Ra đời ở Fulda – Đức vào năm 1992 trong lúc phong trào grunge đang thịnh hành, với khả năng sáng tạo khéo léo về rock n’ roll cùng nhiều hoài bão to lớn, bốn chàng trai Tobias Sammet, Jens Ludwig, Dirk Sauer và Dominik Storch đã thành lập một nhóm nhạc tại trường trung học của mình. Khi đó, các thành viên chỉ mới 14 tuổi. Khởi đầu như mọi ban nhạc khác, nhóm cover các bài hát nổi tiếng của Deep Purple, AC/DC, KISS và Iron Maiden. Không lâu sau, họ đã có những điều chỉnh hợp lí trong việc sáng tác và trình diễn thể loại heavy metal truyền thống. Cái tên EDGUY ra đời và được biết đến như một nhóm nhạc đầy sáng tạo. Tuy nhiên vào lúc đó, không một ai, ngoại trừ những thành viên trong band nhạc tin rằng (họ) có thể đưa tên tuổi của một nhóm nhạc thiếu kinh nghiệm ra khỏi phạm vi quê nhà. Năm 1994, 2 bản demo (cassette) Evil Minded và Children Of Steel đã đưa nhóm nhạc xuất hiện lần đầu tiên trên tạp chí phê bình âm nhạc Metal Hammer. Không có hợp đồng thu âm nào được kí kết, điều này càng khiến cho EDGUY quyết tâm hơn để chứng tỏ rằng họ xứng đáng trong việc kí hợp đồng thu thanh. Cuối cùng, với CD Savage Poetry tự sản xuất, EDGUY đã có được hợp đồng với hãng thu âm AFM và vào tháng 1 năm 1997, album đầu tay chính thức của EDGUY mang tên Kingdom of Madness được phát hành ở châu Âu. Không gặp phải khó khăn nào với phong cách làm việc của mình, EDGUY muốn hợp tác với studio AFM một lần nữa trong vòng chưa đầy 2 tháng sau album đầu tay để tiếp tục làm việc với những ý tưởng cho album mới nhưng động lực của họ đã bị kìm hãm lại sau khi tay trống Storch rời nhóm vì những lí do cá nhân. Vốn có tài xoay xở, EDGUY đã thuê một người bạn của nhóm là Frank Lindenhall để thu âm trống. Việc thu âm trống sau đó cũng vinh dự nhận được sự giúp đỡ của hai nhân vật quan trọng thường xuyên giúp đỡ nhóm: Timo Tolkki (vocal/guitar) của Stratovarius (trước đó Timo đã sớm nhận thấy tiềm năng của nhóm và đưa ra đề nghi mix album cho EDGUY ở Phần Lan) và Hansi Kürsch (bass/vocal) của Blind Guardian, người đã đóng vai trò là ca sĩ khách mời đồng thời hướng dẫn cho nhóm cách sắp xếp những đoạn điệp khúc lớn trong album Vain Glory Opera. Nổi bật nhất là một lần thay đổi đội hình từ studio. Tay trống Felix Bohnke trước đó đã tham gia band thường xuyên và theo lời khuyên của Timo Tolkki, Tobias tập trung vào việc duy nhất là hát vì trước đó anh phải chơi cả bass và keyboard. Tay bass Tobias “Eggi” Exxel, một người bạn lâu năm đã được mời gia nhập nhóm. Album Vain Glory Opera phát hành năm 1998 đã đẩy EDGUY lên đỉnh cao với một ấn tượng trọn vẹn. Xuất hiện liên tục trên các tạp chí metal với các bài trả lời phỏng vấn thú vị và nhận được những nhận xét tích cực, EDGUY đã tham gia lễ hội có uy tín Wacken Open Air và thực hiện chuyến lưu diễn châu Âu lần đầu tiên của mình. Được tiếp thêm sức mạnh từ những thành công đó, EDGUY đã tiến hành thu âm album Theater Of Salvation vào năm 1999 với đội hình mới cùng ca khúc chủ lực là “Land Of The Miracle”. Kết quả thật ngoạn mục. Theater Of Salvation đánh dấu việc band xuất hiện lần đầu tiên ở vị trí 50 trong bản xếp hạng album ở Thụy Điển và 60 ở quê nhà nước Đức. Tour diễn kéo dài với HammerFall và sau đó là Gamma Ray đi khắp châu Âu là kết quả tất yếu, theo sau đó là một tour diễn vòng quanh nước Pháp cùng Angra. Tiến hành thu âm lại album debut vào những lúc rảnh rỗi với một tên mới, The Savage Poetry đã đạt được vị trí 60 trên bảng xếp hạng ở Thụy Điển, 72 ở Phần Lan và 79 ở Đức. Trên đà đó, EDGUY đã trình diễn tại lễ hội Bang Your Head của Đức và hỗ trợ Iron Maiden trong tour diễn European Metal vào năm 2000 và cũng trong lúc đó, nhóm trở thành ban nhạc Đức Đầu tiên chơi ở Israel, nơi họ đã trình diễn đầy tự hào trước 4.000 khán giả. Trình diễn tại Wacken Album Mandrake vào năm 2001 đã cho thấy nhiều hứa hẹn đối với ngôi sao đang nổi mang tên EDGUY. Với việc có mặt ở hầu hết các bảng xếp hạng châu Âu - 18 ở Thụy Điển, 19 ở Đức, 47 ở Pháp và 57 ở Thụy Sĩ – nhóm đã lên đường thực hiện chuyến lưu diễn thế giới lần đầu tiên qua 23 quốc gia và trải qua 18 tháng trên đường phố ở châu Âu, Bắc và Nam Mĩ, châu Á và Úc. Hơn 30 000 fan đã chứng kiến band tham gia lễ hội Wacken Open Air ở quê nhà họ vào mùa hè năm 2002. Ngoài ra nhóm còn tham gia biểu diễn trước các khán giả Bắc Mĩ khi góp mặt ở lễ hôi ProgPower III ở Atlanta. Để hoàn thiện những thành tích trên, EDGUY đã tiến hành thu âm bộ đĩa đôi album live đầu tiên của họ, Burning Down The Opera khi họ dừng chân ở châu Âu trong tour diễn Mandrake World Tour. Bộ đĩa đôi này đã góp mặt ở vị trí thứ 57 trên bảng xếp hạng Đức sau khi được phát hành vào tháng 5 năm 2003. Kí một hợp đồng có giá trị với Nuclear Blast sau đó, Hellfire Club (2004) là sản phẩm đầu tiên của EDGUY được hãng thu âm khổng lồ này phát hành. Ảnh hưởng của nó thật mạnh mẽ ! Với việc tự sản xuất, được thực hiện bởi Sascha Paeth (Kamelot, Rhapsody, Angra) tại Rhoen Records Studio, bìa album được họa sĩ người Pháp JP Fournier thiết kế (Immortal, Impaled Nazarene, Avantasia) và đặc biệt là sự tham gia của dàn nhạc Babelsberg Film, các chàng trai đến từ Đức cuối cùng đã đặt chân lần đầu vào Top 10 album với vị trí thứ 6 ở Thụy Điển và thứ 8 ở các quốc gia khác. Single “King Of Fools” (nhiều người lại cho rằng single vui nhộn không chính thức của nhóm “Lavatory Love Machine”) xuất hiện đông đảo trên bảng xếp hạng các đĩa đơn đã đưa nhóm xuất hiện trên truyền hình ở châu Âu, Nam Phi và Nhật Bản. Tour diễn khắp thế giới mang tên Hellfire với hơn 90 shows ở châu Âu, Úc, Nhật Bản, Bắc Mĩ bao gồm cả việc xuất hiện ở hai festival lớn của Đức là Rock Am Ring và Rock Im Park là những gì diễn ra tiếp đó. Để kết thúc một năm thành công rực rỡ, EDGUY đã khép lại đêm cuối của lễ hội ProgPower V (2004) bằng một màn trình diễn đậm chất sử thi. Không lâu sau, nhóm đã quay lại Bắc Mĩ trong chuyến lưu diễn lần đầu tiên “theo đúng cách của mình” với một nhóm nhạc khác cùng hãng thu âm là HammerFall vào tháng 8 năm 2005. Các fan ở Canada và Mỹ đã được thưởng thức tài năng và sự nhiệt tình không thể cưỡng lại của EDGUY. Lòng nhiệt tình ấy đã lan truyền trong suốt buổi diễn một cách bình dị khiến khán giản liên tục cất tiếng hát cùng ban nhạc như thể họ muốn quên đi những lo lắng, tai ương trên Trái Đất vào những đêm diễn. Nhằm tiến một bước trên thị trường Bắc Mĩ cũng như không muốn làm hao phí thời gian rảnh rỗi của các thành viên, EDGUY đã phát hành EP Superheroes dài 26 phút gồm 6 bài, kèm theo đó là một DVD vào tháng 10 năm 2005. Với bìa đĩa là hình những “superhero” được Axel Hermann (Iced Earth, Moonspell, Sodom) vẽ biếm họa từ các thành viên trong ban nhạc cùng sự góp mặt của ca sĩ khách mời nổi tiếng Michael Kiske (cựu vocal của Helloween từ 1986 đến 1983) trong ca khúc “Judas At The Opera” đã giúp ca khúc này lọt vào bảng xếp hạng Top 10 Singles của Thụy Điển. DVD Superheroes (bao gồm những đoạn phỏng vấn, tài liệu khi đi lưu diễn, hình ảnh cùng những thước phim vui nhộn của band trên cũng như ngoài sân khấu….) cũng góp mặt lần đầu tiên ở vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng DVD ở Thụy Điển. Trong khi EDGUY không thể cứu Trái Đất khỏi “thảm họa nguyên tử” sắp xảy đến bằng âm nhạc của mình thì chí ít họ cũng tạo ra được định nghĩa của chính mình về đề tài “siêu anh hùng trong bóng tối có nghĩa là gì” ! Nhanh chóng trở thành một trong những ban nhạc “mắn đẻ” và được yêu mến, thêm vào đó là việc mỗi sản phẩm đều nhận được nhiều lời khen ngợi, “Chỉ huy” Sammet cùng đại đội quyết không từ bỏ “chuyến thám hiểm Hollywood cùng động cơ Ferrari” của mình. Tiến hành thu âm album Rocket Ride tại Gate Studios (Đức) cùng người sản xuất ăn ý là Sascha Paeth, EDGUY đã chứng minh được tại sao mình nhận được vô số những lời tưởng thưởng, khen ngợi từ các fan. Một lần nữa, bìa album lại do Alex Hermann thiết kế. Rocket Ride thật sự lã một bộ sưu tập nổi bật của Sammet: những đoạn điệp khúc hết sức lôi cuốn “cả chì lẫn chài”, những giai điệu mượt mà của cặp guitar Ludwig và Sauer cùng phần hòa âm vững chắc của 4, 5 giọng ca. “The Asylum” thể hiện tất cả vẻ oai nghiêm của một Ronnie James Dio – người truyền cảm hứng cho nhóm viết bài hát này; “Save Me”, một bản power ballad gợi nhớ một bài ca chân thành khi mùa hè kết thúc; “Trinidad” là một giai điệu nóng bỏng dễ thấy trong các ca khúc nhạc phim của Disney; và – theo đúng phong cách EDGUY – sau khi hát thử ca khúc “Catch Of The Century”, chắc chắn rằng bạn sẽ được một trận cười bể bụng khi đối chiếu những ca từ được “cường điệu” ở phần cuối bài hát. Cũng giống như thành công đạt được với các album trước, Rocket Ride góp mặt ở vị trí thứ 8 trên bảng xếp hạng album quốc gia Đức, thứ 8 ở Thụy Điển và 25 ở Phần Lan. Giống như việc chứng kiến một buổi bắn pháo bông hoành tráng, Rocket Ride sẽ thôi miên bạn ngay lần đầu tiên, sau đó khiến bạn sửng sốt và có cảm giác như bạn vừa tham gia một bữa tiệc của nhân loại, một bữa tiệc đưa tuổi thiếu niên của bạn bay lên cao với những ý nghĩ kì quặc nhất của sự hạnh phúc đến từ trái tim hoang dại của tuổi trẻ.
Đáng ra lúc đặt tên topic bạn lên đặt là Edguy Fan Clup cho dễ nhận biết, làm mình cứ tưởng là bài hát nào đó ^^
LOL Đây là bài giới thiệu, ko phải FC F ciếc gì cả. Rockfan, metalhead không phải như kiểu fan của các thể loại khác, hễ thích band nào là lại đi lập cái FC đâu. Một số thể loại khác như Giao hưởng, cổ điển, jazz, blues cũng như thế. Nói chung là những người thích các thể loại này tương đối dị ứng với các gọi là FC
Mie đang thu âm album 2008 kìa mày, đừng có trù Mà công nhận lão này qua Avantasia thì đúng là gay thật
Review hoặc biography thì ko kèm link bạn ạ, cảm thấy hứng thú thì tự kiếm hoặc qua multimedia mà yêu cầu. Hi vọng cái edguy 2008 ko như cái avan 2008
Cả lúc mình thích sym power nhất, ăn ngủ với Rhap, Nightwish, Sym X, Sonata Artica thì cũng chả thích Avantasia. Còn Edguy thì chưa nghe hehe.
cái avan 08 nghe khủng đấy chứ hàng kì vọng nhưng ra thì như rape of fire giờ chả nhớ nhét nó vô góc nào gòi hehe vậy thì cũng chả nghe làm gì vì edguy nghe thì hay nhưng hơi bị mau nhàm
Ui! Vật là chưa nghe Avantasia 2008 hả? Cái đó thuộc loại hàng khủng đấy. Mình thích bài The Scarecrow nhất, nghe đã lắm và cũng khó nhàm. Dộ dài trên...12 phút
Tôi khoái Ailbum Rocketride- Công nhận Tobias ngày càng Freak hơn, cũng ko đến nỗi gay lắm KHông hiểu sao, thích cái Metal Opera II hơn cái I, Scarecrow cũng đâu tệ, một bước thử nghiệm mới chăng, mỗi cái là thấy chât Alternative hơi nhìu