Những chiến dịch rạng danh Nam Việt

Thảo luận trong 'Những game Tam Quốc Chí khác' bắt đầu bởi trinhphuctuan, 7/8/09.

  1. trinhphuctuan

    trinhphuctuan Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    30/3/07
    Bài viết:
    1,204
    Nơi ở:
    Hue
    Lịch sử đất nước có lúc thăng trầm, có giai đoạn hào hùng oanh liệt. Từ Hồng Bàng mở nước cho đến Tây Sơn đánh Xiêm, phản Thanh đều ghi dấu oai linh những đoàn quân Nam Việt. Mỗi ngọn cỏ cành cây, mỗi đỉnh núi dòng sông đều ghi lại những điển tích anh hùng của cha ông. Có những thời khắc làm nên lịch sử, có những con người làm rạng rỡ quê hương. Hãy cùng điểm lại những chiến dịch rạng danh Nam Việt để bình chọn ra 10 chiến dịch lừng danh lịch sử.

    Những chiến dịch rạng danh Nam Việt

    1. Chiến dịch Bạch Đằng Giang đánh Nam Hán
    2. Chiến dịch phạt Tống lần thứ nhất
    3. Chiến dịch phạt Tống lần thứ hai (dĩ công vi thủ)
    4. Chiến dịch phản công Đông Bộ Đầu
    5. Chiến dịch Chương Dương – Hàm Tử Quan
    6. Chiến dịch Vạn Kiếp – Bạch Đằng Giang
    7. Chiến dịch Thuận Hóa – Bô Cô
    8. Chiến dịch Bô Cô – Hàm Tử
    9. Chiến dịch nam tiến phục Nghệ An – Thuận Hóa
    10. Chiến dịch bắc tiến hãm Đông Quan
    11. Chiến dịch Chi Lăng – Xương Giang
    12. Chiến dịch Phú Xuân – Thăng Long
    13. Chiến dịch Ngọc Hồi – Đống Đa – Thăng Long
    14. Chiến dịch Bình Định – Phú Xuân


    Ai có ý kiến thì đóng góp để bổ sung thêm vào list!

    P/s:
    - Chỉ kể các chiến dịch chống ngoại xâm và thống nhất đất nước.
    - Trong mỗi chiến dịch gồm nhiều giai đoạn và các trận đánh lớn nhỏ
    - Bổ sung chi tiết các trận đánh lớn nhỏ trong từng chiến dịch
    - Tướng soái, quân số, tương quan, mưu kế, kết cục, ý nghĩa
     
  2. Game là gì?

    Game là gì? Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    4/8/09
    Bài viết:
    15
    Sao giống học sử thế nhỉ?
    Quân nhà Nguyễn lật đổ Chăm-pa cũng tính àh?@-)
     
  3. trinhphuctuan

    trinhphuctuan Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    30/3/07
    Bài viết:
    1,204
    Nơi ở:
    Hue
    Chiến dịch nam tiến phục Nghệ An – Thuận Hóa

    - Đánh thành Đa Căng (Bất Căng, Thọ Xuân)
    - Đánh lui viện binh Cầm Bành
    - Đánh thành Trà Lân
    - Đánh lui viện binh Nghệ An của Trần Trí, buộc Cầm Bành đầu hàng
    - Công hãm thành Nghệ An
    - Phá viện binh Đông Quan của Phương Chính, Lý An tại Độ Gia Kinh
    - Đánh Diễn Châu, vây Tây Đô (Thanh Hóa)
    - Đánh Tân Bình, Thuận Hóa

    Kết quả: Giải phóng toàn bộ từ Thanh Hóa về phía nam, vây hãm quân địch trong thành, đổi từ bị động sang chủ động chiến lược


    Chiến dịch bắc tiến hãm Đông Quan:

    - Phân binh ba đạo tiến ra bắc
    - Đánh bại Trần Trí ở Đông Quan
    - Đánh bại viện binh Vân Nam của Vương An Lão
    - Cử đại binh tiến ra bắc
    - Viện binh Vương Thông hội quân ở Đông Quan
    + Đánh bại Mã Kỳ ở Từ Liêm và buộc Phương Chính rút quân
    + Giao chiến Vương Thông ở Cổ Sở
    + Thoái lui về Cao Bộ cầu cứu Nguyễn Xĩ
    + Phục binh Tốt Động - Chúc Động
    + Đưa chiến thuyền ra Đông Quan
    - Vây hãm Đông Quan
    + Công phá các thành ở Bắc bộ như Điêu Diêu (Thị Cầu, Bắc Ninh), Tam Giang (Tam Đái, Phú Thọ), Xương Giang (phủ Lạng Thương), Kỳ Ôn
    + Vượt Nhị Hà, lập trại Bồ Đề
    + Nghệ An đầu hàng, mưu phạt tâm công, thu phục các thành khác
    + Vương Thông đột kích Mỵ Động, Từ Liêm, Thanh Trì
    + Siết hãm Đông Quan

    Kết quả: Duy trì thế chủ động chiến lược, tiêu hao và phân rã sinh lực địch

    Chiến dịch Chi Lăng – Xương Giang
    - Viện binh hai đường kéo sang: Liễu Thăng từ Quảng Tây, Mộc Thạnh từ Vân Nam
    - Phục binh Chi Lăng, nghi binh với Mộc Thạnh
    - Công hạ Xương Giang
    - Truy kích Mộc Thạnh
    - Hội thề Đông Quan

    Kết quả: Dành thắng lợi toàn cuộc, tiết kiệm sinh mạng, giữ gìn bang giao
     
  4. trinhphuctuan

    trinhphuctuan Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    30/3/07
    Bài viết:
    1,204
    Nơi ở:
    Hue
    Chiến dịch phản công Đông Bộ Đầu

    - Mông Cổ tiến quân theo 2 cách dọc Thao Giang và sông Chảy
    - Huyết chiến Bình Lệ Nguyên (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc)
    - Đại chiến Phù Lỗ
    - Triệt thoái Thăng Long thành
    - Trì hoãn chiến
    - Công kích Đông Bộ Đầu
    - Mông Cổ rút quân (truy kích Quy Hóa)

    Chiến dịch Chương Dương – Hàm Tử Quan

    - Giao chiến Sơn Động (biên giới phía Bắc)

    + Toa Đô đem thủy quân đánh Chiêm Thành
    + Diên Hồng Nghị Yến và Bình Than Hội
    + Duyệt quân Vạn Kiếp
    + Mông Cổ chia 3 đường tiến quân
    + Giao chiến Ải Khả Ly, Ải Động Bản, Ải Nội Bàng
    + Đại Việt vỡ trận, rút lui Vạn Kiếp

    - Đại chiến Vạn Kiếp:
    + Thủy quân Ô Mã Nhi tấn công thủy trại Vạn Kiếp, bộ trại Chí Linh
    + Giao chiến Thủy quân ở Vạn Kiếp "Cái câu Vạn Kiếp bất phục ko lẽ ở đây mà ra"
    + Ô Mã Nhi truy kích thủy bộ, giao chiến Phả Lại, Bình Than

    - Giao chiến Đuống thủy
    + Lưỡng quân giao chiến dọc đường tiến về Thăng Long (Vũ Ninh, Đông Ngạn)
    + Thoát Hoan dựng cầu phao vượt Đuống thủy vào Thăng Long

    - Thăng Long thoái binh
    + Lưỡng quân lập trại hai bờ Hồng Hà
    + Trần Khắc Chung trì hoãn chiến
    + Thăng Long triệt binh
    + Toa Đô chiếm Thăng Long, truy kích thủy bộ, gọi Toa Đô hợp quân

    - Trận Thu Vật:
    + Trần Nhật Duật giữ mạn Đông Bắc, rút quân an toàn, bỏ thủy đi bộ, xuôi quân về nam

    - Cản truy binh: Trận Thiên Mạc và Ải Hải Thị

    - Nhà Trần tu chỉnh binh lực:
    + Trần Quốc Tuấn bất ngờ thu Vạn Kiếp
    + Phát triển du binh

    - Toa Đô bắc tiến:
    + Trần Kiện đầu hàng
    + Toa Đô đánh lấy Bố Chính - Nghệ An - Thanh Hóa
    + Nhà Trần vỡ trận phía Nam, Trần Quốc Tuấn đem quân Vạn Kiếp về cứu Thiên Trường
    + Toa Đô bỏ Thanh Hóa, Nhà Trần lấy lại Thanh Hóa

    - Nhà Trần phản công:
    + Nhà Trần chia 2 cánh: Trần Quốc Tuấn đưa thủy quân lấy Vạn Kiếp
    Trần Quang Khải giữ mặt Thanh Nghệ phản công ra Bắc
    + Toa Đô, Ô Mã Nhi giao chiến Trần Quan Khải ở Nghệ An
    + Mông Cổ lập thủy trại Tây Kết- Hàm Tử Quan (Khoái Châu, Hưng Yên) và Chưong Dưong Độ (Thượng Phúc- Thường Tín - Hà Nội)
    + Trần Nhật Duật, Chiêu Thành Vương và Trần Quốc Toản, Nguyễn Khoái ra bắc đuổi đánh Toa Đô. Trong quân Trần Nhật Duật có tướng người Trung Quốc của nhà Tống cũ là Triệu Trung theo hàng. Giao chiến lớn ở Hàm Tử và Tây Kết.
    + Toàn quân ra bắc đánh Thoát Hoan. Trần Quang Khải làm chánh tướng, Phạm Ngũ Lão và Trần Quốc Toản làm phó tướng
    + Trần Nhật Duật ngăn không cho Toa Đô hợp binh với Thoát Hoan.
    + Đại chiến Chương Dương Độ

    - Giải phóng Thăng Long Thành:
    + Trận Thiên Mạc (Tây Kết lần 2)
    + Trận Như Nguyệt
    + Truy kích Vĩnh Bình, Phù Ninh
     
  5. Lione

    Lione Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    22/9/04
    Bài viết:
    270
    sao không thấy khởi nghĩa Hai Bà đánh đổ xâm lược nhà Hán, liên tiếp lật đổ ách cai trị của quân xâm lược ở 65 thành trì (với số lượng thành như vậy, phải giải phóng đến tận vùng Lưỡng Quãng). dẫu còn nhiều chỗ mơ hồ không thực nhưng ý nghĩa của cuộc nổi dậy này chẳng xứng để Lú Bú đưa vào trang sử vàng sao:-w

    sao chiến thắng ĐBP không đưa vào đây? không xứng đáng à? xét về qui mô, chiến trường cầm chân địch trên khắp cả nước để hạn chế tăng cường chi viện của chúng thì không chỉ xứng đáng mà có thể nói chưa từng thấy xưa nay :)

    LuBu P/s:

    Ai đưa chiến dịch thì người đó phải truy tìm tài liệu và post lên!

    Chỉ tính giai đoạn từ Hồng Bàng đến Tây Sơn thôi mà
     
  6. Game là nhất

    Game là nhất Nam Việt Đại tướng quân

    Tham gia ngày:
    11/1/09
    Bài viết:
    1,928
    Nơi ở:
    Chỗ đó đó.....
    Hai Bà Trưng đuổi Tô Định thì ghi lại rất mơ hồ, còn Hai Bà Trưng bị Mã Viện áp bức đến đường cùng thì mô tả lại rất chi tiết! Không hiểu sử Việt làm ăn thế nào :-?
    Em giành Hai Bà Trưng rồi nhé!

    Thời kỳ trước ngày tuyên bố khởi nghĩa:
    _Tiến hành tổ chức chứa tích lương thực
    _Vận động thu dùng các anh hùng hào kiệt trong thiên hạ
    _Chiêu bình tuyển tướng:
    Địa bàn Sơn Tây cũ có:
    Liên Chiểu được một người Phù Sa được một người (sau đổi 1à Phần Sa, rồi Các Sa- xã Trung Kiên huyện Vĩnh Tường)
    Huyện Bạch Hạc có:
    - Xã Văn Trưng được 1 người (nay là thôn Văn Trưng xã Tứ Trưng huyện Vĩnh Tường)
    - Xã Đại Tự được 1 người (nay thuộc huyện Yên Lạc).
    - Xã Cẩm Viên được 1 người (nay là thôn thuộc xã Đại Tự)
    - Xã Phủ Yên được l người (nay là thôn thuộc xã Yên Lập huyện Vĩnh Tường)
    Huyện Yên Lạc có:
    Xã Bình Lỗ được l người (có lẽ 1à Tề Lỗ huyện Yên Lạc)
    - Xã Mạnh Lân được một người (sau là Kim Lân xã Hồng Châu)
    - Xã Thọ Lão được một người (nay thuộc xã Tiến Thịnh huyện Mê Linh)
    - Xã Yên Lão được một người (nay thuộc xã Tiến Thịnh huyện Mê Linh)
    - Xã Vân Canh được 1 người (nay thuộc vào thị trấn huyện Bình Xuyên)
    Huyện Lập Thạch có:
    - Xã Vân Nhưng được 3 người (nay thuộc xã Tân Lập)
    - Xã Ân Hộ được 3 người (tục danh làng Họ, nay thuộc xã Tham Sơn)
    - Xã Vụ Cầu được 1 người (tục danh làng Cầu, nay thuộc xã Tam Sơn)
    Tỉnh Hà Tây có 3 huyện có người ứng nghĩa:
    Huyện Tiên Phong có:
    Xã Kim Bí được 1 người
    - Xã Tân Hoa được 1 người
    Huyện Yên Sơn có:
    - Xã Bối Khê được 1 người
    - Xã Hữu Quang được 1 người
    Huyện Thạch Thất có:
    - Xã Tuy Lộc được 1 người
    Khởi nghĩa ở cửa sông Hát:
    _Vượt sông lập đàn thề ở bãi cát dài cửa sông Hát
    _Phân chia các đạo quân, tổ chức quân ngũ
    _Tiến quân về thành Long Biên đánh Tô Định
    Cuộc tiến quân mùa xuân năm Canh Tý:
    _Dựng đồn đóng quân ở làng Hạ Lôi
    _Tiến về thành Long Biên đánh Tô Định
    _Tô Định nhanh chóng rút chạy về Trung Quốc, chịu tội với triều đình nhà Hán
    _Trong toàn quận Giao Chỉ, nghĩa quân tổng công kích, thu phục được 65 thành

    Các di tích trong khu vực sông Đáy
    1- Xã Liên Hoà huyện Lập Thạch (bờ phải sông): 1 di tích
    2- Xã Liễn Sơn huyện Lập Thạch (bờ phải sông): 2 di tích
    3- Xã Thái Hoà huyện Lập Thạch (bờ phải sông): 3 di tích
    4- Xã Bồ Lý huyện Lập Thạch (Vực Truông): 1 di tích
    5- Xã Hợp Lý huyện Lập Thạch (bờ trái sông): 1 di tích
    6- Xã An Hoà huyện Tam Dương (bờ trái sông): 3 di tích
    7- Xã Đồng ranh huyện Tam Dương (bờ trái sông): 6 di tích
    8- Xã Hoàng Hoa huyện Tam Dương (bờ trái sông): 2 di tích
    Cộng xã: 19 di tích
     
  7. squallphu

    squallphu The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    13/8/06
    Bài viết:
    2,158
    Nơi ở:
    Q10 Tphcm
    trong các chiến dịch bác Games nêu, tui chả biết chiến dịch nào cả. chỉ biết các chiến dịch sau đây thôi:
    Chiến dịch việt bắc thu đông :))
    Chiến dịch biên giới đông xuân =))
    Chiến dịch Điện Biên Phủ :D
    Chiến dịch Hồ Chí Minh=))
    Chiến dịch ........chấm hết:-w
     
  8. Game là nhất

    Game là nhất Nam Việt Đại tướng quân

    Tham gia ngày:
    11/1/09
    Bài viết:
    1,928
    Nơi ở:
    Chỗ đó đó.....
    Game cũng có biết gì đâu, đi tìm tài liệu thôi chứ nhớ đâu có hết:D
     
  9. Lione

    Lione Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    22/9/04
    Bài viết:
    270
    nhà Nguyễn cũng có chiến công mở mang lãnh thổ, sao lại không được đưa tên nhỉ
     
  10. Protomaner

    Protomaner Mega Man

    Tham gia ngày:
    14/12/08
    Bài viết:
    3,395
    Nơi ở:
    TP.HCM
    Từ thời Hồng Bàng cơ àh, sao không có cả Lý Bí và việc thành lập Nhà nước Vạn Xuân, Khởi Nghĩa Mai Thúc Loan, Và cả việc Khúc Thừa Dụ Làm tiền đề Cho Chiến Thắng Quân nam Hán của Ngô Quyền trên Sông Bạch Đằng.
     
  11. nammannamman

    nammannamman T.E.T.Я.I.S Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/2/08
    Bài viết:
    536
    Nếu tính thời chúa Nguyễn mở rộng bờ cõi về phía nam thì đúng là có công nhưng nếu xét từ khi Nguyễn Ánh lên ngôi lập nhà Nguyễn thì như thế nào? Nhất là Nguyễn Ánh, kẻ bán nước cầu vinh. Trong các triều đại lớn ở nước ta có lẽ triều Nguyễn là không mạnh, tốt cho lắm.
    @all: Tại sao triều lý, trần lại khá mạnh như vậy? Có phải là có sự góp mặt của đạo Phật? Hiện nay Nhật cũng như vậy(Tôi không là tín đồ của tôn giáo nào cả).
     
  12. HoangNamLD

    HoangNamLD Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    10/4/09
    Bài viết:
    104
    Nơi ở:
    Đà Lạt
    nammannamman nói vậy thì chưa sát lắm rồi. Triều Nguyễn dưới thời Minh Mạng hùng cứ một phương, kinh tế phát triển. Triều Nguyễn thường tạo ác cảm cho chúng ta vì đây là triều đại bắt đầu bằng Nguyễn Ánh cõng rắn cắn gà nhà và kết thúc bằng việc hàngthuwec dân Pháp cho nên chúng ta ít đề cao những gì xảy ra ở giữa nó.
     

Chia sẻ trang này