bộ tư liệu về chiến dịch chống Tống 981

Thảo luận trong 'Total War' bắt đầu bởi aegis gundam, 15/3/11.

  1. aegis gundam

    aegis gundam Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    2/9/05
    Bài viết:
    957
    tuy còn lâu lâu lâu lắm lắm lắm mới mong chuyện làm mod. Nhưng tôi vẫn lo xa, hoàn thiện cái bộ tư liệu này, để ai nấy nếu có muốn làm thì có thể vào đây tham khảo ngay, khỏi phải mót lung tung trong mấy bài viết lặt vặt nào giờ. Mục tiêu chủ đạo của topic là cung cấp mọi tư liệu xoay quanh chiến dịch chống Tống 981. Nếu rảnh ranh sẽ cố hoàn thiện nó đến mức có thể áp dụng cho cả thời Dương Đình Nghệ - Ngô Quyền phá Nam Hán, 12 sứ quân, và thời nội chiến Lê Long Đĩnh.:))

    ĐỊA DANH

    [​IMG]
    vùng lãnh thổ của Đại Cồ Việt cho đến cuối đời Đinh​

    đầu tiên, xin download file này:
    http://www.mediafire.com/?6a5xsy75xfudbla
    đây là danh sách bản đồ các quận huyện thuộc các tỉnh thành miền Bắc hiện nay ( những tỉnh thuộc hoặc có thể đã thuộc VN vào thời kỳ này). Phải download cái này mới có thể đối chiếu, phân chia các vùng lãnh thổ dựa theo danh sách địa danh dưới đây được.

    Lưu ý:
    - danh sách các địa danh dưới đây có thể áp dụng cho từ thời Dương Đình Nghệ đến hết đời Tiền Lê.
    - mỗi địa danh đều được xác định rõ vị trí của nó trên bản đồ hành chính hiện nay ( nên tui mới gửi link download cái bộ bản đồ hành chính VN), cái nào ko ghi nó là quận huyện nào bây giờ tức là... ko ai rõ, chỉ biết nó ở tỉnh ấy mà thôi.
    - vùng viết bằng chữ xanh là tối quan trọng, ko thể ko có khi làm map, những vùng còn lại thì có thể chấm mút thêm bớt, tùy.
    - những địa danh liên quan đến cuộc chiến chống Tống 981, tui tách ra 1 QUOTE riêng cho dễ xem.


    Đại Cồ Việt


    VÙNG TRUNG TÂM ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG:


    PHÍA ĐÔNG:

    PHÍA NAM:


    PHÍA TÂY:



    PHÍA BẮC:


    [​IMG]

    sau khi tham khảo kỹ lưỡng thì có thể nhận xét là cho tới 981, địa phận Đại Cồ Việt vẫn chỉ mới 3 khu Trung Tâm, Tây, Đông, Nam, và tỉnh Bắc Giang thuộc phía Bắc.

    Tỉnh Hòa Bình ( phía Tây Ninh Bình ( Hoa Lư), phía Bắc Thanh Hóa) và các tỉnh thuộc list "phía Bắc" còn lại toàn là rebel.

    ---------- Post added at 20:52 ---------- Previous post was at 20:48 ----------

    bonus tiếp tục cho Đại Cồ Việt:

    Unknown:

    Các địa danh tối quan trọng, liên quan tới cuộc chiến chống Tống 981:

    --------------------------------

    Champa​



    Tống

    [​IMG]

     
    Chỉnh sửa cuối: 27/4/11
    phananhtom thích bài này.
  2. phananhtom

    phananhtom Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    4/9/10
    Bài viết:
    1,259
    Nơi ở:
    Equestria
    Em nghĩ không cần cho hết các region vào map đâu bác ạ, chỉ nên cho những cái chính thôi, gom lại những tỉnh thành lớn và những địa danh tối quan trọng cũng gần 30 cái là đủ rồi, chứ nhiều quá Tống đánh đến bao giờ cho xong :)
     
  3. aegis gundam

    aegis gundam Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    2/9/05
    Bài viết:
    957
    thì tui đã đánh dấu những địa danh tối quan trọng bằng mực xanh rồi đó. Tính ra vừa đúng khoảng 30 địa danh quan trọng của VN thôi, Champa có 5 cái, Tống có 3 cái ( Khâm, Liêm, Ung, muốn thêm Quảng Nguyên và 2 động kia thì là 6 cái). Mấy khu vực trung du miền bắc nếu giản lược cho mỗi tỉnh bây giờ 1 lãnh địa thì cao lắm nguyên map chừng 50 vùng là cùng.

    Vấn đề là giờ đang kiếm bản đồ sông ngòi VN, khó kiếm quớ.
     
  4. phananhtom

    phananhtom Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    4/9/10
    Bài viết:
    1,259
    Nơi ở:
    Equestria
    Sông ngòi thì khỏi lo đâu bác ạ, em xong hết rồi, đại khái là sẽ như sau:
    map_features.jpg
    Mod này dự định sẽ không có Champa, chỉ tập chung vào Tống Việt thôi bác ạ :D
    Edit: Mấy cái regions như Bắc Ninh bé tí trên bản đồ, thêm mấy vùng khác nữa thì em sẽ càng bé tý thêm :(
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/3/11
  5. aegis gundam

    aegis gundam Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    2/9/05
    Bài viết:
    957
    CÁC LOẠI NHÀ


    theo bản gốc Rome Total war, có tổng cộng 14 loại nhà: đền thờ, trường học, đường đi, ruộng, hệ thống dẫn nước, cảng, lò rèn, chợ buôn, nhà cung, nhà kỵ, nhà lính, tường thành, nhà chính, nhà tạo lễ hội ( Rome là đấu trường).

    Nhà Tống thì chắc chắn là có đủ, còn VN:

    - Ruộng.
    - Cảng.
    - chợ buôn: VN thì chợ thường họp phiên chừng 10 bữa - tháng/ 1 lần họp chợ chứ ko mở thường xuyên. Thời này chưa thấy nghe gì đến những phường hội sản xuất chuyên môn, ko biết đã có chưa. Buôn bán không phải nộp thuế.
    - đường đi: ko rõ đường bộ ngày xưa thế nào, đời nhà Nguyễn đường bộ VN nhỏ hẹp --- > lev thấp.
    - hệ thống dẫn nước: bởi đường bộ nhỏ hẹp nên hệ thống dẫn nước ngoài ý nghĩa phục vụ sinh hoạt, còn là 1 loại đường giao thông cho dân Việt.
    - lò rèn: ko nghe nói gì. Nhưng chắc vẫn có chứ, cày cuốc trong làng phải có 1 ông thợ rèn đặng sửa chữa dụng cụ chứ.
    - nhà cung
    - nhà kỵ
    - nhà lính
    - tường thành: tường thành VN bao gồm các loại: lũy tre xanh, thành gỗ, lũy đất, thành đá.
    - trường học: chưa có
    - đền thờ: có ít nhất 2 loại tôn giáo chính:
    * Đền miếu: đạo bản địa: 1 đống hầm bà lằng nhiều tín ngưỡng, từ đạo mẫu, thành hoàng ( các anh hùng dân tộc), phù thủy, thờ Mộc Tinh ( Ma Cây)... bá láp. Đạo này hay hợp nhất với Đạo giáo du nhập từ TQ.
    * Chùa chiền: đạo phật: thường là kết hợp nho giáo và phật giáo. Các nhà sư danh tiếng cũng là người uyên thâm nho học. Nhà chùa thời này kiêm luôn vai trò trường học.
    VN ko có forum, cho nên đền thờ ( cả 2 loại) là nơi bà con hội họp. Thường chỉ vùng đồng bằng ( Trung tâm và Phía Đông, + với Ninh Bình) là có chùa, còn lại dân chúng vẫn theo tín ngưỡng bản địa. Thời này cái vùng Thanh - Nghệ, miền núi Phía Bắc vẫn rebel chống đồng bằng rất thường xuyên.

    - nhà tạo lễ hội ( Rome là đấu trường): VN có các loại giải trí chính là: múa rối nước, nhà hát ả đào và cuối cùng là ba cái lễ lạc của bên đền thờ.
    - nhà chính: đình làng <


    thuế thời này bao gồm 3 loại:
    - thuế lao dịch: dân đi xây dựng không công cho nhà nước trong 1 khoảng thời gian mỗi năm.
    - thuế hộ: gần như thuế đinh vậy. Mỗi gia đình mỗi năm phải nộp.
    - thuế điệu: thuế quân sự, dân buộc phải đóng thêm mỗi khi có chiến tranh.
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/3/11
  6. phananhtom

    phananhtom Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    4/9/10
    Bài viết:
    1,259
    Nơi ở:
    Equestria
    Quên nữa: Do lúc đo nước ta còn giáp với cả Vân Nam, nên nếu bác có mấy địa danh phía Nam thì post lên để em làm nốt nhé :D
     
  7. aegis gundam

    aegis gundam Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    2/9/05
    Bài viết:
    957
    giáp Vân Nam đâu mà giáp, biên giới phía Tây lúc đó mới tới Tuyên Quang, Phú Thọ thôi bác ơi. Phía Tây Bắc bác cứ ghi là " Đại Lý" là xong.

    vụ sông ngòi nên chăm chút kỹ sao cho thể hiện tình trạng sông ngòi chằng chịt mà sự vất vả của quân Tống khi từ Bạch Đằng tiến vô Hà Nội và Hoa Lư.

    biên giới VN lúc đó, tính sơ sơ là phần phía đông của sông Lô theo cái bản đồ này:
    [​IMG]

    SÔNG NGÒI

    bản đồ sông ngòi bắc bộ, bắc trung bộ ( kéo dài tới 5 châu của Champa):
    [​IMG]
    http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/6/66/Chongquannguyenlan2.svg

    bản đồ sông ngòi khu phía Đông, vùng trọng điểm trận 981:
    [​IMG]

    bản đờ bổ sung 1 số dòng sông phụ ko quan trọng lắm.
    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/3/11
    [Rest In Peace] Panzerklein thích bài này.
  8. aegis gundam

    aegis gundam Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    2/9/05
    Bài viết:
    957
    ĐƠN VỊ TIỀN TỆ:


    theo công thức quy đổi cơ bản mà VN và TQ cùng xài thì là: lạng bạc > quan > tiền > đồng. Lạng vàng thực tế ít được sử dụng ( Mã Giám Sinh mua Kiều bằng 450 lạng bạc chứ không phải vàng đâu). Khi đánh nhau, TQ cũng tính chi phí dựa trên " lạng bạc" là chủ yếu. Nhà Tống tính chi phí của cuộc xâm lược Vn lần 2 là nửa triệu lạng bạc. Nước ta đến thời Trần Thái Tông là lần đầu tiên nghe đề cập tiền tệ: "đình “xuống chiếu cho dân gian dùng tiền "tỉnh bách" (hay “tỉnh mạch) mỗi tiền ". Vậy theo tôi, VN thời Tiền Lê dùng đơn vị cao nhất là "tiền".

    Champa dùng cái gì làm tiền thì mù luôn, ặc.

    Vậy suy ra:

    TQ ( ở đây là nhà Tống) - "lạng bạc":
    ( hình ảnh sẽ bổ sung sau, phim Tàu chiếu lạng bạc hoài mà giờ google ko thấy).

    Nhà Đinh - "tiền": " Thái Bình Hưng Bảo" ( mặt trước ghi "Thái Bình Hưng Bảo, mặt sau ghi chữ " Đinh"):
    [​IMG]
    [​IMG]

    Nhà Tiền Lê - "tiền": " Thiên Phúc Trấn Bảo" ( mặt trước ghi "Thiên Phúc Trấn Bảo, mặt sau ghi chữ " Lê"):
    [​IMG]
    [​IMG]

    Mệnh giá quy đổi thì ko rõ. Nhưng ta biết rằng đời Trần Thái Tông, 1 tiền = 69 đồng ( nhà nước sử dụng thì 1 tiền = 70 đồng). Và đời Nam Bắc Triều về sau, 1 quan = 770 đồng. Tạm gộp các mệnh giá ấy quy đổi thành:
    1 quan = 11 tiền
    1 tiền = 70 đồng.

    còn lạng bạc thì tùy, ko ngâm TQ nên ko rành lắm. Nhớ đâu thời Ngũ Đại Thập Quốc bên TQ, 1 lạng bạc = 1000 đồng, tức là hơn 1 quan 1 chút. Nhưng hình như còn chia giá trị 1 lạng bạc theo mức độ tốt xấu của bạc nữa.

    Champa - ko rõ.
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/5/11
    [Rest In Peace] Panzerklein thích bài này.
  9. phananhtom

    phananhtom Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    4/9/10
    Bài viết:
    1,259
    Nơi ở:
    Equestria
    Thế bác có biết Đại Lý có những regions thế nào không :-??
    Nếu cho cả mảng đất lớn rồi đặt vào là "Dai Ly" thì ngại lắm ;;)

    ---------- Post added at 18:57 ---------- Previous post was at 17:24 ----------

    Em biết là thế nhưng liệu add tên bây giờ của ta cho tỉnh thành xưa của ĐL liệu ổn không hả bác :-?
     
  10. aegis gundam

    aegis gundam Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    2/9/05
    Bài viết:
    957
    sao bác ko đơn giản là biến bản đồ thành thế này, vừa giản tiện bọn Đại Lý ( nếu thể hiện bọn ấy quá nhiều trong mod thì sẽ phải tính đến chuyện tạo ra phe Đại Lý, mà phe ấy ai nấy đều mù tịt, bọn Tàu giờ làm phim Đại Lý chu yếu lấy hình ảnh Vân Nam đời Minh nhét vào. Nó mà còn mù thì mình vô vọng rồi), vừa bớt được phải lo nghĩ mấy khu phía Tây, khỏe hơn không:

    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/3/11
  11. phananhtom

    phananhtom Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    4/9/10
    Bài viết:
    1,259
    Nơi ở:
    Equestria
    Đã làm theo cách cũ rồi nên bây giờ sửa lại hơi khó nhưng cứ thử xem sao đã
    P/S: Vậy thì bọn AUH nghiên cứu DL kiểu gì vậy bác :-?
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/3/11
  12. aegis gundam

    aegis gundam Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    2/9/05
    Bài viết:
    957
    DANH SÁCH TÊN TƯỚNG

    face để làm hình thẻ cho tướng:
    http://www.mediafire.com/?kb6d4feasfl8bd9

    Tiền Lê:
    - Thập đạo tướng quân Lê Hoàn
    - Hoàng thái hậu Dương Thị (Dương Vân Nga)
    - 4 bà vợ còn lại của Lê Hoàn: Phụng Càn Chí Lý Hoàng Hậu, Thuận Thánh Minh Đạo Hoàng Hậu, Trịnh Quấc Hoàng Hậu, Phạm Hoàng Hậu
    - Lê Long Kính – con trai cả của Lê Hoàn, trấn thủ ở bờ Bắc sông Hải Triều (tức sông Luộc).
    - Sư Pháp Thuận ( quân sư, cái ông sau này giả làm chèo đò đọc thơ với sứ Lý Giác ấy)
    - Tăng thống Khuông Việt đại sư Ngô Chân Lưu ( đứng đầu Phật giáo)
    - Đại tướng quân Phạm Cự Lạng (em Phạm Hạp) – anh có ½ dòng máu Champa, do cha là Phạm Chiêm người Chăm.
    - sư Vạn Hạnh ( cái này là legend thôi. Thuyền Uyển tập Anh chép Lê Hoàn hỏi ông này đánh chác sao, ông đáp chỉ cần 3 - 7 ngày, giặc tất phải lui. Cái phim LCU hôm nọ cũng bốc cái legend này mà làm phim.)
    - Vệ Vương Đinh Toàn - sau làm tướng thời Tiền Lê, năm 991 theo Lê Hoàn đánh giặc Cử Long, trúng tên chết.
    - Nha hiệu Giang Cự Vọng ( sứ giả) - là người thay Lê Hoàn viết thư cho nhà Tống để câu giờ, nhằm chuẩn bị lực lượng.
    - Nha hiệu Vương Thiệu Tộ ( sứ giả) - là người thay Lê Hoàn viết thư cho nhà Tống để câu giờ, nhằm chuẩn bị lực lượng.
    - Phạm Thị Trân – đào hát nổi tiếng thời Đinh, Lê.

    Trong Quote dưới đây là từ những truyền thuyết thần phả thành hoàng, ko kiểm chứng được, thích thì nhét vô

    Tứ Trụ
    (Trung thành với nhà Đinh):
    cầm đầu bởi Tứ Trụ, những người theo Đinh Bộ Lĩnh từ thuở ban đầu, sau nổi dậy từ Thanh Hóa, Nghệ An, thành Đại La và hương Cát Lợi ở Bắc Giang, cố chống lại Lê Đại Hành vào năm 979.​

    - Ngoại giáp Đinh Điền – 1 trong “Tứ trụ”
    - Định quốc công Nguyễn Bặc – 1 trong “ Tứ trụ”
    - Trịnh Tú (sứ giả) - cũng là 1 trong " Tứ Trụ", 979 khởi nghĩa đánh Lê Hoàn, bị giết. Là người sứ giả đầu tiên của VN đi thăm TQ trong kỷ nguyên độc lập.
    - Đô hộ phủ sĩ sư Lưu Cơ ( coi luật pháp) - là người cai quản, tu sửa thành Đại La, được xem là 1 trong "Tứ Trụ" thời Đinh. Có thuyết bảo chống lại Lê Hoàn nên bị giết, thuyết bảo là đầu Lê nên sống đến tận thời Lý, trao Đại La lại cho Lý Thái Tổ.
    - Ngoại giáp Phạm Hạp - là anh em của Phạm Cự Lượng nhưng chống Lê Hoàn, bị đánh chạy về hương Cát Lợi, bị giết.

    Theo truyền thuyết còn có thêm:
    Những người thuộc nhà Đinh, không rõ có theo Lê Hoàn sau này hay không:


    Tống​



    - Thái thường bác sĩ Hầu Nhân Bảo: quan trấn thủ Ung Châu, sau làm “Giao Chỉ lộ thủy lục kế lộ chuyển vận sứ”, chỉ huy cả thủy – bộ. Bị phục kết, chết trong chiến đấu.
    - Lan Lãng
    - Bất tác sứ Hác Thủ Tuấn.Bị khiển trách, giáng chức.
    - Yên bi khổ sứ Tràn Khâm Tộ. Bị khiển trách, giáng chức.
    - Tướng Quách Quân Biện. Bị quân Việt bắt, sau trao trả.
    - Tướng Triệu Phụng Huân. Bị quân Việt bắt, sau trao trả.
    - Giang Nam chuyển vận sứ Hứa Trọng Tuyên: phó tổng tư lệnh đóng tại hậu cứ bên đất Tống.
    - Hứa Sương Duệ: thông tin liên lạc
    - Hồng lô tự khanh Cao Bảo Tự ( sứ giả giao tiếp thời Đinh)
    - Vương Ngạn Phù ( sứ giả giao tiếp thời Đinh)
    - Trương Tông Quyền ( sứ giả giao tối hậu thư cho VN ta hồi 981)

    Quân bộ:
    - Đoàn luyện sứ Tôn Toàn Hưng: Ung châu lục bộ binh mã đô thượng thư, phó tổng tư lệnh, chỉ huy quân bộ. Bị xử tù, chết trong ngục.
    - Tả giám môn tướng quân Thôi Lượng.Bị khiển trách, giáng chức.
    - Bát tác sứ Trương Tuyền

    Quân thủy:
    - Ninh Châu thứ sử Lưu Trừng: chỉ huy thủy quân. Bị tử hình ở chợ Ung Châu.
    - Quân khi khố phó sư Giả Thực. Bị tử hình ở chợ Ung Châu.
    - Cung phụng quan cáp môn chi hậu Vương Soạn


    Champa
    lao động đường phố mã Ngô Nhật Khánh
    Paramesvara Varman I (Bê Mị Thuế; 971-982)
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/5/11
    phananhtom thích bài này.
  13. babylondynasty

    babylondynasty Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    4/4/11
    Bài viết:
    8
    sao không ai nói về mod ALL UNDER HEAVEN nữa vậy?cái mod AUH sao im luôn vậy?nó bỏ rồi hả bạn đến nay vẫn chưa có link down nữa:))
     
  14. champions123

    champions123 T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    15/10/10
    Bài viết:
    580
    Don't Feed The Troll.
    Biến ngay.
     
  15. aegis gundam

    aegis gundam Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    2/9/05
    Bài viết:
    957
    BIÊN CHẾ VÀ TRANG BỊ QUÂN ĐỘI.

    ĐẠI VIỆT ( áp dụng cho 2 nhà Đinh; Tiền Lê).

    I. Biên chế:

    ( làm biếng up hình quá, mà có mấy cái hình up mãi rồi, nếu cần thì sẽ up sau)

    Thời Tiền Lê về trước, biên chế quân đội nước ta còn khá đơn giản, bao gồm: quân thập đạo, quân riêng và quân cấm vệ.

    I.1. Quân thập đạo:

    Sử chép rằng, về đơn vị hành chính, nhà Đinh chia cả nước ra 10 đạo, dưới đạo là phủ, châu,… biên chế quân đội toàn quốc cũng theo đó chia thành 10 đạo: mỗi đạo có 10 quân, 1 quân 10 lữ, 1 lữ 10 tốt, 1 tốt 10 ngũ, 1 ngũ 10 người. Từ đó suy ra, mỗi địa phương được gọi là “đạo” này có khoảng 100 000 binh sĩ túc trực và cung cấp cho triều đình khi cần. Tổng số quân cả nước theo đó lên đến… 1 triệu. Tất cả lực lượng này được đặt dưới quyền vị tổng chỉ huy của triều đình, mang tước gọi là “ Thập đạo tướng quân”.

    Nói thế cho oai thôi, không ít người đã nghi ngờ con số này từ trước ( nếu ta có nhiêu đó lính thì đã dọn cả Champa lẫn Khmer từ khuya, số quân đó, tới TQ nó mơ cũng ko thấy). Có thể hiểu đây là 1 dạng biên chế rất thô sơ: tất cả đàn ông trong cả nước đều được xem là lính, khi có chiến tranh xảy ra thì tự trang bị lấy rồi tập hợp lại và ra trận. Sự khác biệt giữa Ngụ Binh Ư Nông thời Lý về sau và hình thức “ Thập đạo quân” là ở chỗ:

    - Ở Ngụ Binh, người ta chia đàn ông ( dân đinh) cả nước ra các hạng từ cao đến thấp tùy theo sức khỏe. Chỉ những người khỏe nhất mới thuộc diện Ngụ Binh Ư Nông. Còn ở Thập đạo, không phân biệt thứ hạng gì cả.
    - Ở Ngụ Binh, lính Ngụ Binh chia ca thay phiên nhau, kẻ này làm ruộng kẻ kia đi luyện tập hay làm nhiệm vụ. Ở Thập đạo, không hề có chuyện chia ca, hay luyện quân gì cả. Thời bình 100% trai tráng làm nông dân, giặc đến thì quýnh quáng tự trang bị lấy rồi theo lệnh vua ra trận.
    - Ở Ngụ Binh, nhà nước lệnh cho làng xã chia thêm ruộng công cho lính Ngụ Binh cấy ( coi như thay tiền lương). Ở Thập đạo, không hề có chuyện đó.

    Bởi những khác biệt vừa nêu, ta có thể nhận thấy sự ô hợp của đội quân này. Bù lại, nó là lực lượng đông đảo nhất cả nước.

    I.2. Quân riêng:


    Theo lệ thường, bất cứ kẻ có quyền lực nào sẽ tự lập cho mình 1 đạo quân riêng ngay khi có điều kiện ( và chính quyền cho phép). Có thể nói, trong thời đại mà biên chế quân đội cả nước vẫn chưa bảo đảm chất lượng tinh nhuệ như Tiền Lê về trước, thì những đạo quân riêng nhà có ý nghĩa rất quan trọng. Các tướng tá, quan lại địa phương sẽ sử dụng đội quân của chính họ để bảo đảm an ninh trong vùng. Khi có chiến tranh, họ cũng là lực lượng chiến đấu có chất lượng đáng tin cậy, giữ vai trò quan trọng trong các chiến dịch.

    Nghe qua nhiều người sẽ thấy ngay “quân riêng” rất giống “quân vương hầu” thời Trần. Vâng, bản chất nó thực sự đúng như vậy. Vậy khác biệt duy nhất là gì? Khác biệt ở chỗ: mọi quan chức trong chính quyền đều có thể chiêu mộ và nuôi quân riêng ( với số lượng được triều đình quy định, thời Trần cho phép mỗi Vương hầu được có tối đa 1000 quân riêng), còn quân Vương hầu là thứ chỉ những kẻ có dòng máu hoàng gia mới được phép có. Chuyện Dương Đình Nghệ dùng “ con nuôi” đánh đuổi Nam Hán, hay Loạn 12 sứ quân chỉ là một số biểu hiện của loại quân riêng kể trên. Do tính chất còn thô sơ, dân dã của nhà nước ta lúc này, nên không lạ rằng mọi quan lại, tướng tá đều được nuôi quân riêng của mình, quyền hạn này sẽ bị thu hẹp dần trong lịch sử phong kiến nước ta sau này.

    I.3. Cấm vệ:

    Quân riêng của nhà vua. Và vì là vua nên ông ta có nhiều tiền nhất, có khả năng trang bị, huấn luyện tốt nhất cho quân riêng của ông ta, lại không phải bị giới hạn quân số bởi bất cứ ai. Các sứ Tống đi Hoa Lư ghi nhận rằng thủ đô đó thực ra là 1 cái trại lính khổng lồ ( thành có 3000 quân lính, không có dân) với cung điện của nhà vua ở giữa. Bản chất cấm vệ thực chất cũng chỉ là quân riêng mà thôi, chẳng qua nó mạnh hơn quân riêng thông thường.


    II.Trang bị:

    Đặc trưng bản sắc VN về trang bị vũ khí là: Giáo tre/ nỏ/ câu liêm/ hỏa đồng – hỏa hổ. Ở thời Đinh, Lê, nó thu hẹp còn giáo tre/nỏ/câu liêm.

    - Giáo tre đã trở thành thương hiệu riêng của nông dân khởi nghĩa ( tóm lại là hành hiệu của lính hạng bét), đến nỗi giờ nhiều người nhầm rằng cả quân cấp cao cũng cầm nó.
    - nỏ, dễ sử dụng, tiện dụng cho mọi người, không phải nhọc công luyện tập.
    - Câu liêm, món độc của bất cứ ai từng đánh thủy, vừa có thể chặt chân ngựa, vừa có thể móc người.

    Đương nhiên ngoài 3 món này, quân ta còn có đủ thứ thượng vàng hạ cám, nhưng đây là 3 món “bản sắc” nhất mà thôi. Tính sơ thì cho đến đời Lý, ngoài 3 món trên, ta còn có đao kiếm, đoản đao, đoản kiếm ( đao kiếm có khá nhiều style hình dáng khác nhau, cơ bản là style kiểu TQ – bản than style TQ đã có mấy kiểu - hoặc là trông giống katana của Nhật, hình thời Lê Trịnh cho thấy có cả lính vừa cầm trường đao vừa cầm khiên.), giáo dài ngắn các cỡ, lao, cung, móc câu chùm.


    II. Giáp trụ, phòng hộ:

    II.1. Nón:


    Từ năm 974 đời nhà Đinh về sau, quân Việt đội loại mũ chiến gọi là “Tứ Phương Bình Đỉnh”, mà theo Ngô Sĩ Liên viết là: “loại mũ này làm bằng da, chóp phẳng, bố bên khâu liền, trên hẹp
    dưới rộng, quy chế này đến đời bản triều khởi nghĩa vẫn còn dùng, đời sau vẫn theo thế”. Hình dáng thế nào các bác cũng biết rồi hén. Mũ “đâu mâu” phải đợi đến 1002 mới được chế tạo.

    II.2. Giáp trụ, khiên:

    Tới giờ cái giáp VN mà rõ ràng nhất, có hình ảnh đàng hoàng là cái hộ tâm thời Văn Lang. Ngoài ra tuy cụ Nguyễn Tuân có nói về giáp giấy đời Nguyễn, Đại Việt Sử Lược có chép về giáp sắt đời Lý, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có chép về giáp da đời Hồ,…nhưng ta mù tịt ko tìm được hình ảnh rõ ràng đáng tin cậy. Cái hình giáp trụ full armor đáng tin cậy nhất là tượng kim cương đời Lý mà thôi.

    Tóm lại, làm giáp vẫn ưu tiên hộ tâm trước, sau đó cần thì mới thêm giáp giấy, giáp da, giáp sắt gì vô sau.

    Về khiên thì mênh mông, xin xem link sau:

    http://www.lichsuvn.info/forum/showpost.php?p=353519&postcount=1
    ( bỏ cái khiên đầu tiên mà cha Seaboy bảo là khiên thời Lý đi, nghi lắm, cái đó sợ ko phải đâu, rồng Lý đâu có thế).

    II.3. Giày:

    1 điều kỳ cục là thời Nguyễn ta thấy lính đều đi đất, nhưng tranh vẽ đời Lê Sơ đều vẽ lính đi giày, cũng chẳng rõ thời Tiền Lê về trước thế nào.

    II.4. Vật cưỡi:
    Voi và ngựa. Thế cũng hỏi. Tuy vậy, thời này mù tịt ko biết được giữa voi và ngựa, ta dùng con nào nhiều hơn. Huyền thoại về thời Bà Triệu về trước thấy nhắc nhiều đến voi. Còn đời Lý về sau thì làm bãi tập trong Thăng Long, luyện con em các vương,quan ai cũng phải biết cưỡi ngựa bắn cung, lại còn chiêu tập các tướng giỏi kỵ xuất than từ tù trưởng các dân tộc thiểu số.

    Chỉ có thể khẳng định rằng, nếu muốn nuôi mấy con này với số lượng lớn thì chỉ có thể nuôi ở Thanh – Nghệ hoặc Trung du miền núi phía Bắc. Vì trên sườn núi có rất nhiều đồng cỏ. Ngay thời hiện đại, trung du miền núi phía Bắc nuôi đến 1,7 triệu con trâu, 900 000 con bò, chiếm đến 53% gia súc cả nước. Nơi này cũng tiếp xúc thường xuyên với Đại Lý, trung tâm buôn ngựa của vùng ( cũng nuôi theo kiểu kể trên), mà như sử chép là thời Lý Thái Tổ họ dẫn 1 đàn 10 000 con ngựa sang vùng trung du bán.

    II.5. Thuyền:

    Những món thuyền lầu, thuyền 2 lòng, thuyền 2 đáy,… thời Lý nghe nhắc đến, nhưng thời này ko nghe thấy gì cả. Có lẽ chỉ nên dùng loại thuyền standard của thủy quân ta xưa nay: thuyền Mông Đồng.

    Thuyền này nhắc tới đầu tiên vào thời An Nam Đô Hộ đời Đường. Nó khá giống kiểu thuyền chiến Hy Lạp, nghĩa là thân dài, bề rộng hẹp. Thuyền chủ yếu tác chiến trên sông nên làm thế dễ di chuyển và húc vào thuyền địch. Mỗi thuyền, theo Đại Việt Sử Ký Toàn thư chép là chơ khoản 25 lính và 25 tay chèo ( cũng là lính). An Nam Chí Lược thì nói thêm rằng mỗi thuyền còn có 2 máy bắn nỏ. Người TQ xưa nhắc đến Đại Việt thường lưu truyền giai thoại là vua Việt ở nhà lợp ngói đồng, đi thuyền đồng. Chuyện nhà lợp ngói đồng thì đã xác định là có thật ( Quốc Tử Giám ngày xưa xây thế), nên có khả năng thuyền bọc đồng cũng là có thật ( nhằm tăng sức húc khi va chạm?)

    II.6. Máy công thành:

    Tới giờ chỉ xác định trong lịch sử ta được 3 loại máy:

    - máy bắn nỏ, khỏi nói rồi.

    - máy bắn đá giật tay, nghĩa là 1 đầu đặt đá, 1 đầu cần mấy người kéo dây để giật đòn bẩy cho đá bay đi. Loại máy bắn đá vô cùng thô sơ.

    - Dạng nâng cấp của máy trên: treo thêm 1 giỏ đá to bên tay đòn giật, làm thế giúp người giật đỡ tốn sức.
     
    phananhtom thích bài này.
  16. aegis gundam

    aegis gundam Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    2/9/05
    Bài viết:
    957
    diễn biến chiến dịch có thể xem link sau, tổng kết gần như đầy đủ từ 2 cuốn " Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất" của Trần Bá Chí và cuốn tổng kết hội thảo " Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn":

    http://vi.wikipedia.org/wiki/Chiến_tranh_Tống_-_Việt,_981

    tương quan lực lượng:

    Tống: 3 - 4 vạn. 1/2 trong đó là quân các địa phương phía Nam. 1/2 còn lại là quân từ Trung Nguyên và Cấm Binh.

    Việt: 3 - 5 vạn. Đa số là quân Thập Đạo, kế đó là các đội quân riêng.

    từ đây cũng dễ dàng suy ra rằng thực chất binh lực của mỗi sứ quân thời 12 sứ quân xưa chỉ khoảng 2000 - 4000 quân mỗi vị.
     
  17. vicentekaka

    vicentekaka Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    18/11/05
    Bài viết:
    91
    Nơi ở:
    HP


    Chắc chắn ngựa là vật cưỡi chủ yếu rồi, voi được dùng nhiều ở thời Hai Bà Trưng thôi.
     
  18. nhinhonhinho

    nhinhonhinho Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/9/07
    Bài viết:
    14,448
    Xin mời cậu đưa ra chút ít dẫn chứng về chuyện đó

    Theo như tui thì hình như tới thời QT đánh quân Thanh thì VN có hàng trăm voi chiến thì phải!
     
  19. lop pho 2

    lop pho 2 Mega Man

    Tham gia ngày:
    3/11/10
    Bài viết:
    3,413
    Nơi ở:
    Total war box
    2000 quân mỗi đơn vị trong totalwả là 200/unit
     
  20. Mufasa

    Mufasa Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    27/4/11
    Bài viết:
    1,269
    Nơi ở:
    vô định
    thời đấy sau cái thời chủ 2pic đang nói cả ngàn năm :|
    HBT cũng chỉ có 2 con thôi chứ mấy đâu, đâu thành 1 unit đc :|
     

Chia sẻ trang này