Các triều đại phong kiến Trung Hoa

Thảo luận trong 'Kỷ niệm Hội Vườn Đào' bắt đầu bởi great_sephiroth, 9/7/04.

  1. great_sephiroth

    great_sephiroth Mayor of SimCity GameOver

    Tham gia ngày:
    29/5/04
    Bài viết:
    4,145
    Nơi ở:
    North Cave
    Để cổ vũ phong trào của Hội. Huynh xin post lịch sử Trung Hoa. Vì lịch sử Trung Hoa rất dài, nên huynh chỉ post có tính sơ lược, vì vậy đừng ai thắc mắc. Quách Gia hay Ciga có vào thì chuyển nó thành chú ý nhé.
     
  2. great_sephiroth

    great_sephiroth Mayor of SimCity GameOver

    Tham gia ngày:
    29/5/04
    Bài viết:
    4,145
    Nơi ở:
    North Cave
    Truyền thuyết về đời thượng cổ Trung Quốc
    Theo truyền thuyết về nguồn gốc người Trung Quốc thì ban đầu, trong thời kỳ Nguyên thuỷ, TQ có họ Hữu Sào (có nghĩa là: "có tổ"). Ban ngày đi hái quả, ban đêm nghỉ ngơi trên tổ làm trên các cây to cao. Sau đó là họ "Toại nhân". Đời sống từ chỗ ăn hoa quả rừng, dần dần biết săn bắn, bắt cá. Từ chỗ ăn sống, tiến tới ăn các thức ăn đã nướng chín, có thể nói dần dần rời bỏ thời kỳ mọi rợ đi lên thời kỳ bán khai. Đó là quá trình phát triển chung của loài người.
    Tiếp theo là họ Phục Hy: Phát minh ra chài lưới đánh cá, làm bẫy để săn muông thú, biết chăn nuôi gia súc.
    Họ Nữ Oa: Theo truyền thuyết, Phục Hy ăn ở với Nữ Oa, biết giao phối, mở đầu cho việc phát triển dòng giống.
    Họ Thần Nông: Phát hiện ra cách trồng trọt lúa và hoa màu, sáng chế công cụ lao động: Cày bừa, biết làm các đồ đất đem vào lò nung. Tổ chức nơi trao đổi sản phẩm. Bắt đầu hình thành chữ.
    Do cuộc sống thời Nguyên thuỷ, nên lòng dạ ngay thẳng, họ chưa biết tranh cướp của nhau, nên chưa có pháp luật.
    Thần Nông còn có một tên nữa là "Liệt Sơn" (có nghĩa là "đốt núi"). Thời kỳ này con người đã biết khai hoang, mở rộng đất canh tác. Có ba người tiêu biểu cho họ Thượng cổ Trung Quốc: Thái Hiệu, Viêm Đế và Xuy Vưu.
    Viêm Đế: Theo truyền thuyết là người họ Khương, người dân tộc miền Tây, cạnh tranh với các Nam tộc.
    Xuy Vưu: Một trong chín bộ tộc của Man tộc đã đánh nhau với Viêm Đế. Viêm Đế xin Hoàng Đế giúp đỡ. Sau mấy trận chiến ác liệt mới diệt được Xuy Vưu. Hai thị tộc Viêm Đế và Hoàng Đế dần lớn mạnh và ngày nay vẫn được nhắc lại dưới hai từ "Viêm Hoàng"
     
  3. great_sephiroth

    great_sephiroth Mayor of SimCity GameOver

    Tham gia ngày:
    29/5/04
    Bài viết:
    4,145
    Nơi ở:
    North Cave
    Truyền thuyết Nghiêu - Thuấn
    Trong lịch sử cổ đại Trung Quốc, thường được người đời sau nhắc đến chuyện Nghiêu, Thuấn, Vũ truyền ngôi cho nhau. Theo truyền thuyết, cả ba người đều là dòng dõi các họ đứng đầu Hoa tộc lúc bấy giờ.
    Nghiêu lên ngôi vua, đóng đô ở Bình Dương(nay là tỉnh Sơn Tây). Trong lúc làm vua, có một lần Nghiêu đã hỏi ý kiến nhiều người và cử Thuấn thay Nghiêu làm vua. Khi Nghiêu chết, Thuấn chính thức lên ngôi kế tục sự nghiệp mà Nghiêu giao cho.
    Thời gian sau, Thuấn noi theo gương của Nghiêu, truyền ngôi lại cho Vũ. Trong khi Vũ đang còn làm vua, mọi người, kể cả Vũ đã cử Cao Giao thay Vũ sau này.
    Nhưng Cao Giao chết trước Vũ, do đó mọi người cử con của Cao Giao là Ích thay thê. Đến đây đã manh nha ý thức "cha truyền con nối". Khi Vũ chết, con của Vũ là Khải cướp ngôi của Ích, làm vua. Chế độ cử người truyền ngôi từ đây chấm dứt.
     
  4. great_sephiroth

    great_sephiroth Mayor of SimCity GameOver

    Tham gia ngày:
    29/5/04
    Bài viết:
    4,145
    Nơi ở:
    North Cave
    Nhà Hạ
    (Cuối thế kỷ 22, đầu thế kỷ 21 đến thế kỷ 17 trước Công nguyên)​
    Gồm có các vua:
    -Vũ
    -Khải
    -Thái Khang
    -Trọng Khang
    -Tương
    -Thiếu Khang
    -Trữ
    -Hoè
    -Mang
    -Tiết
    -Bất Hằng
    -Quỳnh
    -Cẩn
    -Khổng Giáp
    -Cảo
    -Phát
    -Kiệt
    Trong thời gian Vũ trị vì, Vũ đã phát minh ra lối tát nước vào ruộng, lại bắt sống được một số người dân tộc Man về làm nô lệ. Vũ bắt đầu xây dựng thành quách để giữ gìn của riêng và người trong dòng họ. Của cải của Vũ, để lại cho con là Khải hưởng.
    Khải lên ngôi, tình thế chưa ổn định, phải lấy đất An Ấp(nay thuộc tỉnh Sơn Tây) để đóng đô. Những con cháu sau này nối ngôi Khải đều nhiều lần đánh phá lẫn nhau, luôn luôn gây ra các cuộc chiến tranh chinh phạt nhỏ. Kinh tế xã hội lúc bấy giờ đã phát triển tiến bộ. Phương pháp làm lịch bắt đầu xuất hiện.
    Từ khi lên ngôi, Khải đặt tên cho triều đại là Hạ. Theo truyền thuyết, đời Hạ đã có 9 cái vạc đồng do Khải đúc. Như vậy thời kỳ này đã có đồng và nghề đúc đồng.
    Cuối đời Hạ, vua Kiệt là một ông vua hung bạo. Nhân dân cuối thời Hạ rất oán ghét Kiệt. Kiệt tự coi mình như "mặt trời". Dân chúng thời bấy giờ thường lãn công và chỉ lên mặt trời mà nguyền rủa :"chúng tao vui lòng chết ngay, mày cũng chết đi cho rảnh"
    Sử sách cũ chép:"Dân đời Hạ dùng phương thức lãn công để chống lại các chủ nô".
     
  5. great_sephiroth

    great_sephiroth Mayor of SimCity GameOver

    Tham gia ngày:
    29/5/04
    Bài viết:
    4,145
    Nơi ở:
    North Cave
    Nhà Thương
    (Thế kỷ 17 đến thế kỷ 11 trước Công nguyên)​
    Gồm có các vua:
    -Thang
    -Ngoại Bính
    -Ngoại Nhâm
    -Trọng Nhâm
    -Thái Giáp
    -Ốc Đinh
    -Thái Khang
    -Tiểu Giáp
    -Ung Kỷ
    -Thái Tuất
    -Trọng Đinh
    -Hà Đản Giáp
    -Tổ Ất
    -Tổ Tân
    -Ốc Giáp
    -Tổ Đinh
    -Nam Khang
    -Dương Giáp
    Thang đã diệt vua Kiệt, lập ra nhà Thương, lên ngôi vua, tự xưng là Võ Vương. Cuối thời Thương, tình hình chính trị xã hội rối loạn. Nhà vua ra sức xây dựng cung điện, quý tộc xa xỉ, dâm ô.
    Nhà Thương Ân
    Bàn Canh dời đô về đất Ân, từ đó gọi là Thương Ân.
    -Tiểu Tân
    -Tiểu Ất
    -Vũ Đinh
    -Tổ Canh
    -Tổ Giáp
    -Lẫm Tân
    -Khang Đinh
    -Vũ Ất
    -Thái Đinh (Văn Đinh)
    -Đế Ất
    -Trụ
    Vua Bàn Canh vào giữa đời Thương đã có công bài trừ nạn xa xỉ tham nhũng. Bàn Canh dời đô đến đất Ân và từ đó nhà Thương gọi là nhà Ân, hay là Thương Ân. Cuối đời Ân lại gọi tên nước là Thương. Vua cuối đời Thương là Trụ. Trụ là vua hung bạo nhất đời Thương, Trụ bị Võ Vương nhà Chu đánh lấy mất nước. Nhà Thương có 17 đời, 30 vua, trong đó 14 vua là em nối ngôi anh.
     
  6. great_sephiroth

    great_sephiroth Mayor of SimCity GameOver

    Tham gia ngày:
    29/5/04
    Bài viết:
    4,145
    Nơi ở:
    North Cave
    Trụ Vương
    Vào khoảng từ năm 1166 đến 1134 trước Công nguyên, ông vua cuối cùng của nhà Thương, vua Trụ đã trị vì thiên hạ Trung Hoa.
    Vua Trụ là người rất thông minh, có tài hùng biện. Vì vậy, khi nghe các quan đại thần tâu qua một việc gì, Trụ hiểu sâu, nắm vững và hành động kịp thời. Nếu Trụ làm những việc sai trái, có quan can gián, Trụ dùng lý lẽ để bào chữa rất lưu loát, thuyết phục được mọi người, khiến ai cũng cho là có lý.
    Vua Trụ có sức mạnh phi thường. Sử chép "Vua Trụ chỉ tay không mà vật ngã 9 con trâu, bưng nổi cột nhà, làm gãy cả xà chính". Sức mạnh của Trụ không kém gì Hạng Vũ và không thua gì Héc Quyn trong thần thoại Hy Lạp.
    Nhưng vua Trụ tính tình lại tàn bạo, nên càng thông minh bao nhiêu, Vua tàn ác bấy nhiêu. Nếu so sách phương Đông với phương Tây thì vua Trụ chẳng khác gì bạo chúa Nê-rông của La Mã. Và cũng như Nê-rông, vua Trụ vì đam mê tửu sắc, vùi đắm trong truy hoan, kết cục bị giết chết thảm hại và mất nước.
    Sử cũ có viết:
    "Để thoả mãn thú vui, ăn chơi truỵ lạc, vua Trụ cho người đi khắp nơi tìm chim lạ, thú ác, đào hố nuôi rắn độc, nếu ai không theo ý nhà Vua, lập tức bị xô xuống hố, chết thảm thương. Vua Trụ còn cho đào ao, đổ đầy rượu, thò cổ xuống ao uống như trâu bò, treo thịt nướng trên cây, rứt từng miếng to ăn uống nhồm nhoàm. Mọi người hành lạc với Vua đều trần truồng thác loạn suốt ngày đêm."
    Đất Ký Châu do Tô Hộ thống quản, dân chúng Ký Châu sống khổ cực do thiên tai, nhưng triều đình vẫn không tha bắt cống nạp nặng nề, nếu không sẽ đem quân đến đánh chiếm. Nhiều lần Tô Hộ dâng sớ tâu bày, nhưng vua Trụ vẫn không nghe.
    Trước tình hình nguy cấp, Tô Hộ tìm các nước láng giềng cầu viện, một láng giềng thần tình là Tây Bá Hầu, sau này là Chu Văn Vương. Nhiều lần bàn bạc cùng các cận thần, Tô Hộ và Tây Bá Hầu tìm cách "lấy sắc đẹp" để làm vua Trụ sa đoạ, đánh trúng vào chỗ yếu của vua Trụ là hiếu sắc.
    Cuối cùng Tô Hộ dâng con gái là Đát Kỷ cho vua Trụ. Từ ngày vua Trụ có Đát Kỷ, một cô gái có nhan sắc lộng lẫy, sắc sảo, ăn đứt tất cả các phi tần cung nữ của Vua, nhà Vua chê bỏ các cung nữ phi tần, bỏ bê việc nước, không còn nghe ai can gián.
    Triều đình Trụ ngày càng hủ bại, khắp nơi dân tình đều đồng loạt nổi lên chống lại. Miệt mài trong cuộc truy hoan, đắm say tửu sắc, vua Trụ bất cứ việc gì cũng nghe theo Đát Kỷ. Do làm những việc tàn bạo, dân chúng đặt cho y biệt hiệu là "ác lai".
    Nghe lời Đát Kỷ, vua Trụ cho xây Lộc Đài rộng 3 dặm, cao hơn một ngàn thước, (thước Trung Quốc = 0,25m), bắt dân đóng thuế thật nặng. Vua Trụ cho xây cất kho "Cự Kiều" rất lớn để chứa đầy thóc lúa.
    Vua Trụ cho xây "Khuyển Đài" ở Sa Khưu để nuôi hàng nghìn chó, ngựa, hổ báo, khỉ để Đát Kỷ săn bắn, dựng hí trường bắt nhân dân đến ca hát mua vui.
    Vua Trụ rất tàn ác, kẻ nào phạm tội đều bị trói tay, dẫn đến trước mặt đông đủ bá quan, Vua sai lính chất một đống củi to, cháy đỏ, bắc ngang trên đống lửa một thanh đồng tròn bôi mỡ bóng, nóng và trơn, vua Trụ bắt phạm nhân leo qua thanh đồng, tội nhân bị bỏng, trơn trượt nhào xuống đống lửa, Vua và Đát Kỷ khoái chí cười sặc sụa. Vua còn bắt triều thần đứng chung quanh phải cười theo tán thưởng. Các quan đều sợ, phải cười để được lòng Vua.
    Dã sử có ghi:"Vua Trụ giết người đến mức say máu, có khi ăn cả thịt người. Một chư hầu đến dâng vua Trụ một cô gái đẹp. Đát Kỷ ghen, xui vua Trụ giết cả hai cha con cô gái, lấy thịt làm mắm ăn. Ngạc Hầu đem lời can gián, vua Trụ bắt giết luôn, lấy thịt làm nem."
    Chính sách và hành động của vua Trụ khiến cho các quan đại thần cương trực trong triều phẫn uất. Các đại thần như: Vi Tử, Cơ Tử và Tỉ Can chú ruột của vua đều khuyên răn.
    Nhưng nghe lời Đát Kỷ, vua Trụ đã mổ bụng Tỉ Can xem gan to đến đâu mà dám khuyên can vua. Tỉ Can chết, mọi người đều oán giận.
    Khắp nơi trong nước, dân chúng nổi dậy chống lại vua Trụ, chống lại triều đình.
    Tin chiến sự cấp báo từ biên cương dồn dập đổ về. Quân các nước chư hầu vượt biên giới vào Trung Nguyên. Quân Trụ đều cởi giáp qui hàng.
    Được tin xấu, vua Trụ chạy vào Lộc Đài, mặc quần áo đẹp, chung quanh quấn đầy ngọc nhà châu báu, nhảy vào lửa tự thiêu.
    Chu Vũ Vương, chỉ huy quân đội chiến thắng, cầm cây cờ Đại Bạch thẳng tới hoàng thành, chỗ vua Trụ tự sát, thấy xác đã cháy đen, chỉ còn cái đầu cháy nham nhở, CHu Vũ Vương rút gươm chặt đầu vua Trụ, treo lên cây cờ trắng.
    Thế là nhà Thương trị vì thiên hạ được 661 năm, đến đời vua Trụ, đã sụp đổ.
     
  7. great_sephiroth

    great_sephiroth Mayor of SimCity GameOver

    Tham gia ngày:
    29/5/04
    Bài viết:
    4,145
    Nơi ở:
    North Cave
    Nhà Tây Chu
    (Từ thế kỷ 11 đến năm 771 trước Công nguyên)​
    Gồm các triều vua:
    -Vũ Vương: Cơ Phát
    -Thành Vương: Cơ Tung
    -Khang Vương: Cơ Chiêu
    -Chiêu Vương: Cơ Hà
    -Mục Vương: Cơ Mãn
    -Công Vương: Cơ Tử Ý
    -Ý Vương: Cơ Kiên
    -Hiếu Vương: Cơ Bích
    -Di Vương: Cơ Tạ
    -Lệ Vương: Cơ Hồ
    -Tuyên Vương: Cơ Tính
    -U Vương: Cơ Cung Thăng
    Bộ tộc Chu, khởi đầu ở lưu vực sông Vị, tỉnh Thiểm Tây. Lúc bấy giờ hai bộ tộc lớn là Ân và Chu luôn đấu tranh với nhau.
    Bộ tộc Chu trôi dạt đến vùng Tây Bắc khoảng 1200 năm trước Công nguyên rồi định cư, chủ yếu sinh sống bằng nghề chăn nuôi.
    Còn bộ tộc Ân trước cùng phát triển song song với bộ tộc Chu, nhưng do nội bộ mâu thuẫn nên bộ tộc Ân quay ra đối đầu với bộ tộc Chu, hai bộ tộc có nhiều cuộc chiến tranh giành quyền lợi và ảnh hưởng.
    Chu Công là người kiệt xuất của tộc Chu, ông chủ trương thương lượng, mọi mặt đều có thể ngồi lại với nhau để bàn bạc. Ông luôn nói, ông chỉ là người đại diện cho toàn bộ tộc để chấp chính, mong muốn ổn định cho bộ tộc và hoà bình với các bộ tộc khác.
    Mặt khác, Chu Công có nhiều biện pháp kiên quyết trấn áp phiến loạn.
    Chu Công đã tổ chức một cuộc Đông Chinh, cuộc chiến tranh về phía Đông này đã diễn ra trong 3 năm ròng, giết được Vũ Khang và Quản Thúc, đánh đuổi được đồng bọn, đã chinh phục được cả vùng hạ du rộng lớn sông Hoài.
    Sau khi đông chinh thắng lợi, CHu Công đã thực hiện các biện pháp cai trị quan trọng như xây dựng kinh đô Lạc Dương(nay gần Tây An) khống chế và theo sát vùng phía Đông, phân hoá toàn bộ những người trong bộ tộc Ân còn lại, đưa vào các ấp của người tộc CHu.
    Ông tổ chức khai khẩn , trồng cây và lao động sản xuất. Ngoài ra tộc Chu được Chu Công cho phép anh em họ hàng có thể lấy nhau, tạo nên sự vững mạnh của dòng họ, củng cố lực lượng phòng chống sự tấn công của bộ tộc địch bên ngoài.
    Thời bấy giờ văn hoá xã hội đã có những hoạt động đạt được trình độ khá cao. Về chính trị Chu CÔng đặt ra thể chế quy định chặt chẽ, trật tự. Những điều quy định này có bộ sách Chu lễ đã ghi chép đầy đủ.
    CHu Lễ: Trước đây có tên là CHu Quan. Bộ sách ghi chép đầy đủ những quy chế chính trị phân chia chức tước quan lại đời xưa. Gồm có 6 thiên:
    -Thiên quan chủng tể
    -Địa quan tư đồ
    -Xuân quan tây bá
    -Hạ quan tư mã
    -Thu quan tư khấu
    -Đông quan tư không
    Do thiên Đông quan bị thất lạc, đời Hán có bổ sung "Khảo công ký" cho nên còn gọi là Đông quan khảo công ký.
    Chu Dịch: còn gọi là CHu Dị hay Kinh Dịch
    Trước đây là loại sách liệt vào sách bói cổ đại, về sau các nhà nghiên cứu phát hiện nội dung cuốn sách có nhiều nguyên lý làm sáng tỏ sự biến hoá vạn vật có nội dung triết học.
    Bộ phận cơ bản trong Chu Dịch là đề cập đến 64 quẻ, mỗi quẻ có 6 hào, hợp lại thành 384 hào. Quẻ có quẻ từ, hào có hào từ. Quẻ từ,hào từ cấu tạo thành phần kinh của CHu dịch. Nội dung sách còn giải thích hào từ, tính chất của hào từ và bát quái và khởi đầu của chúng có 10 loại vấn đề nếu đi sâu phải nắm vững khá nhiều tri thức triết học.
     
  8. great_sephiroth

    great_sephiroth Mayor of SimCity GameOver

    Tham gia ngày:
    29/5/04
    Bài viết:
    4,145
    Nơi ở:
    North Cave
    Chu Vũ Vương
    Là ông vua khai quốc của vương triều Chu, họ Cơ tên Phát.
    Tộc CHu vốn chiếm cả một vùng Kỳ Sơn tỉnh Thiểm Tây, Văn Vương cố gắng phát triển, thống nhất được cả vùng lưu vực sông Vị, thế lực dần lớn mạnh. Những năm cuối triều Thương, Cơ Phát kế vị vua cha làm Tây Bá.
    Vua Trụ, triều Thương Ân hoang dâm vô độ, Vũ Vương thừa cơ liên hợp với nhiều bộ tộc tiến hành Đông chinh, vua Trụ đại bại ở Hà Nam, triều Thương bị diệt vong.
    Vũ Vương xây dựng triều CHu, đóng đô ở Cảo Kinh, nay là Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Hoạt động chính của Vũ Vương vào thế kỷ 11 trước Công nguyên.
    Nội bộ triều CHu mâu thuẫn phải dời đô về phía Đông.
    Chu Lệ Vương
    Để có nhiều của cải, Chu Lệ Vương lấy quyền chúa tể đặt ra nhiều luật lệ để mình vơ vét, biến của công làm của riêng. Cuộc đấu tranh nội bộ trong triều đình xảy ra giữa bọn quý tộc với nhau, phái mạnh đã dùng thủ đoạn áp chế để đối phó với bọn bất mãn và chống đối. Kết quả đã lật đổ được CHu Lệ Vương, ủng hộ Cộng Bá Hoà lên làm chủ và ngồi vững trên ghế cầm quyền từ năm 841 đến 828 trước Công nguyên, tất cả 14 năm với chế độ "Cộng Hoà".
    Năm 841 trước Công nguyên, lịch sử Trung Quốc được xác thực bắt đầu. Từ đó về sau, lịch sử Trung Quốc mới có niên đại chuẩn xác.
    Chu Lệ Vương chết, Chu Tuyên Vương lên ngôi kế vị, nhà CHu bắt đầu xuống dốc, chư hầu khắp nơi nổi dậy.
    Năm 781 trước CN, Chu U Vương lên ngôi, triều đình loạn lạc, nhiều thế lực, ngay cả Thái tử cũng tấn công CHu U Vương. Cuối cùng, CHu U Vương bị giết chết. Năm 770 trước CN,Chu Bình Vương lên ngôi, chuyển về phía Đông nên gọi là Đông CHu. Chu Bình Vương bỏ mất kinh thành Lạc Ấp, thế lực yếu kém dần, đất nước rơi vào tay các chư hầu, tranh giành ảnh hưởng và quyền lực, xã hội loạn lạc.
     
  9. great_sephiroth

    great_sephiroth Mayor of SimCity GameOver

    Tham gia ngày:
    29/5/04
    Bài viết:
    4,145
    Nơi ở:
    North Cave
    Đông Chu
    Từ 770 đến 256 trước Công nguyên

    Bình Vương Cơ Nghi Cưu - 771 đến 719 trước CN
    Hoàn Vương Cơ Lâm - 719 đến 696 -
    Trang vương Cơ Đà - 696 đến 681 -
    Hy Vương Cơ Hồ Tề - 681 đến 676 -
    Huệ vương Cơ Lương - 676 đến 651 -
    Trương Vương Cơ Trịnh - 651 đến 618 -
    Khoanh Vương Cơ Nhâm Thần-618 đến 612 -
    Khoa Vương Cơ Bàn - 612 đến 606 -
    Định Vương Cơ Du -606 đến 585 -
    Giản Vương Cơ Di -585 đến 571 -
    Linh Vương Cơ Tiết Tâm - 571 đến 544 -
    Cảnh Vương Cơ Quý -544 đến 520 -
    Hiệu Vương Cơ Mãnh -520 đến 519 -
    Kính Vương Cơ Cái -519 đến 475 -
    Nguyên Vương Cơ Nhân -475 đến 468 -
    Trinh Đinh Vương Cơ Giới - 468 đến 441 -
    Ai Vương Cơ Khứ Tật - 441 -
    Tư Vương Cơ Thúc - 441 đến 440 -
    Khảo Vương Cơ Vĩ - 440 đến 425 -
    Uy Liệt Vương Cơ Ngọ - 425 đến 401 -
    An Vương Cơ Kiều - 401 đến 375 -
    Liệt Vương Cơ Hỉ -375 đến 368 -
    Hiển Vương Cơ Thiên - 368 đến 320 -
    Thận Kính Vương Cơ Định - 320 đến 314 -
    Noãn Vương Cơ Diên - 314 đến 256 -


    Thời Xuân Thu

    (770 - 475 trước Công nguyên)​
    Năm 770 trước Cn, CHu Bình Vương chuyển về phía Đông bỏ lại kinh đô Lạc Ấp cho ba nước Hàn, Triệu, Nguỵ tranh giành quyền lực gây tổn hại về người và của, sử gọi là Xuân Thu
    Sau khi CHu Bình Vương dời đô về phía Đông, nhà CHu đã rơi vào đường suy nhược, yếu kém đến không thể tự tồn tại được. Còn các nước chư hầu do trong chiến tranh chiếm đoạt lẫn nhau nên sinh ra mối quan hệ kiêm tính.
    Đến thời Xuân Thu, dần dần các nước lớn có thế lực buộc các nước khác phải hàng phục quy thuận, nên hình thành một số nước lớn.
    Lúc bấy giờ, các nước ở Sơn Đông phải quy hàng nước Tề, vùng Tây Bắc nổi lên nước Tần, vung Hoa Bắc, Sơn Tây có nước Tấn, vùng Giang Hán Hoài có nước Sở.
    Hồi đầu triều Chu, toàn Trung Quốc có 1800 nước, đến thời Xuân Thu chỉ còn hơn 100 nước, nhưng chỉ có những nước lớn là, Tần, Tấn, Sở, Lỗ, Tề, Vệ, Yên, Tào, Tống, Trần,Sái,Trịnh, Ngô, Việt, tất cả 14 nước. Trong đó các nước lớn tranh giành bá quyền, lúc đầu hơn 10 nước, sau còn 5 nước ( Ngũ Bá) là Tấn, Tần, Tề, Sở, Yên.
    Thời Chiến Quốc( thế kỷ V - cuối thế kỷ III tr.CN) tiếp theo thời Xuân Thu, là thời kỳ chế độ chiếm hữu nô lệ tan rã ở nhiều nơi trên đất Trung Quốc, đồng thời hình thành nên chế độ phong kiến. Bước sang thời Chiến Quốc, còn lại bảy nước lớn ( Thất hùng) là Tần, Hàn, Triệu, Nguỵ, Sở, Yên, Tề và một số nước nhỏ. Những cuộc chiến tranh thôn tính vẫn tiếp diễn giữa bảy nước với nhau.
    Trong xã hội lúc bấy giờ, do biến động về kinh tế, nói chung, những người sản xuất nhỏ có người trở thành kẻ sĩ. Đương thời, vua các nước như Tề Uy Vương, Nguỵ Huệ Vương, Yên Chiêu Vương có một thời đã làm kẻ sĩ, được mọi người nuôi dưỡng, còn những người nuôi kẻ sĩ được các nước gọi là "Quân", có:
    Mạnh Thường Quân nước Tề
    Tín Lăng Quân nước Nguỵ
    Bình Nguyên Quân nước Triệu
    Xuân Thân Quân nước Sở
    Có những lúc, đã nuôi đến trong nhà hơn 3000 kẻ sĩ.
    Kẻ sĩ là tiền thân của bọn quan liêu sau này, nhưng đối với chính trị đương thời vẫn có tác dụng nhất định.​
     
  10. great_sephiroth

    great_sephiroth Mayor of SimCity GameOver

    Tham gia ngày:
    29/5/04
    Bài viết:
    4,145
    Nơi ở:
    North Cave
    Vương Triều Tần
    ( Đế Quốc Tần: Từ 221 đến 206 trước CN )

    Năm Kỷ Tỵ( năm 256 trước CN ) đời Chu Noãn Vương, nước Tần tiêu diệt nhà CHu.
    Năm 225 trước CN, vua Tần, Chiêu Tương Vương trị vì cho đến Tần Vương Chính, năm Ất Mão (222 tr.CN) bắt đầu đánh chiếm các nước khác, chuẩn bị thống nhất Trung Hoa.
    Năm 221 tr.CN Tần Vương Chính hoàn thành thống nhất Trung Hoa, lên ngôi hoàng đế, xưng là Tần Thuỷ Hoàng Đế.
    Vương Triều Tần gồm có các vua:
    Chiêu Tương Vương Doanh Tắc -306 đến 250 tr.CN
    Hiếu Văn Vương Doanh Trụ - 250 đến 249 -
    Trang Tương Vương Doanh Tử Sở - 249 đến 246 -
    Tần Thuỷ Hoàng Doanh Chính - 246 đến 209 -
    Tần Nhị Thế Doanh Hồ Hợi - 208 đến 206 -

    Sự phát triển của Tần - Biến pháp Thương Ưởng

    Trong 7 nước thời Chiến Quốc, kinh tế chính trị văn hoá của nước Tần là lạc hậu hơn cả. Năm 362 đến 359 tr.CN dưới triều Tần, từ khi Tần Hiếu Công cầm quyền đã thực hiện biến pháp Thương Ưởng, tích cực xây dựng đất nước hùng mạnh, tranh giành địa vị với 6 nước khác.
    Nguyên tắc của Biến pháp Thương Ưởng là "Theo tình hình đương thời mà định ra luật pháp, vì sự việc mà đặt ra lễ nghi"
    Tần Hiếu Công đã ra lệnh cưỡng chế dân chúng thực hiện các loại cải cách.
    Về xã hội, cấm các tập quán cũ, sinh hoạt cũ như chế độ thị tộc. Nhiều hương ấp gom lại thành một huyện, đặt Lệnh thừa, đặt các thể chế hành chính mới, bỏ các cương giới về đất đai cư trú theo kiểu thị tộc tự lập của xã hội cũ, mở nhiều vùng đất đai trồng trọt mới.
    Về nội chính, cứ 5 hộ dân lập một bảo; 10 hộ lập một liên, nếu thấy kẻ gian cùng phát hiện tố giác, không tố giác thì bắt trói, nếu cáo giác thì được thưởng, kẻ gian bị xử phạt, nếu ai giấu diếm kẻ gian thì đồng tội. Từ đó xã hội có tôn ty trật tự hơn, nhà nước quy định phục chế, ruộng đất và nữ tỳ.
    Về quân sự, có quân công, chiếu theo công mà phong tước, nếu cá nhân tự tư thì tuỳ theo nặng nhẹ mà xử phạt.
    Quý tộc không có quân công không được hưởng chức tước.
    Về các chính sách kinh tế: Định ra các thứ thuế, định ra các đơn vị đo lường như đâu, thúng, cân, thước, tấc, khuyến khích sản xuất, ai cũng phải cố gắng trồng trọt, cầy cấy dệt vải, nếu sản lượng được nhiều thì được miễn trừ ghánh nặng tạp dịch. Nếu thu hoạch kém, lười làm, ít của cải thì bị trách phạt và bắt làm nô lệ.
    Pháp lệnh của Thương Ưởng, một mặt khuyến khích sản xuất, khen thưởng tướng sĩ, mặt khác hạn chế quyền lực của quý tộc, phá tan chế độ thế khanh(công khanh cha truyền con nối). Ngoài ra còn có chính sách cho phép nhân dân mau bán ruộng đất, còn buộc nhân dân lao động ba nước: Hàn, Triệu, Nguỵ đến nước Tần cày cấy, khai khẩn để tráng đinh Tần đi đánh giặc bên ngoài. Tất cả những việc làm này đều phù hợp với yêu cầu phát triển của nước Tần. Trong 10 năm nước Tần phát triển nhảy vọt. Biến pháp Thương Ưởng đã đặt cơ sở vật chất để Tần hơn hẳn sáu nước.
     
  11. great_sephiroth

    great_sephiroth Mayor of SimCity GameOver

    Tham gia ngày:
    29/5/04
    Bài viết:
    4,145
    Nơi ở:
    North Cave
    Hợp Tung và Liên Hoành
    Tần hùng mạnh, là sự uy hiếp lớn cho 6 nước vùng Sơn Đông. Một số môn khách lợi dụng tình hình này hoạt động chính trị làm thuyết khách, nên phát sinh hai phái "Hợp tung" và "Liên hoành".
    "Hợp tung" là một phái hoạt động có sách lược chính trị liên hợp chống Tần theo hướng Nam - Bắc từ Yên đến Sở.
    Còn "Liên hoành" do nước Tần đề ra để liên hợp với các nước phía Đông. Cả hai phái đều nổi lên một số thuyết khách hoạt động. Có hai người nổi trội là Trương Nghi và Tô Tần.
    Năm 322 tr.CN, Nguỵ Huệ Vương hợp tác với nước Tần, lấy Trương Nghi là tướng nước Tần làm tướng nước Nguỵ. Năm nước : Tề, Sở, Yên, Triệu, Hàn, thấy bị uy hiếp, nên năm 319 tr.CN đã thay Công Tôn là tướng nước Nguỵ hình thành thế "Hợp tung".
    Năm 317 tr.CN, 6 nước liên minh với nhau đánh Tần.
    Về sau, năm 298 tr.CN, Mạnh Thường Quân đề xướng, ba nước: Tề, Hàn, Nguỵ cùng tấn công nước Tần. Tháng 12 năm đó, 6 nước tôn nước Tề làm chủ, tấn công nước Tần. Hai năm, 298, 297 tr.CN phái "Hợp tung" thu được thắng lợi. Tô Tần được cử đứng đầu phái Hợp tung.
    Nhưng về sau, Trương NGhi là thuyết khách cho phái Liên hoành, đã hợp tác các nước phía Đông phá nước Tề, là nước đối đầu hùng mạnh trong 6 nước. Cuối cùng Tề đại bại, 5 nước khác đều hàng phục, nước Tần trở thành cường quốc.
     
  12. Đường_Sa_Sa

    Đường_Sa_Sa Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    30/7/04
    Bài viết:
    725
    Nơi ở:
    Kingdom of Heroes
    tui thấy tất cả nhửng gì được nói ở trên đều được ghi rất đầy đủ và chi tiết trong cuốn "Những triều đại phong kiến Trung Hoa " sao còn đưa vào web làm gì nữa?
     
  13. great_sephiroth

    great_sephiroth Mayor of SimCity GameOver

    Tham gia ngày:
    29/5/04
    Bài viết:
    4,145
    Nơi ở:
    North Cave
    Không phải ai cũng đã đọc sách đó, post lên đây để mọi người cùng tham khảo và bàn luận.
     
  14. metropolis_black

    metropolis_black Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    21/8/04
    Bài viết:
    28
    Có ai ở đây biết về Tuỳ Dưọng Đế không.Tui ấn tượng nhất ở người nay là cái gì cũng dám làm dù cái gì cũng bị người đời chỉ trích
    Có lần đánh Cao Câu LY ông ta vác theo cả một đạo quân khổng lồ 1130000
    sang xâm chiếm rồi thất bại thảm hại tại đó =>khủng khiếp ::( . Phải tận đến gần 1700 năm sau ta mới thấy những trận đánh có số quân khổng lồ nhưvậy ở thế chiến II
     
  15. great_sephiroth

    great_sephiroth Mayor of SimCity GameOver

    Tham gia ngày:
    29/5/04
    Bài viết:
    4,145
    Nơi ở:
    North Cave
    Đội quân hơn trăm vạn người kể cũng là thường, Phù Kiên cũng đem một đạo binh gần tương đương đánh Đông Tấn và thất bại thảm hại ở trận Phì Thuỷ.
     
  16. wiwi

    wiwi The Pride of Hiigara

    Tham gia ngày:
    31/1/04
    Bài viết:
    9,401
    Nơi ở:
    *ADULT CONTENT*
    huynh Sep chậm chạp wá đi mất, ko post tiếp thì anh em lấy gì đọc đây? :D
     
  17. metropolis_black

    metropolis_black Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    21/8/04
    Bài viết:
    28
    Đội quân hơn triệu người mà huynh kêu là thường á.Huynh có biết thời đó đất rộng người thưa, đem cả triệu quân đi chả phải vác cả đất nước đi xâm lược hay sao.Sau này quân Mông Cổ chỉ với 250000 quân mà làm kinh sợ cả thế giới chứ nói gì đến 1130000 quân.Tôi chỉ thấy quân số khổng lồ như vậy là khi Hitle đem 5 triệu quân tấn công Nga hay NGa đem 2 triệu Hồng quân tấn công Beclin. Còn Phù Kiên đem quân đánh đong tấn thì có nghe nhưng đong gần như vậy chắc là không có
     
  18. great_sephiroth

    great_sephiroth Mayor of SimCity GameOver

    Tham gia ngày:
    29/5/04
    Bài viết:
    4,145
    Nơi ở:
    North Cave
    Phù Kiên đem hơn 90 vạn quân tấn công Đông Tấn, đội quân đó bao gồm các tộc Tiên Ty, Khiết Đan, Đột Quyết và chủ yếu là người Hán. Phần lowns quý tộc Tiền Tần đều không tán thành đánh trận này, nhưng Phù Kiên kiêu hãnh nói: Với quân đội của ta chỉ vứt roi xuống cũng đủ làm nước sông tắc nghẽn", sau đó ở trận Phì Thuỷ đã bị 8 vạn quân của Đông Tấn đánh bại.
     
  19. Dragon of South

    Dragon of South Red, Pokémon champion

    Tham gia ngày:
    2/9/04
    Bài viết:
    7,105
    Nơi ở:
    Hội Dzườn Đào
    Có huynh nào biết thời Ngũ Đại Hậu Lương gồm những nước nào không? Còn thời Nam Bắc Triều nữa?
     
  20. Thien Su X_Laws

    Thien Su X_Laws Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    10/4/04
    Bài viết:
    13
    GREAT_SEPHIROTH bội phục bạn thực đó ! Mình rất thích lịch sử Trung Hoa vì vậy mình rất cám ơn v62 bài viết của bạn .
     

Chia sẻ trang này