Chính xác ngoài cái chỏm lông công trên đầu còn thêm 1 vài họa tiết hình mặt trời trên mặt của trống đồng Đông Sơn và cả bộ quần áo bằng vải hay da bò gì đấy bên trong ... nhưng vẫn ko thể che đậy hết được những đặc điểm của văn hóa phương Tây , do việc sử dụng kim loại quá nhiều ... chỉ việc nhìn qua thanh kiếm ta có thể thấy rõ điều này . Cả thể hình và khuôn mặt của nhân vật đều quá ... vượt xa những gì ở 1 con người Việt ... Tại sao chúng ta phải cứ cách điệu 1 cách thái quá ? Cứ anh hùng là phải mặt mũi uy nghiêm , cơ bắp nổi cuồn cuộn trong khi người Việt chúng ta thấp bé ( nhưng ko hề íu đuối nhá :) ) Tui nghĩ rằng tại sao ko đơn giản hóa đi nhỉ ... Cứ như trong phim Lục Vân Tiên , Đêm Hội Long Trì ... Mẫu người của Char mới bắt đầu đơn giản là trong 1 trang phục Áo dài khăn đóng cầm kiếm lá liễu , tuy áo dài có thểm làm bạn nhớ tới Trung Quốc nhưng chính cái khăn đóng trên đầu sẽ làm nên đặc trưng của người Việt ... Rất đơn giản nhưng cũng đầy khí phách...
nhưng có cái là dân ta bây giờ chơi đồ phải hầm hố mới máu chơi 9D thì bảo là 9D áo quần đơn điệu, không khủng không hầm hố, trong khi thực sự thì thực tế nó chỉ vậy... còn với TGHM thì sao, sặc sỡ sắc maù, gấu trắng chạy trên sa mạc --> vẫn chơi ầm ầm đấy thôi
Có lẽ bạn nhầm. Trang phục ngày thường và giáp trụ khi ra trận thường không giống nhau. Bản thiết kế này có lẽ là những ý tưởng phác thảo trong quá trình xây dựng, chưa phải là phiên bản cuối cùng nên cũng chưa bình luận gì được. Nhưng dựa vào mẫu này mà nói thì không thể nào là giáp chiến của quân Roman như bạn nói được. Nếu bạn để ý kỹ thì bộ giáp này chỉ có 4 phần kim loại, đó là mũ, giáp ngực, giáp che tay và giáp chân. Những phần này được thiết kế tương tự như kiểu giáp của châu Á cổ, thường được dùng của tướng lĩnh Trung Quốc và Việt (do ảnh hưởng của TQ, đương nhiên). Nhìn vào eo của nhân vật bạn có thể thấy được một chi tiết rất đặc thù của giáp trụ Á châu, đó là cái đai giáp. Đây là bộ phận trọng yếu nối kết giữa hộ tâm kính là miếng giáp kim loại che ngực và lưng với hai miếng giáp che đùi. Nhân vật này không có 2 miếng giáp đùi mà thay vào đó mặc quần võ phục. Đặc điểm đặc thù thứ 2 đó là 2 miếng giáp che tay. Giáp trụ châu Á luôn sử dụng 2 miếng giáp lớn kéo dài từ vai đến gần giữa cánh tay và thường chỉ che phía trên. Giáp trụ châu Âu thường chia ra làm 2 đó là phần shoulder và cánh tay riêng biệt. Điều này là một điểm rất nổi bật và rất dễ nhận thấy trong giáp trụ châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam. Breast plate của các chiến binh Greek thiết kế rất khác biệt, được đúc từ nguyên khối kim loại to và che toàn bộ phía trước người và phía sau, các kết nối giữa phía trước và phía sau nằm ở bên hông hay ở phía sau mà không dùng đai giáp. Các chiến binh Roman cũng dùng loại giáp khá tương tự nhưng thay vì đúc nguyên khối thì thay bằng nhiều dải kim loại ghép lại. Roman armor rất giống với Greek armor hầu như không có che chắn dưới chân, không đi giầy giáp mà chỉ đi sandal.
nếu mà nhân vật mặc dồ y chang theo lịch sử chắc ko ai dám chơi game nũa qua' vì dầu trọc răng den mặc khố .... hỏi ra cái quái gì.....phải biết thêm thắt cho dẹp chứ .... ko lẽ phải dúng dến từng chi tiết.... vô lý
Thangmu13: Theo tài liệu lịch sử ghi lại thì người Nam Việt mặc khố , sau này mặc quần ống rất rộng và đáy thấp, ở trần, xăm mình (xăm càng chi tiết càng thề hiện uy quyền) răng đen, đầu trọc( theo các nhà sư "thời bình vi binh), chí có những người quý tộc, quan lại và tướng mới được mặc áo quần đầy đủ, phục sức, trang điểm. đến tận thời đầu Trần thì người nam nhân bắt đầu có thói wen măc áo quần đầy đủ do nhu cầu và ý thức cuộc sống được nâng cao. Còn người phụ nữ thì có thói wen mặc yếm, váy rộng, áo khoát mỏng và dài, nhuộm răng , đi chân đất . Màu sắc quần áo chung của người dân đen thời đó là màu nâu, đen . Người có địa vị cao đều được quy định rõ ràng trong màu sắc. Người có địa vị cao đều tùy theo đảng cấp quy định rõ trong luật pháp, mà mặc quần áo, màu sắc theo quy định. không giống như TQ chú trọng gam màu tối và nóng,người Vỉêt thích gam màu sáng và mát như màu biếc, lục và tía ! Vua dĩ nhiên là màu vàng. Đặc biệt, tất cả người dân và người có địa vị cao trong xã hội đều không được mặc màu trắng, thứ nhất đó là màu tang tóc, thứ 2 đó là màu của nô lệ, người làm trong phủ ! Kiến trúc người Việt không giống người TQ ở điểm phô trương thanh thế! về cơ bản , kiến trúc hạ tầng cơ sở thí giống nhau, nhưng người Việt chú trọng vào cái "tĩnh", đa số kiến trúc đều khá nhỏ bé nhưng rất chi tiết và đều mang một ý nghĩa hay nhiều ý nghĩa nhất định ! Đều quan trọng là diện tích nhà cửa không lớn, khá nhỏ và ấm ! nhưng khoảng không gian được thiết kế rất lạ và hay, trong nhất thời không thể nói hết được, nhưng kiến trúc người Việt chúng ta rất mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông ! tuy nhỏ nhưng gọn gàng và "có trên có dưới" ! Bạn Thangmu13 nhận xét rất đúng. Nhưng đó là tư liệu thời Lý, Trần (chính xác là thời Trần), con trai Việt Nam khi bước vào tuổi niên thiếu mới xăm mình (do nhà Trần là "người miền dưới" (biển, thực ra là một sắc dân chài nhỏ ở phía Nam Lưỡng Quảng, Trung Quốc, sang Việt Nam) có tục lệ này trong hoàng tộc, sau ảnh hưởng tới quân sĩ, nhân gian. Còn thời Lê thì đàn ông Việt Nam không còn xăm mình nữa. Bằng chứng là khi vua Trần Nhân Tông bắt vua Trần Anh Tông xăm mình, Anh Tông sợ đau, chạy mất, không xăm, Nhân Tông phải xăm cho em (anh) trai Anh Tông. Chỉ sau 20 năm quân Minh đô hộ, phong tục, tập quán, tôn giáo, kiến trúc...của người Việt thời Lê, sau này là Mạc, Lê - Trịnh đã khác rất xa với thời Lý, Trần. Nếu đem phong tục, tập quán, trang phục thời Lý, Trần áp vào thời Lê - bối cảnh (như tiết lộ của VNG) của game thì không thỏa đáng. Hơn nữa, mình nghĩ đây là game, thì cũng không quá quan trọng về trang phục, bối cảnh lịch sử (xem một số game của Tàu thì biết). Văn hóa Việt chịu ảnh hưởng rất nặng của văn hóa Tàu, nhất là từ thời vua Lê Thánh Tông, đạo Nho thành "quốc giáo", xây dựng chính quyền tập trung như Tàu. Vì vậy, khó mà nói rằng, trang phục, kiến trúc, phong tục, tập quán không giống. Tất nhiên, nó vẫn có những điểm khác biệt như bạn nói. Còn muốn xem văn hóa Việt (văn hóa lúa nước, Đông Nam Á - vùng văn hóa Đông Nam Á gồm từ sông Trường Giang, Trung Quốc kéo xuống phía Nam) khác biệt với văn hóa Tàu (văn hóa lúa mạch, Hoa Hạ) thế nào thì phải tìm về thời Lý Trần. Lúc đó, văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu của Phật giáo và văn hóa Chămpa (nhất là qua kiến trúc cung đình, chùa - xem di tích Hoàng thành Thăng Long có thể thấy rõ điều này).
Đây là một topic mở . Mọi người đều tranh luận . Tôi là người đọc . Tôi nhìn bên ngoài cuộc chiến giữa bạn và Thachsanh . Thachsanh trình bày , bạn phản đối nghĩa là bạn không chấp nhận tức là khả năng chấp nhận có hạn . Tôi reply cảm nhận của tôi . Còn bạn lại cho tôi là ăn hôi . Vấn đề cần nhìn nhận lại là bạn còn thiếu một cái nữa là không có khả năng chấp nhận thất bại . VN có 4000 năm văn hiến mà lại bảo là ít tư liệu , ít hình ảnh . Bạn vui lòng lết cái mặt vào các viện bảo tàng : Bảo tàng Lịch Sử ở Thảo Cầm Viên, Bảo tàng Cách Mạng , Bảo tàng chứng tích chiến tranh ... Tư liệu thì nhiều, hình ảnh thì nhiều nhưng còn vấn đề dám sử dụng hay không lại là khác. Nên nhớ rằng bất kỳ chuyện gì đã đụng đến lịch sử là vô cùng nguy hiểm . Đã làm game sử dụng tư liệu tạm của Lịch Sử thì việc biến tấu các nhân tố như hình ảnh, trang phục, trang bị ... sao cho phù hợp với hoàn cảnh game mình đưa ra là ok . Việc hoàn thành giống như lịch sử 100% thì làm bằng niềm tin . Ai chê thì mai mốt đừng vào game chơi ok ?
Nếu đây là hình concept art của dự án đó thì phải công nhận là trình độ vẽ tay của nhóm concept Vinagame hơi kém ::( , người này hình như chưa từng đi học "vẽ luyện thi" bao giờ
@ Thachsanh: Dạ! Tôi đã nói "nếu là" tức là tôi đã không hòan tòan cho rằng đó là bộ giáp được sử dụng vào cái dự án đó rồi. Khi đã làm game thì cái gì mà người ta chả biến tấu ra được. Nhưng phải biến tấu làm sao người ta thấy chấp nhận được thì hẵng biến tấu. Biến mà người ta nhìn thấy rõ ràng là vay mượn và chắp ghép từ nhiều thứ lại thì quả thật là hết sức lố bịch (đấy là tôi còn chưa nói rằng có lẽ ông anh đấy bị lậm game quá nhiều khi thiết kế ra cái bộ giáp trên). Nếu đại ka muốn nói rằng tôi là sai thì tại sao đại ka không cho mọi người những ý kiến để nhìn rõ hơn về giáp chiến của người châu Á mà lại chỉ đi xoay quanh cái khía cạnh "Roman" "Greek"??? Dự án này là dự án về "Roman" "Greek" à? Hay là đại ka không có tư liệu ngay lập tức để người ta thấy? Vậy xin anh hãy nhìn qua cái này: http://www3.uakron.edu/worldciv/china/ch-armor.html Đấy là một trong những trang người ta có trình bày về giáp của người Đông Á (ở đây cụ thể là giáp của người Trung Quốc qua từng thời đại). Như đã thấy, hầu hết các bộ giáp đều là những mảnh da được ghép lại với nhau. Đấy cũng là vì để đúc ra được những bộ giáp nguyên khối kim loại là rất tốn kém và tốn công. Trong khi với dân châu Á thì việc chăn thả, săn bắn gần như là việc làm hàng ngày, họ sử dụng luôn các loại da thú sau chế biến làm nhiều thứ: áo, quần, túi đựng nước, vật trang trí, và giáp hoặc... vứt đi. Những bộ giáp được làm từ da thú vừa tiết kiệm, vừa bền dai. Nói tóm lại là giáp của người Đông Á là giáp vải, da. Và tất nhiên, dân ta cũng không thể ngoại lệ. (Vì sao thì ai cũng biết rồi) Chỉ có là người ta sẽ độn thêm vào các miếng da trên bộ giáp những miếng kim loại được tán dẹt để tạo thêm độ cứng và chắc. Đó là giáp phần thân, còn những nơi như đầu và chân thì chủ yếu là nón và dép bện bằng rơm rạ, hay tệ lắm là đầu trần đội trời chạy bộ chân đất. Từ trước đến nay chưa hề thấy giáp của quân Việt nó hòan chỉnh và cứng cáp đến từng chân răng như cái bộ giáp đó. Có chăng thì tôi mới chỉ được thưởng lãm qua hình ảnh bộ giáp chiến của vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã từng được đăng trên một số tờ báo từ cách đây gần chục năm trong những bài báo nói về ông. Và tôi thấy rằng bộ giáp đó cũng chả khác mấy với bộ giáp chiến của tướng lĩnh nhà Thanh cùng thời. Cũng vì thế mà tôi sẽ cảm thấy "khó ở" nếu như những hình ảnh như thế được đem ra làm hình ảnh đại diện cho lính tráng Việt thời cổ. Muốn vẽ giáp Việt thì phải vẽ cho đúng! Còn không thì quần thâm áo nâu mà ta đi đánh thù trong giặc ngoài! Mà thôi ~~~ Nói nhiều mà làm gì? (Tôi cảm thấy mình nói đã nhiều rồi) Chúng ta đang là những tên thầy bói sờ voi (voi hay bò, hay chó, hay chuột, hay đầu voi đuôi chuột... thì còn phải chờ xem đã). Tôi cũng không muốn nói nhiều về một thứ người ta gọi là game, một cái ảo, một cái thiên biến vạn hóa. Tôi chỉ muốn cảm thấy thỏa mãn cái trí tò mò nhất thời trc cái khẩu hiệu "người Việt chơi game Việt" thôi.
Bạn bị làm sao thế, không đọc phân tích của tôi à? Vừa nhìn loáng thoáng qua là nhấn reply rồi. Nếu đã chịu khó search thì chịu khó tìm cho kỹ một tý. Cái web site của bạn nó chỉ có 1 vài hình ảnh của vài thời, vậy mà dám bảo là qua từng thời đại. Đầu tiên là thời Tần tức là còn trong thời đồ đồng làm sao có nhiều giáp kim loại được. Thậm chí ngay cả trong web site đó nếu để ý kỹ thì ở thời Nguyên, các bộ giáp đều có rất nhiều phần kim loại, đặc biệt là phần thân trên. Tôi có nói là những bộ giáp châu Á làm bằng nguyên khối kim loại hồi nào đâu? Đây là hậu quả của việc không đọc bài của tôi mà đã post. Trong bài của bạn viết "Đây là 1 sự kết hợp lố lăng giữa 3 chỏm lông công trên đầu vốn là điểm khá bắt mắt của dân Việt thời... các vua Hùng + bộ giáp chiến của quân... Roman" thì tôi phân tích rõ ràng cho bạn thấy rằng đó không phải là sự kết hợp của giáp Việt và giáp chiến của quân Roman. Tuy rằng nó có phóng tác hơi lố nhưng cũng không đến mức dị hợm như bạn đã mô tả. Nếu như bạn có kiến thức về dã sử cũng như các tư liệu thuộc loại truyện hư cấu hay fantasy của Trung Quốc cổ hay Việt cổ thì phải biết rằng trường phái giáp trụ đó nó ở đâu ra. Đây, tôi ví dụ cho bạn xem Ngoài đời thực thì nó trông thế này Bạn có nhận ra được đặc thù của cái đai giáp nối giữa hộ tâm kính và phần giáp chân chưa? Bạn có nhận thấy được cái đặc thù của 2 cái giáp vai chưa? Có thấy cái đặc thù của phần dưới chân đi ủng giáp và phong cách quần chiến và các lớp bào bao phủ chưa? Các miếng giáp tay và chân đều được ghép lại bới các lớp vẩy kim loại, trường hợp này gọi là scale armor. Miếng hộ tâm kính trước ngực tùy từng bộ armor có thể có nhiều loại, có thể đó là một miếng giáp kết lại bởi nhiều vẩy như giáp tay và giáp chân, cũng có thể là một miếng kim loại khá to nguyên khối ở giữa, xung quanh là vẩy kim loại. Cấu trúc của hộ tâm kính này là khá tương đồng qua các thời đại, từ thời Tam Quốc đến thời nhà Tống sau này. Khi nhà Nguyên lên thì các bộ giáp được thay đổi nhiều qua phong cách của Mông Cổ, nhẹ hơn, để có thể di chuyển cơ động hơn. Bạn có thể nhận thấy được rằng tuy phóng tác quá mức (tôi chắc chắn là thiết kế trên sẽ không được chấp thuận) nhưng thiết kế đó cũng dựa trên một số đặc điểm đặc thù nhất định của giáp trụ châu Á chứ không dị hợm như bạn mô tả. Chúng ta đều biết rằng trong quá trình phát triển thì vô số mẫu thiết kế sẽ được đem ra thử nghiệm và xem xét, những hình ảnh trong lúc thử nghiệm cho đến lúc ra game thực có thể hoàn toàn không giống nhau 1 tí nào. Nếu bạn có chút kinh nghiệm trong phát triển game hay các lĩnh vực giải trí khác như điện ảnh hay tranh truyện thì sẽ biết về điều này.
Cái tấm art chưa chắc là của T812, cha kia chỉ mới nói 1 cách rất mơ hồ mà khẳng định như đinh đóng cột có nhiều người nói ko tin tưởng VNG, vậy ở VN nên tin tưởng nhà phát hành nào ?
Làm game đề tài về lịch sử VN là rất khó , vì nguồn tư liệu rất ít . Ngay cả dự án cấp Nhà nước làm film 1000 năm Thăng Long người ta còn than kìa , huống hồ chi đây chỉ là 1 cty nhỏ nhân lực ít ! Tôi nghĩ VNG đã mạo hiểm khi theo đuổi đề tài này . Tôi có nhìn 1 tấm hình do họ desgin trên báo trong đó thấy 1 char nữ đầu đội nón lông công rất giống ngừơi Maya ???!!! Tại sao không làm 1 game mang đề tài đương đại , có phải dễ hơn không ??
làm game và làm film là 2 chuyện hoàn toàn khác nhau... riêng cá nhân tôi thấy rằng để làm một game lịch sử thuận lợi hơn là làm một film lịch sử... ít nhất là với hiện trạng của điện ảnh cũng như IT việt nam.
rất tiếc là cái hình demo còn quá nhiều lỗi , ko biết do cố tình hay vô ý . Hình vẽ còn quá đậm chất Trung Hoa Anh Hùng. Nước mình có rất nhiều họa sĩ vẽ người đầy chất Việt Nam , sao VNG ko nghĩ đến hợp tác với họ nhỉ ? Cho dù chỉ là cố vấn kỹ thuật .
mình có 1 thắc mắc là tại sao vn định làm game online cứ nhất thiết phải nói về lịch sử vn mới được ??? mình thấy bọn korea với các nước khác làm gameonline có mấy khi làm về vấn đề lịch sử đâu ?? trừ bọn trung quốc còn may ra ^^
Trangenix = belong to VNG already :hug: FPT đã "tặng" nhóm Trangenix cho VNG, không biết mấy chú Trangenix giờ làm gì trong VNG nhỉ
Gamepro đọc không kỹ rồi, tui nói là "người bị đuổi khỏi nhóm Trangenix" (và đang lảm nhảm trong thread này) chứ có bảo nhóm Trangenix đâu