xây dựng đối tác chiến lược đang trở nên ngày càng phổ biến, miễn là có lợi cho cả hai phía và không đi tới liên minh về quân sự.

    Bốn là, có sự hợp tác kinh tế sâu rộng, mật thiết hơn mức thông thường, tạo ra sự khác biệt rõ ràng giữa hợp tác và đối tác, tạo ra sự đan xen và gắn kết lợi ích tương đối bền vững trong một thời gian nhất định.
    Ngoài ra, đối tác chiến lược phải có giao lưu, hợp tác ở nhiều cấp, ngành, địa phương… Mục tiêu của đối tác chiến lược là hướng tới các lợi ích quốc gia dân tộc cơ bản, lâu dài giữa các bên tham gia. Quan hệ đối tác chiến lược có tính linh hoạt, không phải là bất biến, phát triển và thay đổi tùy vào từng đối tác, thời điểm, lĩnh vực và cách vận dụng của từng chủ thể.

    Các đối tác chiến lược của Việt Nam

    Năm 2001, Việt Nam bắt đầu thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Nga và đến tháng 7.2012 đã nâng lên thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga.

    Năm 2007, Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ; năm 2008 lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc; năm 2009 với Nhật Bản và Hàn Quốc; năm 2010 với Anh; năm 2011 với Đức và năm 2013 với Italia, Indonesia ,Thái Lan.

    Ở mức độ thấp hơn, chúng ta đã lập đối tác chiến lược về đối phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng với Hà Lan (2010) và quan hệ đối tác chiến lược trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, môi trường, năng lượng và tăng trưởng xanh với Đan Mạch.

    Gần đây nhất, trong chuyến thăm Mỹ tháng 7 vừa qua của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Việt Nam và Mỹ đã xác lập quan hệ đối tác toàn diện Việt - Mỹ, đánh dấu một bước phát triển mới trong quan hệ giữa hai nước.

    Nói tóm lại, ngoài hai mối quan hệ đặc biệt với Lào, Campuchia và mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Cuba, đến nay Việt Nam có 11 đối tác chiến lược đầy đủ và 2 đối tác chiến lược trong lĩnh vực hẹp với Hà Lan và Đan Mạch và một số đối tác toàn diện với Mỹ, Australia, New Zealand, Pháp...

    Nhìn lại việc thiết lập và triển khai quan hệ đối tác chiến lược của Việt Nam trong thời gian qua, các đối tác chiến lược của Việt Nam, ở những mức độ khác nhau, đều đã có những đóng góp tích cực cho quan hệ song phương với đối tác cũng như tới bàn cờ đối ngoại chung của Việt Nam.

    Các đối tác chiến lược đã từng bước đáp ứng được các lợi ích của Việt Nam trên nhiều mặt khác nhau. Ví dụ như trong đối tác chiến lược với Nga, Việt Nam đã và đang triển khai nhiều dự án hợp tác dài hạn, có tính chiến lược như hợp tác về năng lượng, nhất là về dầu khí và năng lượng điện hạt nhân, hợp tác trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng…

    Với Nhật, hai bên đã triển khai nhiều dự án hạ tầng cơ sở, giao thông quan trọng. Nhật Bản đã hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, tham gia xây dựng nhà máy điện hạt nhân số 2…

    Quan hệ đối tác chiến lược với Hàn Quốc cũng đang mở rộng nhanh chóng. Các đối tác chiến lược trên một số lĩnh vực như Hà Lan và Đan Mạch đã có nhiều dự án cụ thể giúp Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, chống xâm nhập mặn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, trồng rừng…
    Việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược còn có tác dụng đòn bẩy, giúp củng cố cục diện đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại, tăng cường vị thế của Việt Nam, không gây ra những hiệu ứng phụ và không để đất nước bị kẹt giữa các nước lớn.

    Các vấn đề cần lưu ý

    Chúng ta mới chỉ tập trung xây dựng đối tác chiến lược trong vài năm trở lại đây, quá trình triển khai chưa dài, chưa tạo ra những kết quả có tính đột phá. Chủ trương chung là không xây dựng quan hệ đối tác chiến lược bằng mọi giá. Từ kinh nghiệm thực tiễn những năm vừa qua cho thấy thận trọng là điều cần thiết và cần xử lý tốt các vấn đề sau:

    Một là, đối tác chiến lược phải phục vụ tốt các lợi ích quốc gia. Đối với Việt Nam, lợi ích quốc gia của chúng ta là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ và giữ vững môi trường hòa bình ổn định, tranh thủ mọi điều kiện quốc tế thuận lợi để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời cũng góp phần không ngừng nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

    Hai là, xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa thiết lập và triển khai đối tác chiến lược. Thiết lập và triển khai đối tác chiến lược là hai quá trình hoàn toàn khác nhau, nhưng gắn bó mật thiết với nhau. Lựa chọn đối tác, tìm kiếm đồng thuận về nội hàm... để xây dựng đối tác chiến lược là một quá trình khó khăn, lâu dài và không phải lúc nào chúng ta muốn thúc đẩy đối tác chiến lược, phía đối tác cũng đồng ý hoặc ngược lại. Phải có điểm tương đồng cả về nhận thức, thời gian, mục tiêu… Thiết lập xong đối tác chiến lược mới chỉ là sự khởi đầu. Trong quá trình triển khai chắc chắn sẽ không tránh khỏi khó khăn, thách thức. Do vậy, cần kiên trì, bĩnh tĩnh xử lý trên cơ sở nắm vững lợi ích quốc gia.

    Ba là, coi trọng chất lượng và xử lý thích đáng mối quan hệ giữa số lượng và hiệu quả. Xu hướng chung trên thế giới là coi trọng chất lượng và hiệu quả đối tác hợp tác, nhưng trên thế giới không có bất cứ tiêu chí nào để định lượng bao nhiêu đối tác chiến lược là đủ đối với mỗi quốc gia. Điều quan trọng là mỗi quốc gia phải biết tự lượng sức mình, trong quá trình xây dựng và triển khai phải gắn chặt với thực tiễn và lấy hiệu quả làm thước đo trong từng dự án hợp tác cụ thể.

    Thực tế quan hệ quốc tế cho thấy luôn luôn có khoảng cách giữa mong muốn và hiện thực. Trên thế giới, có rất nhiều trường hợp quan hệ đối tác chiến lược không đáp ứng được các tiêu chí, nội hàm cũng như kỳ vọng về quan hệ đối tác chiến lược. Ví dụ, Mỹ thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Grudia nhưng thực tế Grudia chỉ là một đối tác rất nhỏ của Mỹ. Hoặc như quan hệ đối tác chiến lược Mỹ - Ấn Độ, hợp tác Mỹ - Ấn về chính trị, an ninh rất hạn chế, nhưng quan hệ kinh tế thương mại lại rất lớn, kim ngạch thương mại song phương Mỹ - Ấn năm 2012 đạt trên 60 tỉ USD….

    Tóm lại, quan hệ quốc tế đang thay đổi nhanh chóng theo hướng ngày càng đa dạng và phức tạp. Trong bối cảnh thế giới toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng, việc Việt Nam nỗ lực xây dựng và triển khai quan hệ đối tác chiến lược với một số đối tác là một chủ trương phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại.

    Đây là một quá trình lâu dài và rất cần thiết để làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị và hợp tác của Việt Nam với các đối tác trên thế giới.

    Bước đầu, các đối tác chiến lược mà Việt Nam vừa thiết lập đã góp phần tạo ra những khuôn khổ quan hệ để hai bên cùng hướng vào xây dựng, phát triển. Bên cạnh đó, cần coi trọng các đối tác lớn, thiết thân đối với vấn đề an ninh và phát triển của Việt Nam để tiếp tục thúc đẩy.

    Trong khi vai trò và ý nghĩa của các liên minh quân sự ngày càng suy giảm, thì đối tác chiến lược đang nổi lên thành một trong những công cụ đa dụng và sắc bén của chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế mà các nước như Việt Nam cần triệt để tận dụng.
    Trần Việt Thái
    Viện Nghiên cứu Chiến lược (Học viện Ngoại giao)​
    nguồn
     
  2. Công Chúa Gió

    Công Chúa Gió Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    25/1/16
    Bài viết:
    4,420
    Nơi ở:
    Tây Đô
    EU muốn nâng quan hệ với Việt Nam lên Đối tác Chiến lược Toàn diện
    Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, bày tỏ mong muốn nâng cấp quan hệ Việt Nam - EU lên Đối tác Chiến lược Toàn diện.

    "Tôi đã đến Hà Nội hôm 25/7 để viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Với tư cách là Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về Chính sách Đối ngoại và An ninh, tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến toàn thể nhân dân Việt Nam", Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Josep Borrell cho biết trong cuộc gặp gỡ báo chí sau hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tại Hà Nội hôm nay.

    Ông Borrell khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những đóng góp to lớn vào củng cố vị thế Việt Nam trên trường quốc tế và thúc đẩy quan hệ đối tác mạnh mẽ với EU.

    [​IMG]
    Phó chủ tịch EC Josep Borrell tại cuộc gặp gỡ báo chí ở Hà Nội hôm nay. Ảnh: Giang Huy

    Phó chủ tịch EC nói rằng Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á có nhiều thỏa thuận nhất với EU, trong đó có Hiệp định hợp tác và đối tác toàn diện Việt Nam - EU (PCA) và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA).

    "Kể từ khi EVFTA có hiệu lực hồi năm 2020, thương mại giữa hai bên đã tăng trưởng 36%. Việt Nam hiện là đối tác thương mại hàng đầu của EU tại Đông Nam Á", ông cho biết.

    Ông cũng cảm ơn Việt Nam đã tham gia phái bộ huấn luyện gìn giữ hòa bình của EU tại nhiều nơi trên thế giới, khẳng định Việt Nam là đối tác rất quan trọng trong triển khai chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của EU.

    "Chúng tôi muốn tăng cường quan hệ hợp tác song phương hơn nữa, mong muốn chuyến thăm lần này của tôi sẽ khởi động cho quá trình xúc tiến nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện", ông nói.

    Đối tác Chiến lược Toàn diện là cấp cao nhất trong quan hệ giữa các nước. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 200 nước, trong đó có các Đối tác Chiến lược Toàn diện là Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Australia.

    Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh EU là nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại (ODA) lớn nhất, một trong những đối tác thương mại - đầu tư quan trọng hàng đầu và là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam.

    [​IMG]
    Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn và Phó chủ tịch EC bắt tay trước cuộc hội đàm hôm nay. Ảnh: Giang Huy

    "Tôi đã đề nghị EU tiếp tục duy trì ODA cho Việt Nam thông qua các kênh hợp tác song phương, đa phương và các chương trình hợp tác với khu vực, tiếp tục phối hợp chặt chẽ triển khai hiệu quả EVFTA", Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nói.

    Ông cũng mong muốn EU sớm gỡ bỏ thẻ vàng đối với xuất khẩu hải sản của Việt Nam trên cơ sở ghi nhận những nỗ lực và kết quả đạt được trong phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

    Phó chủ tịch EC Josep Borrell thăm chính thức Việt Nam ngày 29-31/7 theo lời mời của Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn. Trước cuộc hội đàm với Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, ông Borrell đã hội kiến Chủ tịch nước Tô Lâm tại Phủ Chủ tịch.

    Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 4 nước thành viên EU, đối tác toàn diện với ba nước và đối tác chiến lược theo lĩnh vực với ba nước.


    EU muốn nâng quan hệ với Việt Nam lên Đối tác Chiến lược Toàn diện - Báo VnExpress
     
  3. Red Mosnter

    Red Mosnter Red, Pokémon Champion ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    20/8/03
    Bài viết:
    41,950
    Tế Gió peepo_ban
     
  4. Frederica_Bernkastel

    Frederica_Bernkastel Mega Man

    Tham gia ngày:
    5/12/19
    Bài viết:
    3,151
    Dis cụ, ODA rõ ràng là vay mà nó dám nói là viện trợ không hoàn lại.
     
  5. Không phải xe ôm

    Không phải xe ôm Liu Kang, Champion of Earthrealm GameOver

    Tham gia ngày:
    3/10/22
    Bài viết:
    5,133
    Vl đào mộ
     
  6. shuri711

    shuri711 Vác Cứng ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    31/8/08
    Bài viết:
    7,027
    vl 2013 là 11 năm trước à pu_pepesmoking
     
  7. Công Chúa Gió

    Công Chúa Gió Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    25/1/16
    Bài viết:
    4,420
    Nơi ở:
    Tây Đô
    Vcl h mới để ý , và cái topic này 11 năm trước dell ai thèm cmt pu_kek1pu_kek1
     

Chia sẻ trang này