Thằng Vue2 EOL rồi nên nhiều người khi lựa chọn migrate lên Vue3 thì lại quay xe sang bọn mới kia mà. Vụ ko tương thích ngược này của Vue hơi củ chuối tí cơ mà vẫn thích nó Cá nhân m thì thấy Vue dễ học dễ dùng nhất trong đám FE framework hiện nay rồi. Cộng đồng nó ko lớn như thằng React nên đôi khi phải tự làm mấy cái ko có sẵn thôi
cty bé tẹo nên dự án bao năm cũng chỉ xài .net 3, với .net 4, DB thì sql 201x đống web ngoài toàn bảo lôi bọn cms như joomla với wp làm rồi ném cho khách xin tư vấn là giờ mình nên học j tiếp? bạn mình thì bảo học tiếp cái C# luôn cũng đc, còn ưng FE thì React cũng đc luôn
Giờ Svelte mới dễ dùng nhất. Nó là bản cải tiến của Vue, syntax tương tự mà đơn giản hơn. Nó có complier tự động optimize code khi build. React cũng đang học theo phát triển React complier để tự động optimize code, không cần viết useMemo bằng tay nữa. Vue 3 học theo React thêm hook với state nên phức tạp hơn Vue 2 một chút. Ai ghét hook của React thì cũng ghét theo
Thanks fen. Trước nhìn thằng Svelte thấy cú pháp của nó gợi nhớ đến 2 thằng template cho Java trước khá ghét là Velocity với Thymeleaf nên ghét luôn thằng Svelte. Nào làm side project lquan chắc thử nó mới đc Vue3 lại nối gót React à. Tại lần cuối mình dùng Vue là 2 năm trước, lúc đấy Vue3 vẫn chưa stable thì phải. Haizz.
Thích Vue vì thích Single File Component và ghét JSX. Loop và Conditional rendering trong JSX xấu vãi đái
Chả hiểu sao mình ghét react vãi, chắc 1m 10 ông thần react nên đụng nhiều , giờ vẫn bám angular cho FE do dependencies tốt, chứ react dependencies toàn kiểu phải parse sang mới dùng đc... Btw, dạo này xem primeagent thấy lão khen htmlx ghê, chắc học thử.
Mình như fen. Hồi 2013 bập vô con Angular, má ghét nó kinh khủng, khó nuốt trôi nó vãi lìn ra mà chắc tại lúc đó quen xài jquery. Tầm 2016 mò React cũng thấy nó lằng nhằng, đặc biệt ghét cái JSX của nó, nhìn nó cứ dị dị khó chịu vl. Biết tới Vue như chân trời mới luôn, thích nó vkl Cái HTMX thấy nó cũng có gì nổi trội lắm đâu mà nhiều ông cũng đang khen nó quá trời
HTMX chẳng qua extend HTML syntax thêm một số tính năng front-end cơ bản như AJAX để fetch API từ server thôi. Đối tượng hype framework này là mấy ông backend dev thuần server side rendering framework như Django, PHP yếu skill front-end, không muốn học SPA framework như React. Hoặc do backend cũ quá, ngại refactor viết lại FE từ đầu. Điểm mạnh của framework này là server render hết HTML về browser không có JavaScript vẫn render được. React SSR thì server vẫn phải convert một số component qua JSON rồi React mới parse ra được. Chứ về tính năng không bằng mấy framework chuyên SPA như React, Vue. Giờ trend server side rendering bắt đầu hot trở lại. React cũng từ SPA framework quay xe về SSR như Next.js
Bác có thể phân tích vài điểm chính tại sao SSR lại hot lại nhỉ, SPA thì trend 5 năm nay. Thậm chí về SEO thì bây giờ google đã cào đc SPA ngon lành r.
SSR nếu server mạnh thì bấm phát load ra luôn cái web còn nhanh hơn CSR nhiều. Mấy thằng như NUXT NEXT giờ toàn xài kết hợp SSR với CSR không mà. Như thằng TGDĐ hồi vài năm trước trend CSR SPA ra tùm lum nó vẫn SSR, load cái web nhanh vãi đạn luôn, còn giờ thì chậm lại rồi
SSR luôn cần vì ... phải có data nhạy cảm từ server như id :v mấy cái lấy từ server mấy công cung gọi API thì thôi render SSR trươc :v
Cái để giữ chân user là vẫn là thời gian lần đầu load trang thôi, cái này thì SSR tốt hơn CSR nhiều khi không phải load quá nhiều javascript và đợi nó execute
Google bot để cào được JavaScript thì phải đợi JS framework render hết ra HTML rồi mới cào. Tốc độ đợi càng chậm thì điểm Core Web Vitals càng thấp, ảnh hưởng điểm xếp hạng SEO. Bây giờ xu thế big data nên API load ngày càng nặng. Một REST API request lấy về mấy MB data là bình thường. Client side get về rồi còn phải parse JSON ra render, nên dĩ nhiên chậm hơn là lấy về 1 cục HTML đã tính toán hết về render trực tiếp. Nên React team tái định nghĩa ra React Server Component vì performance + security chứ không phải vì SEO.
Để dùng thử htmlx với spring boot build war thử xem, mấy project bên mình toàn chơi angular nhúng vào spring boot nên code tù vãi.