Nhà mình ở Đà Lạt, hồi nhỏ (độ năm 93, 94) còn nhiều thông lắm, hồi đó cả xóm đều nghèo! Trung Thu thì có cái đèn ông sao, cá chép là oách roài! Mình thì chơi xe lon đốt dầu lửa đã hơn! Hồi đó người ta bắt đầu chặt thông lấy gỗ và lấy đất xây nhà. Cây đi gốc ở lại. Mấy ông lớn lớn (15, 16 tuổi thôi) mới khoét đất, đốt cái gốc! Cháy mấy ngày mới hết! Cả bọn ngồi quanh cái gốc thôg đang cháy âm ỉ trong lòng đất, sưởi ấm (hồi đó tối lạnh lắm, độ 7-8 độ C thôi), mấy anh chị lớn kể đủ thứ chuyện, đói thì chạy vô vườn nhà người ta ăn trộm khoai, quăng vô gốc cây, ăn mùi thơm, nóng mà ngon lắm! Tối khuya 2 giờ mò về nhà chui vô chăn, sáng dậy mới biết mình toàn mùi khét! Sau này thì hết thông, hết chỗ để chơi! Khu phố có tổ chức cho các cháu thiếu nhi chơi Trung Thu, bọn nhớn nhớn như mình hè nhau làm cái đèn cá chép dài 2m, dắt cả xóm đi dạo phố! Bây giờ thì hết rồi! Hết cái tình cảm láng giềng chòm xóm roài . Một thời thiếu thốn nhưng đầy kỉ niệm!
Nhắc đến trung thu mà nhớ thật ,cách đây 3,4 năm toàn đi xem nhảy múa lân, xem mấy nhóm đấu nhau,vui lắm.::) Không khí thì tưng bừng ,rộn ràng ... Vậy mà bây giờ càng ngày càng tẻ nhạt , mọi người có vẻ càng thờ ơ với cuộc sống .... Ôi ,thời thơ ấu ..:'>:'>
Cái bố gì gì đó(tên dài ngại viết) tự nhiên nhảy vào bi bô nói về ĐTNCS,rồi còn khoe thành tích học tập này nọ,lôi cả tên bà giáo chủ nhiệm...đến hài Đúng là đây là lần đầu tiên nghe thấy từ này,lúc đầu cũng cứ tưởng chị Vi nói tới ĐTNCS thật .Trung thu thì từ trước tới giờ,mấy thằng trong khu bao giờ cũng hẹn nhau trên sân thượng chung cư,ăn lạc rang,uống cola ,ở trên đó vừa mát,vừa có thể nhìn toàn bộ khu tập thể,vui phết .
5 năm rồi ko biết trung thu là gì trung thu mà khu mình toàn ở trong nhà xem tivi chả bù hồi nhỏ cả xóm đốt đèn đi vòng vòng chơi
Thi 33,75 điểm có gì mà khoe. Mà dù đọc mơ hồ chữ Đoàn Viên thì mọi người đọc qua chắc phải suy nghĩ tới cái sự kiện gì trong tháng này chứ, Tết Trung Thu cũng là một cái lễ hội truyền thống của người Việt Nam kia mà. Mọi năm thì tết trung thu thì cũng bình thường, vòi mẹ mua lồng đèn trước cả tháng. Năm kia học lớp 10 rồi cũng thích một cái lồng đèn, mà tự mình đi mua, tự mình bật lên nghe nhạc chơi .
tớ nhớ hồi còn bé vẫn hay dùng cái long bia cắt ra rồi nhét cái nến vào bên trong sau đó cả lũ trẻ con cầm di khắp xóm hát hò nhớ lại ngày đó mà thấy vui bây giờ mỗi đứa 1 nơi ...
Cho Vi xin lỗi vì đã làm mọi người hiểu lầm nha! Thật sự khi tạo ra topic này, Vi chỉ nghĩ đến chữ "đoàn viên - đoàn tụ gia đình" thôi, chứ trong đầu lúc đó không có nghĩ đến đoàn viên thanh niên VN! Thật sự là vậy! Sở dĩ Vi named cái title là "Tết đoàn viên" vì mới xem xong bộ phim rất cảm động của HK, nói đến lịch sử của tết Trung Thu, và người Hoa gọi đó là Tết Đoàn Viên vì khi rằm tháng 8 (AL) thì gia đình đoàn tụ lại ăn bữa cơm với nhau. Còn Vi viết 15/9 này là Trung Thu, đó chỉ là ngày Dương Lịch để mọi người nhớ thôi. Năm nay tết Trung Thu vào ngày 15/9 DL . ::) Còn cái bạn gì đó vào đây nói Vi quên nguồn gốc gì gì đó thì cũng không sao. Nhớ hay quên chỉ có Vi biết thôi. Dù có đi đâu về đâu, có là công dân của nước nào đi nữa, Vi cũng luôn nghĩ mình là người Việt, chỉ thích ăn món ăn Việt, sống theo cách VN, vì nơi đó có mồ mã ông bà của Vi, có gia đình Vi, và nơi đó Vi đã chào đời! ::)
=___= giờ các cậu không biết nhớ gia đình, quý gia đình vì các cậu chưa thấy những người không có nó. Họ thèm muốn như thế nào đâu. Những người con đi xa xứ, họ nhớ gia đình như thế nào. Riêng cậu gì nói về đoàn viên thì thật... xin hỏi cậu học lớp mấy rồi nếu cậu là thế hệ F2 của người việt ở nước ngoài thì mình cũng còn chấp nhận đc vì tiếng việt vốn như thế.
hồi nhỏ kupi cũng hay ăn lễ tết chung với gia đình lắm, trung thu là cứ vòi ba má mua cho bằng đc cái bánh dẻo, về ăn 1 mình ên à, với lại kupi ko có nhiều bạn trong xóm, nên cứ leo lên sân thượng cầm lồng đèn chơi với ba má ^_^
Thực ra cái tến này ít người gọi là tết đoàn viên lắm ...... vố dĩ nó dành cho trẻ con mà ..... nhưng do bánh trung thu thường có hình mặt trăng , và tượng trưng cho sự đoàn viên nên sau này người lớn thường gọi tết trung thu là tết đoàn viên ( đoàn tụ chứ không phải là Đoàn Viên TNCSHCM )
Vốn dĩ nó không phải dành cho trẻ con. Phong tục bắt đầu từ cuối đời nhà Nguyên bên Trung Hoa. Thời đó người Trung Nguyên không chịu nổi sự thống trị của người Mông Cổ, nên họ muốn tạo ra 1 cuộc khởi nghĩa vào năm 1368 AD. Để bí mật đưa tin này đến mọi người, Lưu Bá Ôn đã kêu gọi dân chúng mua bánh có nhân, và họ chỉ có thể ăn vào ngày rằm. Khi tất cả gia đình cắt bánh, nhìn thấy bên trong có giấu 1 mảnh giấy viết "đêm 15 tháng 8 khởi nghĩa", nhờ vậy người dân đã biết được kế hoạch và lật đổ được nhà Nguyên. Còn có nhiều tục truyền khác nhau nữa. Nên Vi ko chắc có đúng 100% ko. Sai đừng la nhé. ::)
Bây h lớn rùi, ko háo hức cái tết trung thu này lắm...đc cái có nhiều bánh để ăn Hồi nhỏ mình cũng ko hào hứng lắm, vì cái tết này ko đc nghỉ học chỉ cái tết nào đc nghỉ mình mới thik ==== p/s: bây h mới biết tết trung thu còn đc gọi là tết đoàn viên ::) chắc trong miền nam họ thik dùng như vậy
Tình yêu ơi, tuy nó thực sự ko phải là tết dành cho trẻ em, nhưng về VN thì người VN coi nó là tết dành cho trẻ em rùi ^^ Pooh cũng chưa nghe người ta gọi Tết Trung thu là tết Đoàn Viên bao giờ Giờ mới bít đó :hug: Hồi nhỏ, khoái ngày này lắm, lồng đèn thì xa xỉ quá, ko có tiền. Toàn lấy cái hộp xà phòng khoét lỗ rùi cắm nến vào, thêm cái dây nối với cái tay cầm, xong 1 cái đèn :'> Rùi làm đèn bằng cái lon nước ngọt nữa. Vui dã man. Với cả hồi xưa Tết Trung Thu ăn bánh ngon lắm. Giờ càng ngày càng chán, nên Tết Trung Thu đã ko còn là niềm vui nữa rồi
Sự Tích Tết Trung Thu! Tết Trung thu có từ bao giờ? Theo sử sách, Tết Trung thu đã có cách đây ít nhất 2.000 năm. Từ thời cổ xưa, các vị vua chúa có tục lệ tế mặt trời vào mùa xuân, tế mặt trăng vào mùa thu. Theo Âm lịch, ngày 15 tháng 8 là chính giữa mùa thu được coi là ngày "lành" để làm lễ tế thần mặt trăng. ở nước ta và một số nước châu á khác, ngày 15 tháng 8 Âm lịch hằng năm được lấy làm ngày Tết Trung thu. Tục lệ ăn bánh hình mặt trăng trong dịp Tết Trung thu đã có từ thời Bắc Tống ở Trung Quốc, cách đây trên 1.000 năm. Trong đêm 15 tháng 8 Âm lịch hằng năm, khi trăng rằm tỏa sáng, lễ tế thần mặt trăng bắt đầu. Trên bàn thờ có hoa quả, có bánh hình mặt trăng còn gọi là bánh "đoàn viên", bởi lẽ, trong dịp này, cả gia đình có dịp đoàn tụ để cùng ăn bánh và cùng thưởng thức ánh trăng thu trong trẻo và bầu không khí ấm áp của đêm rằm đến với mọi nhà. Đêm Trung thu, các em rước đèn, múa sư tử. Ngoài Bắc gọi là múa sư tử, trong Nam gọi là múa lân. Lân còn gọi là kỳ lân. Kỳ là tên con đực, lân là tên con cái. Lân là con vật đứng thứ hai trong tứ linh: long (rồng), lân, qui (rùa), phụng (phượng hoàng). Lân là con vật thần thoại, thân hươu, móng ngựa, đuôi bò, miệng rộng, mũi to, có một sừng ở ngay giữa trán, lông trên lưng ngũ sắc, lông dưới bụng màu vàng. Tục truyền, lân là con vật hiền lành, chỉ có người tốt mới nhìn thấy nó được. Thoạt nhìn, đầu lân giống đầu sư tử. Do vậy, người ta gọi múa lân thành múa sư tử. ở một vài địa phương, có tục các em rước đèn kéo quân trong dịp Tết Trung thu. Đèn kéo quân hình vuông, cao khoảng 80cm, rộng mỗi bề khoảng 50cm. Bốn mặt đều phết giấy Tàu bạch như giấy bóng mờ hiện nay. Phía trên và phía dưới có đường viền sặc sỡ. Bên trong có một tán giấy hình tròn. Khi đốt đèn, hơi lửa bốc lên, tán giấy xoay quanh. Đèn kéo quân còn gọi là đèn chạy quân vì hình đoàn quân cứ liên tục kéo đi, chạy đi không ngừng hết vòng nọ đến vòng kia. Chỉ khi nào đèn hết dầu (nến), đèn tắt thì các tán không quay nữa. Đèn có bốn mặt, hình ảnh xem ở mặt nào cũng được. Trẻ em rất thích ăn bánh Trung thu, múa lân và rước đèn kéo quân. Từ đó, Tết Trung thu nghiễm nhiên trở thành Tết của các em từ hàng ngàn năm nay. Vậy là lúc đầu gọi là tết đoàn viên