Tin vui cho những ai đang có máy PC có thể chạy Mac OS X (Hackintosh) hoàn toàn OK nhưng dính phải vụ có con ATI 43xx/45xx/46xx nên không chạy được: cái bootloader do netkas nó sửa đã hỗ trợ 3 dòng ATI trên (desktop only!). http://www.insanelymac.com/pc-efi-v10-6-released Link thông báo. PC EFI v10.6 cài đè lên Chameleon khi cài OS X Snow Leopard (10.6), thường sẽ là đè lên file boot nằm ở / (root) http://netkas.org/?p=372 Link download. Bạn nào không biết cách cài Snow Leopard thì cứ hỏi trong topic này nhé!
Móa Em vừa del cái Snow Leopard đi vì ko thể nào làm nó work ngon lành với con 4670 của em Ôi, tức chết ....
Xin lỗi, cho tớ hỏi ngu tí Down cái PC EFI 10.6 về nó có mỗi file boot trong bz2 ý. Ta làm gì với cái boot này nhỉ
Cậu cài SL chắc phải có công đoạn cóp cái cục Chameleon vào / ổ cài rồi đúng ko? Bao gồm file boot và 1 folder /Extras. Có file boot trong bz2 đấy chỉ cần cóp đè lên file /boot có sẵn khi cài Chameleon lúc cài SL thôi (hay cậu cài SL theo kiểu khác nên không có file /boot ?)
Mình cài các bản Hackintosh cứ cài như bao OS khác thôi, ko có phải làm thủ công đoạn nào cả. Giờ cho cái boot này hem hỉu
Tớ cài theo kiểu này: Bước 1: cài Leopard 10.5.8 iDeneb, khi cài format ổ cứng theo GUID chứ không phải MBR, và ra làm 2 ổ, 1 ổ cài Leopard, 1 ổ để sau này sẽ cài Snow Leopard Bước 2: cho cái Leopard nó chạy đủ stable, ko có graphic card ko quan trọng vì vẫn login safe mode (-x) được Bước 3: load cái Snow Leopard retail DVD về, dạng .dmg (6-7 Gb gì đấy thì phải), sau đấy load cục chameleon về, cục đấy bao gồm 1 vài file và 1 folder Extras Bước 4: cài Snow Leopard trong Leopard bằng cách bật Terminal lên, mount cái .dmg (double-click trong Finder), rồi cd vào trong cái đấy, tìm 1 file .mpkg (ko nhớ rõ lắm, lên guide nó sẽ chỉ đường dẫn) rồi đánh open ...file.mpkg - nó sẽ bật cái phần cài lên y như mình cài chay tắt máy đi bật lại - dĩ nhiên, chỉnh cho nó cài vào ổ trống kia Bước 5: sau khi cài xong, ko restart vội mà vào cái ổ trống kia bằng Terminal và xóa file boot. sau đó, cóp cái cục Chameleon kia vào root folder của cái ổ Snow Leopard, tức là file boot của Chameleon nó đè lên file boot cũ (vanilla snow leopard). Bước 6: chỉnh sửa mấy cái options trong file Extras/com.apple.boot.plist (hay đại loại thế) - cái này chỉnh mấy cái như để Snow Leopard chạy 64-bit hay 32-bit, etc Bước 7: trong folder Extras sẽ có 1 folder Extensions (nếu ko có thì tạo ra), bỏ 1 vài cái .kext quan trọng vào đó, ví như cái fakesmc của thằng netkas, cái evoreboot để tắt máy bật lại đc, cái disableapplecpuintelmanagement gì gì đó (riêng tớ thì ko cần cái này nhưng phần lớn tụi nó kêu cần) và 2-3 cái kext khác. Snow Leopard được cái là ko cần nhiều .kext chắp vá thêm vào Bước 8: đặt cái ổ đấy làm ổ boot chính và restart - thế thôi Mỗi khi có update, thì chỉ việc cóp đè lên cái file boot. Nếu cài hỏng thì chỉ cần vào lại Leopard rồi chỉnh sửa extensions trong cái phần extras - phần lớn là ko cần phải dùng cái kexthelper kia để cài, cứ bỏ vài phần extras/extensions là nó tự chắp vá khi bật máy Chameleon là 1 cái boot-loader, giống như LILO hay Grub (nếu đã cài linux chắc có biết qua) - được cái là nó load đc win (xp, vista, 7, etc) và linux nữa nên có nó là coi như dual-boot được ngon.
Trả lời cặn kẽ quá ! Cảm ơn nhiều nhé ps: Đang post bài trên Snow Leopard đã working đầy đủ ÔI mac, anh iu em
Cài nó dễ nên cặn kẽ cũng phải thôi có mỗi 8-9 bước ấy mà. Đi quảng bá Hackintosh thì chả ai hứng thú :( ..chết quên lại nhầm browser - -'
Mình tưởng chỉ cần đủ driver cho từng linh kiện là cài được và chạy ngon chứ, đâu cần phần cứng phải khủng
Uhm, biết đi xe máy thì Wave cũng ngon, nhưng SH có ngon ko bạn Dùng Mac thấy cấu hình tối thiểu nó bảo là 1 GB RAM, nhưng mà mình duyệt web, mở vài ứng dụng nó đã ngốn gần 3 GB rồi, may mà vẫn còn dư RAM cho nó
Ah, RAM Management trong Mac OS X là 1 cái mà tụi developer implement khá tốt. Nói chung là, khi xài Mac, trừ phi RAM khủng 16 Gb, không thì ít khi sẽ thấy Free RAM. Nhiều người thấy thế này rồi kêu Mac ngốn RAM nhiều, dùng không tốt - nhưng thực ra RAM dưới hệ điều hành Mac được chia ra làm 3 loại: Active, Inactive và Free. Khi 1 chương trình đang hoạt động thì những phần RAM cần sử dụng sẽ được liệt kê là Active. Một khi minimize hoặc kể cả tắt chương trình đi thì RAM không tự động thành Free, mà chuyển qua trạng thái Inactive, với 1 khoảng thời gian nhất định - sau đó mới Free. Vì thế, quan trọng là cần nhìn phần Inactive. Cái này rất hay vì nó giúp phân định lại RAM cho 1 chương trình cũ đã chạy rất nhanh là 1, thứ 2 là tận dụng tối đa số RAM - vì đơn giản là, Free RAM có nhiều thì cũng có lợi gì cho máy đâu? Nhưng một khi 1 chương trình nhất định cần số lượng lớn RAM, Mac OS X tự động biết và phân chia lại càng nhiều phần Inactive càng tốt. Nói chung, vụ xử lý RAM trên Mac OS X vượt xa Windows. Cái này công nhận đúng. Tớ chạy 2 Gb RAM nhưng mở thật nhiều chương trình không hề thấy chậm khi chuyển.
Wired tức là dành cho hệ thống / kernel etc, nói chung là phần RAM sẽ không bao giờ đc free out. Nói chung 4 GiB RAM thì chả phải lo
đang tính vọc cài mac os, có 1 số câu hỏi, mong mọi người giúp 1. cho mình xin link để down 10.6.4 được không? torrent hay direct gì cũng được 2. chameleon và iboot nữa 3. và hướng dẫn