[Báo Tây Ninh] Lê Khả Giáp sẽ bộ hành cùng ông Thích Minh Tuệ từ Việt Nam sang Ấn Độ?

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi LAX Girl, 10/2/25.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. Hakbit

    Hakbit The Pride of Hiigara Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/1/07
    Bài viết:
    9,049
    Nơi ở:
    Hanoi
    Khéo ít quá nó chê :)).
     
  2. zuzu90

    zuzu90 T.E.T.Я.I.S Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/9/07
    Bài viết:
    568
    Tu ko dẫn đến dễ nuôi là tu sai
     
    viendu thích bài này.
  3. Mèo Bếu

    Mèo Bếu The Dragonborn ➳ Sharpshooter ⌖

    Tham gia ngày:
    25/8/20
    Bài viết:
    19,928
    Đấy là thử thách,tội nghiệt của chúng sinh khum cho ổng tu thành chánh quả.
     
    CBNNC and harry999 like this.
  4. Thích Thể Hiện

    Thích Thể Hiện Legend of Zelda GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    11/12/09
    Bài viết:
    1,084
    Nơi ở:
    Nhà Chùa

    Tổng hợp nội dung cuộc trao đổi
    1. Thảo luận về quy trình làm hộ chiếu
    • 0:00: Cuộc trao đổi xoay quanh việc xử lý hộ chiếu. Một người đề xuất làm hộ chiếu theo thứ tự, trước tiên làm cho hai thầy, sau đó mới làm tiếp.
    • 0:48: Họ cần kiểm tra tình trạng ba hộ chiếu trước khi tiếp tục các bước tiếp theo.
    2. Quan ngại về tính pháp lý
    • 1:07: Một người lo lắng về sự can thiệp từ bên ngoài, nhưng người khác khẳng định không ai có thể tác động vào hệ thống pháp luật Thái Lan.
    • 3:04: Thảo luận về yêu cầu giữ hộ chiếu gốc để làm visa, không có cách nào gia hạn mà không cần hộ chiếu gốc.
    3. Việc ủy quyền và trách nhiệm
    • 4:03: Các sư cần ủy quyền cho một người đại diện để làm thủ tục pháp lý.
    • 5:09: Bàn luận về việc luật sư cần chuẩn bị giấy tờ ủy quyền để người đại diện có thể đi cùng đoàn và hỗ trợ pháp lý.
    4. Quyết định chờ hoàn tất hộ chiếu trước khi tiếp tục
    • 6:03: Thống nhất phương án – trước hết, đợi ba hộ chiếu hoàn tất, sau đó mới tiếp tục xử lý các hộ chiếu khác.
    • 9:27: Người đại diện sẽ quay lại làm tiếp các thủ tục sau khi nhận được hộ chiếu đã làm xong.
    5. Xác nhận tính hợp pháp của việc đi cùng đoàn
    • 10:57: Thảo luận về cách hợp thức hóa việc đi cùng đoàn mà không gặp trở ngại pháp lý.
    • 12:01: Xác nhận rằng các sư đã ủy quyền hợp lệ, do đó không cần giấy tờ bổ sung.
     
    namff thích bài này.
  5. \\\

    \\\ Dragon Quest GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/11/10
    Bài viết:
    1,263
    Câu hỏi hay, mình cũng thắc mắc về cái này, sau khi mình tim hiểu trên wiki thì ra như bên dưới : :D
    A-di-đà- Phật
    https://vi.m.wikipedia.org/wiki/A-di-đà
    A-di-đà Phật (chữ Hán: 阿彌陀佛) được phiên âm từ Amitābha, hay còn được biết đến với tên gọi Amida hoặc Amitāyus (trong tiếng SankritAmitābha có nghĩa là ánh sáng vô lượng, Amitāyus có nghĩa là thọ mạng vô lượng, nên A-di-đà Phật được xem là đức Phật Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang, Vô Ngại Quang, Thanh Tịnh Quang, Giải Thoát Quang, Bất Khả Tư Nghị Quang, Trí Huệ Quang, Siêu Nhật Nguyệt Quang hoặc Tiếp Dẫn đạo sư(Vị thầy đạo tiếp đón chúng sinh). Trong hai tiểu thuyết Phong thần diễn nghĩaTây du ký có 1 nhân vật có tên này nhưng được miêu tả có ngoại hình khác. Ngài là một trong những vị Phật được thờ trong Phật giáo Đại thừa, ngụ ở tịnh độ của mình và đến thế giới này với vai trò là một thế lực cứu độ. Theo Đại Kinh A-di-đà hay Đại Kinh Sukhāvatīvyūha, trong một kiếp sống trước đây A-di-đà là một vị tăng tên là Pháp-tạng hay Dharmākara, ông nguyện khi đắc quả Phật sẽ tịnh hoá và trang nghiêm một thế giới và biến nó thành một trong những quốc độ thanh tịnh và đẹp đẽ nhất. Một khi ông hoàn toàn tỉnh giác và thành tựu lời nguyện của mình, Dharmākara sẽ trở thành Phật A-di-đà. Phật A-di-đà giờ đây đang cư ngụ tại thế giới đã tịnh hoá, gọi là Sukhāvatī (Cực lạc) tịnh độ ở phía phương Tây. Từ thế giới này Ngài sẽ đến với chúng ta, vây quanh bởi những vị bồ tát, chào mừng những chúng sinh đã khuất và dẫn họ đi tái sinh trong đất nước thanh tịnh của Ngài.

    Hình ảnh của A-di-đà không hề được nhắc đến trong những tầng văn liệu cổ xưa nhất của Phật Giáo Nguyên Thủy Theravāda, nhưng vào khoảng đầu Công nguyên, danh hiệu A-di-đà xuất hiện là một vị Phật ở phía Tây trong bộ Ngũ phương Phật. Tín ngưỡng A-di-đà gần như được phát triển cùng với phương pháp hành trì thời kỳ đầu của Đại Thừa hay Mahāyāna là cầu khấn và thờ phụng "mọi vị phật" và hình tượng vài vị trong số đó đang sống ở những thế giới "thanh tịnh", xa xôi, ứng với một phương hướng chính. Huyền thoại về những lời nguyện và tịnh thổ của A-di-đà có thể được phát triển xấp xỉ với hay cạnh tranh với những tín ngưỡng tương tự của những vị Phật khác chẳng hạn như Phật A-súc-bệ hay Akṣobhya (một trong những vị Phật của ngũ phương, có tịnh-thổ nằm ở phía đông gọi là Diệu Hỷ hay Abhirati).

    Dù rằng A-di-đà có nhiều phẩm chất giống với những vị Phật Đại thừa khác, nhưng A-di-đà thường được gắn với ánh chiều tà rạng rỡ, lan ra khắp mọi ngõ ngách vũ trụ mà không làm thiêu đốt hay mù loà (ở Đông Á Ngài cũng được liên kết với ánh trăng). Sự nhấn mạnh trên những phẩm chất phát quang (hay vầng hào quang) này vốn đóng một vai trò quan trọng trong văn hoá biểu tượng Đông Á, không làm thay thế hay mâu thuẫn khi kết hợp Đức A-di-đà với tôn giáo của âm thanh và tiếng nói; sự cứu hộ của Ngài được đảm bảo hay cam chắc bắng cách gọi tên Ngài, hay đúng hơn, cầu khấn danh hiệu Ngài với câu: "Nam Mô A-di-đà Phật." Thậm chí trong những đoạn văn nhấn mạnh vào hình ảnh ánh sáng như là Đại-trí-độ luận (Luận về Đại Trí tuệ Hoàn Hảo), Ngài vẫn là mẫu hình mạnh mẽ của thề nguyện và thánh danh.

    A-di-đà thường được thể hiện trong ấn thiền định dhyānamudrā, có lẽ để nói đến 500 kiếp thiền định đã đưa Dharmākara đến giác ngộ. Một thủ ấn khác cũng hay được thể hiện trong tư thế đứng là ấn vô uý abhayamudrā(MUDRA của sự phòng hộ khỏi sợ hãi và nguy hiểm).

    [​IMG]
    Tượng Phật A-di-đà ngồi, phía tây Borobudur (Java, Indonesia), khoảng năm. 1863-1866.
    [​IMG]
    Amitabha, thời Kamakura, thế kỷ 12, 13, gỗ với vàng lá và đôi mắt dát pha lê - Bảo tàng Quốc gia Tokyo
    Trong những hình thái phổ quát hoá của nó, niềm tin vào A-di-đà vẫn tiếp tục cho đến ngày này bao gồm đa dạng các phương pháp thực hành và đối tượng thờ cúng. Một niềm tin phổ thông là tin rằng tịnh thổ Sukhāvatī, được ban phước bởi 2 vị bồ tát Quán Thế ÂmĐại Thế Chí, đặc biệt là Quán Thế Âm, vốn thường được gắn với sự thỉnh nguyện hồng danh của A-di-đà, trì tụng danh hiệu ngài có thể mang bồ tát Quán Thế Âm đến cứu giúp người tụng niệm. Sự trùng lắp nhiều niềm tin và phương pháp thực hành khác nhau, giống như sự chồng chéo của những vị cứu thế và những hình tượng thiêng liêng, có lẽ đó là bối cảnh chung nhất cho sự xuất hiện của A-di-đà đó là trường hợp ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam và ở Phật giáo Nhật Bản ngoại trừ Phật giáo độc quyền của những cải cách Kamakura.

    Nhận thức về A-di-đà như là một trong những vị cứu thế hay sự liên kết giữa niềm tin vào ông và những năng lực siêu việt của Quán Thế Âm, là những chủ đề phổ biến xuyên suốt Phật giáo Á Châu. Không phải là tự nhiên mà Panchen Lama (Ban thiền Lạt-ma) của Tây Tạnglại được xem là tái sinh của A-di-đà, trong khi vị quyền lực hơn kia ở Lhasa, Dalai Lama (Đạt-lai Lạt-ma), thì được xem là sự tái sinh của bồ tát Quán Thế Âm (dù bản thân ông đã phủ nhận điều đó).

    Nguồn gốc về mặt Giáo Lý của Phật A-di-đà
    sửa
    Vì nhiều lý do khác nhau nên nguồn gốc A-di-đà vẩn còn gây rất nhiều tranh cãi cho người trong cũng như ngoài đạo. Về mặt lịch sử giáo lý, khi xem xét giải thích nguồn gốc của Phật A-di-đà và các giáo lý liên quan đến ông chứ không xét đến nguồn gốc lịch sử thời gian thông thường, người tu Tịnh độ thì tin rằng Niệm Phật A-di-đà và tu Tịnh độ là cách nhanh nhất để đạt được giải thoát, ai cũng làm được. Còn giáo lý nguyên thủy trong phật giáo thì cho rằng thiền là để tự giải thoát, Phật không thể giúp ai, chỉ có ta tự giúp ta. Ngay cả đức Phật Thích-ca, cũng tự mình giác ngộ và đưa tới giải thoát cao thượng.

    Do có nhiều cách hiểu khác nhau, nên đức tin này dẫn tới nhiều giáo lý đối đầu thậm chí trái ngược nhau.

    Trong Kinh Phật, Phật A-di-đà được đức Phật Thích-ca (đức Phật của Hiện tại) giới thiệu và ca ngợi lần đầu tiên trong Kinh Vô Lượng Thọ. Theo lời của Đức Phật Thích-ca, để thành đạo Thức Tỉnh (tức đạt được Giải Thoát hoàn toàn) thì có 8 vạn 4 ngàn con đường để trở nên đạt đạo (con số tượng trưng chỉ ra rằng có rất nhiều cách để thành Phật chứ không hẳn là chỉ có đi Tu mới thành Phật) tùy theo từng hoàn cảnh từng con người cụ thể mà người ta có thể tự do lựa chọn cho mình phương thế khác nhau để trở nên Phật (nghĩa là thực sự Thức Tỉnh, được giải thoát, đạt đạo). Tuy nhiên, trong giáo lý nguyên thủy, 8 vạn 4 ngàn pháp môn, ý để nói tất cả những lời Phật thuyết gồm 8 vạn 4 ngàn câu và đoạn trong Tạng Kinh, Tạng Luật và Tạng Vô Tỷ Pháp.

    Bản thân chữ A-di-đà, ngoài việc danh xưng của Phật Pháp Tạng (Phật Trung Chi Vương). Theo giáo lý thì từ này ý nghĩa sâu xa,ngoài việc là tên của Phật, còn có ý nghĩa nhắc người tụng niệm ý thức thân phận yếu hèn của mình, dựa vào thần lực của Phật để vượt thắng tội lỗi và yếu đuối của bản thân nhằm đứng vững đế đến lúc chết được Phật A-di-đà đón vào cõi Cực Lạc tiếp tục tu đạo để được giải thoát.

    Người tin vào pháp môn Tịnh độ (nhận trợ lực của Phật A-di-đà để tái sinh vào cực lạc tiếp tục tu thành Phật) chiếm chủ yếu ở các nước Đông Á. Còn đối với các hàng trí thức học Phật trên thế giới thì lại có niềm tin tự tu tự giải thoát không phật thánh nào giúp được ta phổ biến hơn. Có lẽ những học giả tri thức có sự suy tư và tìm hiểu về cội nguồn giáo pháp có khoa học hơn.

    Như Lai.
    https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Như_Lai
    Như Lai (zh. 如來, sa., pi. तथागत tathāgata) là một danh hiệu của Phậtđược dịch từ tathāgata của tiếng Phạn. Chiết tự của tathāgatatathā + āgata, và có thể được hiểu là "Người đã đến như thế" hoặc "Người đã đến từ cõi chân như". Sinh thời, Thích-ca-mâu-nisử dụng danh từ này để tránh sử dụng ngôi thứ nhất "ta", "tôi" trong lúc giảng dạy, thuyết Pháp, để thể hiện sự khiêm tốn. Về sau, Như Lai được biến đổi thành một danh hiệu chỉ một vị Đại Bồ Tát đã đến bậc giác ngộ cao nhất, bậc Chính đẳng chính giác (sa. samyaksambuddha). Như Lai là một trong mười danh hiệu của một vị Phật.

    [​IMG]
    Tượng Phật Như Lai ở Miếu bà Bình Long
    Với sự phát triển của Phật giáo theo thời gian, ý nghĩa của danh từ Như Lai đã biến đổi. Trong Đại thừa, Như Lai chỉ Ứng thân (sa. nirmāṇakāya, Tam thân) của Phật. Đó là con người toàn hảo, có thể xuất hiện dưới mọi dạng khác nhau, có Thập lực (sa. daśabala) của một vị Phật. Như Lai cũng là sự biểu hiện cụ thể của Chân như (sa. tathatā), thể tính của vũ trụ, được xem là sứ giả trực tiếp của Chân như, là gạch nối giữa hiện tượng và bản thể. Trong nhiều trường hợp, Như Lai được xem là đồng nghĩa với Trí huệ (sa. prajñā) và tính Không(sa. śūnyatā). Trong kinh Kim Cương, đức Phật giảng: Như Lai là một thực tại như thế, không từ đâu đến cũng chẳng đi về đâu.[1] Ngũ trí Như Lai là 5 vị Phật tối cao của Phật giáo Tây TạngMật tông.
     
  6. tructruc

    tructruc Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    19/10/04
    Bài viết:
    3,317
    hỏi 1 câu mà cũng chịu khó gg thế fen, ko phí công mình lên đây chém gió :))
    sau khi tìm hiểu rồi cứ nói ra suy nghĩ của mình đi fen
     
  7. meoden1008

    meoden1008 Sith Lord Revan Berserker

    Tham gia ngày:
    9/12/19
    Bài viết:
    10,661
    Xin anh cho biết cảm nghĩ về việc bọn gay vi en đã ko tin anh ngay từ đầu
     
    victorhugo thích bài này.
  8. lanhdiendiemla

    lanhdiendiemla Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/3/03
    Bài viết:
    4,931
    Nơi ở:
    Mineral Town
    Hỏi vậy là vẫn tư duy theo bình thường, còn ổng giờ có là người bình thường nữa đâu, chắc chắn không ích gì cả.

    Tôi nghĩ ngoài kia có nhiều người cũng giống như nhà tôi hồi mới đầu, người bình thường không biết chỉ nghĩ đi tu, học những điều thiện, theo đuổi cái thiện, làm sao có hại gì được. Giờ mới hiểu tu sai, tâm lý méo mó, nhìn mọi thứ lệch lạc cỡ nào.
     
  9. meoden1008

    meoden1008 Sith Lord Revan Berserker

    Tham gia ngày:
    9/12/19
    Bài viết:
    10,661
    Hả hê đâu ra
    Ta còn comment rằng mong ông sư Tuệ vẫn là chính mình như khi ở Lào
    Ta là 1 trong những người ủng hộ Thích Minh Tuệ ngay từ năm 2024
    Ta còn chửi tên Nhí ho khí thế nữa
    Và.....bây giờ ta phải comment rằng Thích minh Tuệ cầu đạo đã biến mất, thì nghĩ xem ta thất vọng đến mức nào
     
  10. living2nd

    living2nd ✣✣✣ Xiaolonista✣✣✣ CHAMPION ✡ Shine Wizard ✡ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    8/7/11
    Bài viết:
    14,558
    Nơi ở:
    Unknown
    Hả hê thì sao, sân si thì sao, đây là topic Thư giãn, thằng nào đạo đức quá thì cút a2eq2g0Có bị mất phước thì tau mất chứ tụi mày có mất đâu peepo_handguns
     
  11. \\\

    \\\ Dragon Quest GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/11/10
    Bài viết:
    1,263
    Vui mà, biết thêm đc nhìu thứ. :D
    Cảm nghĩ của mình là theo như wiki là hai vị Phật này khác nhau, A di đà là tên một vị Phật của Đại Thừa từ thế kỷ thứ 1 (nguồn gốc vẫn còn tranh cãi), còn Như Lai là một danh xưng của Phật Thích Ca Mâu Ni thời còn sống. Đây là 2 người khác nhau.
     
  12. harry999

    harry999 The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    24/4/11
    Bài viết:
    2,020
    Nơi ở:
    Ferelden
    Đùa chứ kệ ông ấy nhé bác, mấy người vậy ko biết có tỉnh hay ko đó, động vào xiên cho mình một dao rồi bảo độ kiếp sớm cho mình thì bỏ mợ, ngày xưa em từng nghĩ mình tài giỏi chửi nhau với một người đến tận cùng xong về nhà lại sợ tí nó mang dao sang cắt cổ, từ đó em hiền hậu hẳn ra thangcbnot2-png
     
  13. tructruc

    tructruc Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    19/10/04
    Bài viết:
    3,317
    bên tiểu thừa là 217 giới thì phải, còn đại thừa tự thêm hơn 30 giới bồ tát đạo vào là 250 giới đó fen
    nhưng tất cả chỉ là giới thân thôi, nó giúp phát triển định lực, giúp ko lọt vào các đường ác chứ ko phải giữ giới là giác ngộ dc
    đạo Phật đi vào tâm ko phải tu thân bên ngoài nên đến lv cao thì quên luôn giới, mình với giới là 1 , chạm đến trí tuệ bát nhã thì ko còn tư tưởng phân biệt, ko còn giới luật, ko còn pháp môn đối trị, ko còn đè nén

    nhưng căn cơ thấp ko ai dạy thế này cả mà phải lấy giới làm thầy mà đủ lv thì người ta lại tự người ta phá cái này dc ko cần ai dạy, chính vì thế bậc thánh đầu tiên phải đoạn trừ dc kiết sử giới cấm thủ đấy
     
    meoden1008 and namff like this.
  14. Osadar Mizutani

    Osadar Mizutani mãi yêu cụ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/4/08
    Bài viết:
    8,994
    Nơi ở:
    vô định
    NL chie là danh hiệu thôi ko phải tên hiệu , 1 ng có thể có nhiều danh hiệu nhưng tên hiệu chỉ có 1 fen phải hoi adida thay thế cho di lặc hay nhiên đăng mới đúng
     
  15. tructruc

    tructruc Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    19/10/04
    Bài viết:
    3,317
    fen đọc chưa kỹ rồi, Như Lai là 1 trong 10 danh hiệu của Phật
    tức là title kiểu trong gvn này đó bất cứ ai thành Phật kể cả fen đếu dc gọi là Như Lai chứ ko phải tên riêng của 1 vị Phật
     
  16. Nô

    Phantom, je t'aime pour toujours GVN CHAMPION ⚔️ Dragon Knight ⚔️ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/10/05
    Bài viết:
    16,628
    Nơi ở:
    Nhà Rael
    Này các đệ tử, khi thọ dụng phẩm vật cúng dường, các vị nên quan niệm như uống thuốc. Ngon không ham, dở không chê. Ăn uống chỉ để cho khỏi đói khát. Như ong hút mật trong hoa, chỉ lấy mùi vị, không làm tổn thương hương sắc. Người xuất gia cũng vậy: thọ dụng sự cúng dường để đủ sức khỏe tu tập, không được ham cầu quá nhiều, làm tổn thất tín tâm của tín thí.

    - Kinh lời dạy cuối cùng của Đức Phật

    Sai từ cái cơ bản
     
  17. VạnKiếp Bất Phục

    VạnKiếp Bất Phục T.E.T.Я.I.S Knight Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/10/09
    Bài viết:
    678
    Thôi topic trở thành nơi đấu tố, toxic rồi, t cũng như tinh thần Giáp, xin rút lui khỏi drama này thôi.

    Thất vọng về trí tuệ ông Tuệ nhưng dù sao cũng qua chuyến này mà t thu nạp đc rất nhiều kiến thức cơ bản về phật pháp và lịch sử phật pháp, cũng hiểu thêm về triết lý nhà phật vậy cũng coi như là thành tựu. Không biết có ứng dụng được gì vào đời sống không nhưng ít ra lên bàn nhậu còn có kiến thức chém gió :D Vậy thì đến đây hoan hỉ rồi.
     
    Clone_nhatanh and meoden1008 like this.
  18. \\\

    \\\ Dragon Quest GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/11/10
    Bài viết:
    1,263
    Sinh thời, Thích-ca-mâu-nisử dụng danh từ này để tránh sử dụng ngôi thứ nhất "ta", "tôi" trong lúc giảng dạy, thuyết Pháp, để thể hiện sự khiêm tốn. Về sau, Như Lai được biến đổi thành một danh hiệu chỉ một vị Đại Bồ Tát đã đến bậc giác ngộ cao nhất, bậc Chính đẳng chính giác (sa. samyaksambuddha). Như Lai là một trong mười danh hiệu của một vị Phật.

    Mình chỉ lấy đoạn này không lấy đoạn sau khi được biến đổi, với mình Như Lai là để chỉ Phật Thích Ca Mâu Ni chứ ko phải 1 ai khác. :D
     
  19. Osadar Mizutani

    Osadar Mizutani mãi yêu cụ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/4/08
    Bài viết:
    8,994
    Nơi ở:
    vô định
    Nô à sao nô lại làm ngược lại vậy peepo_punch
     
  20. metroboomer

    metroboomer Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    24/7/22
    Bài viết:
    2,729
    Làm gì đến mức thất vọng fen, trc ổng tu kiểu đi 1 mình ko va chạm thì chưa lòi ra cái sai, giờ nhập thế thì sai nhiều là bt, chờ xem ổng sửa dc ko chứ, ít ra đến giờ cũng chưa hại đến ai, đặt kì vọng thấp thôi cho khỏi thất vọng :))
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này