11 năm không phải là một thời gian dài, dẫu sao cũng không quá ngắn. Ma túy, nghiện ngập, tuyệt vọng đã mang lại cho Alice In Chains tinh túy, và cũng khiến họ đằm mình trong bể khổ (Sea of Sorrow), rồi tử thần dường như cướp đi mọi thứ. Cái thứ âm nhạc sền sệt, đắm đuối trong mộng tưởng dường như không còn lạ gì đối với những ai từng nghe Pink Floyd. Và cũng như một cái quy luật bất tận, từ Syd Barrett, hay cho tới Layne Staley, thì họ cũng không nằm ngoài cái quy luật đó. Xuất thân từ Seattle, Washington, cái nôi của trào lưu grunge hủy diệt trong thập niên 90s. Alice In Chains cũng sớm nổi lên như một trong big four grunge band nổi đình nổi đám đến từ Seattle, bao gồm cả Soundgarden, Pearl Jam và Nirvana. Nhiều người cho rằng, cái chết đầy bi kịch và cô đơn của Layne cũng giống như Kurt Cobain, và một điều trùng hợp khi họ qua đời cùng một ngày cách nhau 8 năm. Nhưng mặt khác, Alice In Chains không phải Nirvana, và Layne cũng không tự kết liễu cuộc đời mình. Nhắc đến thể loại, thì Alice In Chains không hề thuần theo cái thể loại “grunge” mà nhiều nhà phê bình đặt ra và dán mác vào trán họ. Phải nói rằng, Alice In Chains đặt cái tiếng guitar quằn quại đặc trưng của grunge trên nền nhạc nặng nề hơn của heavy metal, từ đó đem lại một Alice In Chains’s Music không giống ai đè lên cái thẩm mỹ thính giác của người nghe, thậm chí là cả các metalhead. Đa dạng màu sắc, chồng chất lên nhau, hay cũng đen thăm thẳm trong đời sống tinh thần, rồi chuyển tải thành cái âm hưởng leo lét, nẫu mề. Dirt nổi bật lên trong số đó, với cái tên dơ dáy, bùn nhão giống như cái cover. Jerry Cantrell. Jerry Cantrell. Jerry Cantrell. Chân thành cảm ơn đồng chí đã sống tới ngày hôm nay. Một cây đàn, một đống effect, tất cả là ra âm thanh của Alice In Chains. Tất nhiên là không thể thiếu nhân tố cái đầu, với những riff đưa giai điệu thẳng tít mà trôi chảy. Solo ngắn, bện chặt vào tiết tấu ca khúc một cách ma quỷ. Jerry là một tay guitarist thông minh, với lối viết nhạc đơn giản gọn gàng không quá vặn mình vào tiết tấu và kĩ thuật nhức đầu. Đơn giản chỉ là để tạo nên cái âm hưởng cần thiết cho bài hát. Đương nhiên là hoàn toàn hiệu quả, hẳn giống như ai lần đầu nghe Brave Murder Day của Katatonia – cũng với những giai điệu đơn giản lặp đi lặp lại nhưng tạo nên cái “thần sắc”. “I believe them bones are me Some say we're born into the grave I feel so alone, gonna end up A big hole pile a them bones” Rầu rĩ, bệnh tật. Them Bones giới thiệu tới người nghe hai điểm: 1. Giọng hát hòa âm giữa Layne Staley và Jerry Cantrell. 2. Cách viết lời bài hát tương phản một cách chân thực thái quá. Điểm một chẳng hề lạ đối với những ai nghe Alice In Chains, chất giọng gằn trầm nát, rền rĩ rồi thét lên xé nền nhạc, còn Jerry hoàn thiện với những đoạn hòa âm với chất giọng tương phản. Với góc nhìn đời trắng bệch, Layne Staley chẳng khó để đưa tâm trạng của mình vào nội dung bài hát. Sự nghiện ngập, mất sinh mạng bạn gái (hình mẫu chụp cover Dirt), tâm lí chán ghét. Nếu như nước ta có Nguyễn Công Trứ chọn cách giải thoát ràng buộc là hưởng lạc, thì Layne tìm tự do bằng nàng tiên nâu. Ngất ngưởng, thăng hoa để rốt cuộc cũng chỉ tô vẽ lên một bức tranh da bọc xương sau cùng. Ma túy mang lại cho Alice In Chains một chất nhạc ảo tưởng tuyệt vời, nhưng hệ quả không hề đơn giản. Đó là cái chết của Layne. “Will she keep on the ground, trying to ground me Slowly forgive my lie, lying to save me Could she love me again, or will she hate me Prob'ly not, I know why, can't explain me” hay “You don't understand who they thought I was supposed to be Look at me now a man who won't let himself be” Một Down In A Hole quá trơ trọi, quá ảm đảm như một điểm nhấn của album. Và phiên bản unplugged của ca khúc thực sự xuất sắc và cảm động với sự xuất hiện của Layne Staley. Giữa cái xã hội vồ vập, sự thiếu năng lực hay bế tắc của bản thân, hay đôi khi là bất công bằng thì con người ta luôn nghĩ tới hay tìm cách đến tới cái chết. Có thể ai đó nghe cái ý tưởng “muốn chết” của bạn, sẽ cho rằng nó là ngu xuẩn, đại loại “được sống mà không muốn sống...” blah blah blah với đủ thứ triết lí giáo điều. Đơn giản, tại sao cần phải khuyên bảo với những kẻ không cần lời khuyên, hoặc đầu óc chỉ nghĩ thẳng tới vấn đề được chết. Cái chết là cái phao cứu sinh sau cùng, trước khi một thời gian ba chìm bảy nổi với nàng tiên nâu. Cách xã hội nhìn nhận sai lầm gián tiếp bóp chết một con người, hay để hắn chết tang thương trong cái vỏ bọc yếu đuối hèn nhát của bản thân. Về cái quan điểm này, Alice In Chains giống với một cái tên dám “chửi” thẳng hơn - Pantera. (Từ trái qua phải: Sean Kinney, Jerry Cantrell, Layne Staley & Mike Inez) Cái tiêu đề Sickman bệnh hoạn đủ để người nghe biết bài hát nói tới ai. Layne lạc giọng một cách điên rồ, trước khi tới một đoạn chorus bè chán nản: “Ah, what's the difference, I'll die In this sick world of mine What the hell am I? Leper from inside Inside wall of peace Dirty and diseased” Khi mà tất cả tươi đẹp trước mặt chỉ là sự dối trá. Và chợt bừng tỉnh trong cái vòng khổ đau của bản thân. Alice In Chains gửi mọi tăm tối vào những bài hát, vang vọng đâu đó sự ám ảnh rờn rợn đầy nhục cảm, đầy cảm xúc. Tiếng đàn mỏng manh của Rooster, rồi ập tới những vết sẹo sâu hoắm của chiến tranh qua lời tự thuật. Còn Junkhead ư, cái đầu rác rưởi ấy chứ lị, một cái thứ cảm xúc râm ran tuyệt vời của con nghiện. “Are you happy? I am, man. Content and fully aware Money, status, nothing to me. 'Cause your life is empty and bare” Y hài lòng, tự mãn về chính cái đời sống thuốc men no đủ của mình, và nó cũng quá trống rỗng, vô lí tưởng. Tự ví mình với một loại giống loài, ngôn từ của Layne thật thú vị. Tiếng đàn chân phương mở đầu Dirt theo âm hưởng phương Đông, giọng hát tự vấn nhầy nhụa, ngụp lặn. Đề tài nghiện ngập được Alice In Chains khai thác triệt để qua một series 5 bài hát Junkhead – Dirt – Godsmack – Hate to Feel và Angry Chair. Cái thứ cảm xúc đồi hoại này được chuyển thể thành âm nhạc thành công, hay thậm chí tuyệt vời. Pink Floyd mang lại một cảm giác phiêu bồng, hay những Megadeth hoặc Pantera đảo chóng mặt và mãnh liệt, thì Alice In Chains lại mang thần thái rất riêng - dằn vặt và tự dìm mình. Thực sự cái cảm giác bế tắc, nhắm mắt lại và tua Dirt một lần khiến cho tâm trạng cảm xúc người viết trùng xuống rất nhiều. Có lẽ sẽ muốn viết, và muốn dành rất nhiều từ để lột tả những ca khúc đề tài nhạy cảm này, vì đơn giản nó mang lại những giai cảm lạ đủ để chúng ta hình dung. Would? – Track cuối cùng và cũng là bài hát được biết đến nhiều nhất của Alice In Chains. Bắt đầu bằng bassline của Mike Starr, cùng nhịp trống bất bình thường của Sean Kinney. Có thể nói sự kết hợp hòa âm vocal giữa Layne - Jerry đạt tới đỉnh trong Would?. Những dòng cuối cùng trong album thực sự tha thiết, ở vị trí người nghe thực sự thấy nuối tiếc cho một Layne Staley: “Am I wrong? Have I run too far to get home, yeah Have I gone? And left you here alone If I would, could you?” Bốn năm cuối đời, sống trong bóng tối, cô lập và sự nghiện ngập. Cái chết tại nhà riêng do quá liều thuốc của Layne khiến người nghe không khỏi ngỡ ngàng và bàng hoàng. Gần đây, một Alice In Chains mới đã tái hợp với sự chỉ đạo của Jerry Cantrell, nhân sự thay đổi không nhiều, chỉ duy nhất vị trí tưởng chừng không thể thay thế của Layne Staley do William DuVall. Album mới Black Gives Way to Blue cũng được ra mắt vào 29/9/2009, được dành để tưởng niệm Layne. Qua hai singles, thấy chất nhạc của Alice In Chains vẫn còn, nhưng liệu William DuVall có thay thế nổi Layne? Would him? (Từ trái qua phải: Sean Kinney, Jerry Cantrell, Layne Staley & Mike Inez) Download: Mã: http://www.mediafire.com/?mzjdninkajm Tên truy cập - The Rotten C0ck
Nhạc của Alice in chains như một cái xoáy nước sâu và đục ngầu đang xoay tít, tưởng như không chỉ hút và vặn xoắn dòng nước mà là tất cả những gì trong không gian xung quanh, chỉ để lại một thứ âm thanh rên rít, ù ù nặng nề, u ám và ma quái. Nó làm cho con người, dù đang đứng trên bờ, chân không chạm nước, vẫn cảm nhận rõ ràng mình đang bị hút vào đó, cả về vật lý lẫn tinh thần. Lạnh người, dựng tóc gáy, nhưng gã người kia không cảm thấy ghét cái xoáy nước, dù đã thấy lờ mờ dưới đáy một xác người ... Đang tập viết :P
Hành văn được đấy. Nếu nghe nhạc một cách sâu sắc thì review là một cách hay để bày tỏ cảm xúc của mình .
Chưa nghe thể loại này bao giờ, chỉ đọc và thấy các ông viết bay vãi chưởng. #1 là mod TTC viết đấy à quá hâm mộ luôn
Cái track 08-Dirt lúc em extract ra nó báo bị gì ý :(. Redownload 2 lần vẫn bị. Ai up single track đó hộ em đc :( ?
Đuối ở đâu? Hay nó không hay bằng đám Galneryus và Final Stage? Nghe không thấy cảm giác chết đuối thì ek phải nhạc Alice In Chains. Edit: @ .Cal: Không thì chịu khó vào musicfond down vậy: Mã: http://musicfond.com/music/album/-/Alice%20In%20Chains/Dirt/?id=2681 Ấn vào cái Скачать!, đợi 10s rồi down.
Tôi có ý kiến thì tôi nói vậy chứ có so sánh gì đâu,hình như những người hiểu biết thường hay nóng tính
die con khỉ , bấm vào link rồi để nó đếm 3 giây ra link còn ko thì chắc fai vào tagoo.ru reg 1 nick vì cái link này tui lấy ở đó ra
nghe nguyên cái album thì chất grunge chỉ nằm trong phần gổ còn phần sơn thì rằn ri heavy metal ...... quá đen tối ko có hứng thú lắm
Trong máy có mỗi cái album MTV Unlugged hồi 1996 thôi. Khoái Nutshell trong đấy với cái Man in the box trong Facelift.
Alice in chains thì mình biết qua bản "Man in the box" lần đầu tiên nghe bị hút bởi tiếng guitar nghe rất lạ của bản này không biết mấy ảnh dùng hiệu ứng gì ??? anyway sau bài review sẽ tìm hiểu thêm về "Alice trong xứ sở siềng xích" :P
Bài man in the box jerry dùng cái hộp talkbox thì phải,tiếng guitar nghe lạ lạ,trong bộ tứ seattle thì khoái nhất AIC,rất là kết chất giọng của layne,nghe vừa buồn mà có vẻ giận dữ.Mấy band grunge hình như rất dễ dính vào drug thì phải.Mà grunge giờ cũng chết rồi,chỉ còn lại vài band mà âm nhạc cũng đã biến chuyển.Chỉ còn live là band chơi grunge còn xót lại sau trào lưu năm 1990.
Grunge giờ thì chỉ còn Pearl Jam ẩn dật, và có khi Alice In Chains lại là ban nhạc hoạt động mạnh nhất (sắp ra album 2009). Chất giọng nát bét nhờ thuốc men của Layne, nó không baritone điển hình như Eddie Vedder, cũng không khỏe khoắn như chất giọng Chris Cornell, tất nhiên cũng chả chán đời như Kurt Cobain. Mà theo thiên hướng xét về nhạc, thì cảm tưởng Alice In Chains có hơi hướng nặng nề của alternative/heavy metal hơn là grunge.