Anime chinh phục Gen Z, vượt mặt NFL về độ phổ biến 24/05/2025 - 06:58 A A Theo Anime Industry Report 2023 của Hiệp hội Hoạt hình Nhật Bản (AJA), doanh thu toàn cầu của ngành này đã đạt kỷ lục 3,3 ngàn tỉ yên (khoảng 22 tỉ USD). Hơn một nửa đến từ thị trường quốc tế. Sự phổ biến toàn cầu của anime không chỉ thể hiện qua con số doanh thu mà còn qua sự hiện diện dày đặc trên các nền tảng trực tuyến như Netflix, Crunchyroll và hàng loạt sự kiện quốc tế quy tụ hàng chục ngàn người hâm mộ. Phim Dragon Ball Legends chinh phục nhiều thế hệ khán giả Anime không còn là sản phẩm dành riêng cho khán giả châu Á mà đã trở thành một phần trong dòng chảy văn hóa toàn cầu. Các nền tảng phát trực tuyến như Netflix, Crunchyroll đã đầu tư mạnh vào anime, với hàng trăm series được phân phối đến hơn 200 quốc gia. Nhiều bộ anime đạt hàng chục triệu lượt xem, tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ trên mạng xã hội. Các sự kiện như Anime Expo 2023 tại Los Angeles thu hút người tham dự từ hơn 60 quốc gia, phản ánh quy mô cộng đồng người hâm mộ ngày càng lớn. Tại Liên hoan phim Cannes 2025, ông Mitchel Berger - Giám đốc mảng phát hành rạp của Crunchyroll - cho biết 42% thế hệ Gen Z và Alpha tại Mỹ xem anime mỗi tuần, tỉ lệ này cao hơn số người theo dõi các trận đấu NFL, môn thể thao được coi là quốc dân của Mỹ. Ông nhận định: "Anime đã trở thành một phần trong bản sắc của thế hệ trẻ, không còn chỉ là sở thích nhất thời". Một khảo sát từ Kidscreen cho thấy khoảng 60% thanh thiếu niên từ 13 đến 17 tuổi trên toàn cầu tự nhận là fan của anime. Những khái niệm như "senpai", "kawaii" đã vượt ra khỏi ngôn ngữ Nhật Bản và trở thành một phần trong đời sống mạng của thế hệ Gen Z. Không chỉ giới trẻ, nhiều phụ huynh từng lớn lên với Dragon Ball hay Sailor Moon nay đang truyền tình yêu anime sang thế hệ kế tiếp, tạo nên một cộng đồng đa thế hệ gắn bó. Các chuyên gia dự báo đến năm 2030, ngành anime toàn cầu có thể cán mốc 30 tỉ USD, với sự mở rộng mạnh mẽ tại thị trường Bắc Mỹ, châu Âu và Đông Nam Á. Không còn là một trào lưu nhất thời, anime đang trở thành một hiện tượng văn hóa xuyên quốc gia, được giới trẻ đón nhận như một cách thể hiện cá tính, cảm xúc và bản sắc riêng trong thế giới số. Anh Vy Anime chinh phục Gen Z, vượt mặt NFL về độ phổ biến - Báo Phụ Nữ
13-17 tuổi là độ tuổi máu me thể thao học đường, tthd bên đấy cực kỳ mạnh và nfl là một trong những giải đấu cấp cao của bộ môn quốc dân của tụi nó, đám học sinh chả coi quá cha ấy chứ.
Trước có đọc bài báo dạng như khảo sát thì Gen Z & thế hệ sau này ko còn hứng thú nhiều với thể thao nữa, so với Gen X, Y. Tụi nó thích social media hơn (tiktok) với music festival, khoảng 2x% nữ Gen Z quan tâm NFL là vì tin hẹn hò của Taylor Swift - Travis Kelce. Để tìm lại bài đó.
ko phải là ko hứng thú mà là thú tiêu khiển trên phương tiện truyền thông được chia mảng ra, ngày xưa chỉ có tin thời sự, phim với thể thao chiếu đài, còn bây giờ có nhiều kênh đưa đủ loại hình giải trí tới tận răng, còn chuyện tụi nó chơi thể thao là chuyện ở ngoài, có liên quan gì đâu. Mấy bài báo kiểu này hay có trò định hướng tư duy nhị phân, 1 thằng xem anime-showbiz vs 1 thằng xem thể thao là 2 thằng tách biệt trong khi 1 thằng con trai vẫn có thể vừa mê naruto vừa xem drama showbiz vừa xem nba vừa làm trụ cột trong đội tuyển trường. Mấy thằng vdv quý bửu đầy ra, tụi nó vẫn xem tin tức bọn celebs bình thường, đâu có cái luật nào cấm tụi nó chơi thể thao là ko được xem anime, không được ngồi coi drama showbiz. Có nhiều thằng như tôi mê thể thao, chơi tuần 6,7 ngày, rành rẽ Nba vs Epl nhưng ít xem trực tiếp, rồi những thằng như tôi thuộc % nào? Ông đang nhầm lẫn giữa sở thích thể thao với sở thích giải trí, hoặc đi vào định hướng nhị phân mà đám báo chí hướng tới.
Đúng rồi, mấy cái đó cũng chỉ luẩn quẩn nhật với Việt hay Tàu là ham thôi. Nói chung Mỹ nó vẫn chuộng thể loại "shounen", đánh đấm là chính. Như DB, Naruto, OP, Kimetsu no Yaiba,.... Lâu lâu mới có thể loại khác nhưu Attack on Titan.